SỰ KHẢI THỊ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
VÀ SỰ KHÔI PHỤC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Sách sau cùng trong Kinh Thánh là một quyển sách
vàng. Phần đầu có bảy chân đèn vàng, và phần cuối có
thành phố vàng, Jerusalem Mới. Những gì được đề cập đến
ở phần đầu và phần cuối của bất kỳ sách nào luôn luôn là
nội dung chính của sách đó. Có bảy ấn, bảy kèn, bảy bát
v.v. được đề cập đến trong sách này, nhưng những điều
này không ở phần đầu hay phần cuối. Phần đầu là bảy
chân đèn vàng, và phần cuối là thành phố vàng. Và chúng
ta được cho biết cách sáng tỏ là bảy chân đèn vàng là bảy
hội thánh địa phương. Chúng ta cũng được bảo rằng thành
phố vàng là Cô Dâu của Christ. Vì vậy, ở cả hai đầu của
sách này, chúng ta đều nhìn thấy Hội Thánh. Trước hết có
các hội thánh địa phương và cuối cùng có sự tổng kết tối
hậu của các hội thánh, là Jerusalem Mới. Vì vậy, chúng ta
phải có một cái nhìn thấu đáo về các hội thánh địa
phương, vì như chúng ta đã thấy, sách này là một quyển
sách về bảy Linh vì các hội thánh địa phương.
BỐN HÌNH ẢNH CHÍNH
Kinh Thánh bao gồm sáu mươi sáu sách, với hơn 1000
chương. Có nhiều chủ đề, nhiều giáo lý và nhiều điều được
bàn đến trong sách này. Nhưng chỉ có bốn hình ảnh chính.
Trong toàn bộ Kinh Thánh, chỉ có bốn hình bóng chính.
Trong một bức họa con hổ, có thể có nhiều điều trong
bối cảnh, nhưng hình ảnh chính trong bức họa là con hổ.
Trong bối cảnh, có thể có núi, rừng và nhiều chi tiết khác,
nhưng chính yếu là một bức tranh về con hổ. Sự chú ý của
chúng ta phải tập trung vào con hổ.
Kinh Thánh cũng là một bức họa. Đó là một bức họa
thần thượng, một bức họa thuộc linh, một bức họa đời đời
và thiên thượng với hàng ngàn và thậm chí hàng triệu
điều trong bối cảnh. Nhưng hình ảnh chính là gì? Ngay
trang đầu tiên lời nói: “Ban đầu Đức Chúa Trời…” (Sáng
1:1). Vì vậy, Đức Chúa Trời là hình ảnh đầu tiên. Tất cả
chúng ta phải nói: “Ban đầu Đức Chúa Trời…” Rồi sau
điều này, Kinh Thánh bảo chúng ta thể nào Đức Chúa
Trời đã sáng tạo cõi thiên thượng và trái đất và thể nào
Ngài đã làm nhiều điều khác.
Nhưng thậm chí trong Cựu Ước, có một hình ảnh khác
được trình bày bởi các hình bóng và lời tiên tri. Đây là
Christ, hình ảnh chính thứ hai trong Kinh Thánh. Christ
được tiêu biểu và nói tiên tri trong Cựu Ước. Cựu Ước đơn
giản là Đức Chúa Trời cũng như Christ được tiêu biểu và
nói tiên tri. Nhưng Christ chưa đến.
Rồi vào đầu Tân Ước, Đấng kỳ diệu này đã đến. Trang
đầu tiên của Tân Ước nói về Christ, con David, con
Abraham. Christ là hình ảnh thứ hai của Kinh Thánh.
Hình ảnh chính thứ ba sau Christ là gì? Trong
Matthew 16, Chúa Jesus hỏi các môn đồ Ngài rằng Ngài là
ai. Peter trả lời: “Ngài là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời
hằng sống” (c. 16). Nhưng đây chưa phải là tất cả. Sau đó
Chúa nói với Peter: “Còn Ta nói với ngươi…” (c. 18). Chỉ
thấy Christ thôi thì không đủ. Có chữ “còn”. Còn Ta nói
với ngươi: Ngươi là Peter, và trên vầng đá này, Ta sẽ xây
dựng hội thánh Ta; và các cổng âm phủ không thể thắng
được hội thánh ấy.” Vì vậy chúng ta có Hội Thánh như
hình ảnh chính thứ ba trong Kinh Thánh.
Chúng ta nhìn thấy Christ trong bốn Phúc Âm, và từ
bốn Phúc Âm đến Công Vụ, chúng ta nhìn thấy Hội
Thánh. Nhưng đây có phải là tất cả không? Không, vì khi
tiến đến các Thư Tín, chúng ta thấy rằng Hội Thánh trở
nên các hội thánh (Rome 16:4, 16; 1 Cor. 7:17; 11:16;
14:33, 34; 16:1, 19; 2 Cor. 8:1, 18, 19, 23, 24; 11:8, 28;
12:13; Gal. 1:2, 22; 1 Thes. 2:14; 2 Thes. 1:4). Thậm chí
trong Công Vụ, chúng ta có thể nhìn thấy điều này diễn
ra. Có một hội thánh ở Jerusalem (8:1), một hội thánh ở
nhiều hội thánh ở nhiều thành phố khác (9:31; 14:23;
15:41).
Rồi khi đi qua hết các Thư Tín đến sách cuối cùng là
Khải Thị, chúng ta thấy rằng sách này chính yếu là về các
hội thánh. Vì vậy, hình ảnh chính yếu thứ tư của Kinh
Thánh là các hội thánh. Không chỉ có Hội Thánh, mà còn
có các hội thánh.
Hình ảnh chính yếu trong bức họa chúng ta nói đến
như một sự minh họa là con hổ. Nếu có thể nhìn thấy con
hổ, chúng ta có thể quên đi những điều trong bối cảnh. Có
hàng ngàn sách Cơ Đốc ngày nay. Chúng chính yếu nói về
“núi”, “cây”, “cỏ”, và nhiều điều khác. Nhưng chúng lại
quên “con hổ”.
Kinh Thánh nói về điều gì? Nếu chúng ta hỏi những
người vợ, họ sẽ nói với chúng ta Kinh Thánh nói trong
mình. Anh em có nhìn thấy chúng ta thiển cận như thế
nào không? Tất cả những gì các người vợ nhìn thấy là
những người chồng phải yêu thương họ. Đối với họ, đây là
điều chính yếu mà Kinh Thánh nói đến. Họ cảm thấy
Kinh Thánh kì diệu vì Kinh Thánh bảo chúng ta rằng
người chồng phải yêu thương vợ mình.
Rồi nếu chúng ta hỏi những người chồng Kinh Thánh
nói gì, họ sẽ nói rằng lời nói những người vợ phải thuận
phục chồng mình. Tất cả chúng ta đã bị làm đui mù bởi
khuynh hướng và quan niệm thiên nhiên của mình. Chúng
ta chỉ nhìn thấy một số điều nhỏ bé trong bối cảnh theo
quan niệm của chúng ta, và chúng ta bỏ sót “con hổ”!
Anh em có nhìn thấy bốn hình ảnh chính yếu trong
Kinh Thánh không? Anh em có nhìn thấy Đức Chúa Trời,
Christ, Hội Thánh, và các hội thánh không? Các chị em
phải quên đi chồng mình, và các anh em phải quên đi vợ
mình. Chúng ta phải quên đi mọi sự chiếm hữu trước của
mình và nhìn thấy Đức Chúa Trời, Christ, Hội Thánh, và
các hội thánh. Hallelujah!
Chúng ta không cần cố gắng ghi nhớ mọi chi tiết
trong bối cảnh. Chúng ta chỉ cần nhớ “con hổ”. “Con hổ”
phải được gây ấn tượng sâu xa vào trong tâm trí chúng ta.
Chúng ta chỉ quan tâm đến Đức Chúa Trời, Christ, Hội
Thánh, và các hội thánh!
SỰ KHẢI THỊ TIẾN TRIỂN
Để nhận biết Đức Chúa Trời thật ra rất dễ. Tôi tin
rằng không bao giờ có một người nào trên đất mà không
biết đôi điều về Đức Chúa Trời. Tất cả những người Do
Thái đều biết về Đức Chúa Trời, và thậm chí những người
ngoại cũng biết về Đức Chúa Trời. Mọi người đều biết về
Đức Chúa Trời. Trong lớp học, họ nói rằng không có Đức
Chúa Trời, nhưng ở chốn riêng tư, họ hỏi: “Còn về Đức
Chúa Trời thì sao?” Trong trường học, họ phủ nhận sự
hiện hữu của Đức Chúa Trời, nhưng tại nhà, họ tự hỏi:
“Giả sử có Đức Chúa Trời, thì tôi sẽ làm gì?” Khi tiếp xúc
với những người vô tín, chúng ta không nên tranh cãi với
họ về Đức Chúa Trời. Họ đã biết về Đức Chúa Trời rồi.
Để biết Đức Chúa Trời thì dễ, nhưng để biết Christ thì
không dễ. Tất cả những người Do Thái đều biết về Đức
Chúa Trời, nhưng không phải tất cả họ đều biết về Christ.
Họ biết Đức Chúa Trời, nhưng họ không biết Christ. Tất
cả những người Hồi giáo đều biết Đức Chúa Trời, nhưng họ
không biết Christ. Biết Christ là một sự tiến bộ thật so
với biết Đức Chúa Trời.
Tất cả những bản thể loài người đều biết Đức Chúa
Trời, nhưng chỉ có một số ít người biết cả Đức Chúa Trời
lẫn Christ, vì Christ là một huyền nhiệm thật. Ngài là
Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã trở nên một người. Ngài là
Đức Chúa Trời, nhưng Ngài là Đức Chúa Trời ở trong con
người. Và tôi tin rằng Ngài là một con người nhỏ bé trong
khi Ngài ở trên đất này trong xác thịt. Jesus là một người
nhỏ bé, nhưng người nhỏ bé đó là Đức Chúa Trời. Đức
Chúa Trời được hiện thân trong Ngài. Điều này không kì
diệu sao? Vì vậy chúng ta thấy rằng để biết Christ thì
không dễ như biết Đức Chúa Trời. Nhưng ai trong chúng ta
là các Cơ Đốc nhân thì biết Christ như Đức Chúa Trời của
mình.
Tuy nhiên, việc tiến lên từ Christ để nhận biết Hội
Thánh thậm chí còn khó hơn nữa. Nhiều Cơ Đốc nhân biết
Christ, nhưng không có nhiều người biết Hội Thánh. Việc
nhận biết Hội Thánh là một sự tiến bộ hơn nữa. Tất cả
chúng ta cần được tiến bộ nhiều lần. Thứ nhất, chúng ta
cần biết Đức Chúa Trời, thứ hai chúng ta cần biết Christ,
và sau đó chúng ta phải tiến lên để biết Hội Thánh. Hội
Thánh cũng là một huyền nhiệm. Đức Chúa Trời ở trong
Christ, và Christ ngày nay ở trong Hội Thánh. Đức Chúa
Trời được hiện thân trong Christ, và Christ được thực tại
hóa trong Hội Thánh.
Nhưng đây chưa phải là tất cả. Từ Hội Thánh, chúng
ta phải tiến lên để nhìn thấy các hội thánh. Nói theo cách
so sánh, việc nhận biết Hội Thánh thì dễ; nhưng thật
không dễ nhận biết các hội thánh. Một số Cơ Đốc nhân
biết Hội Thánh, nhưng họ không biết các hội thánh. Họ
nói nhiều về Hội Thánh, nhưng họ không nhìn thấy các
hội thánh.
Anh em có bao nhiêu sách trong Kinh Thánh? Tất
nhiên, anh em sẽ nói mình có sáu mươi sáu sách. Anh em
có nhận biết Đức Chúa Trời, và anh em có nhận biết
Christ không? Nếu có, thì anh em có Cựu Ước cộng với bốn
sách Phúc Âm. Nhưng anh em có biết đôi điều về Hội
Thánh không? Nếu không biết, anh em chỉ có bốn mươi ba
sách trong Kinh Thánh của mình.
Một số người có thể nói rằng chỉ biết Đức Chúa Trời
và Christ thôi là đủ để đi lên thiên đàng. Điều này đúng;
nhưng Kinh Thánh của anh em chỉ có bốn mươi ba sách.
Tuy nhiên, nếu Kinh Thánh của anh em có sáu mươi sáu
sách, thì anh em phải biết Đức Chúa Trời, Christ, Hội
thánh, và các hội thánh. Chỉ khi đó anh em mới thật sự có
sáu mươi sáu sách trong Kinh Thánh của mình.
Kinh Thánh bày tỏ cho chúng ta cách sáng tỏ rằng
Hội Thánh đã trở nên các hội thánh địa phương trong
nhiều địa phương. Điều này có nghĩa là Hội Thánh thiên
thượng bị làm cho trở nên thuộc đất bởi việc làm cho Hội
Thánh trở nên địa phương sao? Không; điều đó có nghĩa là
Hội Thánh thiên thượng được làm bằng vàng cách địa
phương. Hội thánh là địa phương, nhưng không thuộc đất.
Hội thánh là địa phương và bằng vàng.
Trong quá khứ, một số người nói rằng họ biết Đức
Chúa Trời, họ biết Christ, và họ biết Hội Thánh. Từ
sách Ephesus , họ sáng tỏ rằng Hội Thánh là Thân Thể
Christ. Nhưng họ không đồng ý có các hội thánh địa
phương. Vì vậy, họ cắt bỏ khỏi Kinh Thánh nhiều thư
tín, đặc biệt là sách cuối cùng. Kinh Thánh của họ chỉ
có sáu mươi lăm sách.
Nếu có sáu mươi sáu sách trong Kinh Thánh, chúng ta
không chỉ có Đức Chúa Trời, Christ và Hội Thánh, mà còn
có các hội thánh địa phương. Trong Cựu Ước, chúng ta có
Đức Chúa Trời. Trong bốn sách Phúc Âm chúng ta có
Christ. Trong Công Vụ và các thư tín, chúng ta có Hội
thánh và các hội thánh. Và trong Khải Thị, chúng ta có
các hội thánh, được nhấn mạnh là các hội thánh địa
phương. Vì vậy, để nhận biết các hội thánh, các hội thánh
địa phương, là một sự tiến bộ nhất trong việc nhận biết
bốn hình ảnh chính yếu được khải thị trong Kinh Thánh.
TRỞ NÊN CẬP NHẬT
Gánh nặng của tôi là tất cả chúng ta phải nhìn thấy
sách cuối cùng của Kinh Thánh. Khải Thị nói với chúng ta
về các hội thánh địa phương, không phải một Hội Thánh
trong cõi thiên thượng. Chỉ biết Đức Chúa Trời thôi thì
không thích đáng. Chỉ biết Christ thôi cũng không thích
đáng. Thậm chí chỉ biết hội thánh thôi thì không thích
đáng. Chúng ta phải tiến lên để biết các hội thánh là địa
phương. Nếu cập nhật trong việc theo Chúa, chúng ta sẽ
nhận thức rằng ngày nay là ngày của các hội thánh địa
phương. Trong thời đại cuối cùng thuộc sự phân phát của
Đức Chúa Trời, và trong sách cuối cùng của Kinh Thánh,
điểm chính yếu là các hội thánh địa phương.
Tôi phải lặp lại một lần nữa rằng nếu cập nhật với
Chúa, chúng ta phải ở trong hội thánh địa phương. Sách
cuối cùng của Kinh Thánh được viết cho các hội thánh địa
phương. Nếu không ở trong các hội thánh địa phương,
chúng ta không ở trong vị trí, và do đó không được quyền
tiếp nhận sách này.
Tất cả chúng ta đều biết rằng các sách của Kinh
Thánh đều là thành phần của Di Chúc thần thượng được
ban cho chúng ta. Đó là một di chúc, một chúc thư, một
chứng thư có thẩm quyền. Và phần cuối của di chúc này
được ban cho các hội thánh địa phương. Nếu không ở trong
các hội thánh địa phương, chúng ta không có vị trí để thừa
hưởng phần này của di chúc. Nhưng ngợi khen Chúa, nếu
bước vào trong các hội thánh địa phương, chúng ta được
hưởng phần này! Sách Khải Thị được viết cho các hội
thánh địa phương; vì vậy chỉ ở trong các hội thánh địa
phương chúng ta mới ở trong vị trí thừa hưởng sách này;
nếu không có gì liên quan đến các hội thánh địa phương,
chúng ta không có gì liên quan đến sách này. Chúng ta
phải được đem lên đến tận sách này.
SỰ KHÔI PHỤC CỦA CHÚA
Tất cả chúng ta đều nhận thức rằng mọi sự đều ở
trong Kinh Thánh. Nhưng không lâu sau khi Tân Ước được
hoàn tất, Hội Thánh bắt đầu đánh mất những điều quan
trọng được tìm thấy trong Kinh Thánh. Cuối cùng vào thế
kỷ 15, mọi điều đã bị mất. Rất ít điều về Đức Chúa Trời
được nhận biết. Sau đó Chúa bắt đầu sự khôi phục của
Ngài vào thời Cải Chánh với Martin Luther. Trước hết
Ngài khôi phục sự biện minh bởi đức tin. Rồi sau điều này,
Ngài khôi phục nhiều điều hơn nữa. Nhưng những điều
liên quan đến Hội Thánh vẫn chưa được khôi phục mãi cho
đến thế kỷ mười tám. Sau thời Cải Chánh, lần đầu tiên
các Cơ Đốc nhân bắt đầu thực hành nếp sống hội thánh là
khi Hội Anh Em Moravian đến với nhau dưới quyền lãnh
đạo của Bá Tước Zinsendorf. Họ thực hành nếp sống hội
thánh, nhưng họ không có tri thức thích đáng về Hội
Thánh. Tuy nhiên, họ được cảm thúc để đến với nhau thực
hành nếp sống hội thánh. Họ đến từ Moravia và định cư ở
Nhưng giáo lý về Hội Thánh bị thiếu hụt rất nhiều mãi
cho đến năm 1892. Nếu chúng ta đọc lịch sử của Hội Thánh,
đặc biệt là lịch sử sự khôi phục của Chúa, chúng ta sẽ thấy
rằng chính từ năm 1892, Hội Anh Em Anh Quốc, dưới sự
lãnh đạo của John Nelson Darby, trở nên sáng tỏ giáo lý về
Hội Thánh. Nếp sống hội thánh ban đầu của họ, có một
thực tại to lớn. Nhưng dần dần họ đánh mất thực tại và suy
thoái rất nhiều sang giáo lý suông. Giáo lý thì tốt, nhưng
chỉ có giáo lý mà không có thực tại thì trống rỗng.
Sau đó vào đầu thế kỷ này, Chúa bắt đầu khôi phục
đôi điều hơn nữa về Hội Thánh. Điều Ngài khôi phục là
thực tại, hoặc chúng ta có thể gọi đó là tính thuộc linh của
Hội Thánh. Các nguyên tắc thuộc linh của Thân Thể
Christ được khôi phục chính yếu trong một phần ba của
đầu thế kỷ này.
TÍNH THỰC TIỄN CỦA HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG
Hầu như tất cả các sách Hội Anh Em viết trong thế kỷ
cuối đều liên quan đến giáo lý về Hội Thánh. Có một sự
thiếu hụt về thực tại và thậm chí về tính thuộc linh.
Nhưng vào đầu thế kỷ này, nhiều sách được viết về thực
tại, tính thuộc linh và mọi nguyên tắc thuộc linh của Thân
Thể Christ. Điều đó thật kỳ diệu, điều đó là thực tại,
nhưng không thực tiễn. Có giáo lý và thực tại và theo một
ý nghĩa là có tính thuộc linh, nhưng không có tính thực
tiễn. Những người nhìn thấy tính thuộc linh của Hội
Thánh đơn giản không biết làm thế nào để thực hành điều
đó.
Sau năm 1930, Chúa dùng Anh Watchman Nee để
khôi phục tính thực tiễn của nếp sống hội thánh. Anh
không chỉ nhìn thấy giáo lý và thực tại, mà còn nhìn thấy
tính thực tiễn. Có ít nhất ba hoặc bốn sách do Watchman
Nee viết liên quan đến tính thực tiễn của nếp sống hội
thánh. Quyển sách đầu tiên được xuất bản vào năm 1934,
và anh đã yêu cầu tôi viết phần giới thiệu cho sách đó.
Sách này được viết trước quyển Nếp Sống Bình Thường
của Hội Thánh Cơ Đốc và được gọi là Nếp Sống Nhóm
Họp. Các sứ điệp trong sách này được giảng vào 01/1934.
Đây là ấn phẩm khởi đầu về khải tượng của Anh Nee liên
quan đến tính thực tiễn của nếp sống hội thánh.
Sau này, vào năm 1937, Anh Nee đã giảng với chúng
tôi một loạt sứ điệp khác, rất sáng tỏ và đầy đủ về tính
thực tiễn của nếp sống hội thánh. Các sứ điệp này làm
30 BẢY LINH CHO CÁC HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG
thành một quyển sách tiếng Hoa vào năm 1938 và được
dịch sang tiếng Anh vào năm 1939. Bản dịch tiếng Anh
ban đầu có tựa đề Về Các Sứ Mệnh của Chúng Ta, nhưng
bây giờ được gọi là Nếp Sống Bình Thường của Hội Thánh
Cơ Đốc. Đây là quyển sách thứ hai Anh Nee viết về tính
thực tiễn của nếp sống hội thánh.
Rồi sau chiến tranh, từ năm 1948 cho đến khi anh bị
giam cầm vào năm 1952, Anh Nee đã giảng nhiều sứ điệp
về tính thực tiễn của nếp sống hội thánh. Chúng tôi đã
chọn ra một số trong các sứ điệp này và làm thành một
quyển sách mang tựa đề: Đàm Luận Thêm về Nếp Sống
Hội Thánh của Watchman Nee. Đây có thể được xem như
quyển sách thứ ba của Anh Nee về tính thực tiễn của nếp
sống hội thánh.
Đó là lịch sử sự khôi phục của Chúa về nếp sống hội
thánh. Đầu tiên Ngài khôi phục sự thực hành nếp sống hội
thánh vào thế kỷ mười tám với Hội Anh Em Moravian.
Nhưng điều đó chưa thích đáng. Sau đó vào thế kỷ mười
chín, Ngài đã khôi phục giáo lý về Hội Thánh, và vào đầu
thế kỷ này, Ngài khôi phục thực tại và tính thuộc linh của
Hội Thánh. Rồi sau năm 1930, Ngài bắt đầu khôi phục
tính thực tiễn của nếp sống hội thánh. Bây giờ chúng ta
thừa hưởng mọi chi tiết của sự khôi phục của Chúa! Chúng
ta thừa hưởng giáo lý, tính thuộc linh và tính thực tiễn.
Chúng ta không khoe khoang cách kiêu ngạo, nhưng bởi sự
thương xót của Ngài chúng ta có thể nói cách khiêm
nhường rằng chúng ta có giáo lý, tính thuộc linh và tính
thực tiễn của nếp sống hội thánh. Và tính thực tiễn ở đâu?
Tính thực tiễn của nếp sống hội thánh ở trong các hội
thánh địa phương. Nếu không có các hội thánh địa phương,
chúng ta không có tính thực tiễn của nếp sống hội thánh.
THỜI ĐẠI HỘI THÁNH
Có một số người nói nhiều về Hội Thánh hoàn vũ.
Điều đó kỳ diệu và thuộc linh! Nhưng Hội Thánh đó ở đâu?
Hội Thánh hoàn vũ ở đâu? Hội Thánh thì thiên thượng,
thuộc linh, đời đời, kỳ diệu và lạ lùng, nhưng Hội Thánh
đó ở đâu ngày nay? Hội Thánh đó thật sự không thấy
được! Những người hết sức vì Hội Thánh hoàn vũ nói rằng
Hội Thánh không thấy được là thật, và mọi hội thánh
thấy được là giả. Tất nhiên, rất dễ nói như vậy. Họ bảo
anh em rằng một điều gì đó kỳ diệu, nhưng nếu anh em
hỏi họ điều đó ở đâu, thì họ chỉ có thể nói rằng điều đó
không thấy được. Điều đó rất thiên thượng, thuộc linh, đời
đời, kỳ diệu và lạ lùng. Nhưng ngày nay điều đó không
thấy được! Đó là tất cả! Điều đó chỉ kỳ diệu cách không
thấy được, thiên thượng cách không thấy được, thuộc linh
cách không thấy được và đời đời cách không thấy được!
Nhưng tính thực tiễn của điều đó ở đâu?
Đừng nghĩ rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ ở trong
Hội Thánh nơi cõi thiên thượng. Khi chúng ta lên trời,
thời đại Hội Thánh sẽ kết thúc. Thậm chí khi chúng ta
vào trong Jerusalem Mới, sẽ không còn thời đại hội thánh
nữa. Ngày nay là thời đại của Hội Thánh!
Đừng nói về Hội Thánh trong tương lai. Hội Thánh
không phải là một điều gì đó trong tương lai, Hội Thánh là
một điều gì đó của ngày hôm nay. Hội Thánh không phải
là một điều gì đó trong cõi thiên thượng, nhưng tại nhiều
nơi chúng ta ở trên đất. Ngợi khen Chúa, có một hội thánh
ở Los Angeles ngày nay. Ngay tại khu vực độc ác này của
Trong các sách Phúc Âm, trong Matthew 16, Chúa
bắt đầu nói về Hội Thánh. Rồi trong Công Vụ, trong tất
cả các Thư Tín và trong Khải Thị, vấn đề chính yếu là về
Hội Thánh. Nếu Kinh Thánh chính yếu nói về Hội
Thánh, thì chúng ta phải có một điều gì đó thực tiễn
ngày nay! Điều này cần thiết cho sự trở lại của Chúa, và
điều này là một sự sỉ nhục thật cho kẻ thù. Tôi nói lại
cách lớn tiếng và rõ ràng rằng trong thành phố nổi tiếng
như Hollywood này, gần như là thành phố độc ác nhất
trên đất, có một hội thánh ngày nay! Có một chân đèn
vàng ở Los Angeles . Đây là sự vinh hiển thật cho Christ
và sự sỉ nhục cho kẻ thù!
Một số giáo sư Cơ Đốc nói rằng trong thời đại độc ác
này không thể có một hội thánh thật; chúng ta phải chờ
đợi đến Ngày đó. Tất cả chúng ta phải từ chối loại dạy dỗ
này. Điều đó sai trật 100%! Thời đại tương lai không phải
là thời đại Hội Thánh. Khi thời đại tương lai bắt đầu, thời
đại Hội Thánh sẽ kết thúc.
Điều đó giống như có người bảo chúng ta xem một trận
bóng đá vào sáng ngày mai, nhưng khi chúng ta đến đó,
trận đấu đã kết thúc. Trận đấu không phải vào buổi sáng,
nhưng vào buổi tối hôm trước. Chúng ta phải đến xem trận
đấu ngay tối nay và không chờ đợi đến sáng ngày mai; khi
đó thì sẽ quá trễ. Ngợi khen Chúa, bây giờ chúng ta đang
ở trong “trận bóng đá”! Hallelujah! Bất kể thời đại này tối
tăm hay độc ác như thế nào, chúng ta vẫn ở trong “trận
bóng đá”! và chúng ta đang chơi “trận bóng đá” ngay trong
hội thánh địa phương ngày nay!
DÒNG THỦY TRIỀU CỦA CÁC HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG
Để tôi nói với anh em những gì ở trong lòng tôi và sâu
bên trong linh tôi. Từ những gì tôi đã nhìn thấy trong sáu
năm qua trong việc du hành khắp đất nước này, tôi có sự
tin chắc đầy đủ rằng Chúa đang quét qua Hoa Kỳ. Ngài
đang quét từ Bờ Biển phía Tây đến Bờ Biển phía Đông vì
các hội thánh địa phương.
Có một tin đồn trong hai hoặc ba năm qua là sẽ có
một trận động đất lớn với một cơn sóng thủy triều ở Bờ
Biển phía Tây, và Los Angeles sẽ rơi xuống đại dương. Khi
nghe điều này, tôi nói: “Đúng là sẽ có một trận động đất
lớn, nhưng thành phố này sẽ không rơi xuống đại dương,
nhưng sẽ dấy lên”. Sẽ có một cơn thủy triều, nhưng đó sẽ
là cơn thủy triều của các hội thánh địa phương quét trên
khắp Hoa Kỳ.
Nếu anh em không tin tôi, hãy đơn giản chờ xem.
Không ai có thể đứng chống lại dòng thủy triều này. Đây
là việc làm của Chúa và đây là sự chuyển động của Chúa.
Đây không phải là sự chuyển động loài người. Trước khi
Ngài trở lại, Chúa phải khôi phục nếp sống hội thánh
trong các địa phương. Ngài phải xây dựng các hội thánh
địa phương. Và tôi có sự tin chắc đầy đủ rằng Chúa sẽ
dùng Hoa Kỳ cho chủ đích này.
Tôi không quan tâm người ta nói gì về Hoa Kỳ. Có
nhiều ý kiến, nhưng tôi nói rằng tất cả đều vô nghĩa. Chúa
sẽ gìn giữ và bảo vệ Hoa Kỳ cho chủ đích của Ngài. Chúa
sẽ gìn giữ đất nước này để khôi phục các hội thánh địa
phương như sự chuẩn bị thật cho sự trở lại của Ngài.
Đây là điều tôi muốn nói khi nói rằng chúng ta phải
cập nhật với Chúa. Chúa đang chuyển động để khôi phục
các hội thánh địa phương. Đây không phải là vấn đề về
giáo lý; đây là vấn đề về dòng thủy triều, cơn lụt, sự
chuyển động của Chúa.
Hội Anh Em đã nhìn thấy giáo lý, nhưng họ dừng lại ở
đó; họ không tiến lên với Chúa. Nhưng Chúa không thể
chờ đợi. Chúa tiến lên để khôi phục thực tại và tính thuộc
linh của Hội Thánh. Rồi nhóm thứ nhất bắt đầu chỉ trích
nhóm thứ hai: họ nói rằng tính thuộc linh không theo giáo
lý. Do đó họ bắt đầu và vẫn đang chống đối nhóm thứ hai.
Nhưng câu chuyện buồn lại lặp lại. Nhóm thứ hai được
Chúa dùng vào đầu thế kỷ hai mươi để khôi phục thực tại
của hội thánh, nhưng họ cũng dừng lại ở đó; họ không tiến
lên với Chúa. Nhưng Chúa không thể chờ đợi. Ngài tiến
lên để khôi phục tính thực tiễn của nếp sống hội thánh. Vì
vậy bây giờ nhóm thứ nhất, cộng với nhóm thứ hai, tất cả
đang chống đối nhóm thứ ba.
Sau tính thực tiễn sẽ đến điều gì? Tôi tin rằng Chúa
sẽ trở lại. Chúa sẽ chuẩn bị Cô Dâu Ngài bằng cách khôi
phục các hội thánh địa phương, tính thực tiễn của nếp
sống hội thánh. Ngợi khen Chúa vì sự khôi phục của
Ngài! Ngợi khen Chúa vì giáo lý, thực tại và tính thực
tiễn của nếp sống hội thánh. Và tính thực tiễn của nếp
sống hội thánh ở trong các hội thánh địa phương. Đức
Chúa Trời ở trong Christ, Christ ở trong Hội Thánh và
Hội Thánh ở trong các hội thánh địa phương. Vì vậy, hãy
cập nhật để đạt đến các hội thánh địa phương! Chúng ta
phải ở trong các hội thánh địa phương! Đây là đường lối
thần thượng của Đức Chúa Trời.
W.L.