Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

SỰ CHUẨN BỊ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI- MỘT NGƯỜI NỮ, CON TRAI BÀ VÀ MỘT VỊ VUA

 Beautiful garden flowers Stock Photo

Trong thời các thẩm phán, tình trạng giữa vòng con cái Israel đã sa ngã đến mức rất thấp. Các thầy tế lễ thất bại, các thẩm phán thất bại và dường như không có một tiên tri nào mà Chúa có thể sai đi phát ngôn cho Ngài. Trong thời kỳ đen tối đó, chứng cớ của Chúa giữa vòng dân Ngài rất yếu. Chi phái Benjamin hầu như bị tiêu diệt bởi các chi phái khác. Đức Chúa Trời đã cho phép tình trạng rối loạn này tiếp diễn trong một thời gian dài. Tuy nhiên, sau khoảng 450 năm (Công. 13:20), Đức Chúa Trời đã sẵn sàng thay đổi thời đại

LỜI HỨA NGUYỆN CỦA HANNAH
Để thay đổi thời đại, Đức Chúa Trời đòi hỏi một người nữ đủ thuần khiết để dâng cho Ngài con của mình. Người nữ này là Hannah (1 Sam 1:2). Trong hầu hết mọi mặt, Hanah không có gì nổi bật hơn những người khác. Tên bà nghĩa là được ân sủng (từ điển Strong) hoặc nhân từ (tự điển Hitchcock), điều mà mọi người nữ thường có. Chồng bà có một người vợ thứ hai đã sinh con cái cho ông, nhưng Hannah vẫn son sẻ. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến tình yêu hoặc sự yêu mến của ông dành cho bà (c.5).
Hannah không thể chấp nhận sự son sẻ này và di hành đến nơi cư trú của Chúa tại Shiloh để khẩn xin Chúa một người con. Trong lời cầu nguyện, nàng hứa nguyện với Chúa rằng nếu Ngài ban cho nàng một con trai, nàng sẽ dâng con ấy trở lại cho Chúa để phục vụ Ngài trọn đời nó và dao cạo sẽ không đưa qua đầu nó (c.11). Nói cách khác, bà sẽ dâng con trai mình làm một người Nazarite (Dân 6:1-5), một người đủ phẩm chất phục vụ trước mặt Chúa cho dù người ấy không được sinh ra là một thầy tế lễ. Thật ra, Hannah đang nói: “Tôi không muốn một đứa con cho chính mình; tôi muốn một con trai cho Ngài”
HANNAH VÀ ELI
Hannah đã cầu nguyện quyết liệt đến nỗi Eli kết tội là bà say xỉn (1 Sam 1:12-14). Eli  vừa là thầy tế lễ thượng phẩm vừa là thẩm phán của Israel, vì vậy việc ông quở trách Hannah như vậy không phải là chuyện nhỏ. Khi chúng ta thuần khiết tìm kiếm Chúa vì mối quan tâm của Ngài, đôi khi Ngài sẽ để cho chúng ta bị các đầy tớ Ngài hiểu lầm và quở trách. Thật khó chấp nhận, nhưng chúng ta phải đánh giá cao cách Hanah đáp lại. Bà không nói cách căm phẫn: “Ông không thấy rằng tôi đang cầu nguyện sao? Tôi không say! Xin lỗi!” Thậm chí với một người quá nhanh chóng xét đoán sai, bà vẫn đáp lại với một thái độ đúng đắn. Bà không tìm cách minh oan cho mình. Thay vì vậy, bà nói với Eli rằng bà có sự cay đắng trong hồn do sự trĩu trong lòng. Khi đó, Eli lập tức nhận thức bản chất thật của tình trạng và phát ngôn một lời đại diện cho Chúa, chỉ tỏ rằng ông thật sự sở hữu một cái nhìn thấu suốt thuộc linh
Làm sao chúng ta biết rằng Hannah nhận lấy lời Eli như là từ Chúa? Bà lập tức đi ra, ăn uống và được khích lệ. Bà có sự tin chắc rằng Chúa đã nghe lời cầu nguyện của mình. Điều này một lần nữa chỉ tỏ một điều gì đó ấn tượng về bà. Làm thế nào bà có thể tin lời của một người vừa mới biểu minh sự thiếu hụt trong sự biện biệt của mình? Chẳng phải Eli vừa mới xét đoán sai rằng bà là một người say sưa hay sao? Làm sao bà có thể tin lời Eli rằng Chúa sẽ đáp lời cầu nguyện của bà? Hannah thừa nhận Eli vẫn là người đại diện cho Chúa, bất kể các sự thất bại và lỗi lầm của cá nhân ông.
Hannah là một kiểu mẫu tốt cho chúng ta. Mặc dù Eli là một người thuộc linh mờ nhạt, nhưng ông vẫn là thẩm phán và thầy tế lễ thượng phẩm. Ông có thể phát ngôn cho Chúa với sự rõ ràng ngay sau khi ông bị vạch trần là sai trật trong sự xét đoán của mình. Mặc dù ông không biết Hanah cầu nguyện điều gì nhưng không khích lệ bà, làm cho bà tin chắc rằng Chúa sẽ đáp lời cầu nguyện của bà.
Một ngày kia, khi còn là một tín đồ trẻ, tôi buồn rầu trước mặt Chúa về một vấn đề đè nặng lòng tôi. Một trưởng lão hội thánh thấy vậy nên quở trách tôi và khi tôi khóc, anh lại quở trách tôi rồi bảo tôi ngừng khóc. Tôi đã nín khóc và bởi sự thương xót của Chúa, tôi tôn trọng anh  ấy như một người mà Chúa đã đặt trên tôi để chăm sóc tôi. Vào lúc đó, tôi nhận thức tình trạng nghiêm trọng biết bao. Đối với cảm nhận của tôi, nếu tôi phản ứng cách không đúng, tôi sẽ đánh mất mối liên hệ quang đãng với Đấng Christ và hội thánh Ngài, vì đối với cảm nhận của tôi người trưởng lão đó vừa đại diện cho Đấng Christ, và cho hội thánh Ngài.
SỰ ĐÁP LẠI CỦA HANNAH
Do đó tất cả chúng ta hãy học tập đôi điều trong lời nói của Hannah. Bà trả lời với người đã xét đoán sai mình là: “Hãy để đầy tớ gái ông tìm được đặc ân trong cách nhìn của ông” (1 Sam 1:18). Nếu chúng ta học tập đáp lại theo cách này mỗi khi có người chỉ trích chúng ta thì chúng ta có thể được cứu khỏi nhiều nan đề trong nếp sống hội thánh!. Hãy chuẩn bị. Trong nếp sống hội thánh, có nhiều cơ hội để được hiểu lầm. Cho dù người khác buộc tội rằng điều anh em đang làm thật kinh khủng, hãy học tập nói: “Nguyện tôi tìm thấy đặc ân trong cách nhìn của anh” Đây là bí quyết để có một nếp sống hội thánh lành mạnh. Thông thường, chúng ta càng cố gắng bảo vệ một điều gì đó thì chúng ta càng mở của cho sự kiện cáo thêm nữa. Việc có khả năng đáp lại như Hannah không phải là một điều nhỏ nhặt. Nếu chúng ta có thể đáp lại dịu ngọt như vậy, điều đó sẽ mở cửa cho nếp sống hội thánh dịu ngọt, nơi mà mọi người đều vì Chúa và yêu Ngài. Những người khác không có ý định làm bất cứ điều gì tổn hại. Họ chỉ nhìn thấy sự việc một cách khác. Trong nếp sống hội thánh, tất cả chúng ta hãy tìm thấy đặc ân trong cách nhìn của nhau.
NGƯỜI NAZARITE SAMUEL
Ngay sau điều này, Hannah nhận thức Đức Chúa Trời đã nghe và đáp lời cầu nguyện của bà. Bà chấp nhận sự khích lệ, và thật sự sinh một con trai và đặt tên là Samuel, nghĩa là được cầu xin từ Đức Chúa Trời hoặc được nghe từ Đức Chúa Trời (tự điển Hitchcock)
Khi Samuel còn trẻ, đang phục vụ trong nhà Đức Chúa Trời, ông đã mặc ephod bằng vải lanh mịn, nghĩa là ông đã phục vụ như thầy tế lễ. Ông chỉ là một người Levi, nhưng vì ông đã được dâng lên như một người Nazarite, nên ông được biệt riêng cho Chúa và có thể bổ khuyết vào việc làm một thầy tế lễ trước mặt Đức Chúa Trời
Cách chúng ta ăn mặc về mặt thuộc linh trước mặt Chúa rất quan trọng, vì điều này quyết định cách chúng ta phục vụ. Ngay cả khi bên ngoài chúng ta mặc đồ bình thường thì bên trong chúng ta vẫn phải được thắt lưng, mặc ephod bằng vài lanh mịn, phục vụ như các thầy tế lễ. Ngày chúng ta mặc ephod bằng vải lanh mịn là ngày chúng ta bắt đầu phục vụ như các thầy tế lễ. Đó không phải là một điều mặc vào và cởi ra tùy thích. Nếu chúng ta làm như vậy, điều đó có nghĩa là thay vì sống và phục vụ như các thầy tế lễ, chúng ta chỉ dự phần vào một số điều trong nếp sống hội thánh.
PHỤC VỤ CHÚA DƯỚI QUYỀN E LI
Samuel đã phục vụ Chúa như một tế lễ, là điều càng trở nên khó khăn hơn vì ông phải phục vụ dưới quyền Eli, người có đôi mắt bắt đầu mờ dần (1 Sam 3:1-2). Phục vụ dưới bất kỳ ai không sáng tỏ lắm có thể là một thử thách thật sự. Nếu những người dẫn dắt trong hội thánh không sáng tỏ, nhiều điều hiểm nghèo có thể xảy ra. Các nan đề nghiêm trọng lẽ ra phải được giải quyết lại không được xử lý và những điều tích cực như sự chuyển động của Linh có thể bị bỏ sót. Nếu chúng ta giống như Samuel, có loại tấm lòng đúng đắn, chúng ta có thể học tập từ cả điều  tiêu cực lẫn điều tích cực trong những người khác.
Nhiều năm trước, tôi khám phá ra một trưởng lão hội thánh hút thuốc lá. Tôi không nói điều này với ai nhưng một ngày kia, người bạn đồng hành của tôi nói rằng anh đã nhìn thấy trưởng lão này hút thuốc và không biết phải làm sao. Chúng tôi có thể chỉ trích trưởng lão này hoặc tán gẫu về anh, nhưng thay vì vậy tôi nói: “Chúng ta hãy cầu nguyện” Đó là một sự cứu rỗi. Chúng tôi không cầu nguyện  về tình trang cụ thể của trưởng lão này vì thậm chí điều đó có thể là xét đoán, mở cửa cho việc đánh mất sự tôn trọng anh ấy. Thay vì vậy, chúng tôi cầu nguyện xin Chúa thương xót để chúng tôi chỉ thấy Đấng Christ trong nếp sống hội thánh. Không lâu sau, trưởng lão đó giảng một sứ điệp trong đó anh nói: “Anh em thậm chí không biết một điếu thuốc nhỏ bé có thể có quyền năng thế nào trên mình”. Tôi cảm thức rằng anh đã có một sự đột phá trong vấn đề này và tôi ngợi khen Chúa. Tôi tin rằng lời cầu nguyện của chúng tôi thật sự đã đóng một vai trò trong vấn đề này, mặc dù trong sự cầu nguyện, chúng tôi chưa từng trực tiếp đề cập đến thói quen của anh ấy.
Những người trẻ trong Chúa có thể tin rằng các trưởng lão hội thánh chắc chắn phải là những vĩ nhân đức tin đắc thắng, nhưng trong thực tế, họ cũng chỉ là con người như bao người khác. Nếp sống hội thánh đầy dẫy mọi loại người có nan đề. Có những nan đề anh em nhìn thấy trong nếp sống hội thánh, nhưng cũng có nhiều nan nề mà anh em không nhìn thấy. Hãy cảm tạ Chúa vì anh em không nhìn thấy! Trong thực tế, nếu anh em muốn là một người vừa lòng Đức Chúa Trời, anh em phải học tập không nhìn một số điều hoặc ít nhất che phủ chúng trong tình yêu (1 Pet 4:8). Nếu biết cách giải quyết sự hỗn độn trong nếp sống hội thánh, anh em sẽ tăng trưởng. Thật ra, các tình trạng hỗn độn đặc biệt vì sự học tập và tăng trưởng của chúng ta.
Bởi đó Samuel phục vụ như một thầy tế lễ - không phải bởi chính mình, nhưng đúng hơn ở dưới một thầy tế lễ thượng phẩm có thị lực không còn sáng tỏ nữa. Tuy nhiên, chính trong những tình trạng này mà Chúa phát ngôn với ông.
SỰ THẨM PHÁN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRÊN E LI
Trong những ngày đó lời Chúa rất hiếm hoi (1 Sam. 3:1). Israel đã không nghe được tiếng Đức Chúa Trời trong một thời gian. Hãy nhớ, các tiên tri cùng với các thầy tế lễ và các thẩm phán đã thất bại. Rồi một đêm nọ, khi Samuel đang ngủ trong nhà của Chúa, ông bị đánh thức bởi có người gọi tên ông (c.4). Vì trước đây chưa từng nghe tiếng Chúa nên ông nghĩ chắc là Eli, vì vậy ông đã chạy đến với Eli. Eli nói ông đã lầm và bảo ông trở về ngủ. Điều này lặp lại hai lần nữa, rồi cuối cùng Eli nhận thức rằng chính Chúa đang phát ngôn với Samuel.
Eli rất sáng tỏ khi cần phải sáng tỏ. Mặc dù ông đã hiểu lầm Hannah là say xỉn, nhưng khi ông chúc phước cho bà, đó là phước hạnh thật. Theo cùng một cách, một khi nhận thức Chúa đang kêu gọi Samuel, ông rất sáng tỏ về điều Samuel phải làm. Ông bảo Samuel trở về và khi nghe sự phát ngôn một lần nữa, phải đáp lại: “Chúa ơi, hãy phát ngôn, vì đầy tớ Ngài đang nghe” (c.9). Eli có thể tự hỏi tại sao Chúa nói với Samuel mà không nói với ông, vì chẳng phải ông là thẩm phán của Israel và thầy tế lễ được xức dầu của Đức Chúa Trời sao? Việc Chúa phát ngôn với Samuel chứ không phải với Eli đã báo hiệu sự thẩm phán của Đức Chúa Trời trên Eli.
Khi Chúa kêu Samuel lần thứ tư, Samuel đã đáp lại như Eli bảo ông và Chúa phát ngôn với Samuel về sự thẩm phán của Ngài trên nhà Eli. Đây là một lời rất nghiêm khắc. Đức Chúa Trời nổi giận với Eli vì không giữ hai con trai mình khỏi điều ác liên quan đến sự vô luân gớm ghiếc trong nơi thánh của chính Đức Chúa Trời lẫn việc lạm dụng đặc quyền thầy tế lễ của họ. Đức Chúa Trời không giảm nhẹ sự thẩm phán trên Eli chỉ vì ông đã trung tín dấy lên Samuel. Sự thẩm phán mà Đức Chúa Trời nói sẽ khiến cho mọi người trong Israel nghe đến đều bị ù tai (1 Sam 3:11).
Eli phải biết rằng lời của Chúa nói với Samuel có liên quan đến ông. Samuel không muốn nói cho Eli mọi điều Đức Chúa Trời đã phát ngôn vì Đức Chúa Trời bảo ông rằng Eli sẽ bị thẩm phán mà không thể ăn năn. Eli chắc hẳn đã nhận thức mọi điều này vì ông bảo Samuel đừng giữ lại bất cứ điều gì. Và khi nghe lời Chúa, ông Nói: “đó là Chúa. Ngài hãy làm điều gì tốt lành đối với Ngài” (3:18). Mặc dù ông đã không kiểm soát các con mình và thị lực của ông dần mờ đi, nhưng Eli vẫn là một người thuộc linh.
SAMUEL NHƯ TIÊN TRI, THẦY TẾ LỄ VÀ THẨM PHÁN
Từ điểm này trở đi, Chúa ở với Samuel cách rõ ràng. Ông được công nhận là tiên tri trong Israel (1 Sam 3:20) và sớm bắt đầu làm thẩm phán và thầy tế lễ (7:6, 9, 15). Trong Samuel, chúng ta nhìn thấy sự khôi phục của cả ba đường hướng trong một thân vị, tiên tri, thầy tế lễ và thẩm phán. Suốt cuộc đời Samuel, Đức Chúa Trời đã liên tục phát ngôn với ông và ông không để cho một lời nào của mình “rơi xuống đất” (3:19).
Đức Chúa Trời đã sử dụng Hannah và Samuel, con trai bà đã dâng, để tiến gần đến mục đích của Ngài hơn. Bây giờ Ngài cần một người nữa để đem đến một người vừa lòngNgài.
SAUL
Saul là người thứ ba Đức Chúa Trời cần để dẫn đến David. Tên ông nghĩa là được ao ước (từ điển Brown), được cầu xin (từ điển Strong), hoặc được cho mượn (tự điển Hitchcock). Nó cũng có nghĩa là mương đào (tự điển Hitchcock). Tên của Samuel nghĩa là được cầu xin từ Đức Chúa Trời, còn tên Saul chỉ có nghĩa là được cầu xin. Saul là niềm ao ước của con người, được con người cầu xin. Khi dân chúng xin Samuel một vị vua (1 Sam 8:5), Saul là sự đáp lời của Đức Chúa Trời cho yêu cầu của họ. Theo một ý nghĩa, Saul giống như một mương đào phải băng qua trước khi David có thể xuất hiện, nhưng chúng ta không nên xem  thường những mương đào như vậy, vì nếu không có họ, cuộc sống sẽ rất bằng phẳng. Saul có thể là một sự ngăn trở, nhưng cuộc đời ông cũng cung cấp một phông nền đầy màu sắc cho diễn trình sản sinh David, nâng cao sự đánh giá của chúng ta về những điều mà cuối cùng Đức Chúa Trời có được David.
ISRAEL MUỐN MỘT VỊ VUA
Dân chúng đến với Samuel để chọn một vị vua cho họ. Thật khó chê trách họ khi chúng ta xem xét kinh nghiệm của con cái Israel dưới các thẩm phán. Tình trạng thường hỗn độn. Nhiều lần họ không có một thẩm phán; không một ai đảm trách. Tuy nhiên, mỗi khi có nhu cầu, Đức Chúa Trời đều dấy lên một ai đó. Vì vậy các thẩm phán cai trị không thường xuyên trong hơn bốn trăm năm khi họ ở trong miền đất tốt lành. Ngay cả khi họ cai trị, tình trạng trong miền đất tốt lành. Ngay cả khi họ cai trị, tình trạng vẫn thường rất kỳ lạ. Vì vậy, dân chúng xin Samuel một vị vua cai trị trên họ như họ nhìn thấy trong các quốc gia xung quanh.
Đức Chúa Trời không muốn ban cho họ một vị vua vì Ngài muốn họ nương dựa Ngài. Ngay cả khi Đức Chúa Trời ban cho họ một thẩm phán, Ngài vẫn không để cho họ cảm thấy quá bảo đảm, vì khi người ta cảm thấy an toàn và bảo đảm họ có xu hướng quên Ngài. Cũng như dân Israel, chúng ta thường ao ước một “vị vua” giống như những người vô thần xung quanh mình có. Nhưng niềm ao ước của Đức Chúa Trời là chúng ta lệ thuộc Ngài. Khi chúng ta có tiền trong tài khoản, có một mái nhà và thức ăn trên bàn, chúng ta có cảm thấy cần phải bám chặt lấy Đức Chúa Trời không? Chính khi có các nan đề chúng ta mới cầu nguyện nhiều hơn.
Khi Samuel đem vấn đề này đến với Chúa, Chúa bảo ông: “hãy lưu ý tiếng nói của dân chúng trong mọi điều họ nói với ngươi; vì họ không từ chối ngươi nhưng họ từ chối Ta, để Ta không cai trị trên họ” (1 Sam 8:7). Chúa muốn làm vua của Israel, nhưng khi họ từ chối Ngài, Ngài ban cho họ một người khác làm vua. Tuy nhiên, trong việc làm như vậy, Ngài dự định rằng Ngài sẽ là vua trên vị vua đó. Điều này đòi hỏi một người vừa lòngNgài.
SAMUEL XỨC DẦU VUA SAUL
Người được chọn từ giữa vòng dân Israel để làm vua là Saul, một người tốt thuộc một gia đình danh giá. “Giữa vòng con cái Israel, không có một ai đẹp trai hơn ông. Ông cao hơn bất kỳ ai khác từ vai trở lên” (1 Sam 9:2). Chắc hẳn ông có vẻ là một sự lựa chọn đúng.
Samuel xức dầu cho Saul làm vua. Samuel “lấy một túi dầu đổ trên đầu ông và hôn ông rồi nói: “Chẳng phải Chúa xúc dầu cho ngươi làm người chỉ huy di sản của Ngài sao? (10:1). Samuel không nói như vậy khi ông xức dầu David. Tôi tin Samuel thật sự thích Saul. Do đó, Saul được xức dầu để làm vị vua đầu tiên trên di sản của Đức Chúa Trời, quốc gia Israel. Và khi Saul, vị vua mới, vừa xoay lưng từ giã Samuel và ra đi, Đức Chúa Trời đã ban cho ông một tấm lòng mới (c.9). Thật là một sự xác quyết! Ông trở nên một người khác, không còn sợ hãi nữa. Khi đó Linh của Chúa đến trên ông để ông phát ngôn giữa vòng các tiên tri (c.10)

Tôi hi vọng nhiều người sẽ ao ước điều Saul đã kinh nghiệm vào lúc này. Chúng ta không bằng lòng với việc cứ y như cũ. Chúng ta phải xin Đức Chúa Trời xức dầu chúng ta cho đến khi chúng ta trở nên một người khác, một người đầy dẫy Thánh Linh. Khi người khác nhìn thấy chúng ta, họ phải cảm thấy họ đang nhìn thấy một người mới. Ô, chúng ta cần một tấm lòng mới ra từ việc việc đầy dẫy Linh biết bao! Nếp sống hội thánh của chúng ta không nên ở trong một khuôn mẫu cố định, có thể đoán trước được. Nếp sống hội thánh phải đầy dẫy những người được dầm thấm bằng Linh. Đức Chúa Trời đang chuyển động và chúng ta đang chuyển động với Ngài! Ngài thì sôi nổi, sinh động và chúng ta cũng phải như vậy. Chúa ơi, hãy đổ đầy chúng tôi bằng linh của Ngài! Ô Chúa, hãy dầm thấm chúng tôi! Hãy làm cho chúng tôi trở nên mới!