Chương ba
SỰ VẬN HÀNH CỦA DÒNG CHẢY THẦN THƯỢNG
TRONG EZEKIEL 47 (1)
LỜI MỞ ĐẦU
Trong sáng thế ký 2, chúng ta đã nhìn thấy bức tranh về sự vận hành của Đức Chúa Trời Tam Nhất như một con sông tuôn chảy. Bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu Ezekiel 47:1-12, là các câu bày tỏ cho chúng ta dòng chảy thần thượng này sự thật vận hành như thế nào? Để có cái nhìn chính xác về sự vận hành của Chúa như con sông thần thượng, phân đoạn kinh thánh ngắn gọn này là điều trọng yếu. Phân đoạn này khải thị diễn trình vận hành của Đức Chúa Trời, các sự ngăn trở đối với sự vận hành và kết quả cuối cùng của sự vận hành thần thượng này. Trong Ezekiel, con sông tuôn ra từ nhà Đức Chúa Trời, tiêu biểu cho hội thánh địa phương. Trong Sáng Thế Ký, chúng ta đã thấy rằng con sông này là chính Đức Chúa Trời Tam Nhất ra từ một khu vườn. Ở đây, Ezekiel cho chúng ta thấy rằng con sông này chảy ra từ một kiến ốc.
CHEBAR: DÒNG CHẢY THẾ TỤC ĐỒI LẬP
VỚI DÒNG CHẢY THẦN THƯỢNG
Dòng chảy thần thượng có một dòng chảy tiêu cực đối lập với nó. Dòng chảy tiêu cực đối lập này là sông Chebar được đề cặp đến trong Ezekiel 1: 3. Chúng ta phải nhận thức rằng thế giới cũng có dòng chảy của nó, là điều chúng ta có thể gọi là trào lưu của thời đại. Đôi khi những người trẻ trong sự khôi phục tuyên bố là đang ở trong dòng chảy thần thượng, nhưng trong thực tế họ đang ở trong thế giới. Khi dến với nhau, họ nói về cách ăn mặc, nên mua quần áo nhãn hiệu nào, nên làm tóc ra sao, nên nghe ban nhạc nào và bất cứ điều khác đang làm “mốt”. Tuy nhiên, một ngày kia, bởi sự thương xót của Chúa, sự kỉ luật của Ngài sẽ bước vào và họ sẽ bỏ thế giới lại phía sau.
Trước đây, tất cả chúng ta đều làm phu tù nơi dòng sông Cheber ở Chaldea. Trong kinh thánh, Chaldea là nơi dân Đức Chúa Trời bị cầm giữ trong ách nô lệ. Không nên có ai nói rằng mình đang có một thời gian vui vẻ trong thế giới, vì trong thế giới, mỗi người đều là một nô lệ. Hễ khi nào dân Đức Chúa Trời tìm thấy nơi một dòng sông Chebar ở Chaldea, họ cần dược giải phóng ra khỏi ách nô lệ đó để sống cho Đức Chúa Trời. Khi đang sống trong thế giới, chúng ta kinh nghiệm sự kỉ luật và sửa phạt của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời ban cho chúng ta các khải tượng để chúng ta có thể nhìn thấy chủ đích của Ngài. Khi ở dưới sự sửa phạt của Ngài, chúng ta có thể chợt thấy Ngài là ai và Ngài đang theo đuổi điều gì. Chính khi đó chúng ta có thể được giải phóng khỏi dòng chảy thế tục vào trong dòng chảy thần thượng.
CON SÔNG THẦN THƯỢNG TUÔN RA
TỪ ĐỀN THỜ TRONG EZEKIEL
DÒNG CHẢY CỦA CON SÔNG RA TỪ
KIẾN ỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Nhân tố sản sinh dòng chảy thần thượng sản sinh sự sống là kiến ốc, vì con sông ra từ nhà Đức Chúa Trời (Ezekiel 47: 1). Con sông ra từ một kiến ốc. Vì vậy, dòng chảy giữa dòng chúng ta lệ thuộc vào việc chúng ta được xây dựng với nhau.
ĐIỀU KIỆN TẤT YẾU ĐỂ CÓ DÒNG CHẢY: CHỊU XÂY DỰNG
Một số người có thể nghĩ một hội thánh càng lớn thì kinh nghiệm dòng chảy càng lớn. Tuy nhiên, không hẳn như vậy. Điều quyết định dòng chảy của sự sống là mức độ anh em được xây dựng trong địa phương của mình. Cho dù chỉ có 20 thánh đồ trong địa phương của anh em, hội thánh của anh em cũng có thể kinh nghiệm việc trở nên nguồn của dòng chảy thần thượng. Điều kiện để kinh nghiệm dòng chảy thần thượng này là anh em chịu xây dựng.
Nếu Chúa có một hội thánh mà Ngài có thể nói rằng: “Ngai Ta được thiết lập tại nơi đây – Ta yên nghỉ ở đây”, thì chắc chắn dòng chảy sẽ tuôn ra trong hội thánh đó bất kể có bao nhiêu thánh đồ nhóm ở đó. Nếu 30 thánh đồ cùng nhau yêu Chúa, theo đuổi Ngài, phục vụ và rao giảng phúc âm thì 30 thánh đồ này sẽ kinh nghiệm sự tuôn chảy của con sông thần thượng.
SATAN TẤN CÔNG KIẾN ỐC VÌ ĐÓ LÀ NHÂN TỐ TRỌNG YẾU
CHO DÒNG CHẢY CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRÊN ĐẤT
Vì việc xây dựng hội thánh cung cấp cho Chúa con đường để tuôn chảy trên đất ngày nay nên Satan làm mọi sự hắn có thể để cản trở và làm tổn hại sự xây dựng của các thánh đồ. Hắn sẽ dùng xác thịt, thế giới và thậm chí những vấn đề thuộc linh vì mục đích này. Một số nơi thậm chí bị chia rẽ về việc nên sử dụng sách nào trong Kinh Thánh cho sự theo đuổi thuộc linh. Satan sẽ dùng mọi điều trong nỗ lực hủy hoại sự xây dựng Thân Thể Christ, vì hắn biết rằng dòng chảy của con sông thần thượng hoàn thành chủ đích của Đức Chúa Trời, và để dòng chảy này xuất hiện, Đức Chúa Trời phải có một số nơi mà kiến ốc của Ngài có thể được tìm thấy trên đất.
ĐƯỜNG LỐI ĐỀ XÂY DỰNG: PHỤC VỤ ĐỨC CHÚA TRỜI
TRONG HỘI THÁNH
Nếu ao ước được xây dựng trong nhà Đức Chúa Trời, anh em cũng phải là một người phục vụ trong nhà Đức Chúa Trời. Nói cách khác, nếu anh em muốn nhìn thấy nhà Đức Chúa Trời được xây dựng, hãy trở nên một người phục vụ. Hãy phục vụ trong nhà Ngài như Chúa chỉ dẫn anh em, theo bất cứ vấn để nào hoặc với những điều Chúa đặt trong lòng anh em. Có thể anh em phải phục vụ thiếu nhi hay người trẻ. Nếu ở trường đại học, có thể anh em phải phục vụ bạn cùng phòng của mình cho đến khi người ấy tiếp nhận Chúa Jesus. Nếu an em muốn nhìn thấy hội thánh được xây dựng, hãy mặc áo thầy tế lễ và phục vụ trong nếp sống phục vụ tập thể được biết đến như chức tế lễ. Tất cả anh em càng cùng nhau phục vụ, dòng chảy của Linh sẽ càng phong phú trong nếp sống hội thánh.
Nhìn những người phục vụ trong nhà Đức Chúa Trời là các thầy tế lễ, những người dâng sinh tế cho Đức Chúa Trời vì sự thỏa mãn của Ngài. Khi phục vụ như những thầy tế lễ, chúng ta dâng Christ lên cho Đức Chúa Trời vì sự thỏa mãn của Ngài. Do đó, khi phục vụ trong chức tế lễ, tiêu điểm của chúng ta là Christ. Phải, chúng ta có thể phục vụ trong trong nhiều dung lượng khác nhau, nhưng tiêu điểm chung của chúng ta là Christ. Dù chúng ta phục vụ trong văn phẩm, với thiếu nhi, với người trẻ, hay với hội thánh như một tổng thể, thì tiêu điểm của chúng ta vẫn là Christ. Chúng ta chỉ nhìn thấy Christ và chúng ta chỉ quan tâm đến Christ. Các anh chị em ơi, khi Christ trở nên tiêu điểm duy nhất trong sự phục vụ của chúng ta, dòng chảy thần thượng sẽ hiện diện với chúng ta.
BA NHÂN TỐ TRỌNG YẾU CHO SỰ XÂY DỰNG:
SỰ DẠY DỖ, SỰ THỰC HÀNH VÀ TÂM TÍNH
Chúng ta không nên nghĩ rằng sự xây dựng thật sự cũng xảy ra dễ dàng như niềm ao ước được xây dựng. Có ba chi tiết trọng yếu để một hội thánh ao ước được xây dựng thành ngôi nhà của Đức Chúa Trời: sự dạy dỗ của hội thánh, sự thực hành của hội thánh và tâm tính của các thánh đồ (đặc biệt là của những người dẫn dắt).
SỰ DẠY DỖ VÌ SỰ XÂY DỰNG LÀ SỰ DẠY DỖ
CỦA CÁC SỨ ĐỒ VÀ CÁC TIÊN TRI
Sự dạy dỗ trong một hội thánh địa phương là sự dạy dỗ của các sứ đồ và các tiên tri (Công 2: 42; Eph 2: 20; 3: 5) còn được gọi là sự dạy dỗ lành mạnh (I Tim 1: 10), là điều cung phụng gia tể của Đức Chúa Trời. Một sự dạy dỗ như vậy cung phụng sự sống, sự nuôi dưỡng và xây dựng các tín đồ. Bất kỳ sự dạy dỗ nào ngoài sự dạy dỗ lành mạnh đều ngăn trở sự xây dựng. Về vấn đề trọng yếu này, hấu hết chúng ta đều sáng tỏ. Chúng ta rất biết ơn về sự giúp đỡ của của Watchman Nee và Witness Lee, trong vấn đề này, cũng như những người đi trước họ. Tuy nhiên, đặc biệt là qua hai anh em này chúng ta nhận được lẽ thật liên quan sự dạy dỗ về cuộc gia tể Đức Chúa Trời.
SỰ THỰC HÀNH VỀ XÂY DỰNG RA TỪ SỰ SỐNG
VÀ HÒA HỢP VỚI SỰ DẠY DỖ LÀNH MẠNH
Vấn đề đáng quan tâm thứ hai là những điều chúng ta thực hành trong nếp sống hội thánh của mình. Khi di hành, tôi đã đi đến chỗ nhận thức rằng hầu như không có hai hội thánh giống nhau trong vấn đề thực hành. Thí dụ, nơi này có thể có buổi nhóm bàn của Chúa vào tối ngày của Chúa trong khi một nơi khác có buổi nhóm bàn của Chúa vào buổi sáng. Một số nơi sử dụng một phần trong buổi nhóm cầu nguyện để theo đuổi thuộc linh trong lẽ thật, trong khi những nơi khác có thể chia thành những nhóm nhỏ để cầu nguyện. Những điều mà hầu hết các hội thánh thực hành chung, như giữa buổi nhóm cầu nguyện vào tối thứ ba hay có bàn của Chúa vào sáng ngày của Chúa thường là một điều gì đó thuộc truyền thống và tôn giáo. Tuy nhiên, khi có các dấu hiệu của sự sinh động, một hội thánh có thể thực hành những điều phá vỡ khuôn mẫu của sự đơn điệu.
Có một câu châm ngôn của người Hoa nói rằng trong chín anh em cùng một mẹ, không người nào giống người nào. Nếu sự sống thật sự được biểu hiện thì có một số sự khác biệt là lẽ thường.Với sự sống thần thượng cũng như vậy. Sự thực hành của sự sống khác nhau theo giai đoạn sự sống cũng lã điều hoàn toàn bình thường. Điều này đúng với một hội thánh địa phương cũng như đúng với mỗi cá nhân tín đồ.
Khi mọi sự đều được đặt vào trong một khuôn mẫu trong nếp sống hội thánh, anh em phải nhận thức rằng anh em đang gặp rắc rối. Nếu mỗi tuần, mọi người chỉ ở trong chu kỳ đều đặn của các buổi nhóm cầu nguyện, buổi nhóm tổ, buổi nhóm ngày của Chúa … thì anh em đang hấp hối. Nếu sự sống được biểu lộ thì luôn luôn có một điều gì đó mới mẻ bước vào. Sự thực hành của anh em khải thị anh em ở trong thực tại của sự sống thần thượng được bao nhiêu.
Sự áp dụng lẽ thật về một vấn đề có thể khác nhau từ nơi này đến nơi khác. Thí dụ, nơi này có thể baptism người mới trong bồn tắm tại tư gia trong khi hội thánh khác có thể thực hành baptism dân chúng ở dưới sông. Hơn nữa, môt số hội thánh có thể dìm dân chúng về phía trước, những hội thánh khác có thể dìm về phía sau, và một số hội thánh khác nữa có thể dìm ba lần thay vì một lần. Có thể một địa phương thậm chí đem thánh đồ mới của của họ đến sông Jordan để baptism. Chẳng phải đó là một sự thực hành kỳ diệu sao? Điều đó có nghĩa là người chăm sóc có thể dành ít nhất ba ngày ở với người mới, chuẩn bị họ trên đường rồi làm vững lập họ suốt chuyến bay về nhà. Một hội thánh như vậy chắc chắn sẽ thắng thế và rất đáng để trả giá cho một lần baptism như vậy.
Một vấn đề khác mà hội thánh có thể thực hành khác nhau là cách họ bước vào trong lẽ thật. Một số người có thể chuẩn bị tài liệu riêng, trong khi những người khác có thể sử dụng tài liệu đã được chuẩn bị sẵn như một số tài liệu được cung cấp bởi Living Stream Ministry. Trong việc lao tác vào torng lời, chúng ta phải thực hành điều gì ích lợi nhất theo nhu cầu của hội thánh mà những người dẫn dắt nhận biết. Gần đây điều này đã trở thành vấn đề đối với một số người, vì họ cảm thấy rằng bất cứ một tài liệu nào được sử dụng phải đến từ một nguồn “có chứng nhận”. Tuy nhiên, các thánh đồ phải học tập đứng làm một với những người dẫn dắt vì họ tranh đấu để dấy lên những người trong địa phương của họ để hữu dụng cho chứng cớ của Chúa.
THUẬN PHỤC CHÚA VÀ NHƯỜNG CHỖ CHO CHÚA
LÀ MỘT TÂM TÍNH TỐT VÌ SỰ XÂY DỰNG
Tâm tính là vấn đề thứ ba quyết định hội thánh địa phương của anh em được xây dựng bao nhiêu – tâm tính của các thánh đồ, và đặc biệt là của những người dẫn dắt. Mọi người đều có đặc điểm tính cách riêng. Khi năm trưởng lão đến với nhau, điều đó có nghĩa là năm người rất khác nhau đang cố gắng phục vụ như một người. Phải có số nhiều trong cương vị trưởng lão. Trong nhiều địa phương, thậm chí nên có thêm anh em được đem vào trong quyền lãnh đạo, nhưng điều đó nghĩa là các tâm tính có thể càng trở thành vấn đề. Trong một hội thánh nhỏ, khó khăn lớn nhất thường liên quan đến ảnh hưởng của tâm tính các thánh đồ. Hãy cẩn thận, đừng đi theo các ý thích của mình, vì các ý thích của anh em được quyết định bởi tâm tính của anh em. Những người dẫn dắt trong hội thánh phải dẫn dắt theo cảm nhận của Christ và thực trạng của các thánh đồ, chứ không phải theo những điều thích hoặc không thích của riêng họ. Đừng đem các ý thích của anh em vào trong nếp sống hội thánh. Không phải ý kiến của anh em mà chính sự hướng dẫn của Chúa mới là điều tốt nhất cho địa phương của anh em. Nếu nếp sống hội thánh của anh em được quyết định bởi sự chuyển động của Chúa chứ không phải tâm tính của người dẫn đắt thì địa phương của anh em có thể được xây dựng và sự tuôn chảy của dòng chảy thần thượng sẽ ở với anh em.
DÒNG CHẢY CỦA CON SÔNG RA TỪ NGẠCH CỬA CỦA KIẾN ỐC, ĐẠI DIỆN CHO TIÊU CHUẨN PHÂN RẼ TRONG NẾP SỐNG
HỘI THÁNH THEO NHÂN TÍNH CỦA CHRIST
Khi con sông chảy ra từ đền thờ, nó chảy về hướng đông từ phía nam của bàn thờ. Khi chảy, nó cũng tuôn ra từ dưới ngạch cửa hoặc lối vào của ngôi nhà (Ezek 47: 1). Bởi việc chảy về hướng đông, dòng chảy này bày tỏ cho chúng ta rằng dòng chảy là vì Đức Chúa Trời và vinh hiển Ngài. Witness Lee nói: “Con sông của Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn chảy theo hướng vinh hiển của Đức Chúa Trời. Sự tuôn chảy của con sông không quan tâm nhiều đến anh em và tôi nhưng quan tâm rất nhiều đến vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Các khải tượng của Ezekiel). Điều này chỉ tỏ rằng mọi gánh nặng được vận dụng trong hội thánh (như rao giảng phúc âm, theo đuổi thuộc linh, làm hoàn hảo các thánh đồ và…) đều phải chỉ vì vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Dòng chảy thần thượng này ở phía bên phải của đền thờ, bên cạnh bàn thờ (Ezek 47: 1). Phía bên phải của đền thờ biểu thị cho vị trí cao nhất, chỉ tỏ rằng Chúa phải có quyền ưu tiên trong dòng chảy thần thượng. Bên cạnh bàn thờ ngụ ý rằng dòng chảy thần thượng luôn luôn chảy bên cạnh thập tự giá với những người hiến dâng. Chỉ những ai hoàn toàn hiến dâng và vác thập tự giá mới có thể kinh nghiệm sự tự do của dòng chảy thần thượng.
Dòng chảy thần thượng cũng được bày tỏ là tuôn ra từ dưới ngạch cửa. Ngạch cửa phân rẽ điều ở bên trong với điều ở bên ngoài. Tôi còn nhớ hồi còn nhỏ ở Trung Hoa, mỗi lần bước vào hay rời khỏi nhà tôi đều phải bước qua ngạch cửa. Ngạch cửa đại diện cho lằn ranh phân rẽ phải vượt qua trước khi một điều gì đó có thể bước vào hoặc ra khỏi kiến ốc. Trong bức tranh này, nó đại diện cho tiêu chuẩn của lằn ranh phân rẽ những điều thuộc thế giới với những điều thuộc Christ. Ngạch cửa càng cao, dòng chảy cảng phong phú. Tức là tiêu chuẩn trong nếp sống hội thánh càng cao và chúng ta đứng vì Christ càng vững chắc thì kinh nghiệm về dòng chảy sự sống trong địa phương chúng ta càng cao và phong phú.
Tuy nhiên, nếu tiêu chuẩn của chúng ta trong nếp sống hội thánh thấp thì sự vui hưởng của chúng ta về sự phong phú của Christ cũng bị hạn chế. Thí dụ, nếp sống hội thánh của chúng ta chính yếu bao gồm những người tham dự buổi nhóm Ngày của Chúa, thì dòng chảy cửa sự sống thần thượng sẽ không phong phú lắm. Trái lại, nếu các thánh đồ trong một địa phương hiến dâng cho Christ và cùng theo đuổi Ngài thì dòng chảy của Christ sẽ phong phú giữa dòng họ. Nếu trong nếp sống hội thánh, nhân tính cao trọng của Christ được biểu lộ, chắc chắn dòng chảy sự sống cũng sẽ rõ ràng. Tuy nhiên, nếu nếp sống hội thánh có ngạch cửa thấp hoặc không có ngạch cửa, bởi đó thế giới dễ dàng bước vào giữa dòng các thánh đồ, thì chắc chắn có rất tít dòng chảy sự sống. Tiêu chuẩn trong nếp sống hội thánh càng cao thì dòng chảy sự sống giữa dòng các thánh đồ càng cao và phong phú.
DÒNG CHẢY CỦA CON SÔNG ĐEM ĐẾN SỰ SỐNG
THEO BÀN TAY ĐO LƯỜNG CỦA CHÚA
Dòng chảy trong Ezekiel 40: 3 được đo bởi một người, Chúa Jesus, Đấng có diện mạo của đồng. Đồng ngụ ý Chúa Jesus đủ phẩm chất để đo, vì việc đo này là theo sự thẩm phán, và chính Ngải đã trải qua sự thẩm phán của Đức Chúa Trời cách đầy đủ. Ngài có thể thẩm phán dân Ngài trong mọi cơ hội, trong mọi phương diện về cả bản thể họ. Việc Chúa giữ dây đo ngụ ý Ngài thánh hóa, có được và sở hữu mọi sự Ngài đo, tra xét, thử nghiệm và thẩm phán. Ngợi khen Chúa! Ngài đo và tra xét để thánh hóa và sở hữu.
BỐN GIAI ĐOẠN CỦA VIỆC CHÚA ĐO
VỚI MỘT DÒNG CHẢY GIA TĂNG
Một khi dòng chảy này xuất hiện, Chúa đo bốn lần (Ezekiel 47: 3-5), mỗi lần 1.000 cubit. Khi Ngài đo, dòng chảy sâu dần. Số 1.000 là bội số của 10, con số của sự trọn vẹn. Cho nên 1.000 là con số chỉ về sự trọn vẹn cực điểm. Không điều gì có thể trọn vẹn hơn việc Chúa đo chúng ta. Lúc đầu tiên Ngài bước vào để đo chúng ta, dòng chảy lên đến mắt cá chân cho cách sống và bước đi của chúng ta. Lần thứ hai Ngài bước vào để đo chúng ta, dòng chảy lên đến đầu gối vì mối liên hệ của chúng ta với Chúa. Lần thứ ba Ngài đo, dòng chảy lên tới thắt lưng để làm vững mạnh chúng ta và để sinh sản, liên hệ đến việc giải phóng phước hạnh của Chúa. Và lần thứ tư Ngài bước vào để đo, dòng chảy trở nên các dòng nước để bơi (hoặc trôi) trong đó hầu chúng ta được dòng chảy thần thượng cuốn đi.
Đo Lần Thứ Nhất: Nước Lên Đến Mắt Cá Chân
Lần thứ nhất Chúa đến để đo tín đồ trong dòng chảy này (vì lúc này vấn đề là cá nhân chứ không phải hội thánh), dòng chảy lên đến mắt cá chân. Vào giai đoạn khởi đầu này, tín đồ ở trong dòng chảy nhưng dòng chảy không giới hạn sự chuyển động của người ấy. Một người như vậy có thể công bố rằng mình vì Christ và hội thánh, nhưng thực tế người ấy sống của đời của người ấy theo ý mình. Trên danh nghĩa thì người ấy có thể vì Chúa, nhưng nếu có một công việc tốt hơn ở đâu đó, người ấy sẽ sẵn sàng đi bất kể nhu cầu hay cảm nhận của Chúa về điều đó. Khi một người kinh nghiệm dòng chảy chỉ đến mắt cá chân, người ấy vui hưởng tình trạng đẫm nước nhưng chưa được điều chỉnh bởi dòng chảy. Người ấy dễ dàng đến bất cứ nơi nào mình muốn đến. Một người ở trong tình trạng này sẽ chuyển động vì ích lợi của mình hoặc gia đình mình. Giả sử một anh em được đề nghị một công việc tốt tại một nơi chưa có chứng cớ. Nếu người ấy chỉ có dòng chảy đến mắt cá chân thì người ấy sẽ đưa ra quyết định vì công việc đó chứ không vì chứng cớ của Chúa, bởi Chúa chỉ có thể đo người ấy đến điểm đó.
Tuy nhiên, khi chúng ta bước đi theo Chúa trong dòng chảy thần thượng, Chúa bước vào để đo chúng ta thêm một chút nữa. Việc đo của Ngài tra xét và cuối cùng phơi bày chúng ta. Chính bởi việc đo mà Chúa sở hữu chúng ta. Nếu chúng ta có thể làm bất cứ điều gì mình thích thì điều đó chứng tỏ rằng chúng ta chưa được sở hữu nhiều qua việc đo của Chúa. Nhưng khi Con Người thẩm phán này đến với chúng ta và phơi bày thực trạng của chúng ta, chúng ta được đem vào trong ánh sáng và được thúc ép dâng mình cho Ngài. Ra từ một sự hiến dâng như vậy, kinh nghiệm của chúng ta về dòng chảy gia tăng.
Đo Lần Thứ Hai: Nước Lên Đến Đầu Gối
Những người mới chỉ kinh nghiệm dòng chảy lên đến mắt cá chân tự do làm bất cứ điều gì họ nghĩ là có lợi. Những người tiến xa hơn và kinh nghiệm dòng chảy lên tới đầu gối là những người bao gồm cả Chúa trong các quyết định của họ. Các quyết định của họ được đưa ra theo hướng có lợi cho cả Chúa lẫn cho chính họ. Bây giờ lời tuyên bố của họ là: “Tôi làm những gì có lợi cho Chúa miễn là điều đó cũng có lợi cho tôi”. Họ có một số kinh nghiệm về việc đo của Chúa, nhưng họ chưa kinh nghiệm đến mức Chúa có thể hoàn toàn đem họ vào trong dòng chảy của Ngài. Nếu chúng ta vẫn còn tự do lựa chọn cách Chúa dẫn dắt chúng ta thì chúng ta cần Chúa bước vào và đo chúng ta thêm nữa.
Đo Lần Thứ Ba: Nước Lên Đến Thắt Lưng
Kết quả của lần đo kế tiếp là nước lên tới thắt lưng. Tôi không biết bơi, nhưng một lần kia tôi đến một nơi có biển, và khi thấy người khác bơi, tôi đã quyết định xuống biển tắm thử. Khi đi ra sâu đến đầu gối và ra xa hơn nữa tôi bắt đầu cảm thấy sự khác biệt. Tôi hơi sợ vì cảm thấy nước đang cố cuốn tôi đi. Những người từng cố gắng bơi qua con sông có dòng chảy mạnh biết điều tôi đang nói. Ở giữa một dòng chảy mạnh như vậy, anh em có thể cảm thấy vô vọng. Nói về mặt thuộc linh, khi anh em ở trong một dòng chảy lên đến thắt lưng, dòng chảy bắt đầu cuốn anh em đi. Trong những tình huống như vậy, anh em nhận thức Chúa muốn làm gì, và anh em muốn Chúa có con đường của Ngài nhưng anh em vẫn giữ chặt neo. Tại điểm này, anh em nhận thức các kết quả của việc được cuốn đi trong dòng chảy, và anh em không thể hoàn toàn đầu hàng. Bây giờ vì anh em thật sự ở trong dòng chảy nên anh em nhận thức rằng anh em cần sự thương xót của Chúa, vì anh em nhận ra sự yếu đuối của mình trong việc theo Ngài.
Trong giai đoạn này, khả năng sinh sản cũng bắt đầu được biểu lộ. Sách Hebrew nói rằng Lêvi vẫn còn ở nơi thắt lưng của Abraham khi abraham được Melchisedec chúc phước (Heb 7: 10), nghĩa là Levi chưa được sinh ra. Các hậu duệ của Abraham đã ở nơi thắt lưng của ông. Do đó, thắt lưng liên hệ đến việc sinh sản. Khi nước lên đến thắt lưng anh em, điều đó có nghĩa là anh em đã trở nên lệ thuộc Đức Chúa Trời hơn khi anh em tranh đấu để đầu phục Ngài. Khi anh em được Chúa đo và sở hữu đến mức độ này, anh em bắt đầu có khả năng cung phụng sự sống cho kẻ khác.
Đo Lần Thứ Tư Và cũng Là Lần Cuối Cùng:
Được Các Dòng Nước Cuốn Đi
Sau ba giai đoạn trước, Chúa bước vào để đo anh em thêm một lần nữa, hầu cho dòng chảy hoàn toàn tràn ngập anh em và trở nên các dòng nước để bơi trong đó. Trong ngôn ngữ gốc, cụm từ “bơi trong” còn có thể dịch là “trôi trong”. Là một người không biết bơi, tôi đánh giá cao việc trôi, vì điều đó có nghĩa là không cần có chút nỗ lực riêng nào. Chính dòng chảy cuốn anh em đi. Một người trôi theo trong sự sống đối mặt với cõi thiên thượng, khác với một xác chết trôi úp mặt xuống. Chúng ta, những người được cuốn đi trong sự sống, nhìn lên cõi thiên thượng, nhìn lên bầu trời trong sáng, là nơi chúng ta chỉ nhìn thấy Chúa khi trôi trong dòng chảy. Ngợi khen Chúa! Chúng ta sẽ được đo đến mức chúng ta được cuốn đi trong dòng chảy và được giải phóng khỏi mọi sự suy xét khác hơn chính Chúa.
Khi mới trở thành Cơ Đốc nhân, tôi tuyên bố với Chúa rằng tôi ao ước được phục vụ Ngài trọn đời mình. Bây giờ, 50 năm sau, tôi học được một chút về cách trôi trong dòng chảy và cách để cho Ngài cuốn tôi đi. Khi yên nghỉ trong dòng chảy này, nhìn lên, tôi thấy thể nào Chúa cùng với chủ đích và cuộc gia tể Ngài không bao giờ thay đổi, thậm chí giữa vòng nhiều điều xảy ra trong những năm này. Vào những lúc như vậy, tôi thật sự thờ phượng Ngài về những gì Ngài là.
Việc đo của Chúa khiến chúng ta trở nên một chứng cớ sống động của Christ, cả về mặt cá nhân lẫn tập thể. Qua diễn trình đo, phơi bày và sở hữu, chúng ta hoàn toàn làm một với Christ vì sự chuyển động của Ngài trên đất. Khi chúng ta trở nên một với Chúa trong dòng chảy của Ngài, Ngài chắc chắn có được chứng cớ của Ngài trên đất qua chúng ta.
ĐỪNG TRÌ HOÃN CƠ HỘI ĐƯỢC CUỐN ĐI TRONG DÒNG CHẢY
Khi một số anh em đến một độ tuổi nào đó, họ đưong đầu với một loại “khủng hoảng tuổi trung niên” thuộc linh. Họ nhận thức cuộc đời mình đã đạt đến một điểm nào đó và họ chưa hoàn toàn được Chúa thu đoạt để lìa bỏ mọi sự hầu phục vụ Ngài. Do đó, cuối cùng một số người quyết định để lại sự nghiệp ở phía sau để phục vụ Ngài trọn thời gian. Điều này thật kì diệu, nhưng sẽ kì diệu hơn biết bao nếu chúng ta để cho Ngài đo và sở hữu chúng ta ở một độ tuổi sớm hơn, và học tập chảy theo trong sự tuôn chảy của dòng chảy của Ngài khi chúng ta còn trẻ! Nếu Chúa muốn chúng ta đi theo Ngài hoàn toàn theo một cách nào đó chúng ta đừng chờ cho đến khi cuộc đời chúng ta bị sử dụng hết rồi mới dâng cho Ngài cơ hội.
Một số người có thể hỏi: “Nếu tôi dâng mình cho Chúa thì tương lai tôi sẽ ra sao?”. Chúa bảo Peter rằng hễ ai lìa bỏ mọi sự để đi theo Ngài sẽ nhận lại gấp trăm lần hơn trong thời đại này và một điều gì đó đời đời trong thời đại tiếp theo. Khi một người bắt đầu theo Chúa cách trọn vẹn bông trái sẽ gấp bội. Có thể một anh em dành thời gian và chỉ dấy lên được vài người, nhưng một vài người này có thể tiếp tục dấy lên những người khác, và những người đó cũng trở nên các hậu duệ thuộc linh của anh em này. Như vậy, nhiều người sẽ chào mừng anh em này và thừa nhận họ là con cái của anh ấy trong thời đại sắp tới. Đối với cảm nhận của chúng ta, chúng ta có thể không nhìn thấy nhiều kết quả khi phục vụ và theo Chúa. Chúng ta thậm chí cảm thấy chán nản về việc chúng ta dường như thiếu sự tác động. Tuy nhiên, Chúa có thể nhìn thấy một điều hoàn toàn khác và có thể rất vui sướng với sự lao tác của chúng ta. Chỉ hãy bước theo Ngài và để cho Ngài đo anh em, cho đến khi sự tuôn chảy của dòng chảy thần thượng cuốn anh em đi, và một ngày kia anh em sẽ thấy thể nào việc anh em đi theo Chúa đã trở nên một phước hạnh cho nhiều người khác.
DÒNG CHẢY THẦN THƯỢNG SẢN SINH
CÁC CÂY SẢN SINH SỰ SỐNG
Các Cây Này Chính Là Những Người Đứng Vững
Và Có Khả Năng Kết Trái
Hễ nơi nào con sông này chảy đến, mọi vật đều được làm cho sống. Con sông này mang một dấu hiệu đặc biệt – nhiều cây “làm thực phẩm” mọc lên nhờ con sông này (Ezekiel 47: 12). Trong các hội thánh, có nhu cầu về nhiều cây kết trái để đứng với Chúa vì chứng cớ của Ngài.
“Cây” Cứ Ở Vì Sự Thỏa Mãn Của Chúa
Và Không Dễ Dàng Bị Dời Đi
Một trong các đặc điểm của cây là nó không dễ bị dời đi. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy điều này là trong “cơn bão” quét qua các hội thánh ở Chicago vào năm 1977. Một số người đã đến Chicago với ý định hủy diệt hội thánh ở đó. Tôi có mặt ở đó khi các anh em này yêu cầu những người dẫn dắt lìa khỏi thành phố. Tuy nhiên, một trong các anh em đơn giản nói rằng nếu có thánh đồ nào cảm thấy nên đi thì họ tự do đi theo Chúa, còn đối với anh thì Chúa đã dẫn dắt anh đến Chicago và anh sẽ ở lại Chicago. Vào lúc đó, tôi đã nhận thức được thế nào là một cái cây. Vì hội thánh ở Chicago có các “cây’ như vậy nên hội thánh đó có thể đứng.
Các cây đích thực được sản sinh trong dòng chảy thần thượng. Họ trở nên các phước hạnh cho địa phương của họ, và địa phương của họ kết trái. Tôi rất lo ngại khi một địa phương thiếu những cây như vậy. Nhưng khi một anh em chổi dậy và được biểu lộ là một cái cây, hoặc một anh em chuyển đến một địa phương và trở nên một cái cây ở đó, thì tôi có thể yên nghỉ, vì khi đó tôi biết rằng địa phương đó có người đang đứng vì nếp sống hội thánh với khả năng gánh vác các nhu cầu của hội thánh. Khi một cây có khả năng nuôi dưỡng được dấy lên trong một địa phương thì địa phương đó có thể kết trái và nhận được sự chúc phước của Chúa. Nguyện tất cả chúng ta trở nên những cây như vậy bằng cách cứ ở trong dòng chảy của Chúa!