Kinh Thánh: Gi.
16:12-15; 20:22; Công. 1:5, 8; 2:1-4, 7-18; 4:8, 31; 9:17;
13:9; 52; 6:3, 5a; 7:55; 11:24; 8:29, 39; 16:6-7; La. 8:2; 9-11; 1 Cô.
15:45b;
2 Cô. 3:17-18; Phil. 1 :19-21a ; 3 :7-10.
Trong bài trước chúng tôi đã chỉ ra rằng trong sách Công Vụ chúng ta có cả
Linh thể yếu lẫn Linh gia tể. Trong Công Vụ chương 8, chúng ta có cả Linh và
Linh của Chúa. Công Vụ 8 :29 chép : « Linh phán cùng Phi-líp rằng :
Hãy lại gần và đi cặp xe đó ». Ở đây, Linh vì sự hiện hữu thuộc linh của
chúng ta và Linh vì cuộc gia tểĐức Chúa Trời đơn giản được gọi là Linh.
Công Vụ 8 :39 tiếp tục chép rằng : «Khi ở dưới nước lên, thì Linh
của Chúa cất Phi-líp đi». Cách diễn đạt « Linh của Chúa » cho thấy rằng
Linh là Chúa. Giống như cách diễn đạt «tình yêu thương của Đức Chúa Trời »
nghĩa là tình thương yêu là Đức Chúa Trời, và «sự sống của Đức Chúa Trời »
có nghĩa là sự sống là Đức Chúa Trời, thì «Linh của Chúa » ở đây nghĩa là
Linh là Chúa. Vì vậy, trong Công Vụ chúng ta thấy Linh trong hai phương diện,
phương diện thể yếu và phương diện cuộc gia tể thật ra là chính Chúa.
LINH CỦA JESUS
Công Vụ 16 :6 và 7 chép: «Đoạn, họ trải qua miền Phi-ri-gi và
Ga-la-ti, vì Thánh Linh cấm giảng đạo tại A-si.Tới ngang My-si rồi, họ thử vào
Bi-thi-ni nhưng Linh của Jesus không cho ». Cách dùng hoán đổi giữa Linh của
Jesus và Thánh Linh trong câu trước cho thấy Linh của Jesus là Thánh Linh.
Thánh Linh là danh xưng tổng quát của Linh Đức Chúa Trời trong Tân Ước. Linh của
Jesus là cách diễn đạt đặc biệt về Linh của Đức Chúa Trời. Cách diễn đạt này chỉ
về Linh của Cứu Chúa nhục hóa là Jesus trong nhân tính của Ngài đã trải qua đời
sống làm người và chết trên thập tự. Điều nầy cho thấy rằng trong Linh Jesus
không những có yếu tố thần thượng của Đức Chúa Trời mà còn có yếu tố con người
của Jesus, và yếu tố đời sống làm người của Ngài cũng như việc Ngài chịu chết.
LINH BAN SỰ SỐNG
Trong sách Công Vụ, chúng ta thấy rằng sau sự phục sinh và thăng thiên, Đấng
Christ đã trở nên Linh là Linh ban-sự-sống. Trong 1 Cô-rin-tô 15 :45,
Phao-lô nói: «Người đầu tiên là A-đam đã nên hồn sống, A-đam sau hết lại nên
Linh ban-sự-sống ». A-đam trở nên một hồn sống có thân thể thuộc hồn qua sự
sáng tạo. Đấng Christ đã trở nên Linh ban-sự-sống có thân thể thuộc linh qua sự
phục sinh. Là một hồn sống, A-đam là thiên nhiên; là Linh ban-sự-sống, Đấng
Christ được phục sinh. Trước hết, trong sự nhục hóa, Đấng Christ trở nên xác thịt
để cứu chuộc (Gi. 1:14, 29). Rồi trong sự phục sinh, Ngài trở nên Linh ban-sự-sống
để truyền sự sống (Gi. 10:10). Là Linh ban-sự-sống trong sự phục sinh, Ngài sẵn
sàng để những người tin Ngài nhận lãnh. Khi chúng ta tin Ngài, Ngài vào trong
linh chúng ta, và chúng ta liên hiệp với Ngài là Linh ban-sự-sống. Vì vậy,
chúng ta trở nên một linh với Ngài (1 Cô. 6:17).
Mặc dầu 1 Cô-rin-tô 15:45 nói rằng Đấng Christ là A-đam sau cùng đã trở nên
Linh ban-sự-sống trong sự phục sinh nhưng có người cho điều này là tà giáo. Nếu
anh em bảo họ rằng ngày nay Đấng Christ là Linh thì họ sẽ nói: «Sự dạy dỗ này
chống lại giáo lý Ba Ngôi và là tà giáo. Nói Đấng Christ là Linh gây rắc rối về
ba thân vị của thuyết Ba Ngôi ». Tuy nhiên, chúng ta không theo giáo lý Ba
Ngôi truyền thống. Thay vì thế, chúng ta theo Lời của Đức Chúa Trời. Lời của Đức
Chúa Trời nói rõ rằng A-đam sau cùng đã trở nên Linh ban-sự-sống.
LINH CỦA CHÚA
Trong 2 Cô-rin-tô 3 :17, Phao-lô nói: «Vả, Chúa là Linh, Linh của Chúa
ở đâu thì sự tự do cũng ở đó ».Về một mặt, Phao-lô nói rằng Chúa là Linh,
mặt khác, ông nói về Linh của Chúa. Theo văn cảnh, Chúa trong 2 Cô-rin-tô 3:17
chỉ về Christ là Chúa (2 Cô. 2:12, 14-15, 17; 3:3-4, 14, 16; 4:5). Vì vậy, đây
là lời mạnh mẽ trong Kinh Thánh cho chúng ta biết Đấng Christ là Linh.
Cách diễn đạt « Linh của Chúa » được dùng trong cả 2 Cô-rin-tô
3:17 lẫn trong Công Vụ 8:39. Theo toàn bộ văn cảnh của sách Công Vụ, Linh của
Chúa chỉ về Jesus Christ. Trong 2 Cô-rin-tô 3:17 cũng vậy, Linh của Chúa nói đến
Chúa là Linh. Vì vậy, trong cùng một câu Kinh Thánh, Phao-lô nói rằng Chúa là
Linh.
Trong 2 Cô-rin-tô 3:18, Phao-lô nói tiếp: «Chúng ta thảy đều để mặt trần mà
chiếu lại sự vinh quang của Chúa như một cái gương, thì đều biến hóa nên cùng một
hình tượng của Ngài, từ vinh quang đến vinh quang, như bởi Chúa Linh vậy». Chúa
Linh có thể được xem là danh xưng kép như Đức Chúa Trời Cha và Chúa Christ.
Cách diễn đạt «Chúa Linh» một lần nữa chứng minh rằng Chúa Christ là Linh, và
Linh là Chúa Christ. Vì Chúa là Linh và Linh là Chúa nên Ngài được gọi là Chúa
Linh. Đây là Đấng Christ ở thể linh.
Trong Phúc Âm Mác, chúng ta thấy Jesus còn trong sách Công Vụ, chúng ta có
Linh của Chúa và Linh của Jesus. Sau đó, trong trong 1 Cô-rin-tô 15:45, Phao-lô
nói về Đấng Christ là Linh ban-sự-sống. Chắc chắn, A-đam sau cùng là Jesus và
chính Jesus này đã được trình bày trong Phúc Âm Mác. Phao-lô nói A-đam sau cùng
này đã trở nên Linh ban-sự-sống. Ngài đã trở nên Linh ban-sự-sống qua tiến
trình chết và phục sinh.
Chúng ta có thể nói Linh của Jesus là sự hóa hình của Jesus. Chúa Jesus là
hạt giống đã trải qua tiến trình chết và phục sinh. Trong sự phục sinh, Ngài là
A-đam sau cùng, «trổ hoa» và trở nên Linh ban-sự-sống. Vì thế, chúng ta có thể
nói Linh ban-sự-sống chính là Chúa đã trổ hoa; Ngài là hạt giống đã trải qua sự
chết và phục sinh. Chúng ta hãy dùng hạt cẩm chướng làm minh họa. Cả hạt lẫn
hoa đều là cẩm chướng. Sự khác nhau là hạt cẩm chướng ở dạng hạt, trong khi hoa
là cẩm chướng ở dạng trổ hoa. Tương tự như vậy, chúng ta có thể nói rằng hạt giống
trong sách Mác là Jesus và « hoa » trong sách Công Vụ là Linh của
Jesus.
Ngày nay, chúng ta dự phần trong Chúa là hạt giống hay hoa? Câu trả lời
đúng là chúng ta kinh nghiệm Ngài vừa là hạt giống vừa là hoa. Chúng ta vui hưởng
Ngài là hạt giống đã trở thành hoa trong sự phục sinh.
LINH CỦA CHRIST
Trong La Mã 8:2, Phao-lô nói về Linh sự sống, và trong La Mã 8:9, ông nói về
Linh của Christ. Linh của Christ liên hệ đến sự chết và phục sinh của Chúa.
Linh của Christ là Linh của Đấng đã trải qua sự chết và bước vào sự phục sinh.
Bây giờ, chúng ta có Linh này ở bên trong, chúng ta không những có Đấng Christ
mà có Đấng Christ trong sự chết và phục sinh của Ngài.
Sự chết của Chúa là sự kết liễu bao-hàm-tất-cả, còn sự phục sinh của Ngài
là sự nẩy mầm bao-hàm-tất-cả. Trong sự chết của Ngài, chúng ta bị kết liễu và
trong sự phục sinh của Ngài, chúng ta được nẩy mầm sống. Ngợi khen Chúa, chúng
ta có Đấng Christ bao-hàm-tất-cả cùng với sự kết liễu và sự nẩy mầm bao-hàm-tất-cả!
Vì vậy, Linh của Christ là toàn bộ, toàn thể Đấng Christ bao-hàm-tất-cả với sự
chết và phục sinh bao-hàm-tất-cả của Ngài. Vì chúng ta có Linh này là sự trổ
hoa của Đấng Christ nên chúng ta có Đấng Christ bao-hàm-tất-cả và sự kết liễu
cùng sự nẩy mầm bao-hàm-tất-cả của Ngài. Là những người đã bị kết liễu và được
nẩy mầm, bây giờ chúng ta ở trong Linh kỳ diệu này.
Vì đã nhận lãnh Linh kỳ diệu của Đấng Christ nên chúng ta ngợi khen Ngài chứ
không chỉ cầu nguyện. Hãy ngợi khen Ngài vì chúng ta đã có Linh rồi. Nếu chỉ cầu
nguyện mà không ngợi khen thì trong kinh nghiệm, chúng ta có thể giống như các
môn đồ trong Phúc Âm Mác. Theo một ý nghĩa, Gia-cơ và Giăng cầu nguyện khi xin
Chúa cho họ ngồi bên phải và bên trái trong vương quốc của Ngài. Ngày nay,
chúng ta không ở trong Mác chương 10, thậm chí cũng không ở trong Mác chương
16-chúng ta đang ở trong La Mã chương 8. Vì đang ở trong La Mã chương 8, chúng
ta không nên cầu nguyện với Chúa rằng chúng ta đau khổ như thế nào và tình trạng
của chúng ta đáng thương ra làm sao. Thay vì xin Chúa giúp đỡ trong các nan đề,
chúng ta nên ngợi khen Ngài vì chúng ta đang ở trong Linh bao-hàm-tất-cả. Trong
Linh này, chúng ta có sự sống, sức mạnh, quyền năng, khả năng, và uy quyền.
SỰ CUNG ỨNG DỒI DÀO CỦA LINH JESUS
CHRIST
Trong Phi-líp
1:19, Phao-lô nói: “Vì tôi biết rằng nhờ sự cầu nguyện của anh em và nhờ sự ban
trợ của Linh Jesus Christ, thì điều nầy sẽ trở nên phương pháp cứu cho tôi”.
Như trong La Mã chương 8, Linh ở đây là Linh tổng hợp. Vì vậy, Phao-lô nói rằng
tình trạng của ông sẽ được giải cứu qua sự cung ứng dồi dào của Linh tổng hợp
này.
Không có một dấu
hiệu nào trong sách Phi-líp cho thấy Phao-lô cầu nguyện bằng cách nói với Chúa
rằng ông yếu đuối và cần Chúa làm cho mạnh mẽ. Không có dấu hiệu nào cho thấy
Phao-lô đã cầu nguyện: “Chúa ôi, Ngài biết tôi ở tù vì cớ Ngài. Tôi đã trung
tín với Ngài, Chúa ơi, nhưng tôi yếu đuối, và tôi cần Ngài làm cho tôi được mạnh
mẽ. Hãy thương xót tôi để tôi có thể chịu sự giam cầm này”. Trong sách Phi-líp,
Phao-lô không cầu nguyện như vậy; và trong Công Vụ chương 16, Phao-lô và Si-la
đã hát ngợi khen Chúa.
Có quá nhiều Cơ
Đốc nhân cầu nguyện một cách đáng thương. Rất ít Cơ Đốc nhân vui mừng, ngợi
khen. Chúng ta cần là những Cơ Đốc nhân vui mừng, ngợi khen và tràn đầy hớn hở.
Thậm chí khi ở trong tù, Phao-lô cũng có thể nói về việc vui mừng trong Chúa
(Phil. 3:1). Phao-lô biết rằng qua sự cung ứng dồi dào của Linh Jesus Christ
thì việc ông bị giam cầm sẽ trở nên sự cứu rỗi cho ông để ông có thể tôn đại
Christ và sống Ngài (Phil. 1:20-21).
SỰ TIẾP NỐI CỦA CHÚA JESUS
Trong Phi-líp
3:7-10, Phao-lô nói: “ Dầu vậy, những điều lợi cho tôi đó, thì tôi vì Đấng
Christ mà coi là lỗ rồi. Thật vậy, tôi cũng coi mọi sự là lỗ, bởi vì sự nhận biết
Christ Jesus Chúa tôi, là quí tột bực. Cũng vì Ngài mà tôi đành chịu lỗ mọi sự,
và coi mọi sự đó là rác rến, hầu cho tôi được Christ, và được ở trong Ngài, chẳng
phải nhờ công nghĩa riêng, là công nghĩa do luật pháp, bèn là nhờ công nghĩa do
đức tin đến Christ, tức là công nghĩa từ Đức Chúa Trời bởi đức tin mà được, hầu
cho tôi được biết Ngài và quyền năng của sự sống lại của Ngài, và được dự phần
trong sự khổ sở của Ngài mà đồng hóa theo sự chết cảu Ngài”. Ở đây, chúng ta thấy
vì Đấng Christ, Phao-lô đã kể mọi điều là lỗ. Những điều này chắc chắn bao gồm
mười điều chúng tôi đã nhắc đến trong các chương trước; đó là: văn hóa, tôn
giáo, luân lý, đạo đức, triết lý, cải thiện tính cách và nỗ lực trở nên thuộc
linh, phù hợp Kinh Thánh, thánh khiết, và đắc thắng. Phao-lô kể mọi điều như vậy
là lỗ vì cớ Linh tổng hợp để người khác có thể thấy ông ở trong Đấng Christ chứ
không ở trong bất cứ điều gì khác.
Phao-lô cũng ao
ước biết Đấng Christ và quyền năng phục sinh của Ngài và được đồng hóa theo sự
chết của Ngài. Một lần nữa, chúng ta có Đấng Christ cùng với sự chết và phục
sinh của Ngài.
Trong sách Phi-líp,
chúng ta thấy Phao-lô là sự tiếp nối của Chúa Jesus. Như Chúa đã sống một đời sống
hoàn toàn theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời thì Phao-lô cũng sống
một cuộc đời theo và vì cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời.
LINH BAO-HÀM-TẤT-CẢ TRONG CHÚNG TA
Trong Tân Ước,
hai mươi hai sách từ Công Vụ đến Giu-đe, khải thị về Đấng Christ bao-hàm-tất-cả
ở thể Linh. Chúng ta đã thấy rằng cần phải ngợi khen Chúa vì chúng ta đã nhận
lãnh Đấng Christ ở thể linh, vì chúng ta đã nhận lãnh Ngài là một Linh ban-sự-sống.
Tuy nhiên, một số người có thể nói: “Có thật anh nói rằng tất cả những gì chúng
ta cần làm chỉ là ngợi khen Chúa không? Chúng ta không cần làm điều gì khác nữa
sao?”. Đặt câu hỏi như vậy là dành chỗ cho “cỏ lùng”, tức là mười điều thay thế
Đấng Christ, lớn lên trong chúng ta. Càng thắc mắc phải nên làm gì thì những thứ
cỏ lùng này càng được gieo vào trong chúng ta.
Cũng như hạt giống
của những loại cỏ lùng nào đó do gió thổi đi thì hạt giống cỏ lùng của ma quỷ
cũng được gió của Sa-tan thổi đi. Một người nào đó có thể nói: “ Tôi đồng ý rằng
chúng ta phải ngợi khen Chúa và Ngài là Linh bao-hàm-tất-cả trong chúng ta.
Nhưng tôi vẫn tin rằng chúng ta cần phải làm một điều gì đó”. Nói như vậy là đã
cho thấy ảnh hưởng của luồng gió Sa-tan đang thổi. Hễ khi nghĩ rằng chính mình
còn phải làm một điều gì đó thì chúng ta sẽ kinh nghiệm thất bại và sẽ bị xao
lãng khỏi những gì chúng ta đã nghe trong những sứ điệp này.
Hãy quên đi nỗ
lực phải làm điều gì đó và hãy ngợi khen Chúa rằng chúng ta đã nhận lãnh Linh tổng
hợp. Ngợi khen Ngài vì chúng ta đã nhận lãnh hơi thở của Linh thể yếu và nhận
lãnh sự báp-têm của Ngài bằng Linh gia tể. Bây giờ, chúng ta đang ở trong Linh
bao-hàm-tất-cả là sự tổng kết chung cuộc Đức Chúa Trời Tam Nhất.