Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

ĐƯỜNG LỐI HỘI THÁNH--1


CHƯƠNG MỘT

LẬP TRƯỜNG HỘI THÁNH

(Một cuộc đàm luận với các anh chị em ở Thượng Hải
vào 01/04/1950, được xuất bản trong tập san Cánh Cửa Mở,
ngày 30/06/1950.)

Hỏi: Tất cả các anh chị em đã nhóm với chúng ta hơn
mười năm dường như đều nhận biết lập trường của chúng
ta và cách phân biệt lập trường đó với lập trường của
những người khác. Tuy nhiên, các anh chị em được cứu
trong bảy hoặc tám năm qua (đặc biệt là những người được
cứu trong sáu hoặc bảy năm gần đây nhất), không biết lập
trường của chúng ta là gì. Vì vậy, tôi muốn hỏi lập trường
thật sự của hội thánh là gì.


TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÂU HỎI NÀY

Đáp: Tôi nghĩ vấn đề này rất quan trọng, vì trong
Kinh Thánh Chúa đã bày tỏ cho chúng ta cách dứt khoát
rằng hội thánh có một lập trường xác định. Tôi giả định
rằng tất cả chúng ta đều nhận thức phước hạnh của Đức
Chúa Trời, Thánh Linh của Đức Chúa Trời, ánh sáng của
Đức Chúa Trời, và thậm chí chính sự sống của chính Chúa
Jesus đều ở trong hội thánh. Mặc dù chúng ta thường nhấn
mạnh sự sống của Chúa ở trong các cá nhân, nhưng sự
thật là sự sống Ngài ở trong hội thánh. Cái gọi là “hội
thánh” có thật sự là hội thánh hay không thì rất quan
trọng, vì Đức Chúa Trời đã ủy thác nhiều điều thuộc linh
cho hội thánh. Nếu Đức Chúa Trời đã ban nhiều điều thuộc
linh cho chúng ta như các cá nhân, thì nan đề sẽ không
lớn như vậy. Nhưng Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho chúng ta
trong Kinh Thánh rằng Ngài đã đặt mọi điều thuộc linh
trong hội thánh. Vì vậy, việc một nhóm mà chúng ta thuộc
về có phải là hội thánh hay không là một vấn đề rất
nghiêm trọng. Nếu chúng ta tương giao với nhiều anh chị
em không phải là hội thánh, thì đó sẽ là sự thua lỗ rất
lớn.

Chúng ta hãy đưa ra một minh họa. Một số chị em
làm việc trong các phòng thí nghiệm bệnh viện dùng bản
kính giữ tiêu bản (ở kính hiển vi) để xem xét vi khuẩn.
Bản kính là đủ cho một chủ đích như vậy. Tuy nhiên, nếu
một anh em hay một chị em đến thăm viếng, thì cùng một
loại bản kính mà chị em dùng mỗi ngày không thể được
dùng để phục vụ thức uống cho người ấy. Bản kính có một
công dụng quan trọng trong phòng thí nghiệm, nhưng nó
vô dụng trong việc phục vụ một anh em hay một chị em
một ly nước. Một anh em không phải là châu chấu hay
chim sẻ; người ấy không thể thỏa mãn với một ít nước
trên bản kính. Người ấy phải được phục vụ bằng ly thủy
tinh. Nhiều nan đề không bao giờ có thể được giải quyết
với một bản kính. Ít nhất anh em cần một chiếc ly được
làm bằng nhiều bản kính trước khi có thể giải quyết nan
đề khát nước.

Một bề mặt phẳng không thể giữ được một vật thể ba
chiều. Chúng ta không tìm cách hủy bỏ sự thành đạt thuộc
linh của một người trước mặt Đức Chúa Trời. Một cá nhân
có thể vui hưởng nhiều điều thuộc linh và đôi khi đạt được
các chiều cao thuộc linh lớn lao, nhưng Đức Chúa Trời đã
ủy thác nhiều điều thuộc linh hơn cho hội thánh. Vì vậy,
khi một người như một cá nhân tìm kiếm chúng, người ấy
không thể có được. Điều này không có nghĩa là một cá
nhân không có phước hạnh, nhưng điều đó có nghĩa là
người ấy không thể có được điều đó bởi sự tìm kiếm cá
nhân. Các sự phong phú của Đức Chúa Trời ngày nay ở
trong hội thánh. Hội thánh thì ba chiều, giống như một ly
nước uống. Như một cá nhân, một người phải trở nên một
phần của “ly nước” này trước khi có thể chạm đến nước
hằng sống. Chỉ có hội thánh mới có thể chứa đựng nhiều
điều thuộc linh.

Chúng ta phải nhìn thấy cách sáng tỏ trước mặt Đức
Chúa Trời rằng nhiều điều thuộc linh ở trong hội thánh,
không ở với các cá nhân. Lời của Chúa, “Trên vầng đá
này, Ta sẽ xây dựng hội thánh Ta”, rất rõ ràng và kỳ diệu.
Kết quả là “các cổng Âm Phủ sẽ không thắng được nó”
(Matt. 16:18). Lời hứa này dành cho hội thánh, không phải
cho các cá nhân. Nhiều lần việc các cá nhân chống cự lại
kẻ thù thì rất khó khăn, nhưng ngay khi hội thánh xuất
hiện, Satan bị đánh bại. Trong những năm này, chúng ta
đã nhìn thấy các cá nhân kinh nghiệm phước hạnh, nhưng
phước hạnh của họ bị giới hạn. Chỉ ở trong hội thánh các
phước hạnh mới không giới hạn và phong phú. Vì vậy,
ngay khi một người lìa bỏ đường lối hội thánh, phước hạnh
của người ấy bị giới hạn và sự hiện diện của Đức Chúa
Trời với người ấy bị giới hạn. (Tôi không nói là “không
hiện hữu”, nhưng tôi nói là “giới hạn”). Hơn nữa, người ấy
không thể chạm đến nhiều điều trước mặt Đức Chúa Trời.
Xin thứ lỗi cho tôi vì nói quá thẳng thắn. Đặc biệt là trong
mười năm qua, tôi đã quan sát xem dân chúng có biết hội
thánh là gì không. Một điều rất lạ là nhiều anh em đã biết
Chúa trong hai mươi hoặc ba mươi năm lại không biết hội
thánh của Đức Chúa Trời. Những gì họ đã đoạt được dần
dần suy thoái, và những gì họ nghĩ rằng họ có không thể
được bảo tồn nguyên vẹn. Đồng thời, có các anh chị em
khác biết hội thánh của Đức Chúa Trời. Sự phong phú của
Đầu đã trở nên sự phong phú của họ, và họ có thể liên tục
tiến tới.

Vì vậy, tôi mong rằng tất cả những anh chị em trẻ sẽ
lưu ý rằng một Cơ Đốc nhân không chỉ quan tâm đến sự
thu đoạt của riêng mình mà còn phải quan tâm đến các
anh chị em mà mình tương giao có phải là hội thánh hay
không. Hãy nhớ rằng mỗi một người không là gì khác hơn
một cá nhân. Hai người có thể là hội thánh, hoặc họ có
thể chỉ là hai cá nhân và không phải là hội thánh. Đừn
cho là năm trăm người nhóm lại với nhau là hội thánh,
hoặc một ngàn người nhóm lại với nhau là hội thánh. Điều
này có thể không đúng. Cảm tạ Đức Chúa Trời, một ngàn
người có thể trở nên hội thánh, nhưng một ngàn người có
thể chỉ là một ngàn cá nhân; do đó họ chỉ là các cá nhân
và vẫn không phải là hội thánh. Có một sự khác biệt lớn ở
đây. Con cái Đức Chúa Trời ngày nay nhận thức rằng một
người không thể là hội thánh, nhưng họ có thể không
nhận biết rằng một ngàn người có thể chỉ là một ngàn cá
nhân và bởi đó vẫn không phải là hội thánh. Thậm chí
mười ngàn người có thể vẫn là mười ngàn cá nhân và
không phải là hội thánh. Hội thánh trước mặt Đức Chúa
Trời có các đòi hỏi khác. Vì vậy, chúng ta là con cái Đức
Chúa Trời phải đặc biệt chú ý đến lập trường hội thánh.

HAI ĐÒI HỎI CƠ BẢN

Hôm nay, để tôi đưa ra hai vấn đề; cả hai phải hiện hữu
trước khi có thể có hội thánh. Tân Ước bày tỏ cho chúng ta
cách rõ ràng về hai đòi hỏi cơ bản: thứ nhất, quyền bính của
Thánh Linh và thứ hai, ranh giới địa phương.

QUYỀN BÍNH CỦA THÁNH LINH

Chúng ta phải nhận thức rằng nơi nào không có
Thánh Linh thì nơi đó không có hội thánh, hội thánh
tuyệt đối không phải là Witness Lee, Chang Yu-zhi, hay
Yu Cheng-hwa; hội thánh phải chỉ là Thánh Linh. Nói
cách khác, hội thánh từ đầu đến cuối đều chỉ có thể có một
quyền bính, một quyền năng, và một sự sống, là Thánh
Linh. Chỉ có một sự sống là Thánh Linh, chỉ có một quyền
năng là Thánh Linh và chỉ có một quyền bính là Thánh
Linh. Thí dụ, có thể có nhiều anh em lớn tuổi ở đây ngày
hôm nay. Anh Du có thể nói: “Vì tôi đã ở trong hội thánh
hai mươi năm nên tôi có thể đưa ra một đề xuất hay khởi
xướng một điều gì đó.” Đây là một điều gì đó dư thừa lộ ra
như một sự ngăn trở. Khi Anh Du được biểu hiện, Thánh
Linh không ở đây và hội thánh cũng không ở đây. Xin nhớ
rằng bất cứ nơi nào không có Thánh Linh, thì cũng không
có hội thánh. Hội thánh là một nơi mà qua đó Linh của
Chúa có thể biểu hiện các niềm ao ước của Ngài mà không
có bất cứ sự ngăn trở nào. Giống như Chúa đã dùng thân
thể mà Mary ban cho Ngài khi còn ở trên đất, thì ngày
nay Ngài trong Thánh Linh cũng sử dụng hội thánh như
vậy. Hội thánh trong tình trạng cao nhất là Thân Thể
Christ. Nói cách khác, chỉ điều gì có khả năng biểu hiện
tâm trí của Thánh Linh mới có thể được gọi là hội thánh.

CHỈ CÓ THÁNH LINH CÓ QUYỀN BÍNH

Tôi sẽ tiến xa hơn bằng cách nói với các anh em lớn
tuổi trước. Không ít thì nhiều chúng ta đều biết quyền bính
là gì, và chúng ta bảo những người trẻ phải thuận phục
quyền bính. Câu hỏi căn bản ngày nay là: khi chúng ta
đang vâng phục quyền bính, thì chúng ta vâng phục quyền
bính của ai? Để tôi nói rằng cũng giống như những anh em
trẻ tuổi trở nên một sự quấy rầy khi họ nói theo chính
mình thì những người lớn tuổi cũng trở nên một sự quấy
rầy khi họ nói theo chính mình. Những người trẻ nói theo
chính mình là một sự quấy rầy và những người lớn nói
theo chính mình cũng là một sự quấy rầy. Chỉ có quyền
bính của Thánh Linh mới là quyền bính. Vậy tại sao
những anh em trẻ tuổi hơn cần vâng phục những người lớn
tuổi? Đó là vì những người lớn tuổi đã học tập được nhiều
điều hơn trước mặt Đức Chúa Trời và nhận biết quyền
bính của Đức Chúa Trời hơn; cho nên, Thánh Linh có thể
tuôn chảy qua họ dễ dàng hơn. Họ giống như những ống
nước qua đó nước tuôn chảy trong nhiều năm mà không hề
bị tắc nghẽn. Những người trẻ phải vâng phục những
người lớn tuổi, không phải vì những người lớn tuổi là
quyền bính, mà là vì Thánh Linh dễ phát ngôn qua những
người lớn tuổi hơn. Vì họ đã công tác cho Chúa nhiều năm
nên Thánh Linh dễ tuôn chảy ra từ họ hơn. Chúng ta học
tập vâng phục những anh em lớn tuổi vì có quyền bính của
Thánh Linh ở trong họ. Một khi không vâng phục, tôi dễ
dàng đánh mất quyền bính của Thánh Linh trong tôi.
Chúng ta không đang xây dựng quyền bính của những anh
em lớn tuổi, nhưng đang xây dựng quyền bính của Thánh
Linh, là điều dễ dàng tuôn chảy ra từ những anh em lớn
tuổi. Nói cách khác, quyền bính duy nhất trong hội thánh
là quyền bính của Thánh Linh. Không có quyền bính ra từ
các cá nhân. Các trưởng lão không có quyền bính, các anh
em lớn tuổi không có quyền bính, và những người thuộc
linh không có quyền bính. Chỉ có Thánh Linh có quyền
bính. Điều này được gọi là Thân Thể Christ.

LỐI RA CHO QUYỀN BÍNH CỦA THÁNH LINH

Gần đây, tôi đã nhìn thấy những gì xảy đến với một
anh em đã mang vật nặng đi một đoạn đường dài trong
nhiều năm trước. Lúc đó tay anh ấy chỉ cảm thấy hơi đau
nhức, nhưng bây giờ nó bị liệt đến nỗi khó có thể chuyển
động. Anh em đó nói: “Cả thân thể tôi đều thuộc về tôi
ngoại trừ bàn tay này. Chi thể này dường như thuộc về
một ai khác và nó tranh đấu với tôi.” Tôi chưa từng nghe
ai nói điều này theo một cách như vậy trước đây. Tôi
thường bị bệnh. Qua sự bệnh tật của mình, tôi phát hiện
ra rằng bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy sự hiện hữu của
một chi thể, thì chi thể đó chắc hẳn đã có một loại bệnh
tật nào đó. Không có ý thức rằng thân thể loài người hiện
hữu khi thân thể đó ở trong một tình trạng hoàn hảo. Bất
cứ khi nào chúng ta cảm thấy phổi mình đang thở, thì
chắc hẳn phổi đã bị bệnh. Bất cứ khi nào chúng ta cảm
thấy trái tim mình đang đập, thì chắc hẳn trái tim đã bị
bệnh. Từ lúc sinh ra cho đến tuổi thanh thiếu niên, tôi
chưa bao giờ ý thức về răng của mình, nhưng cái ngày mà
tôi ý thức về răng của mình là lúc tôi không thể ngủ trọn
một đêm. Thân thể rất tự nhiên và tự phát. Sự hòa hợp
của thân thể không dẫn đến sự ý thức về bất cứ bộ phận
nào của nó; đúng hơn, vì cớ sự hòa hợp, nó dường như
không cảm thấy sự hiện hữu của nó. Ngày nay, chúng ta có
thể không cảm thấy giống như mình đang có các ngón tay.
Khi được hỏi: “Anh/chị có cảm thấy rằng mình có các ngón
tay không?”, chúng ta thấy rất kỳ lạ. Nhưng nếu một trong
các ngón tay của chúng ta bị gãy, chúng ta sẽ cảm thấy
không thoải mái suốt cả ngày. Bất cứ khi nào chúng ta
cảm thấy một điều gì đó, thì đã có một điều gì đó bất ổn
rồi. Bất cứ khi nào thân thể không thể sử dụng một trong
các chi thể, thì thân thể bị bệnh. Để Thánh Linh có quyền
bính trọn vẹn trong hội thánh, cả Thân Thể phải chuyển
động cách tự do mà không có bất cứ sự ngăn trở nào. Ngay
khi có sự ngăn trở trong một phần nào đó, thì điều đó có
nghĩa là Thân Thể bị bệnh. Khi mọi người đều ở dưới
quyền bính của Thánh Linh, thì Ngài có thể sử dụng mọi
người. Khi đó sẽ không có sự ngăn trở trong Thân Thể, và
mọi sự đều chuyển động cách trôi chảy. Khi quyền bính
vận hành cách trôi chảy thì Thân Thể lành mạnh. Khi
mọi người đều có thể được Thánh Linh sử dụng thì Thánh
Linh có quyền bính và mọi sự đều rất tự nhiên và tự phát.
Quyền bính trọn vẹn của Thánh Linh là lập trường hội
thánh. Nơi nào quyền bính này hiện hữu, nơi đó có Thân
Thể Christ.

Ngày nay, một nhóm có thể có một số anh chị em ở
dưới quyền bính của Thánh Linh và những người khác
không ở dưới quyền bính của Thánh Linh. Lập tức, chúng
ta có thể thấy rằng không có lập trường hội thánh ở đó.
Lập trường hội thánh là Thánh Linh. Bất cứ nơi nào
Thánh Linh bị xúc phạm, lập trường hội thánh bị đánh
mất. Quyết định đồng lòng của tất cả các anh chị em
không tạo nên Thân Thể Christ. Đó không phải là vấn đề
một trăm sáu mươi người giơ tay lên để thông qua một
nghị quyết, và sau đó có hội thánh. Vấn đề không phải là
có một trăm sáu mươi người này, mà vấn đề là quyền bính
của Thánh Linh có được thực thi hay không. Nếu quyền
bính của Thánh Linh vắng mặt, thì không có lập trường
hội thánh. Chỉ khi nào mọi người đều thuận phục quyền
bính của Thánh Linh thì hội thánh mới có lập trường.

Thân thể là điều mà chúng ta có thể tự do sử dụng và
chuyển động khắp nơi trong đó. Nó không hề có mâu
thuẫn hay khó khăn. Bất cứ điều gì chúng ta muốn làm thì
thân thể đều làm. Điều gì tranh đấu với chúng ta thì
không phải là thân thể. Việc một hội thánh địa phương có
thể được biểu lộ hay không tùy thuộc vào việc hội thánh
đó có thể thuận phục Thánh Linh hay không. Khi loại
thuận phục này được biểu lộ thì hội thánh được biểu lộ. Vì
vậy, nếu một anh em thích tự mình phát ngôn và đưa ra
quyết định thì quyền bính của Thánh Linh bị tổn hại,
Thân Thể Christ bị tổn hại và hội thánh bị tổn hại. Cho
nên, không có hội thánh ở chỗ đó. Một nơi có bảng hiệu
không cấu thành hội thánh. Thay vì vậy, chỉ khi các anh
chị em buông bỏ các ý tưởng riêng của mình và tự thuận
phục quyền bính của Thánh Linh, để cho quyền bính của
Thánh Linh tuôn chảy qua họ mà không có bất cứ sự ngăn
trở nào thì mới có hội thánh.

Là những người phục vụ Đức Chúa Trời và gánh trách
nhiệm trong công tác, chúng ta cần ghi nhớ một điều này:
sau hai mươi, ba mươi, năm mươi hoặc thậm chí sáu mươi
năm, khi tóc của chúng ta bạc trắng hết, thì chúng ta vẫn
chỉ là người truyền dẫn quyền bính, một ống dẫn hay một
chiếc loa của quyền bính. Chúng ta vẫn không phải là
quyền bính. Hễ khi nào chúng ta trở nên quyền bính thì
mọi sự sẽ kết thúc. Các anh chị em là các công nhân phải
nhận biết cách thấu đáo quyền bính của Thánh Linh là gì.
Đừng nghĩ rằng ngày nay chúng ta có thể đưa ra một số đề
xuất. Các đề xuất của chúng ta sẽ không hiệu quả. Chúa
không bao giờ ban cho chúng ta quyền bính để đưa ra đề
xuất của riêng mình. Chúng ta chỉ có thể là một ống dẫn
của quyền bính, không phải là chính quyền bính. Nếu sống
đến một trăm tuổi và đã theo Chúa trong một trăm năm
đó, thì chúng ta cũng không được nghĩ rằng mình có thể
đưa ra một số đề xuất. Chỉ khi nào linh của chúng ta được
huấn luyện hơn nữa, khi chúng ta học tập được một điều gì
đó, khi cảm thức của linh chúng ta trở nên nhạy bén hơn,
khi chúng ta nhận được nhiều ánh sáng hơn và khi chúng
ta đụng chạm các nguyên tắc cơ bản của Đức Chúa Trời,
bởi đó trở nên quen thuộc hơn với Lời Đức Chúa Trời, thì
quyền bính của Thánh Linh sẽ dễ dàng bước ra qua chúng
ta hơn.

Chúng ta sử dụng quyền bính để phục vụ các anh chị
em, chứ không phải để cai trị họ. Quyền bính chỉ là một
phần trong sự phục vụ của chúng ta. Tôi hi vọng tất cả
những người dẫn dắt của các buổi nhóm tư gia sẽ lưu ý đến
điều này. Quyền bính liên hệ đến chức vụ của anh em; thật
ra đó là một trong nhiều chức vụ của anh em. Quyền bính
không dùng để cai trị người khác nhưng để cung ứng cho
người khác. Trong một vấn đề nào đó, các anh em khác có
thể không nhìn thấy, nhưng chúng ta nhìn thấy; họ có thể
không hiểu, nhưng chúng ta có thể hiểu. Vì chúng ta hiểu
lòng ao ước của Đức Chúa Trời, nên chúng ta có thể nói với
họ về niềm ao ước của Đức Chúa Trời rằng: “Các anh em
ơi, anh em không nên làm điều này theo cách như vậy; tôi
biết điều này sẽ không hiệu quả. Nếu anh em làm điều đó,
anh em sẽ xúc phạm quyền bính của Đức Chúa Trời. Anh
em phải từ bỏ vấn đề này.” Đây không phải là vận dụng
quyền bính để cai trị các anh em, mà là vận dụng quyền
bính với ý định cung ứng và phục vụ họ. Trước mặt Chúa,
chúng ta đang học tập làm lối ra cho quyền bính của
Thánh Linh để cung ứng cho các anh em. Chúng ta khôn
đang cai trị họ. Chúng ta đang học tập để cho quyền bính
của Đức Chúa Trời bước ra như một sự cung ứng; chúng ta
không ở đây để thiết lập quyền bính riêng của chúng ta.
Bất kể một anh em có thể có loại địa vị gì, dù người
ấy là giám mục, sứ đồ, hay chấp sự, nhưng bất cứ khi nào
người ấy thiết lập hay biểu lộ quyền bính riêng của mình
thì người ấy sẽ đánh mất và hủy hoại lập trường hội thánh
hoàn toàn. Lập trường hội thánh hoàn toàn được thiết lập
trên quyền bính của Thánh Linh. Hễ khi nào quyền bính
của Ngài bị xúc phạm, thì lập trường hội thánh ra đi, và
các nan đề phát sinh.

Khi toàn thể hội thánh ở dưới quyền bính của Thánh
Linh, hội thánh giống như chính thân thể Chúa được Mary
ban cho Ngài khi Ngài ở trên đất. Ngài có thể phát ngôn,
lắng nghe, và bước đi như Ngài mong muốn. Ngoài thân
thể mà Mary chuẩn bị cho Chúa, không còn thân thể nào
có thể thích hợp hơn được nữa. Thân thể Ngài phối hợp
với Ngài đến mức mà cứ như thể thân thể đó không hề tồn
tại và chỉ có một mình Chúa đang hành động. Nó thật hòa
hợp, hiệp nhất, không có nan đề và mâu thuẫn. Đôi tay
Ngài chưa bao giờ không sẵn sàng khi chúng được cần đến,
mắt Ngài không bao giờ gặp trục trặc khi chúng được yêu
cầu nhìn xem, lưỡi Ngài không bao giờ mệt khi cần phát
ngôn, và tâm trí Ngài không bao giờ vắng mặt khi cần suy
nghĩ. Tương tự như vậy, hội thánh có thể đạt đến một mức
độ mà cứ như thể hội thánh không hề hiện hữu và chỉ có
một mình Christ đang hành động. Chúa có thể tự vận
dụng cách tự phát và đi qua một lối ra như vậy cách tự do.
Hội thánh có thể ở trong một sự hòa hợp, hiệp một và tự
phát đến nỗi cứ như thể Chúa không hề đi qua hội thánh.
Quyền bính của Thánh Linh đi qua hội thánh cách tự do
và hòa hợp đến nỗi cứ như thể Ngài không hề đi qua hội
thánh. Khi quyền bính của Thánh Linh có thể vận hành
cách trọn vẹn như vậy thì có hội thánh. Hễ khi nào có sự
chống cự hay sự ngăn trở, thì đó không phải là hội thánh.
Hễ khi nào Thánh Linh không thể chuyển động, hễ khi
nào các cá nhân nổi bật, thì có nan đề và hội thánh bị tổn
hại. Trong một trường hợp như vậy, nó không còn có thể
được xem là hội thánh nữa.

Bây giờ tôi muốn trở lại với câu hỏi của hôm nay. Có
nhiều cái được gọi là các hội thánh thuộc giáo phái. Chúa
không ban cho chúng ta sự tự do để chỉ trích họ. Tuy
nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng có nhiều anh em lớn
tuổi giữa vòng chúng ta là những người bước ra từ các giáo
phái. Họ biết lịch sử. Nhiều anh em khác bước ra từ thế
giới và tội. Họ không biết nhiều về các ý kiến, quyết định,
phương pháp, tổ chức, danh xưng và truyền thống của con
người ở trong các nhóm dùng danh của Chúa. Tôi không
muốn nói thêm về điều này. Từ ban đầu khi được Chúa kêu
gọi ra, chúng ta đã khăng khăng về lập trường cơ bản—tức
là, chúng ta phải vâng phục và thiết lập quyền bính của
Thánh Linh trong hội thánh và làm vô hiệu quyền bính
riêng của chúng ta. Tôi xin Chúa tha thứ cho tôi vì nói
điều này, vì quyền bính của Thánh Linh không cần được
thiết lập bởi con người. Xin thứ lỗi cho tôi vì dùng minh
họa sau đây vì cớ các anh em trẻ. Nếu tôi thả một con hổ
ra đường, thì có cần thiết sai các bảo vệ đi bảo vệ cho nó
không? Không, con hổ không cần bất cứ người bảo vệ nào;
nó có thể tự bảo vệ. Cũng vậy, Thánh Linh không cần sự
chống đỡ của chúng ta. Quyền bính của Thánh Linh ở
trong hội thánh. Không cần sự nhiệt thành của chúng ta
để thiết lập quyền bính. Điều duy nhất cần thiết trong con
cái Đức Chúa Trời là sự sẵn lòng hiến dâng và đầu phục
Ngài hầu cho quyền bính của Thánh Linh có thể bước ra từ
họ cách không gián đoạn. Vấn đề bây giờ là chúng ta có
sẵn lòng dâng mình hay không. Hễ khi nào con cái Đức
Chúa Trời không vâng phục thì quyền bính của Thánh
Linh không thể bước ra. Vấn đề cơ bản ngày nay là chúng
ta có dâng mình cách thích đáng hay không.

Tôi hi vọng rằng chúng ta sẽ dâng mình một lần nữa
cho Chúa vì quyền bính của Thánh Linh. Chúng ta phải
cầu nguyện: “Chúa ơi, Ngài là Đầu trong hội thánh. Hãy
ban cho tôi ân điển để tôi có thể không là người cản trở
hay kháng cự. Nguyện tôi không có bất cứ điều gì của
riêng mình.” Chúng ta phải nhận thức rằng hễ khi nào
chúng ta đem bất cứ điều gì của riêng mình vào trong hội
thánh, bất kể điều đó tốt đến đâu, thì có một điều gì đó
thêm vào trong hội thánh, và có một sự ngăn trở. Thân
thể tôi chỉ có thể bao gồm các chi thể của riêng nó. Tôi
không thể cho phép bất cứ điều gì của người khác được
thêm vào thân thể tôi. Thậm chí điều tốt nhất của người
khác cũng không thể được đặt vào trong thân thể tôi.
Những gì thuộc về thân thể tôi phải là của riêng tôi.
Những điều của người khác có thể quý báu, nhưng một khi
được thêm vào thân thể tôi thì chúng có thể độc hại.
Chúng ta phải học tập trước mặt Đức Chúa Trời để không
bao giờ đem những điều của riêng chúng ta vào trong hội
thánh. Một số điều có thể rất tốt, nhưng nếu không phải
của Thánh Linh thì chúng không thể được đem vào trong
hội thánh. Một khi chúng ở trong hội thánh thì hội thánh
đánh mất lập trường. Trong hội thánh, chỉ có một Thánh
Linh, một quyền bính, một quyền năng, một sự tương giao,
một danh xưng. Bất cứ điều gì được đem vào trong hội
thánh mà không thuộc về Thánh Linh sẽ hủy hoại lập
trường hội thánh, và khi đó không còn có hội thánh nữa.

BẤT CỨ ĐIỀU GÌ KHÔNG ĐƯỢC KHỞI XƯỚNG
BỞI THÁNH LINH THÌ KHÔNG PHẢI LÀ HỘI THÁNH

Ở Thượng Hải, nhiều người có thể thiết lập một hội
truyền giáo, trường thần học, học viện Kinh Thánh, hoặc
các lớp nghiên cứu Kinh Thánh. Những sai lầm như vậy
là thứ yếu. Nhưng không ai có thể thiết lập một hội
thánh! Nếu chúng ta không thể vâng phục Thánh Linh,
và quyền bính loài người cùng những điều của con người
bước vào, thì không có hội thánh. Nếu không được khởi
đầu bởi Thánh Linh thì đó không phải là hội thánh. Tôi
không biết chúng ta có nhìn thấy tính nghiêm trọng của
điều này hay không. Một vài người trong chúng ta có thể
thiết lập một nhà máy; điều này tương đối dễ làm. Xin
cho phép tôi nói rằng chúng ta là những người có sự dẫn
dắt của Thánh Linh. Nhiều người trong thế giới không có
sự dẫn dắt của Thánh Linh cũng có thể mở một nhà máy.
Tuy nhiên, hội thánh không thể được khởi đầu giống như
vậy. Bất kể chúng ta là một tín đồ hay một người vô tín,
bất kể chúng ta có sự sống của Đức Chúa Trời hay không,
chúng ta vẫn không thể thiết lập một hội thánh. Nếu
không được khởi đầu bởi Thánh Linh thì đó không phải
là hội thánh. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng.

Không ai có thể khởi đầu một hội thánh, vì trước hết,
không ai có quyền bính của Thánh Linh. Nếu không có
quyền bính của Thánh Linh, thì không có hội thánh. Bất
kể tình trạng như thế nào, chúng ta cũng không thể thiết
lập hội thánh nếu Thánh Linh không khởi đầu điều đó.
Trước hết, chúng ta phải hỏi: “Còn về sự khởi đầu thì
sao?” Nếu Thánh Linh không phải là Đấng khởi xướng,
thì chúng ta không thể khởi đầu bất cứ điều gì. Chúng ta
phải tự thuận phục quyền năng vĩ đại của Thánh Linh và
tự đặt mình dưới quyền bính vận hành theo Đức Chúa
Trời. Chúng ta phải hoàn toàn bị kiềm chế và không tìm
kiếm sự tự do riêng của mình. Chúng ta phải để cho
quyền bính của Thánh Linh đi qua tất cả chúng ta cách
tự do.


RANH GIỚI ĐỊA PHƯƠNG

Ngoài điều ở trên, hội thánh phải có một lập trường
thứ hai. Nếu không có yếu tố thứ hai, thì cũng không có
lập trường hội thánh. Chúng ta có thể hỏi: chẳng phải biểu
hiện và sống dưới quyền bính của Thánh Linh là đủ rồi
sao? Không, điều đó không đủ. Kinh Thánh bày tỏ cho
chúng ta cách rõ ràng về hai điều phải hiện hữu để thiết
lập hội thánh: thứ nhất, quyền bính của Thánh Linh, và
thứ hai, ranh giới địa phương. Nếu không nhìn thấy điều
này, chúng ta không hiểu lập trường hội thánh. Điều này
có vẻ lạ phải không? Điều này có vẻ giống như rơi mười
ngàn dặm từ trên trời xuống dưới đất phải không? Đúng,
nhưng hãy nhớ rằng hội thánh cũng ở trên đất. Hội thánh
một phần thiên thượng và một phần thuộc đất. Phần thiên
thượng liên quan đến quyền bính của Thánh Linh; phần
thuộc đất liên quan đến ranh giới địa phương. Đây là một
vấn đề rất kì diệu trong Kinh Thánh. Kinh Thánh bày tỏ
cho chúng ta điều này rất rõ ràng: hội thánh tuyệt đối
thuộc về một địa phương, như hội thánh ở Jerusalem
(Công 8:1), là một nơi chốn; hội thánh ở Corinth (1 Cor.
1:2), là một nơi chốn; hội thánh ở Antioch (Công 13:1), là
một thành phố; và hội thánh ở Ephesus (Khải 2:1), là một
thành phố cảng. Trong Kinh Thánh, lập trường hội thánh
là địa phương nơi mà hội thánh ở. Tất cả các hội thánh
đều nhận lấy địa phương làm ranh giới.

Đây là một điểm đặc biệt; xin hãy chú ý. Nếu các anh
chị em ở Thượng Hải ao ước đứng trên lập trường hội
thánh, họ chỉ có thể đứng trên lập trường Thánh Linh và
lập trường Thượng Hải. Họ phải đứng trên lập trường
Thánh Linh và cũng trên lập trường Thượng Hải vì
Thượng Hải là địa phương mà họ sống. Một khi xem
thường địa phương, chúng ta lập tức đánh mất lập trường
hội thánh. Hãy để tôi đưa ra một vài minh họa.


HỘI THÁNH VÀ CÁC HỘI THÁNH

Công Vụ 9:31 nói về các hội thánh ở Judea. Hội thánh
được nói đến ở đây là số nhiều trong tiếng Hy Lạp, tiếng
Anh, và tiếng Hoa. Đó là các hội thánh ở Judea. Nó ở thể
số nhiều vì vào lúc đó Judea là một tỉnh của Rome. Vì một
tỉnh bao gồm nhiều địa phương, nên có nhiều hội thánh.
Do đó, Kinh Thánh không nói hội thánh ở Judea, mà là
các hội thánh ở Judea. Trong Kinh Thánh, chỉ có hội
thánh địa phương, không có hội thánh tỉnh. Điều này cũng
đúng đối với Galatia, là một tỉnh bao gồm nhiều địa
phương; vì vậy, Galatia 1:2 nói: “Các hội thánh ở Galatia”.
Ephesus là một thành phố cảng, một địa phương; vì vậy,
hội thánh ở Ephesus được đề cập đến ở thể số ít. Điểm
này rất rõ ràng trong Kinh Thánh. Philadelphia là một
thành phố và chỉ có một hội thánh hiện hữu ở đó. Asia, là
Tiểu Á ngày nay, là một tỉnh lớn; vì vậy, Kinh Thánh nói:
“Bảy hội thánh ở Asia”, không phải hội thánh ở Asia
(Khải 1:4).

CHỈ CÓ MỘT HỘI THÁNH TRONG MỘT ĐỊA PHƯƠNG

Có một điều tất cả chúng ta phải chú ý: thế giới không
có hội thánh; vì vậy, Hội Thánh Công Giáo La Mã là sai
trật. Một đất nước không có một hội thánh; vì vậy hội
thánh Anh Quốc giáo (tức là Hội Thánh Anh Quốc hoặc
giáo hội Anh Quốc) là sai trật. Một tỉnh không có một hội
thánh, một chủng tộc cũng không có một hội thánh. Trong
Kinh Thánh, chỉ có một đơn vị hành chính nhỏ nhất liên
hệ đến hội thánh—chỉ có một địa phương hay một thành
phố là có một hội thánh. Hội thánh ở trong một địa
phương không thể kết hợp với hội thánh ở một địa phương
khác để trở nên một hội thánh. Mỗi thành phố chỉ tương
xứng với một hội thánh, giống như mỗi một người chồng
chỉ tương xứng với một người vợ. Vì vậy, ở Antioch, có hội
thánh ở Antioch, không có các hội thánh ở Antioch. Nói
các hội thánh ở Antioch là sai. Theo sự sắp xếp của Đức
Chúa Trời, một địa phương chỉ có thể tương xứng với một
hội thánh, không tương xứng nhiều hội thánh. Trong Kinh
Thánh, chúng ta không bao giờ tìm thấy các hội thánh ở
Corinth hay các hội thánh ở Antioch. Nhưng Kinh Thánh
nói rằng hội thánh ở Antioch, hội thánh ở Philippi, và hội
thánh ở Philadelphia. Tất cả các hội thánh này đều được
đề cập đến ở thể số ít. Không có nhiều hội thánh ở
Antioch, Philippi, hay Philadelphia.

Sự sắp xếp của Đức Chúa Trời dành cho hội thánh về
phương diện thuộc linh là quyền bính của Thánh Linh, và
trong biểu hiện bên ngoài, đó là sự giới hạn của địa
phương. Khi hội thánh ở Corinth sắp tự chia thành bốn
phe, Paul lập tức quở trách họ vì chia rẽ và xác thịt (1 Cor.
1:10-13; 3:3-4). Khi những người Corinth sắp chia thành
một số hội thánh nhỏ hơn, một của Paul, một của Cephas,
một của Apollos, và một của Christ, thì Thánh Linh nói
điều đó là xác thịt. Mỗi thành phố, mỗi địa phương, chỉ có
thể tương xứng với một hội thánh. Hễ khi nào có hơn một
hội thánh xuất hiện, thì đó là sự chia rẽ, bè đảng, là điều
Đức Chúa Trời từ chối. Từ quan điểm của Đức Chúa Trời,
hội thánh ở Corinth trở nên thuộc xác thịt vì chỉ có thể có
một hội thánh trong một địa phương; không bao giờ có thể
thiết lập một hội thánh thứ hai. Nếu một hội thánh đã
được thiết lập rồi, thì nhóm thứ hai là một sự chia rẽ và
xác thịt. Không bao giờ có thể có hơn một hội thánh trong
một địa phương. Một số người có thể nói rằng mình ao ước
cung ứng thức ăn thuộc linh cho người khác, nhưng việc
cung ứng thức ăn thuộc linh không đủ để làm lập trường
thiết lập hội thánh. Một người khác có thể nói rằng mình
muốn giúp đỡ những người khác hiểu Kinh Thánh, nhưng
việc giúp người khác hiểu Kinh Thánh cũng không đủ để
làm lập trường thiết lập hội thánh. Việc dạy dỗ người khác
biết Thánh Linh cũng không thích đáng để làm lập trường
thiết lập hội thánh. Một số người có thể nói rằng chúng ta
cần một cuộc phục hưng, và một hội thánh phục hưng phải
được thiết lập. Gần đây, ở một nơi nào đó đã có người
thiết lập một Hội Thánh Phục Hưng vì một chủ đích duy
nhất là phục hưng, nhưng sự phục hưng không đủ để làm
lập trường thiết lập hội thánh. Con người không thể thiết
lập một hội thánh, vì con người không có lập trường để
thiết lập một hội thánh. Paul không có lập trường thiết
lập một hội thánh; Cephas hay Apollos cũng không.

Ephesus có lập trường để thiết lập một hội thánh, nhưng
Paul không tương đương với Ephesus. Corinth có lập
trường để thiết lập một hội thánh, nhưng Paul không
tương đương với Corinth. Cephas hay Apollos cũng không;
tất cả họ đều không tương đương với Corinth. Họ không có
lập trường, và họ không đủ tiêu chuẩn thiết lập hội thánh,
vì một hội thánh phải tương xứng với một địa phương. Bất
cứ điều gì không đạt tới một địa phương thì không thể
thiết lập một hội thánh. Nếu không có địa phương thì
không có hội thánh. Việc Đức Chúa Trời lấy ranh giới địa
phương làm lập trường là quá hiển nhiên.

CHỈ CÓ THỂ CÓ MỘT HỘI THÁNH Ở THƯỢNG HẢI

Ở Thượng Hải hội thánh không đứng trên chủ nghĩa
giáo phái, chủ nghĩa bè đảng, hay bất cứ lập trường nào
khác, nhưng đứng trên lập trường Thượng Hải. Đây là hội
thánh ở Thượng Hải. Giả sử tôi cãi nhau với Anh Chang.
Tôi để anh ấy nhóm ở Đường Nam Dương, còn tôi tìm một
chỗ trên Đường Bắc Tứ Xuyên. Một người đi lên miền Bắc
còn người kia đi xuống miền Nam theo hướng đối nghịch
nhau. Ở Đường Bắc Tứ Xuyên tôi có thể giảng phúc âm, và
một nhóm người có thể được cứu. Mặc dù phòng nhóm ở
Đường Nam Dương có chỗ ngồi cho 2400 người, nhưng tôi
có thể xây một phòng nhóm lớn hơn chứa được 2600 người.
Mặc dù tôi rao giảng phúc âm và khởi đầu một buổi nhóm,
đem nhiều người đến với sự cứu rỗi, giảng các sứ điệp, và
gây dựng các thánh đồ, nhưng tôi không bao giờ có thể trở
nên hội thánh vì tiêu chuẩn để nhận lấy Thượng Hải làm
lập trường hội thánh đã được người khác nhận lấy rồi. Tôi
không đủ tiêu chuẩn thiết lập một hội thánh khác vì chỉ có
thể có một hội thánh ở Thượng Hải

MỘT HỘI THÁNH CHỈ CÓ THỂ ĐƯỢC THIẾT LẬP TRONG MỘT
ĐỊA PHƯƠNG LÀ NƠI CHƯA CÓ HỘI THÁNH HIỆN HỮU

Ngày nay ở Tất Tiết tỉnh Quế Châu, không ai nhận
lấy chỗ đứng để thiết lập một hội thánh trên lập trường
địa phương. Nếu bất cứ ai ao ước thiết lập một hội thánh,
thật đúng đắn để người ấy có thể đến Tất Tiết vì trong
một địa phương chỉ có thể có một hội thánh. Nếu có thêm
một hội thánh hiện hữu ở đó, Đức Chúa Trời sẽ nói rằng
đó là một sự chia rẽ. Điều đó giống như một người nữ
tương xứng với một người nam. Nếu một người chưa có vợ
thì nàng có thể kết hôn với người ấy và trở nên vợ của
người ấy. Nếu người ấy đã có vợ rồi, thì làm thế nào nàng
có thể trở nên vợ người ấy được? Nàng chỉ có thể trở nên
vợ của một người chưa có vợ thôi. Toàn bộ Tân Ước nói với
chúng ta một điều này: hội thánh là địa phương. Chúng ta
phải thấy rằng hội thánh là địa phương. Các Thư Tín nói
về hội thánh ở Corinth và hội thánh ở Ephesus. Khải Thị
nói về bảy hội thánh ở Asia. Trong mỗi địa phương, chỉ có
một hội thánh. Hội thánh không thể trở nên độc lập khỏi
tính địa phương.

Xin ghi nhớ rằng một hội thánh chỉ có thể được thiết
lập trong một địa phương là nơi chưa có hội thánh. Nếu đã
có một hội thánh tại một địa phương nào đó rồi, chúng ta
chỉ có thể gia nhập hội thánh đó; chúng ta không thể thiết
lập một hội thánh khác. Một khi thiết lập một nhóm khác,
thì đó là một sự chia rẽ, một bè đảng, là điều Đức Chúa
Trời kết án. Tôi muốn hỏi: “Sự khác biệt giữa người nữ ,
vợ của một người nam và một người vợ lẽ là gì?” Mọi sự
đều giống nhau, ngoại trừ địa vị. Chỉ có lập trường là khác
nhau; mọi điều khác đều giống nhau. Mặc dù bên ngoài họ
có thể giống nhau, nhưng một người thiếu một điều gì đó—
lập trường.

SỰ CHIA RẼ LÀ GÌ?

Sự chia rẽ là gì? Sự chia rẽ là không có lập trường và
không có lập trường là chia rẽ, và là một điều gì đó bị Đức
Chúa Trời kết án. Xin thứ lỗi cho tôi vì sử dụng Tất Tiết
là thí dụ một lần nữa. Sự khác biệt giữa việc đến Tất Tiết
để rao giảng phúc âm, cứu người, và gây dựng các thánh
đồ và việc đi đến Đường Bắc Tứ Xuyên để làm cùng một
điều là gì? Bên ngoài, không có sự khác biệt. Không phải
là dân chúng không thể được cứu và nhận được sự sống đời
đời khi phúc âm được rao giảng tại Đường Bắc Tứ Xuyên;
cũng không phải là dân chúng tại Đường Bắc Tứ Xuyên sẽ
đánh mất kinh nghiệm cứu rỗi của họ. Lẽ thật phúc âm thì
giống nhau, và các sứ điệp có thể giống nhau. Mọi sự
dường như đều giống nhau. Nhưng chúng ta không thể
thiết lập một hội thánh khác ở Đường Bắc Tứ Xuyên. Nếu
chúng ta đi đến Đường Bắc Tứ Xuyên để thiết lập một hội
thánh thì đó là sự chia rẽ. Các sứ điệp được giảng ở Tất
Tiết có thể giống y như các sứ điệp được giảng ở Đường
Bắc Tứ Xuyên, nhưng ở hai địa điểm khác nhau có hai lập
trường khác nhau. Ở Tất Tiết đó có thể là hội thánh, trong
khi ở Đường Bắc Tứ Xuyên, đó có thể là một sự chia rẽ.
Cùng một sứ điệp được giảng ở hai địa điểm này, nhưng có
một sự khác biệt dường nào! Giả sử chúng ta thiết lập bàn
của Chúa ở Tất Tiết, tức là bữa tiệc tối của Chúa, để bẻ
bánh. Nếu chúng ta chuyển dời bàn với mọi người tham dự
từ Tất Tiết đến Đường Bắc Tứ Xuyên, chúng ta có thể cầu
nguyện theo cùng một cách như trước đây, nghiên cứu
Kinh Thánh như trước đây, và ngợi khen Chúa như trước
đây. Trong những điều này, không hề có sự khác biệt nào,
nhưng ở Tất Tiết có hội thánh, trong khi ở Đường Bắc Tứ
Xuyên có một sự chia rẽ. Khi một người nữ kết hôn với
một người nam độc thân, thì nàng là vợ của người ấy; nếu
nàng kết hôn với một người nam đã có gia đình, thì nàng
không phải là vợ của người ấy. Khi đến một nơi chưa có
hội thánh, chúng ta có thể thiết lập một hội thánh. Nhưng
tại một nơi đã có hội thánh rồi, chúng ta chỉ có thể gia
nhập hội thánh đó, chúng ta không thể thiết lập một hội
thánh khác. Đây là nguyên tắc cơ bản trong Kinh Thánh.
Nếu chúng ta không quan tâm đến ranh giới địa phương
thì mọi sự đều kết thúc. Nếu vứt bỏ lập trường cơ bản này,
thì chúng ta không có lập trường.

Tôi hi vọng rằng trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta
hiểu hai điểm này: Thứ nhất, hội thánh của Đức Chúa Trời
được thiết lập trên quyền bính của Thánh Linh; thứ hai,
hội thánh của Đức Chúa Trời được thiết lập với ranh giới
địa phương. Lập trường của hội thánh là một điều gì đó
theo sự hướng dẫn của Thánh Linh. Chúng ta không thể
nói: “Thánh Linh đã hướng dẫn chúng tôi nhóm ở Đường
Bắc Tứ Xuyên.” Liên quan đến sự hướng dẫn của Thánh
Linh, điều đầu tiên Ngài tranh luận là nơi chốn chúng ta
đang nhóm là sai trật. Cho nên, chúng ta đã vi phạm và
xúc phạm giới hạn đầu tiên của Thánh Linh, và chúng ta
không có lập trường để đứng. Việc nói rằng chúng ta có
Thánh Linh thì không đủ; chúng ta cũng phải chú ý đến
ranh giới địa phương, là điều được thiết lập bởi Thánh
Linh. Chúng ta không bao giờ có thể vi phạm ranh giới địa
phương; chúng ta chỉ có thể thuận phục. Con người không
có sự tự do trong thẩm quyền của địa phương được Thánh
Linh thiết lập.


ĐỊA PHƯƠNG GIỚI HẠN SỰ HÌNH THÀNH CÁC SỰ CHIA RẼ

Tôi hi vọng các anh chị em sẽ nắm vững nguyên tắc cơ
bản này. Nếu vậy, họ sẽ sáng tỏ về chỗ đứng của cái gọi là
các giáo phái, các hội thánh, các nhóm và các tổ chức. Nếu
bất kỳ nhóm nào không được xây dựng trên lập trường địa
phương, chúng ta có thể thấy rằng đó không phải là hội
thánh. Chúng ta có sáng tỏ không? Điều này có làm ngạc
nhiên không? Tôi ngạc nhiên khi đọc điều này trong Lời.
Việc đi từ quyền bính của Thánh Linh đến ranh giới địa
phương giống như rơi mười ngàn dặm từ cõi thiên thượng
thẳng xuống đất. Kinh Thánh khải thị rằng lập trường của
hội thánh dựa trên quyền bính của Thánh Linh. Tuy
nhiên, Kinh Thánh cũng bày tỏ với chúng ta rằng chỉ có
Thánh Linh thôi thì không đủ; chúng ta cũng cần sự tương
xứng của lập trường địa phương. Hai điều này cùng nhau
sản sinh hội thánh. Khi chúng ta nhìn lại, mọi sự càng
ngày càng sáng tỏ hơn, và chúng ta càng phải ngợi khen
Chúa hơn. Trong hai ngàn năm qua, nếu dân chúng trong
hội thánh sẵn lòng chịu giới hạn bởi địa phương, thì sẽ
không có các sự khó khăn và rối loạn. Nếu con người chịu
thuận phục quyền bính của Đức Chúa Trời, thì chủ nghĩa
Công giáo lẫn Cải Chánh đều không bao giờ có thể được
thiết lập. Hơn một trăm giáo phái ở Trung Hoa, hơn sáu
trăm tổ chức chính và hơn năm trăm tổ chức nhỏ trên thế
giới ngày nay cũng sẽ không được thiết lập. Mọi điều đó sẽ
bị giới hạn bởi ranh giới địa phương.

ĐỊA PHƯƠNG KHÔNG BAO GIỜ BỊ THAY ĐỔI

Xin thứ lỗi vì tôi dùng các thuật ngữ chính trị. Một
triều đại có thể thay đổi nhưng một địa phương không bao
giờ có thể thay đổi; một đảng chính trị có thể thay đổi,
nhưng một địa phương không thay đổi; thậm chí một đất
nước cũng có thể thay đổi; nhưng một địa phương thì
không. Thượng Hải vẫn luôn là Thượng Hải và Trường
Xuân vẫn luôn là Trường Xuân. Trong Triều Đại Nhà
Thanh, Thượng Hải là Thượng Hải; trong chính thể Cộng
Hòa, Thượng Hải vẫn là Thượng hải; thậm chí bây giờ
Thượng Hải vẫn là Thượng Hải. Trong Chiến Tranh
Trung-Nhật khi đất nước này hầu như trở nên một phần
của đất nước khác, địa phương vẫn như vậy. Nhiều điều
thay đổi, nhưng địa phương không bao giờ thay đổi. Đức
Chúa Trời muốn địa phương làm lập trường cho hội thánh.
Chúng ta có hội thánh tại Rome như một địa phương,
nhưng không bao giờ có hội thánh của Đế Quốc La Mã.
Danh xưng thì tương tự, nhưng thật ra chúng khác nhau.
Hội thánh ở thành phố Rome được Thánh Linh công nhận,
nhưng hội thánh của Đế Quốc La Mã thì không. Vì lý do
này, chúng ta phải học tập trước mặt Đức Chúa Trời để
gìn giữ lập trường địa phương.

Xin ghi nhớ một điều này: hội thánh phải đứng trên
lập trường địa phương. Trong nhiều năm, chúng ta đã đứng
trên lập trường này, từ chối mọi điều không phù hợp với
lập trường này, từ chối mọi danh hiệu. Bất kỳ nhóm nào
không nhận lấy địa phương làm lập trường thì không phải
là hội thánh. Sự phục vụ mà chúng ta bước vào ở đây là
với hi vọng xây dựng hội thánh ở Thượng Hải. Nếu người
ngoài có bất cứ sự chất vấn nào về vấn đề này, chúng ta
phải tỏ rõ với người ấy rằng hội thánh có quyền bính của
Thánh Linh bên trong như nội dung và ranh giới địa
phương bên ngoài. Quyền bính của Thánh Linh cộng với
ranh giới địa phương làm nên hội thánh. Nếu không có
quyền bính của Thánh Linh bên trong và không có ranh
giới địa phương bên ngoài thì sẽ không có hội thánh.

LẬP TRƯỜNG HỘI THÁNH VÀ PHƯỚC HẠNH THUỘC LINH

Lập trường của hội thánh càng rõ ràng, thì các phước
hạnh thuộc linh càng phong phú. Trong những năm gần
đây và đặc biệt là trong một hai năm qua, chúng ta đã
thấy Đức Chúa Trời chúc phước cho lập trường hội thánh.
Nhiều anh chị em bắt đầu nhìn thấy sự khác biệt giữa
đường lối cá nhân chủ nghĩa và lập trường hội thánh. Khi
quyền bính của Thánh Linh được biểu lộ trong mọi chi
thể, khiến họ phục vụ Đức Chúa Trời trong sự phối hợp
thay vì trong các hoạt động cá nhân, chúng ta nhìn thấy
sự chúc phước của Chúa. Trong một số hội thánh địa
phương, các chi thể gia tăng gấp đôi, gấp năm và gấp
mười—tất cả đều nhân rộng.

Ban đầu chỉ có ba mươi mấy chi thể ở Đài Bắc, nhưng
bây giờ họ đã gia tăng hơn một ngàn người. Chúng ta đã
sai một số anh em đến đó, và họ đã công tác rất chuyên
cần. Đức Chúa Trời tiếp tục chúc phước và các chi thể liên
tục gia tăng. Khi ở Hong Kong, tôi đã nhận được một bức
thư từ một anh em. Tôi cảm thấy anh em này nhận biết
hội thánh là gì vì một sự việc tình cờ. Hội thánh ở Đài
Bắc hi vọng Anh Witness chịu trách nhiệm về chiến dịch
phúc âm trong Tết Nguyên Đán. Sau khi mọi người đi đến
quyết định, Anh Witness phải đến gặp tôi ở Hong Kong về
một số vấn đề. Họ thật sự thất vọng vì họ nghĩ rằng họ
không thể tự mình thực hiện chiến dịch. Anh Witness nói
với họ: “Có Witness chỉ là có thêm một anh em nữa thôi;
mất Witness chỉ là mất một anh em thôi.” Nếu có hội
thánh ở Đài Bắc, thì việc có hay mất Anh Witness chỉ là
vấn đề có hoặc mất một anh em mà thôi. Tuy nhiên, nếu
không có hội thánh ở Đài Bắc thì thật kinh khủng. Cuối
cùng, các anh em ở Đài Bắc đã rao giảng phúc âm. Một số
anh em mà anh em nghĩ là họ không thể rao giảng phúc
âm thì lại giảng phúc âm vượt quá sự mong đợi
là, hơn một ngàn trăm bốn mươi người đã tiếp nhận Chúa.
Trong các buổi nhóm sau đó, hai trăm hai mươi tám người
được baptism trong ngày đầu tiên. Một anh em bị lấy đi
hay thêm vào thì không thành vấn đề, vì vẫn có hội
thánh. Bây giờ tôi sẽ trở lại với bức thư của anh em đó.


Tôi rất vui lòng với câu nói của anh ấy: “Tôi tin rằng nếu
các anh em học tập phục vụ Chúa cách phối hợp, thì dù có
ba ngàn người hay mười ngàn người mới được cứu đi nữa,
chúng ta vẫn có thể hấp thụ họ. Khi hội thánh ra đời và
bắt đầu tác nhiệm, hội thánh có thể hấp thụ năm trăm tín
đồ mới nếu năm trăm người đến, và một ngàn tín đồ mới
nếu một ngàn người đến.” Đó là gì? Đó là hội thánh của
Đức Chúa Trời.

CẦN CÓ MỘT CHIẾC BÌNH
ĐỂ CHỨA ĐỰNG PHƯỚC HẠNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Một số người trong chúng ta có thể cầu nguyện để
Chúa chúc phước chúng ta như Ngài đã chúc phước hội
thánh trong Lễ Ngũ Tuần. Nhưng nếu Chúa thật sự đáp lời
cầu nguyện của chúng ta thì chúng ta sẽ làm gì? Nếu Chúa
thật sự ban cho chúng ta phước hạnh của Lễ Ngũ Tuần thì
chúng ta sẽ làm gì? Nếu Chúa ban cho chúng ta ba ngàn
hoặc năm ngàn người, chúng ta sẽ làm gì? Nếu hàng ngàn
người đột ngột đến nơi nhóm của chúng ta, thì chúng ta sẽ
lập tức thấy rằng chúng ta không thể hấp thụ tất cả họ.
Nếu ba ngàn người được thêm vào ở Thượng Hải trong
một lúc, chúng ta không thể hấp thụ họ. Chúng ta sẽ
không biết cách baptism họ, cách chia họ thành các buổi
nhóm tư gia khác nhau để có bàn của Chúa, cách gây dựng
họ, và cách thăm viếng họ. Tuy nhiên, khi Đức Chúa Trời
chúc phước và hội thánh mạnh mẽ, chúng ta có thể dễ
dàng hấp thụ họ. Bất kể bao nhiêu người đến, chúng ta sẽ
không bất năng trong việc quản lý họ cách thích đáng.
Bây giờ chúng ta có khoảng một trăm năm mươi hoặc một
trăm sáu mươi anh chị em giữa vòng chúng ta; sự tương
giao của chúng ta còn chưa bao hàm cách thích đáng.
Chúng ta sẽ làm gì nếu có thêm ngàn người nữa? Chúng ta
sẽ khó gánh vác họ nếu Đức Chúa Trời chúc phước cho
chúng ta bằng nhiều người như vậy. Chúng ta không đang
nói về một tổ chức mà là về một vật chứa đựng có thể tiếp
nhận sự chúc phước của Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa
Trời chúc phước chúng ta bằng cách ban cho chúng ta ba
ngàn người rồi sau đó hai ngàn người biến mất sau hai
ngày thì điều này sẽ không phải là hội thánh. Nếu chúng
ta không biết khi nào người ta đến và đi, hoặc bao nhiêu
người được thêm vào hay mất đi, thì đây không phải là hội
thánh. Hội thánh là vật chứa đựng có một dung lượng lớn
đến nỗi có khả năng chứa đựng sự chúc phước của Đức
Chúa Trời. Một hội thánh phải đạt đến một mức độ mà
khi Đức Chúa Trời chúc phước—các phước hạnh dư dật—
thì có một chiếc bình có thể chứa đựng sự chúc phước đó.
Khi tất cả các anh chị em vâng phục Thánh Linh, tất
cả họ sẽ chỗi dậy để phục vụ và tiếp nhận phước hạnh.
Không ai đem vào ý kiến riêng, nhưng mọi người đều được
chiếm hữu bằng sự phục vụ. Khi điều này xảy ra, hội
thánh của Đức Chúa Trời sẽ ra đời. Nếu chúng ta không
sẵn sàng cho công tác của Thánh Linh, thì Ngài sẽ không
công tác. Chúng ta phải chuẩn bị cho công tác của Thánh
Linh. Chúng ta phải luôn luôn chuẩn bị nhiều chỗ hơn.
Chúng ta muốn để cho Chúa đem người vào hơn là để cho
Ngài lấy người đi. Khi Thánh Linh bắt đầu công tác, chúng
ta sẽ thật sự thấy rằng không có đủ chỗ. Chúng ta phải
chuẩn bị cho công tác của Thánh Linh. Chúng ta phải
chuẩn bị một nơi nhóm rộng lớn hơn và mở rộng dung
lượng của mình; khi đó Chúa sẽ chúc phước. Chúng ta phải
chuẩn bị con người cho sự phục vụ; khi đó Chúa sẽ chúc
phước. Nếu chúng ta không chuẩn bị mọi người cho sự phục
vụ, thì Thánh Linh không có cách nào công tác.

TẤT CẢ PHẢI HỌC TẬP PHỤC VỤ

Tôi hi vọng các anh chị em sẽ thấy rằng lập trường
hội thánh dựa trên tính địa phương và trên quyền bính
của Thánh Linh. Việc quyền bính của Thánh Linh bước
vào nghĩa là mọi người học tập từ chối ý kiến riêng và
thuận phục quyền bính của Đức Chúa Trời. Khi mọi người
học tập phục vụ, hội thánh của Đức Chúa Trời xuất hiện.
Việc các ý kiến riêng của cá nhân chúng ta bị phủ nhận
thì chưa đủ để có hội thánh. Về mặt tích cực, mọi người
phải thuận phục quyền bính của Thánh Linh. Một khi
chúng ta thuận phục quyền bính của Thánh Linh, lập tức
Thánh Linh sẽ chỉ dẫn và hướng dẫn mọi người phục vụ.
Tôi xin các anh em dẫn dắt thứ lỗi, đặc biệt là những
người dẫn dắt trong các buổi nhóm tư gia, vì tôi nói những
lời sau: trách nhiệm tối thiểu anh em có trước mặt Đức
Chúa Trời là phục vụ, nhưng điều này không đủ. Nếu anh
em chỉ có thể phục vụ nhưng không thể đem người khác
vào trong sự phục vụ, thì anh em thất bại. Thánh Linh
đang chỉ dẫn mọi người phục vụ. Về mặt tiêu cực, đừng
đem vào ý kiến riêng của anh em; về mặt tích cực, hãy để
Thánh Linh chỉ dẫn mọi người phục vụ. Quyền bính của
Thánh Linh nghĩa là Thánh Linh có thể đi qua mọi người,
Thánh Linh có thể chỉ dẫn mọi người.

Vì vậy, bất cứ ai chỉ có thể phục vụ một mình nhưng
không thể ủy thác cho người khác thì đó là một sự thất
bại. Bất cứ ai không giữ trách nhiệm trong tay của riêng
mình, nhưng phân phối cho các anh chị em để họ có thể
chia sẻ trong cùng một công tác, thì hữu dụng trong tay
Đức Chúa Trời. Chúng ta không nên nghĩ rằng chúng ta
phải làm mọi sự khi các tình huống dấy lên. Những ai vội
vã tự mình hoàn tất mọi sự, những ai nắm giữ mọi sự
trong tay mình và những ai không chia phần cho người
khác, đều đang ngăn trở công tác của Thánh Linh. Các
trách nhiệm phải được phân phối; chúng không nên được
giữ lại trong tay chúng ta. Việc giữ lại mọi sự trong tay
chúng ta là một sự ngăn trở. Mọi sự không nên bị mắc kẹt
nơi chúng ta. Khi quyền bính của Thánh Linh có sự tự do
đầy đủ trong hội thánh, thì việc làm hay không làm một
điều gì đó không còn là vấn đề nữa, mà vấn đề là để cho
Thánh Linh có sự tự do giải phóng chính Ngài. Khi quyền
bính của Thánh Linh công tác, chuyển động và được giải
phóng trong cả Thân Thể thì đó là hội thánh. Công tác
phải luôn luôn được phân phối. Sự phân phối là nguyên
tắc. Hễ khi nào trách nhiệm đến trên chúng ta, chúng ta
phải phân phối ngay lập tức. Một điều gì đó có thể được
thực hiện bởi một người, hoặc bởi năm người. Tuy nhiên,
phân phối điều đó giữa vòng năm người thì tốt hơn. Hãy
luôn luôn để người khác can dự vào và luôn luôn can dự
vào việc của người khác. Nếu thực hành điều này, chúng ta
đang huấn luyện các anh em và cung cấp cho họ sự hướng
dẫn đúng đắn. Theo cách này, mọi người sẽ học tập phục
vụ.

Anh Witness Lee và tôi đã có một thời gian dài
ngưỡng trông Chúa và đàm luận. Chúng tôi hết sức tin
tưởng vào những gì chúng tôi đã nhìn thấy trước đây.
Trong những ngày sắp tới, Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ
nhận lấy đường lối di trú. Vì vậy, mọi anh em phải được
huấn luyện. Chúng ta không nên hi vọng rằng dân chúng
sẽ di trú đến Nam Xương trong tương lai, nhưng mong
rằng hội thánh ở Nam Xương sẽ huấn luyện họ cho chúng
ta. Chúng ta phải huấn luyện họ ngay bây giờ. Tôi e rằng
các anh chị em không được huấn luyện trước mặt Đức
Chúa Trời, và khi đến thời điểm di trú, những người như
vậy sẽ không thể đi ra. Vì vậy, mọi người phải học tập đôi
điều về hội thánh. Chúng ta phải học tập nhiều hơn nữa
trước mặt Đức Chúa Trời về cách toàn Thân Thể phục vụ.
Nếu chúng ta làm điều này, sẽ có một con đường cho Đức
Chúa Trời đi ra từ chúng ta.

Một sứ điệp do Anh Nee giảng, và được Anh Kun-min
và các anh em khác ghi lại.
01/04/1950