Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

MẸ CỦA Y - CA - BỐT



                                    MẸ  CỦA  Y - CA - BỐT
I Sa-mu- ên 4 :19-22
Chồng bị giết trong chiến trận
Bà sinh con trai ngay sau cái chết của chồng và những 
bi thảm khác của gia đình, rồi bà chết.
 
 







NGƯỜI MẸ MẤT HẾT HY VỌNG


Ở phòng truyền thống về những người nữ trong Kinh Thánh, nơi chúng ta tìm thấy hình ảnh trung thực của từng mỗi hạng người nữ hiện nay, có mẹ của Y-ca- bốt, điển hình cho một người nữ sinh con ngay sau khi nhận được tin chồng chết ngoài trận tuyến, và rồi sau khi sinh con, người mẹ cũng chết theo chồng. Đặc biệt hơn, mẹ của Y-ca- bốt tượng trưng cho những người mẹ phải chết vì buồn rầu, tuyệt vọng, thật sự, bà không còn chút hy vọng nào.
Chồng của bà là Phi- nê-a, một con người tham lam và phóng đãng. Dù không có ghi chép gì về cá tính của bà, ta vẫn có thể hình dung đó là một người nữ có đầy sự lo âu, sầu não. Tên bà không được nhắc đến, và những lời từ miệng bà chỉ có một câu này: “Sự vinh hiển của Y - sơ-ra- ên đã mất rồi, vì hòm của Đức Chúa Trời đã bị cướp lấy” (I Sam 4:21). Điều này dẫn người ta đến việc tin rằng bà là một người nữ sùng đạo chân thật, nhưng bà chỉ tin cậy vào Hòm Giao Ước, tượng trưng của Đức Chúa Trời, hơn là vào chính Đức Chúa Trời ; có lẽ bà nắm chặt niềm tin rằng Hòm Giao Ước, chứ không phải Đức Chúa Trời, đã giúp dân tộc bà vượt qua sông Giô- đanh, bằng cách rẽ nước ra, giúp dân tộc bà chiếm lấy thành Giê- ri – cô, bằng cách làm cho tường thành đổ xuống khi quân đội đi vòng chung quanh thành cách long trọng. Tôn giáo của bà có lẽ tượng trưng cho sự xúc động của tình cảm, chứ không phải là tấm lòng thờ kính một Đức Chúa Trời thực hữu, vì thế nó đã không giữ vững được bà khi nghe những thảm kịch của gia đình: Đầu tiên là cái chết của chồng và người anh chồng trong chiến trận; có thể bà cũng đã nhận thức được rằng chồng bà sẽ không đem lại một di sản tốt cho con mình, vì theo ghi chép, Phi- nê- a và anh mình đã “nằm cùng các người nữ giúp việc tại cửa hội mạc” (I Sam 2:22) và họ sau đó cũng là những người canh giữ hòm Giao Ước, trước khi nó bị rơi vào tay kẻ thù. Bà cũng phải đối diện với một thảm cảnh khác ngay trước khi sinh con, đó là vị cha chồng già nua, Hê- li, thầy tế lễ của đền thờ ở Si-lô, đã bị té gãy cổ khi nghe những tin tức chấn động về hai con trai bị giết ngoài chiến trận và hòm của Đức Chúa Trời chẳng bao lâu sau đó bị quân Phi-li-tin cướp lấy. Việc mất Hòm Giao Ước hầu như đã đem lại một chấn động mạnh cho mẹ của Y-ca- bốt, cũng như cho Hê - li, và khi điều này xảy ra cùng với những thảm trạng khác, đứa trẻ đã bị sinh non và người mẹ chết ngay sau đó. Bà trở thành người mẹ thứ hai trong Kinh Thánh qua đời ngay sau khi sinh nở. Nhưng khác với Ra- chên, bà không có được người chồng yêu thương ở bên cạnh khi chết, cũng như không có ngôi mộ đánh dấu nơi xác bà được chôn. Tuy nhiên, có điểm song song với câu chuyện của bà và của Ra-chên: về phía Ra- chên, một bà mụ đã yên ủi nàng câu này: “Đừng sợ chi vì nàng còn một con trai nữa” (Sáng 35:17) còn những người săn sóc cho mẹ Y-ca-bốt thì nói: “Chớ sợ chi, nàng đã sanh một con trai” (Isam 4:20)
Nhưng mẹ Y-ca-bốt đã không có được nguồn hy vọng nào cho con trai bà, một đứa trẻ được sinh ra trong một vùng đất mà có dấu hiệu Đức Chúa Trời đã lìa khỏi. Bà biết rất rõ rằng người cha tham lam và thoái hóa của đứa trẻ đã chết ngoài trận tuyến, chứ không phải như một người anh hùng của dân tộc thần thánh Y- sơ- ra -ên. Có lẽ bà cũng nhớ lại ông nội, Hê-li, của đứa trẻ này, mặc dầu là một thầy tế lễ tốt, nhưng là một người cha hay nuông chiều và yếu đuối với con cái, và bà đã không có được niềm tin hay đủ khả năng chịu đựng để vượt thắng hơn những thất vọng tràn ngập và những thảm cảnh dữ dội của gia đình, không có đủ can đảm để sống và nuôi dạy cậu bé Y-ca-bốt của bà. Phải chi bà có được đức tin của Sa-ra hay sự hiến dâng của An-ne, chắc hẳn cậu con trai Y-ca- bốt đã được nổi tiếng và không phải là không có tên tuổi. Có thể cậu ta sẽ là người tìm lại được cho dân tộc Y-sơ-ra- ên hòm giao ước mà cha mẹ cậu đã để cho dân Phi-li-tin cướp mất./.