Chiên Con |
- Của Lễ Thiêu—Lev. 1:
Của lễ thiêu không chủ yếu tiêu biểu sự việc Đấng Christ
cứu chuộc cho con người ra khỏi tội lỗi nhưng trong việc Ngài sống một cuộc
sống hoàn hảo và tuyệt đối vì Đức Chúa Trời và vì sự thỏa mãn của Đức Chúa Trời
(Giăng 5:19,30; 6:38; 7:18; 8:29; 14:24) và trong việc Ngài làm sự sống hầu
giúp dân Ngài có thể có một nếp sống như vậy (II Cor. 5;15; Gal. 2:19-20).
Đó là thức ăn mà Đức Chúa Trời có thể vui hưởng và được
thỏa mãn (Dân 28:2). Tế lễ nầy được dâng lên hằng ngày vào buổi sáng và buổi
chiều tối (Xuất 29:38-42; lev 6:8-13; dân 28:3-4).
Jesus Chiên
con chẳng vết nhơ,
Toàn thiêu trong ngọn lửa bàn thờ,
Cuộc đời tuyệt đối vì Cha thánh
Đến
nỗi Cha vui mãi đến giờ.
- Của Lễ Bữa Ăn: Lev. 2:
Vì không có thịt và huyết trong của lễ, nên Phan Khôi dịch
sai lầm là “của lễ chay”. Dầu bột mì mịn là thành tố chủ yếu, nhưng có người
cưỡng dịch sai lầm là: của lễ bột mịn”. Nên dịch là của lễ bữa ăn.
Của lễ bữa ăn hình bóng Đấng Christ trong nếp sống làm người
của Ngài. Sự nhấn mạnh trong của lễ thiêu là về nếp sống của Đấng Christ cho
Đức Chúa Trời, vâng phục Đức Chúa Trời, thậm chí đến chết (Phil. 2:9), ngụ ý
nếp sống của Ngài, nhưng nhấn mạnh sự chết của Ngài. Sự nhấn mạnh trong của lễ bữa
ăn là về nếp sống làm người và bước đi hằng ngày của Đấng Christ, hàm ý sự chết
của Ngài, nhưng nhấn mạnh nếp sống của Ngài.
Của lễ thiêu nhấn mạnh rằng Đấng Christ là sự công nghỉa của
Đức Chúa Trời (I Cor. 1:30; II Cor. 5:21); còn của lễ bữa ăn nhấn mạnh rằng
Đấng Christ là công nghĩa trước mặt Đức Chúa Trời (I Giăng 2:1).
Bột lọc như là nhân tính của Đấng Christ; dầu như Đức Linh;
nhũ hương như sự phục sinh của Ngài; men như tội lỗi; mật như sự nịnh hót, muối
có tính sát trùng và giữ sự lâu bền, có hiệu lực.
Bột mịn nhồi dầu với
muối ăn,
Cuộc đời Chúa thánh khiết vô ngần,
Không men, không mật trong đời sống,
Thiêu để Chúa Trời hưởng trọn phần.
Người Con lãng tử trở về |
- Của Lễ Bình An-
Lêv. 3:
Của lễ bình an ngụ ý Đấng Christ như sự bình an của chúng
ta với Đức Chúa Trời hầu chúng ta có thể vui hưởng Ngài chung với Đức Chúa Trời
và với con người trong sự tương giao và niềm vui (Dân. 10:10; Phục 27:7). Của
lễ nầy ứng nghiệm cách chủ yếu trong việc chúng ta vui hưởng Đấng Christ tại
bàn của Ngài trong khi bẻ bánh để nhớ Ngài và trong khi trình dâng Đấng Christ
lên Cha để thờ phượng Cha (Math. 26:26-30).
Của lễ bình an mà hàm ý sự tương giao với Đức Chúa Trời tam
nhất, sự vui hưởng Đức Chúa Trời tam nhất, được minh họa trong Lu ca 15:23-24
bởi bê con mập béo như sự vui hưởng sự bình an giữa người Cha tiếp nhận (Đức
Chúa Trời) và người con lãng tử trở về (tội nhân).
Trái cật, mỡ
đều thuộc Chúa Trời,
Bàn thờ đồng chỗ đốt xong rồi,
Trọn lòng của Chúa vì Thiên Phụ,
Của lễ bình an quí tuyệt vời.
- Của Lễ Chuộc Tội Lỗi: Lev. 4:
Của lễ chuộc tội ngụ ý Đấng Christ như của lễ cho tội lỗi
của dân Đức Chúa Trời. Trong kinh thánh, tội lỗi ám chỉ tội lỗi nội cư (Rô
7:20) trong bản chất của chúng ta, trong khi các tội lỗi ám chỉ các hành vi ô
tội, bông trái của tội lỗi nội cư. Tội lỗi của chúng ta được Đấng Christ như
của lễ chuộc tội của chúng ta xử lý (Lê. 4:; Rô. 8:3; II Cor. 5:21; Heb. 9:26),
còn các tội lỗi của chúng ta, là các quá phạm của chúng ta, đã được Đấng Christ
như của lễ chuộc các sự quá phạm của chúng ta mang vác (Lê. 5:; Esai 53:51; I
Cor. 15:3; I Phiero2 :24; Heb 9:28).
Qua sự nhục hóa của Ngôi Lời, Ngài là Đức Chúa Trời, đã trở
nên xác thịt, trong hình dạng của xác thịt tội lỗi, tức là giống dạng con người
sa ngã (Giăng 1:14, Rô 8:3). Đấng Christ đã bị đóng đinh trong xác thịt (I Phie
ro 3:18b). Dù Đấng Christ chỉ có hình dạng giống con người sa ngã, nhưng khi
Ngài ở trên thập giá, Đức Chúa Trời đã kể rằng hình dạng đó là thực. Vì tội
lỗi, người cũ , Satan, thế giới và nhà cai trị thế giới, đã làm một với xác
thịt, nên khi Đấng Christ chết trong xác thịt, tội lỗi đã bị định tội (Rô 8:3),
người cũ đã bị đóng đinh (Rô 6:6); Satan đã bị phế thải (Heb. 2:14); thế giới
đã bị phán xét và nhà cai trị thế giới đã bị đuổi ra (Giăng 12:31). Do đó, qua
sự chết của Đấng Christ trong xác thịt, mọi điều tiêu cực đã bị xử lý. Đây là
hiệu quả trong của lễ chuộc tội.
Trước màn rảy
huyết của bò tơ,
Trái cật, mỡ màng đốt hóa tro,
Thi thể đem thiêu xa cách trại,
Của dâng chuộc tội thế nhân chờ.
5.
Của Lễ Chuộc Các Sự
Quá Phạm: Lev. 5:
Của lễ chuộc sự quá phạm, ngụ ý Đấng Christ như của lễ giải
quyết nan đề các tội lỗi trong hành vi của chúng ta. Kinh nghiệm về của lễ
chuộc sự quá phạm là kết quả của việc chúng ta vui hưởng Đấng Christ như của lễ
thiêu, của lễ bữa ăn, của lễ bình an, và của lễ chuộc tội trong sự tương giao
của chúng ta với Đức Chúa Trời tam nhất và trong ánh sáng thần thượng (I Giăng
1:3-9). Đấng Christ là của lễ bữa ăn trong nhân tính hoàn hảo của Ngài, làm cho
Ngài đủ tư cách làm của lễ chuộc sự quá phạm của chúng ta.
Quá phạm chúng ta
Chúa gánh rồi,
Mỡ dê cái, trái cật xong xuôi,
Thịt con sinh tặng thầy tư tế,
Chúa sẽ thứ tha tội cả đời.
Minh Khải biên
soạn cảm tác theo Lê vi ký
chương
1:-6: -ngày 23-5-2013