Nhiều con số trong Kinh Thánh có
ý nghĩa. Sau
đây là một vài ví dụ.
Số một chỉ về
Đức Chúa Trời độc nhất vô nhị.
Số hai chỉ về
sự tương giao.
Số ba cũng chỉ
về Đức Chúa Trời vì Ngài có tính chất tam-nhất. Số một chỉ về sự hiệp nhất của Đức Chúa
Trời, và số ba chỉ về sự trọn vẹn của Đức Chúa Trời.
Số bốn là con số đầu tiên được
tạo từ số ba. Đó
là ba cộng một. Vì vậy, số
bốn là con số của sự sáng tạo. Mọi sự liên quan đến sự sáng tạo đều là con số
bốn.Chẳng hạn, có bốn góc đất, bốn mùa, bốn hướng gió và bốn
dòng sông bắt nguồn từ vườn Ê-đen. Pho tượng trong giấc mơ của Nê-bu-cát-nết-sa có bốn phần. Bốn con thú bước ra từ biển. Những tạo
vật sống đại diện cho toàn cõi sáng tạo đều là con số bốn. Cuộc sống của Chúa
Giê-su trên đất được ký thuật trong bốn sách Phúc-âm. Mọi sự được sản sinh từ Đức Chúa Trời
đều nằm trong con số bốn.
Số năm là con số chỉ về sự biệt
riêng của con người. Bàn tay trái có
năm ngón tay. Bàn tay phải cũng
vậy. Trong mười
trinh nữ, có năm người dại và năm người khôn.Số năm cũng chỉ về trách
nhiệm của con người trước mặt Đức Chúa Trời. Tai là một trong năm cơ quan, ngón
cái là một trong năm ngón tay, và ngón chân cái là một trong năm ngón chân. Bôi huyết
vào tai bên phải, ngón cái của tay phải và
ngón chân cái của chân phải chỉ về sự biệt riêng của con người để gánh trách
nhiệm trước mặt Đức Chúa Trời.
Số sáu là con số của con người.
Con người được tạo dựng vào ngày thứ sáu. Số bảy là con số của sự hoàn hảo. Số sáu nhỏ hơn số
bảy. Điều ấy có nghĩa là
những gì con người làm không bao giờ có thể sánh được với những gì Đức Chúa
Trời làm.
Số bảy là con số của sự hoàn hảo. Sự hoàn hảo ấy chỉ
về sự hoàn hảo tạm thời hiện tại, chứ không phải là sự hoàn hảo đời đời. Số ba là con số của Đức Chúa Trời. Số
bốn là con số của tạo vật. Tổng số của Đấng Tạo Hóa và tạo vật là sự hoàn hảo. Đức Chúa Trời cộng với con người bằng
sự hoàn hảo. Nhưng
đó chỉ là ba cộng với bốn; đó là một sự hoàn hảo tạm thời. Mọi sự tạm thời trong Kinh Thánh đều
được tượng trưng bằng con số bảy. Ví dụ, có bảy ngày cho một tuần, bảy ẩn dụ
trong Ma-thi-ơ chương 13, bảy hội-thánh trong sách Khải-thị, bảy chân đèn, bảy
sứ giả, bảy ấn, bảy cây kèn và bảy cái bát. Tất cả những điều đó đều chỉ về sự hoàn hảo tạm thời chứ không phải
sự hoàn hảo đời đời.
Số tám là con số của sự phục
sinh. Số bảy là một chu kỳ. Số tám
là con số đầu tiên sau số bảy. Chúa Giê-su phục sinh vào ngày thứ tám. Vậy, số tám là con
số của sự phục sinh.
Số chín là ba
nhân với ba, là bội số của con số của Đức Chúa Trời. Chứng cớ của Đức Chúa Trời không những là
lời Đức Chúa Trời mà còn là lời Đức Chúa Trời phán với chúng ta.
Số mười chỉ về sự hoàn hảo thuộc
con người. Con số trọn vẹn của con người là số mười. Ví dụ, đôi tay có mười ngón tay và đôi chân có mười
ngón chân.
Số mười một
không có nhiều ý nghĩa trong Kinh Thánh.
Số mười hai cũng là một con số
chỉ về sự hoàn hảo, nhưng sự hoàn hảo ở đây là sự hoàn hảo đời đời. Có hai con
số chỉ về sự hoàn hảo, đó là số bảy và số mười hai.Số bảy là
sự hoàn hảo thần thượng và liên quan đến hiện tại. Số mười hai cũng là
số hoàn hảo thần thượng, nhưng liên quan đến cõi đời đời. Điều thú vị là trong
trời mới và đất mới, con số bảy không còn nữa. Giê-ru-sa-lem Mới có
mười hai cổng, mười hai nền móng, tên của mười hai sứ đồ, mười hai loại đá quí
và mười hai viên ngọc trai. Tường
thành là một trăm bốn mươi bốn cúp-bít, đó là mười hai nhân với mười hai. Tất cả những điều đó
đều sẽ tồn tại mãi mãi. Vậy, số mười hai chỉ về sự hoàn hảo đời đời. Tại sao số bảy là sự
hoàn hảo tạm thời còn số mười hai là sự hoàn hảo đời đời? Ba cộng với bốn chỉ là Đức Chúa Trời
cộng với con người, Đấng Tạo Hóa cộng với tạo vật. Nhưng ba nhân bốn là
Đấng Tạo Hóa nhân với tạo vật. Đó có nghĩa là cả hai được hòa lẫn với nhau. Có một sự khác biệt
giữa phép cộng và phép nhân.Trong phép nhân, Đức Chúa Trời và con người không
còn tách rời được nữa. Đó
là sự hiệp một giữa Đức Chúa Trời sáng tạo và những hữu thể thọ tạo. Sự hiệp một ấy là
đời đời. Do đó, sự hoàn
hảo được tượng trưng bởi số mười hai là một sự hoàn hảo đời đời.
W.N.