Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

GIỚI THIỆU SÁCH GIÔ SUÊ

Sông Giô đanh

Hình bóng lớn nhất trong Cựu Ước là lịch sử dân Israel, làm tiêu biểu cho Hội thánh, bao gồm các tín đồ Tân ước như tuyển dân của Đức Chúa Trời ngày nay (I Cor. 10:1-13). Tiếp theo năm sách luật pháp, các sách của Moses, Giô suê là sách đầu tiên của 12 sách lịch sử của Israel, từ Giô suê đến Ê-xơ-tê. Mười hai sách lịch sử nầy không chỉ liên quan suông đến lịch sử, chúng là một phần của sự khải thị thần thượng về cuộc gia tể đời đời của Đức Chúa Trời, mà có liên quan đến Đấng Christ, như hiện thân của Đức Chúa Trời và Hội thánh như Thân Thể hữu cơ của Đấng Christ, cho sự tổng kết Giê ru sa lem mới. Sự khải thị nội tại của các sách lịch sử trong Cựu Ước là để tiết lộ cho chúng ta, làm thế nào cuộc gia tể đời đời của Đức Chúa Trời được thực hiện bởi dân tuyển của Ngài trên trái đất. Cuộc gia tể thần thượng của Đức Chúa Trời hoàn toàn có liên quan Đấng Christ và vì Đấng Christ, chủ yếu trong thân vị của Đức Chúa Trời và vương quốc Đấng Christ. Về thân vị Đấng Christ, văn kiện lịch sử trong Cựu Ước giữ một đường hướng gia phổ của Đấng Christ cho sự hiện đến của Ngài qua sự nhục hóa làm một con người. Về vương quốc của Đấng Christ, lịch sử Cựu Ước duy trì đường hướng về vương quốc Đức Chúa Trời cho Đấng Christ để thiết lập vương quốc thần thượng của Ngài trên trái đất. Hai chi tiết nầy tạo thành đường hướng chi phối sự khải thị thần thượng trong các sách lịch sử của Israel.


Chiếm hữu đất hứa  của Đức Chúa Trời cho Đấng Christ và dự bị các nhân vật đúng đắn để đưa Đấng Christ vào nhân loại là linh, là ý nghĩa nội tại của phần lịch sử Cựu Ước trong ba sách Giô suê, Các quan xét, Ru tơ. Trong sách Giô suê, tư tưởng trung tâm là Đức Chúa Trời định ý làm trọn lời hứa về miền đất tốt lành, hầu Israel có một chỗ thi hành cuộc gia tể của Đức Chúa Trời, đặc biệt là gìn giữ đường hướng đem Đấng Christ vào trái đất qua sự nhục hóa (nhập thể) của Ngài.

Tên “Giô suê” có nghĩa là “Giê hô va Cứu Chúa” hay “sự cứu rỗi của Jehovah”. Hình thức Hi lạp của tên nầy là “Jesus”. Giô suê là tác giả sách nầy. Qua Moses, Đức Chúa Trời đem Israel như một dân tộc ra khỏi Ai cập, và trài qua đồng vắng đến bờ sông miền đất tốt lành. Tiếp sau Moses, Giô suê đã dẫn dắt con cái Israel bước vào đất hứa của Đức Chúa Trời, tiếp lấy nó, chiếm hữu nó, phân chia nó, và vui hưởng nó.

Moses giải phóng thuở ban đầu,
Sau đó Giô suê dẫn bước vào,
Ra khỏi đồng hoang vô đất hứa,
Tuyền dân vui thỏa biết dường bao!

Giô suê tiêu biểu Đấng Christ cũng như ân điển (Đấng Christ) thay thế luật pháp (Moses)-Giăng 1:17. Khi Moses, người ban hành luật pháp chết, Giô suê bước đến—để đưa dân chúng vào miền đất tốt lành, hình bóng Jesus Christ đem dân Đức Chúa Trời vào sự an nghỉ, vào sự vui hưởng Đấng Christ tổng bao hàm (Heb. 4:8), như mọi phước hạnh do Đức Chúa Trời đã ấn định (Eph. 1:3-14). Đấng Christ đã đem chúng ta vào miền đất tốt lành, chiếm hữu miền đất cho chúng ta, phân chia miền đất cho chúng ta, như cơ nghiệp để chúng ta vui hưởng. Đấng Christ đã chiếm miền đất tốt lành cho chúng ta, và cuối cùng Ngài là miền đất tốt lành cho chúng ta vui hưởng.

Bước vào chiếm đất Canaan,
Chủ soái Giô- suê thắng vẻ vang,
Ba mốt vua trong xứ khuất phục,
Tuyển dân thừa hưởng sống huy hoàng.


Minh Khải.--