Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Bá Tước Nicholas Ludwig von Zinzendorf (1700-1760) - Người Sáng Lập Hội Truyền Giáo Đầu Tiên




Bá Tước Nicholas Ludwig von Zinzendorf (1700-1760)
- Người Sáng Lập Hội Truyền Giáo Đầu Tiên

Nicholas Ludwig, Count Zinzendorf, được sinh ra ở Dresden vào năm 1700. Ông đã
dự phần rất nhiều  trong phong trào Kiền thành ở Đức, nhấn mạnh lòng mộ đạo  cá nhân và thành phần cảm xúc cho đời sống tôn giáo. Điều này là trái ngược với Giáo Hội Lutheran của nhà nước trong thời đó, là hội thánh chỉ phát triển để tượng trưng cho một đức tin phần lớn là trí năng, tập trung vào niềm tin theo giáo lí đặc biệt. Ông tin tưởng vào tôn giáo của tấm lòng," một sự cứu rỗi cá nhân được xây dựng trên mối quan hệ thuộc linh của cá nhân với Chúa Jesus.


Zinzendorf được sinh ra trong một trong những gia đình cao quý nhất của châu Âu. Cha ông chết khi ông là một trẻ sơ sinh, và ông được nuôi dưỡng tại Gros Hennersdorf, lâu đài của bà nội ông, thuộc về phái Kiền thành có ảnh hưởng. Có nhiều câu chuyện về đức tin sâu sắc của ông trong thời thơ ấu. Là một người người trẻ, ông phải vật lộn với sự mong muốn của mình là phải học tập cho chức vụ giảng lời Chúa sau nầy,  kỳ vọng rằng ông sẽ thực hiện vai trò theo di truyền của mình như là một bá tước. Là một thiếu niên tại học viện Halle, ông và một số nhà quý tộc trẻ tuổi khác hình thành một hội đoàn bí mật, đặt tên là “Dòng Tu Hạt Cải”. Mục đích được qui định của Dòng này là các thành viên phải sử dụng địa vị và ảnh hưởng của mình để truyền bá tin mừng. Khi đã trưởng thành, sau đó Zinzendorf  kích hoạt hội đoàn  hồi còn thanh thiếu niên này, và cuối cùng có nhiều nhà lãnh đạo có ảnh hưởng của châu Âu  tham gia nhóm. Một số người đó như Vua của Đan Mạch, đức tổng giám mục của Canterbury, và đức tổng giám mục của Paris.

Trong chuyến đi
Đại  Du Hành” của mình (một nghi thức du hành của giới quý tộc trẻ tuổi). Nicolas đến thăm một viện bảo tàng nghệ thuật ở Dusseldorf, nơi đó ông đã nhìn thấy một bức tranh của Domenico Feti, có tiêu đề Ecce Homo, "Hãy xem người nầy."(Behold the man, Giăng 19:5) Nó miêu tả Đấng Christ chịu đóng đinh với lời ghi chú phía dưới, Điều này Ta thực hiện cho con - con sẽ làm gì cho Ta?". Vị bá tước trẻ tuổi chịu cảm động sâu xa và dường như đã có được một kinh nghiệm gần như huyền bí trong khi nhìn vào bức tranh, cảm giác như chính Christ đã phán những lời nầy cho tấm lòng mình. Ngày hôm đó, Ông khấn nguyện sẽ cung hiến cuộc sống của mình để phục vụ Đấng Christ.


Zinzendorf kết hôn
với Erdmuth Dorothea von Reuss, một người em họ, và đảm đương các nhiệm vụ của mình như một quý tộc trẻ tuổi trong triều đình của vua August The Strong. Năm 1722, ông được một nhóm anh em Moravians tiếp cận yêu cầu ông cho phép họ sống trên các vùng đất của ông, để lánh nạn về sự bắt bớ tôn giáo. Ông chấp thuận yêu cầu của họ, và một đoàn người vượt qua biên giới từ Moravia, để định cư trong một thị trấn mà họ gọi là Herrnhut, hoặc gọi là "Tháp canh của Chúa." Zinzendorf bị hấp dẫn bởi câu chuyện về anh em Moravians nầy, và ông bắt đầu đọc về “Sự hiệp nhất đầu tiên” tại thư viện ở Dresden.

Những người thuê nhà của ông đã trải qua một khoảng thời gian chia rẽ  nghiêm trọng, và sau đó là vào năm 1727, Zinzendorf rời khỏi đời sống công cộng, để dành tất cả thời gian của mình tại tài sản ở Berthelsdorf, hầu  làm việc với các anh em Moravians gặp khó khăn nầy. Chủ yếu là do sự lãnh đạo của ông trong việc nghiên cứu Kinh Thánh hàng ngày, nhóm đã xây dựng một tài liệu duy nhất, được gọi là "Hiệp định anh em", từ đó thiết lập giáo lý quy định cơ bản cho hành vi cơ đốc. Cư dân của Herrnhut được yêu cầu ký cam kết tuân thủ những điều chủ yếu của Kinh Thánh. Tiếp theo đó là một kinh nghiệm dữ dội và mạnh mẽ của đổi mới, thường được mô tả là "Lễ ngũ tuần Moravian". Trong suốt một phụng vụ thông công tại Berthelsdorf, toàn bộ cộng đoàn cảm thấy một sự hiện diện mạnh mẽ của Đức Thánh Linh, và họ cảm thấy những sự dị biệt trước đây của họ với nhau đã bị cuốn trôi. Kinh nghiệm này đã bắt đầu đổi mới Moravian, và dẫn đến sự khởi đầu của phong trào Truyền Giáo Tin Lành cho thế giới.

Năm 1731, trong khi tham dự lễ đăng quang của
vua Christian VI tại Copenhagen, bá tước trẻ tuổi đã gặp một nô lệ, người được hoán cải, từ Tây Ấn (Châu Mỹ), Anthony Ulrich. Anthony kể câu chuyện về hoàn cảnh của dân tộc mình, làm cảm động Zinzendorf, ông đã đưa người ấy trở lại Herrnhut. Kết quả là, hai người nam trẻ tuổi, Leonard Dober và David Nitchmann, đã được gửi đến thành phố St Thomas, để sống giữa những người nô lệ và rao giảng tin mừng. Đây là công tác truyền giáo đầu tiên của tổ chức Tin Lành, và phát triển nhanh chóng đến châu Phi, châu Mỹ, Nga, và các miền khác trên thế giới. Vào cuối cuộc đời của Zinzendorf, đã các hội truyền giáo năng động từ Greenland đến Nam Phi, nghĩa từ đầu nầy đến cuối đầu kia của trái đất. Mặc dù nhà truyền giáo Baptist Wliam Carey thường được gọi là "cha đẻ của các hội truyền giáo hiện đại", nhưng Carey công nhận Zinzendorf đứng ở vai trò đó, vì Carey thường đề cập đến mô hình của anh em Moravians trước đây trong tạp chí của mình.

Zinzendorf
đã đến thăm thành phố St. Thomas, và sau đó đến thăm Mỹ. Ở đó, ông đã tìm cách để hiệp nhất các tín đồ Tin Lành Đức tại Pennsylvania, thậm chí còn đề xuất một loại "hội đồng các hội thánh", nơi đó tất cả mọi người có thể bảo tồn các sự thực hành giáo phái duy nhất của mình, nhưng họ nên làm việc trong hợp tác với nhau hơn là cạnh tranh. Ông thành lập thị trấn Bethlehem, nơi đó con gái của ông, là Benigna, tổ chức nhà trường sẽ trở thành Trường Cao đẳng Moravian. Quan tâm áp đảo của ông ở các thuộc địa là phải tham gia truyền tin lành cho những người Mỹ bản địa (người da đỏ), và ông đã đi vào nơi hoang dã với tác nhân người da đỏ, Conrad Weiser, để gặp gỡ các tù trưởng của các bộ lạc và gia tộc. Theo như chúng tôi đã có thể xác định, ông là nhà quý tộc châu Âu duy nhất đã đi ra ngoài để gặp các nhà lãnh đạo da đỏ bản địa theo cách này.

 
Thần học của Zinzendorf thì cực kỳ tập trung nơi Chúa, Christ là trung tâm và thần học nầy đầy sáng kiến. Nó tập trung mạnh mẽ vào kinh nghiệm cá nhân của một mối quan hệ với Christ, và kinh nghiệm cảm xúc về sự cứu rỗi chứ không phải chỉ đơn giản là một sự đồng ý trí năng đối với một số nguyên tắc. Tiến sĩ David Schattschneider, Hiệu Trưởng chủng viện thần học Moravian ở Bethlehem, PA, nói rằng, có lẽ sự kiện Zinzendorf đã không tham dự chủng viện cho phép suy nghĩ của ông có thể có tính sáng kiến. Zinzendorf hiểu Tam vị nhất thể và các tín hữu theo ngôn từ của một gia đình, giới thiệu thường xuyên về Thánh Linh như là "mẹ." Ông chấp thuận cho các phụ nữ vai trò đáng kể trong nếp sống của hội thánh, hơn thể thức bình thường trong thế kỷ thứ mười tám lúc đó. Kết quả ông chịu đựng sự chỉ trích nặng nề. Ông cho phép phụ nữ rao giảng lời Chúa, điều hành văn phòng, và được thụ phong mục. Anna Nitschmann, người lãnh đạo của các chị em độc thân về sau là  người vợ thứ hai của Zinzendorf, dường như có chức năng như một giám mục trong số những phụ nữ.

Tuy nhiên, tất cả các suy nghĩ của Zinzendorf
cũng chỉ tập trung vào việc mở rộng truyền giáo và đổi mới. Ông hình dung Moravians không phải là hệ phái riêng biệt, nhưng như một hội đoàn đổi mới, năng động, sẽ phục vụ để đem lại sức sống mới cho các hệ phái hiện có và giúp tạo ra công việc mới trong các lĩnh vực truyền giáo. Có rất nhiều hội thánh ở Pennsylvania, nơi mà người Moravians có thể bắt đầu lập một hội thánh và trường học dành cho những người định cư và người Mỹ bản địa da đỏ, và sau đó chuyển nó cho Hội thánh Lutheran, hội thánh Cải cách, hoặc bất cứ hệ phái nào mà họ cảm nhận là mạnh nhất trong khu vực đó.

Zinzendorf
đã đến chỗ quen biết John và Charles Wesley, là những người đã được hoán cải thông qua việc họ tiếp xúc với anh em Moravians. Sau đó anh em nhà Wesleys đã có một cuộc chia tay với Zinzendorf, và thành lập Hội thánh Methodist (giám lí), nhưng cả hai anh em Wesleys vẫn giữ lại tình cảm ấm áp dành cho các anh em Moravians trong suốt cuộc đời của họ.

Zinzendorf qua đời năm 1760 tại Herrnhu
./.

(Sưu tầm)