Một trong những cái tên vĩ đại nhất trong
Kinh Thánh là David, vua Israel .
Hầu hết mọi người đều biết thể nào khi còn trẻ ông đã đối mặt với Goliah, và
nhiều người đánh giá cao các thi thiên ông đã viết. Thật ra, ông đã viết Thi
Thiên 23, thi thiên nổi tiếng nhất trong Kinh Thánh. Ông có các lỗi lầm và đã
phạm một số tội trọng, nhưng sứ đồ Paul bảo chúng ta rằng David là một người vừa
lòng Đức Chúa Trời (Công 13:22) và một người phục vụ thế hệ của chính mình
(Công 13:36). Mặc dù ông đã làm một số điều kinh khủng mà ông đã phải trả giá
đắt, nhưng David vẫn có thể phục vụ thế hệ của mình bằng cách làm vừa lòng
chính Đức Chúa Trời.
PHỤC VỤ THẾ HỆ
CỦA CHÚNG TA
VỪA LÒNG CỦA
ĐỨC CHÚA TRỜI
Đây là hai điều mà tất cả chúng ta phải quan
tâm hơn mọi điều khác – mối liên hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời và cách
chúng ta phục vụ thế hệ của mình. Chúng ta phải phục vụ thế hệ của mình vừa
lòng Đức Chúa Trời. Chúng ta không nên chỉ quan tâm đến những điều của riêng
mình. Nhiều người hoặc chỉ phục vụ chính họ hoặc phục vụ thế hệ của họ bằng một
cách mà không vừa lòng Đức Chúa Trời. Hầu hết mọi người đều có các kế hoạch
riêng và tìm kiếm điều gì có lợi cho mình. Chẳng phải chúng ta nên xem xét đến
sinh kế của mình sao? Phải chúng ta nên như vậy.
Nhưng David đã dâng mình để sống cho điều Đức
Chúa Trời ao ước và tin cậy rằng Đức Chúa Trời có thể chăm sóc ông. Ngày nay
Đức Chúa Trời vẫn tìm kiếm những người quan tâm đến điều Ngài ao ước. Khi chúng
ta phục vụ thế hệ của mình, Đức Chúa Trời đang tìm kiếm xem chúng ta có chăm lo
cho điều ở trong lòng Ngài không. Hai vấn đề này phải điều chỉnh cách sống của
chúng ta
Khi chúng ta tham gia vào các hoạt động,
những điều này thường chiếm vị trí ưu tiên mà lẽ ra phải thuộc về Chúa. Những
điều chúng ta cảm thấy là đang phục vụ thế hệ của mình vì Đấng Christ, như rao
giảng phúc âm, hướng dẫn nghiên cứu Kinh Thánh và ..v…v.. có thể chỉ là những
công việc Cơ Đốc để chúng ta làm. Cũng
cùng các hoạt động đó, nhưng lại có thể là phương tiện để chúng ta quan tâm đến
những điều thật sự ở trong lòng Chúa. Nếu chúng ta rao giảng phúc âm nhưng
không kết trái, chúng ta phải hỏi tại sao. Kinh Thánh bảo chúng ta rằng nếu
chúng ta không cư trú trong Đấng Christ - nếu chúng ta không quan tâm đến điều
ở trong lòng Ngài – chúng ta “không thể kết trái” (John 15:4)
Có hàng ngàn người yêu Chúa và làm nhiều điều
trong danh Ngài, nhưng có bao nhiêu người thật sự quan tâm đến lòng Đức Chúa
Trời? Ngày nay trong số sự kiện người trẻ đòi hỏi phải có âm nhạc hiện đại. Khi
các Cơ Đốc nhân lớn tuổi lên tiếng về điều này, những người trẻ bào chữa rằng
điều đó giúp ích cho họ. Tuy nhiên, vấn đề không phải là chúng ta sử dụng loại
nhạc nào mà vấn đề là làm vui lòng Chúa. Bất kể sự việc bên ngoài như thế nào,
tiêu chuẩn của chúng ta phải là chính Chúa được thỏa mãn và nhu cầu của Ngài
được đáp ứng
PHỤC VỤ CHÚA,
KHÔNG PHẢI CHÍNH MÌNH
Tôi biết một số Cơ Đốc nhân trung tín rao
giảng phúc âm, rồi họ nắm giữ những người cải đạo như tài sản của mình. Họ
triển lãm những người cải đạo này trong các buổi nhóm như bằng chứng sống về sự
kết trái Cơ Đốc của mình, buộc họ đứng lên và nói đôi điều. Dù các Cơ Đốc nhân
như vậy trung tín rao giảng phúc âm nhưng họ không hề có khái niệm ao ước của
lòng Đức Chúa Trời là gì và những người họ đem đến với Đấng Christ thường không
thể tăng trưởng tốt.
Tri thức Kinh Thánh của chúng ta có thể ích
lợi cho Đức Chúa Trời nhưng cũng có thể trở nên tài sản Cơ Đốc của riêng chúng
ta. Nếu chúng ta sử dụng điều chúng ta biết vì tư lợi, chúng ta không thật sự vừa
lòng Đức Chúa Trời. Tôi không có ý nói rằng chúng ta không nên dâng mình để học
tập và được trang bị. Chúng ta phải sử dụng mọi cơ hội để nghiên cứu Lời và
cung phụng cho người khác ánh sáng mà chúng ta nhận được. Chúng ta cũng phải
dẫn dân chúng đến với Đấng Christ, chăn dắt họ và phục vụ trong hội thánh của
mình. Chúng ta cũng phải năng nổ học tập những điều này. Mỗi một người trong
chúng ta phải tìm kiếm để có thể trở nên ích lợi cho Chúa. Nếu chúng ta là
những người vừa lòng Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ tìm kiếm để sử dụng điều Chúa
ban cho chúng ta vì lợi ích của Ngài.
TẬP TRUNG VÀO
LÒNG ĐỨC CHÚA TRỜI
Có một sự khác biệt lớn giữa việc vừa lòng Đức
Chúa Trời và làm việc vì Đức Chúa Trời. Làm việc vì Đức Chúa Trời mà không nhận
thức tấm lòng của Đức Chúa Trời thì rất ít có ý nghĩa. Chúng ta phải tập trung
vào điều Đức Chúa Trời theo đuổi. Khi chúng ta đối diện với những vấn đề thực
tiễn trong đời sống như nghề nghiệp và gia đình, tiêu điểm của chúng ta là gì?
Thông thường, đó không phải là Chúa. Thậm chí trong sự phục vụ Cơ Đốc, chúng ta
có thể làm nhiều điều mà không chạm đến lòng Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta nhận
thức tầm quan trọng của việc nhận biết lòng Đức Chúa Trời, thì sự phục vụ của
chúng ta sẽ lành mạnh và chúng ta sẽ được chúc phước
Tất cả chúng ta cần xem xét tại sao chúng ta
làm như vậy. Thí dụ, nếu anh em là một sinh viên, tại sao anh em lại chọn
trường đại học mà anh em đang học? Anh em có thể đáp: “Tôi muốn có một nghề
nghiệp tốt”. Tại sao? “Để tôi có thể kết hôn và tạo lập một gia đình”. Một lần
nữa tại sao? Để anh em có thể có con cháu? Mục đích của anh em là gì?
Thậm chí trong những vấn đề nhỏ nhặt, chúng
ta phải tự hỏi mình câu hỏi này. Giả sử anh em muốn mua các sách thuộc linh.
Hãy tự hỏi mình tại sao. Anh em có thể trả lời: “Tôi đang cố gắng có một thư
viện đầy đủ”. Tại sao? Có thể cuối cùng anh em sẽ thú nhận: “Tôi muốn được tôn
trọng như một anh em thuộc linh”. Chúng ta có dám hỏi tại sao thêm một lần nữa
không? Nhiều Cơ Độc nhân sống cả đời cách trung tín, nhiệt thành mà chưa từng
trả lời câu hỏi: “tại sao tôi làm như vậy?” Ngày nay, Chúa gặp khó khăn trong
việc tìm ra người quan tâm đến điều ở trong lòng Ngài. Chúng ta có thể sống một
cuộc đời sùng đạo, đáng ngưỡng mộ và thậm chí trung tín, nhưng đều mục đích của
chúng ta không phải là ích lợi của Chúa thì Ngài sẽ không tìm thấy sự thỏa mãn
của Ngài trong chúng ta
Mối liên hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời liên
hệ đến thân vị chúng ta. Loại người đúng đắn là người vừa lòngĐức Chúa Trời.
Một khi thân vị chúng ta đúng đắn trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta có thể phục
vụ thế hệ mình cách đúng đắn. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó
sống bày tỏ ra.
ĐƯỢC YÊU BẤT
KỂ SỰ THẤT BẠI
Paul, Peter, John, Stephen và thậm chí Chúa
Jesua đều nói về David. Làm thế nào một người sai lầm đã phạm các trọng tội có
thể được đánh giá cao như vậy? Làm thế nào ông có thể được nêu ra như một người
vừa lòng Đức Chúa Trời và phục vụ thế hệ của mình? Theo nhiều cách, Saul, vị
vua đầu tiên của Israel ,
dường như là một người tốt hơn. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời từ chối Saul và yêu
mến David. Thậm chí ý nghĩa của tên David là “được yêu” (Brown). Nhưng làm sao
Đức Chúa Trời có thể yêu một người khi người ấy đã thất bại nghiêm trọng như
vậy?
Khi đọc về David, chúng ta chắc hẳn được
khích lệ: Nguyện mỗi chúng ta đều nói với Chúa: “Ngài biết tôi sa ngã thế nào
và bất xứng ra sao, nhưng Chúa ơi, tôi vẫn muốn vừa lòng Ngài và phục vụ thế hệ
của mình như một người đúng đắn”. Nếu không có điều này, nhiều người dẫn dắt có
thể làm tổn hại những người họ dẫn dắt và làm hoặc nói những điều gây ra các
nan đề thật sự. Khi nói đến việc phục vụ Chúa, không một ai đủ phẩm chất. Vì
vậy, chúng ta phải được khích lệ vì Chúa có thể đánh giá cao một người giống
như David, là người vẫn có thể được Chúa trọng dụng nhờ có một tấm lòng đúng
đắn. Chúa xem David là một trong các đầy tớ vĩ đại nhất của Ngài. Vì điều này,
tôi hi vọng mỗi người trong chúng ta sẽ nói với Chúa: “Tôi dâng mình để làm một
người vừa lòngNgài, Chúa ơi, bất kể sự việc có thể gây chán nản như thế nào.
Đôi lúc tôi có thể thất bại và bị đánh bại. Tôi thậm chí có thể bị bắt quả tang
trong một điều gì đó rất xấu xa, nhưng tôi vẫn muốn làm một người vừa lòng Ngài
và phục vụ thế hệ mình vì Ngài”
CÁC THẦY TẾ
LỄ, CÁC VUA VÀ CÁC TIÊN TRI
Để hiểu cụm từ “thế hệ của mình” (Công
13:36), chúng ta phải xem xét tình trạng thế hệ của David
Đức Chúa Trời đã công tác qua ba loại người
trong Cựu Ước. Ban đầu, Ngài công tác qua chức tế lễ. Các thầy tế lễ đem dân
chúng đến trước mặt Đức Chúa Trời và đem lời Đức Chúa Trời đến với dân chúng.
Đức Chúa Trời ao ước duy trì chứng cớ của Ngài với dân Ngài qua chức tế lễ. Tuy
nhiên, nhiều lần các thầy tế lễ thất bại, vì vậy Chúa đã dấy lên một nhóm người
thứ hai bao gồm các thẩm phán rồi đến các vua, để cai trị dân Ngài
Tuy nhiên, có nhiều lúc cả chức tế lễ lẫn
vương quyền đều không tác nhiệm cách đúng đắn. Trong suốt thời gian này, Chúa
đã dấy lên nhóm người thứ ba là các tiên tri. Các thầy tế lễ đem dân Đức Chúa
Trời đến với chính Ngài, các vua đem sự cai trị của Ngài đến với dân chúng và
các tiên tri phát ngôn cho Đức Chúa Trời cách trực tiếp. Qua ba loại đầy tớ này
– các thầy tế lễ, các vua và các tiên tri – Đức Chúa Trời đã vận hành giữa vòng
dân Ngài. Khi cả ba nhóm người này đều tác nhiệm như dự định, giống như dưới
triều đại David, tình trạng giữa vòng dân Đức Chúa Trời lành mạnh và Đức Chúa Trời
có chứng cớ của Ngài giữa vòng dân Ngài. Khi cả ba nhóm người này đều tác nhiệm
như dự định, giống như dưới triều đại David, tình trạng giữa vòng dân Đức Chúa
Trời lành mạnh và Đức Chúa Trời có chứng cớ của Ngài giữa vòng dân Ngài
CÁC ĐÒI HỎI ĐỂ
CÓ
MỘT HỘI THÁNH
ĐỊA PHƯƠNG LÀNH MẠNH
Ngày nay, nếu hội thánh địa phương hoặc một
nhóm tín đồ tương giao với chúng ta là lành mạnh, thì họ cần có những người tác
nhiệm trong ba khả năng này – như các thầy tế lễ, các vua và các tiên tri
Trước hết, chúng ta cần một số người sống
trước mặt Chúa như các thầy tế lễ ngày nay. Bởi sống và cầu nguyện trong sự
hiện diện của Đấng Christ, họ có thể đem người khác vào trong sự hiện diện của
Ngài. Đây là những gì chức tế lễ đại diện. Các thầy tế lễ đích thực là những
người có thể đem con người đến với Đức Chúa Trời, và đem Đức Chúa Trời đến với con người. Hội thánh địa
phương nào thiếu những người vận dụng theo cách nầy thì sẽ yếu đuối.
Thứ hai, có nhu cầu về quyền lãnh đạo lành
mạnh. Phải có một số người có thể thi hành điều Đức Chúa Trời ao ước để các tín
đồ có thể tiến tới. Đây là những gì vương quyền đại diện. Vương quyền đích thực
đem điều Đức Chúa Trời ao ước tiến tới phía trước. Nếu không có quyền lãnh đạo
đúng đắn, một hội thánh địa phương sẽ hỗn độn – sẽ không có sự chỉ dẫn rõ ràng
về những gì nên làm và điều này có thể dẫn đến rõ ràng về những gì nên làm và
điều này có thể dẫn đến sự bất đồng giữa vòng các chi thể
Thứ ba, sự phát ngôn của Chúa phải hiện diện qua
những người có khả năng tác nhiệm như các tiên tri, vì ngoài sự phát ngôn thần
thượng của Chúa, dân Ngài không thể nhận biết Ngài như Đức Chúa Trời hằng sống
giữa vòng họ. Một hội thánh thiếu những người tác nhiệm như các tiêu tri sẽ
kinh nghiệm sự chết chóc trong các sự nhóm lại của họ.
Tuy nhiên, tôi e rằng rất ít người giữa vòng
chúng ta sống như các thầy tế lễ trước mặt Đức Chúa Trời. Chỉ một vài người
nhóm lại cầu nguyện vào các giờ cầu nguyện cố định hoặc có một thời gian để cầu
nguyện riêng. Vì vậy, hầu hết đều bị đánh trượt trong vấn đề đầu tiên cần thiết
cho nếp sống hội thánh lành mạnh. Hơn nữa, hiếm có ai sẵn lòng chăn dắt. Vì
vậy, hầu hết cũng trượt sự đòi hỏi thứ hai về việc làm người chăn và dẫn dắt.
Cuối cùng, tôi e rằng hầu hết cũng thất bại trong việc phát ngôn cho Chúa.
Nhưng nếu bất kỳ hội thánh địa phương nào thiếu hụt bất cứ điều nào trong ba
điều này, Chúa cũng sẽ không thể vận hành theo mức mà Ngài ao ước
Do sự suy thoái giữa vòng các thầy tế lễ sau
khi Israel
bước vào trong miền đất hứa, Đức Chúa Trời đã dấy lên các thẩm phán để cai trị
dân Ngài. Ba thẩm phán đầu tiên– Othniel, Ehud và Shamgar – chắc hẳn cai trị
rất tốt vì kinh thánh ký thuật rất ít về họ (thẩm 3). Tuy nhiên, khi chúng ta
đến Gideon, câu chuyện lập dị bắt đầu. Gideon đã khởi đầu rất tốt. Ông đáp ứng
với sự kêu gọi của Chúa và dẫn dắt nhóm người Israel nhỏ bé của mình chống lại
quân đội tinh nhuệ của Midian như Chúa truyền lệnh. Ông đã làm nên một chiến
thắng lớn cho Israel .
Tuy nhiên, sau điều này, ông đã làm một ephod bằng vàng và dựng lên trong thành
của mình. Tất cả dân Israel đều đến thờ phượng nó, phạm tội gian dâm sau khi
thờ thần thượng (Quan. 6-8)
Thẩm phán nổi tiếng nhất là Samson (Quan 13-16)
Mọi người đều ngưỡng mộ ông vì ông đã một tay đánh thắng quân Philistine, nhưng
cuối cùng ông bị một người nữ lừa gạt và bị bắt làm phu tù cho dân Philistine.
Trong chiến thắng cuối cùng, ông đã giật đổ đền thờ của họ hầu cho “số người
ông giết vào lúc chết nhiều hơn số người ông đã giết trong cuộc đời mình” (Quan
16:30). Tuy nhiên, khi đọc lời cầu nguyện cuối cùng của ông, chúng ta nhận thức
rằng lòng ông không đặt trên mối quan tâm của Đức Chúa Trời nhưng trên sự báo
thù riêng. Lẽ ra ông phải xưng nhận thể nào mình là một thẩm phán tệ hại và xin
Chúa dấy lên một ai đó có thể làm tốt hơn
Dường như không có một thẩm phán nào thể hiện
mối quan tâm về những điều thật sự ở trong lòng Đức Chúa Trời. Họ được dấy lên
để thẩm phán dân Đức Chúa Trời nhưng không ai trong số họ hỏi Đức Chúa Trời xem
họ phải thẩm phán như thế nào và điều gì thật sự làm vui lòng Ngài. Họ phải hỏi
Ngài: “Tôi phải ở với dân Ngài như thế nào? Làm thế nào tôi có thể đại diện cho
Ngài nếu tôi không biết điều gì ở trong lòng Ngài? Hãy khải thị lòng Ngài cho
tôi”.
PHỤC VỤ VỪA
LÒNG ĐỨC CHÚA TRỜI
Một người con vâng phục sẽ làm điều người ấy
nghĩ rằng cha mẹ mình muốn. Nếu cha mẹ bảo người ấy học, người ấy học tập
chuyên cần. Thứ hạng của người ấy phản ánh việc học tập chăm chỉ của người ấy.
Tuy nhiên, việc làm một học sinh giỏi không làm cho người con này trở nên một
người vừa lòng của cha mình. Có phải điểm số cao là điều cha người ấy thật sự
theo đuổi? Việc vâng phục cha mẹ và việc trở nên một người vừa lòng cha mẹ có
thể là hai điều khác nhau. Các thẩm phán và Đức Chúa Trời cũng giống như vậy.
Họ chắc chắn đã cố gắng hết sức để phục vụ Đức Chúa Trời, nhưng không một ai
phục vụ Đức Chúa Trời như một người vừa lòng Ngài.
Các Cơ Đốc nhân tham gia vào nhiều điều thuộc
linh tốt lành. Một số người thậm chí dâng cuộc đời mình để phục vụ Đức Chúa
Trời và trở nên rất bận rộn. Anh em không thể nói rằng Đức Chúa Trời không vui
sướng với họ, giống như anh em không thể nói rằng cha mẹ không vui sướng với
một người con vâng phục. Tuy nhiên, chúng ta phải tự hỏi mình: Những điều thuộc
linh chúng ta làm có thật sự vừa lòng Đức Chúa Trời hay không? Điều chúng ta
làm có vẻ đúng đắn, nhưng có thể không hề vừa lòng Ngài. Ô, chúng ta cần nhìn
thấy điều này biết bao! Paul bảo chúng ta rằng trong David, Đức Chúa Trời đã
tìm thấy một người vừa lòng Ngài. Ngài đã tìm thấy một người có thể thật sự
phục vụ Ngài trong thế hệ của mình. Trước David, có một số người dẫn dắt dân
Đức Chúa Trời đã hoàn thành xuất sắc công việc của mình nhưng chưa từng biết
Đức Chúa Trời theo đuổi điều gì. Chúng ta có thể hành động theo luật pháp và
nguyên tắc của Đức Chúa Trời nhưng nếu chúng ta không vừa lòng Ngài, Ngài sẽ
không vui sướng với chúng ta, bất kể chúng ta thành công và chiến thắng bao
nhiêu. Chúa ao ước một người quan tâm đến điều Ngài quan tâm. Điều Đức Chúa
Trời đánh giá cao không phải là chúng ta có bao nhiêu năng lực mà là chúng ta
có quan tâm đến những điều ở trong lòng Ngài hay không
Một khi chúng ta khám phá ra những điều ở
trong lòng Chúa, chúng ta phải dâng cuộc đời mình để chiến đấu cho điều đó.
David là một chiến binh như vậy. Ngày nay có quá nhiều người bị xao lãng khỏi
điều Chúa khải thị cho họ về chủ đích của Ngài. Chúng ta cần được cứu khỏi việc
thực hiện những điều thuộc linh chỉ vì những điều thuộc linh. Thông thường,
chúng ta xem xét các sự việc sẽ ảnh hưởng hay chúc phước cho người khác như thế
nào; thay vì vậy, chúng ta phải xem xét thể nào những điều này ảnh hưởng hay
chúc phước cho Chúa
Chúng ta có thể xem xét cách làm vui lòng cha
mẹ, người bạn đời hoặc những người khác. Có thể chúng ta cố gắng làm vui lòng
nhiều người khác hơn Chúa. Thật ra người chúng ta muốn làm vui lòng nhất là
chính chúng ta. Dường như chúng ta có nhiều ông chủ. Thậm chí trong những vấn
đề thuộc linh, chúng ta có thể xem xét phải làm gì trong ánh sáng của người
khác, chứ không phải của Chúa. Tuy nhiên, một người thuộc linh xem xét điều gì
ích lợi cho Chúa, giao thác người khác cho Ngài.
Không ai trong các thẩm phán nghĩ đến việc
tìm kiếm những điều thật sự có trong lòng Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng có thể
rất bận rộn làm nhiều điều trong danh Chúa, nhưng chúng ta có được truyền bảo
bởi nhìn thấy những điều ở trong lòng Ngài không? Đức Chúa Trời không theo đuổi
những người lãnh đạo dự bị; Ngài theo đuổi những người tìm kiếm Ngài và phục vụ
vừa lòng Ngài
SỰ THẤT BẠI
CỦA CÁC THẦY TẾ LỄ,
CÁC THẨM PHÁN
VÀ CÁC TIÊN TRI
Các thẩm phán thực hiện sứ mệnh của họ trước
mặt Chúa, nhưng giữa vòng họ, Đức Chúa Trời không tìm thấy ai vừa lòng Ngài.
Cuối cùng, các thầy tế lễ thất bại, các thẩm phán thất bại và các tiên tri thất
bại. Đó là tình trạng chuẩn bị cho thế hệ của David. Vị thẩm phán cuối cùng
trước Samuel là Eli cũng là một thầy tế lễ, nhưng trong chừng mực nào đó, dường
như khi bị mù về mặt thuộc thể, ông cũng đui mù về mặt thuộc linh. Về thời kỳ
này, Kinh Thánh nói: “lời của Jehovah hiếm thấy trong những ngày đó; các khải
tượng không được phổ biến” (1 Sam. 3:1) Dầu vậy, chúng ta cẫn được bảo rằng
chân đèn của Chúa chưa tắt (1 Sam 3:3). Ngợi khen Chúa về điều này! Tình trạng
không hoàn toàn vô vọng, nhưng có một ít sự phát ngôn của Đức Chúa Trời giữa
vòng dân chúng
SỰ SUY THOÁI
CỦA ISRAEL
Vậy tình trạng của Israel ra sao trong thời các thẩm
phán? Do sự thiếu hụt giữa vòng các thầy tế lễ, các thẩm phán và các tiên tri,
nên tình trạng của dân chúng suy thoái. Việc cả ba nhóm người này tác nhiệm bất
thường khiến cho tình trạng giữa vòng dân Đức Chúa Trời chuyển biến theo chiều
hướng xấu đi. Dân chúng không chỉ sa ngã vào trong sự rối loạn và vô luân mà
thậm chí còn tàn sát lẫn nhau trong miền đất (Quan. 20)
Kể từ thẩm phán 17, một loạt các sự kiện diễn
ra minh họa tình trạng đã trở nên đáng thương ra sao. Một người tên là Micah đã
ăn cắp tiền của mẹ mình nhưng sau đó trả lại cho bà. Vì đã dâng tiền cho Chúa
nên bà lấy một ít tiền trong số đó làm thành hai hình tượng. Chúng được dựng
lên để thờ phượng trong nhà của Micah. Ông thậm chí làm một ephod (trang phục
của thầy tế lễ), lập một trong các con trai mình, sau đó lập một người Levi lên
làm thầy tế lễ! Khi đó những người từ chi phái Dan đi đến, ăn cắp các thần
tượng của ông và đem thầy tế lễ của ông đến vùng đất phía Bắc, là nơi họ thiết
lập điện thờ của riêng họ
Sau điều này, hầu thiếp của một người Levi bị
một nhóm người Benjamin lạm dụng và giết chết, và rồi người Levi đó cắt nàng ra
thành mười hai mảnh và gửi đến khắp cả dân Israel (Quan 19). Toàn bộ dân chúng
nhóm lại như một người tại Mizpah để xem chuyện gì đã xảy ra. Khi họ nghe điều
mà những người nam Benjamin đã làm, các chi phái Israel đã khai chiến với toàn
bộ chi phái Benjamin, vì những người lãnh đạo Benjamin không chịu giao nộp
những người phạm tội để thẩm phán. Ban đầu, Benjamin đánh bại các chi phái còn
lại của Israel, giết chết 22.000 người Israel trong ngày đầu tiên và 18.000
người trong ngày tiếp theo. Tuy nhiên, cuối cùng dân Israel hỏi Chúa xem họ có nên tiếp
tục chiến đấu không và Chúa đáp lại rằng
Ngài sẽ giao Benjamin vào tay họ trong trận đánh kế tiếp. Quân Israel đã đánh bại Benjamin, giết chết 25.000 chiến
sĩ. Họ tiếp tục đến các thành, giết chết mọi cư dân. Chỉ có 600 người nam xoay
nở trốn thoát được. Thảm họa xảy ra cho tất cả các chi phái nhưng điều xảy ra
với Benjamin là thảm khốc nhất, vì hầu như toàn bộ chi phái Benjamin đã bị xóa
sạch khỏi mặt đất (Quan. 20)
Sau đó con cái Israel đã tìm cách phục hồi
Benjamin, vì 600 người nam Benjamin còn lại chưa có vợ và các chi phái khác đã
thề không gả con gái cho người Benjamin. Cuối cùng, họ đi đến một giải pháp: Có
một thành không vâng theo lời triệu tập tham chiến chống lại Benjamin, vì vậy
họ đã giết chết mọi cư dân của thành đó, chỉ chừa lại 400 trinh nữ để giao cho
những người nam của Benjamin. Họ bảo hai trăm người nam còn lại trốn trong các
vườn nho suốt kỳ lễ hằng năm ở Shiloh và đánh cắp vợ cho mình từ giữa vòng các
con gái Israel
đến đó nhảy múa. Theo cách này, nếu con gái của họ bị cướp mất thì theo pháp
lý, họ không phá vỡ lời thề nguyện của mình (Quan 21).
Tất cả các câu chuyện này cung cấp một bức
tranh tốt về tình trạng rối loạn giữa vòng dân Đức Chúa Trời khi phải thờ
phượng Đức Chúa Trời! Chức tế lễ ở đâu? Làm sao một người Levi có thể tác nhiệm như một thầy tế lễ? Làm sao Jehovah
có thể được thờ phượng cùng với các thần tượng? Chúng ta thấy dân chúng đã trở
nên bạo lực và vô luân biết bao qua sự ký thuật về người Levi và hầu thiếp của
người ấy. Thật không thể tin nổi một chi phái thậm chí có thể cầu nguyện để Đức
Chúa Trời đi lên chống lại một chi phái khác trong cuộc chiến. Đức Chúa Trời có
thể cấp phép cho họ nhưng một điều như vậy có vừa lòng Ngài không? Đức Chúa
Trời có vui sướng với một sự cầu thay như vậy? Ngài có cảm thấy: “Phải,
hallelujah, ngày mai ngươi có thể tàn sát nhau hơn nữa” không? Điều này không
vinh hóa Đức Chúa Trời. Nhưng các Cơ Đốc nhân thường tiếp cận Đức Chúa Trời với những
lời cầu nguyện giống như vậy chứ không
phải những lời cầu nguyện vừa lòngNgài!
SỰ CHO PHÉP
CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
TRÁI NGƯỢC VỚI
LÒNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời và tấm lòng của
Đức Chúa Trời có thể là hai điều khác nhau. Sự đáp lời của Đức Chúa Trời với
lời cầu nguyện của Israel có thể ban cho họ sự tin chắc sai lầm rằng họ đang
thực hiện ý muốn của Ngài, giống như chúng ta có thể cảm thấy như vậy khi cuối
cùng chúng ta nhận được đáp lời cho một điều gì đó mà chúng ta đã cầu nguyện.
Sau đó, chúng ta có thể nói: “Tôi chỉ đang làm điều Đức Chúa Trời bảo tôi làm!”
Nhưng khi cầu nguyện, chúng ta có đang cầu xin vừa lòngNgài không? Anh em có
thể nói với người khác rằng Chúa đã dẫn dắt anh em trong một vấn đề nào đó,
nhưng những người có sự hiểu biết thuộc linh sẽ nhận thức rằng mặc dù Chúa thật
sự cho phép anh em nhưng đó không phải là một điều vừa lòngNgài
Vào lúc đó, trên khắp đất dường như không có
người nào quan tâm đến điều Đức Chúa Trời muốn. Không ai chú ý đến tấm lòng của
Đức Chúa Trời. Sự cam kết tôn trọng lời thề của dân Israel là không cho phép con gái
kết hôn với các con trai Benjamin dường như còn quan trọng hơn chính Đức Chúa
Trời. Chắc chắn, họ không biết lòng của Đức Chúa Trời. Họ chỉ làm điều họ cảm
thấy phải làm Sách Thẩm Phán kết thúc bằng: “trong những ngày đó, không có vua
trong Israel; mọi người làm điều đúng theo mắt mình” (Quan. 21:25). Dân mà Đức
Chúa Trời gọi là dân của chính Ngài là loại dân gì vậy?
Tại sao Đức Chúa Trời kêu gọi một nhóm người
điên rồ như vậy? Nhưng thậm chí trong kỷ nguyên các thẩm phán này, Đức Chúa
Trời vẫn gìn giữ vài người như Ruth và Boaz, các tổ phụ vĩ đại của David, chiếu
sáng trước mặt Ngài. Nguyện Chúa khiến
chúng ta nhận thức mình cần được giải thoát khỏi mọi quan niệm về sự thực hành
tôn giáo biết bao hầu chúng ta có thể đơn sơ và thuần khiết quan tâm đến lòng
của Chúa. Mọi điều xung quanh chúng ta có thể tối tăm và dường như vô vọng
nhưng nếu chúng ta vẫn thuần khiến đối với Đức Chúa Trời và cầu hỏi Ngài về
điều Ngài ao ước thì Đức Chúa Trời có thể có một con đường để thu đoạt điều
Ngài theo đuổi
DAVID: MỘT
NGƯỜI VỪA LÒNGĐỨC CHÚA TRỜI
Đây là môi trường để dẫn đến việc David xuất
hiện. Thật quý báu biết bao vì ngay trên đất, thậm chí giữa một tình trạng tối
tăm và rối loạn như vậy và bất kể các lỗi lầm và yếu đuối của mình, David đã
nhận thức rằng Đức Chúa Trời ao ước một điều gì đó và tìm kiếm lòng của Ngài.
Nhờ có người này mà cả một thế hệ được đem vào trong sự chúc phước của Đức Chúa
Trời.