NỘI DUNG CỦA HỘI THÁNH
(Một cuộc đàm luận với các anh chị em ở Thượng Hải
vào 04/12/1950, được phát hành trong tập san Cánh Cửa
Mở, ngày 01/03/1951.)
Tôi muốn nói với các anh em thêm một ít nữa về nan
đề của hội thánh. Hội thánh phải có cả quyền bính của
Linh lẫn lập trường địa phương. Tuy nhiên, lập trường địa
phương không phải là một vấn đề đơn giản, vì một hội
thánh vẫn cần nội dung. Nếu không có nội dung thì nó vẫn
không thể được xem là hội thánh địa phương. Việc đúng
đắn trên danh nghĩa là một vấn đề rất quan trọng, nhưng
việc đúng đắn trên danh nghĩa không hẳn có nghĩa là
không có nan đề. Đây là lý do tại sao tôi muốn cùng với
các anh em nhìn thấy từ Kinh Thánh, một số đòi hỏi của
một hội thánh trong một địa phương. Chỉ nói rằng chúng
ta đang đứng trên lập trường địa phương là không đủ. Để
nói rằng hội thánh đang đứng trên lập trường địa phương,
nó phải thỏa đáp một số đòi hỏi và điều kiện cũng như
phải có một nội dung. Nếu không có điều nào trong các đòi
hỏi và điều kiện này được đáp ứng, thì chúng ta vẫn không
đang đứng trên lập trường địa phương.
DỄ TIẾP NHẬN
Thứ nhất, nếu một hội thánh thật sự đang đứng trên
lập trường địa phương như được nêu ra trong Kinh Thánh,
thì hội thánh ấy phải tiếp nhận tất cả những người mà
Chúa đã tiếp nhận. Rome 15:7 nói: “Vì vậy, hãy tiếp nhận
lẫn nhau, như Christ cũng đã tiếp nhận anh em vì sự vinh
hiển của Đức Chúa Trời”. Ở đây chúng ta nhìn thấy một
điều: Việc tiếp nhận một Cơ Đốc nhân dựa trên việc tiếp
nhận của Christ—tức là, chúng ta phải tiếp nhận lẫn nhau
như Christ đã tiếp nhận chúng ta. Nói cách khác, chúng ta
không thể từ chối những người mà Christ đã tiếp nhận.
Nếu một tội nhân được Christ tiếp nhận, chúng ta phải
tiếp nhận người ấy như một anh em. Nếu chúng ta không
tiếp nhận một người mà Christ đã tiếp nhận thì lập tức
chúng ta là một bè đảng, không phải là hội thánh.
Hội thánh là gì? Một hội thánh tiếp nhận tất cả
những người mà Christ đã tiếp nhận trong một địa
phương. Đức Chúa Trời không bận tâm nhiều về việc
những người sống ở Thượng Hải tiếp nhận các anh em ở
Nam Kinh hoặc Trùng Khánh bằng việc họ tiếp nhận các
anh em trong địa phương của họ. Chúng ta phải tiếp
nhận tất cả những người mà Christ đã tiếp nhận. Nếu
chúng ta muốn xác định hội thánh ở Thiên Tân có phải
là hội thánh không, tất cả những gì chúng ta phải làm là
xem hội thánh đó có tiếp nhận tất cả những người được
cứu ở Thiên Tân không. Giả sử các anh em ở Thiên Tân
muốn chọn lọc; họ chỉ muốn tiếp nhận một loại người nào
đó đã được Christ tiếp nhận và không tiếp nhận một loại
người khác vốn cũng đã được Christ tiếp nhận. Khi ấy, đó
không phải là hội thánh. Chúng ta không thể nói rằng
chúng ta tiếp nhận những người giống như chúng ta,
trong khi không tiếp nhận những người không giống như
chúng ta. Chúng ta không thể không tiếp nhận một người
mà Chúa đã tiếp nhận vì bất cứ lý do gì; nếu không,
chúng ta không phải là hội thánh.
“Hãy tiếp nhận người yếu đức tin,… vì Đức Chúa Trời
đã tiếp nhận người ấy” (Rome 14:1, 3). Giả sử một người
nào đó ăn chay. Chúng ta có thể cho rằng người ấy rất yếu
đuối. Tuy nhiên, nền tảng cho việc tiếp nhận là việc Đức
Chúa Trời có tiếp nhận người ấy không, chứ không phải là
việc người ấy mạnh mẽ hay yếu đuối. Có thể người ấy là
một anh em yếu đuối, nhưng chúng ta vẫn phải tiếp nhận
người ấy. Đức Chúa Trời đã tiếp nhận người ấy bất kể sự
mạnh mẽ hay yếu đuối của người ấy rồi; vì vậy, chúng ta
cũng phải tiếp nhận người ấy. Sự tương giao cơ bản của
một hội thánh trong một địa phương dựa trên sự tương
giao của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải tiếp nhận một anh
em mà Đức Chúa Trời đã tiếp nhận. Chúng ta không thể
có bất cứ lý do gì để từ chối người ấy; nếu không, chúng ta
là một bè đảng, không phải là một hội thánh. Hội thánh
trong một địa phương dựa trên việc tiếp nhận rộng rãi như
Đức Chúa Trời và cũng nghiêm khắc như Đức Chúa Trời:
Bất cứ ai Đức Chúa Trời tiếp nhận thì chúng ta tiếp nhận;
bất cứ ai Đức Chúa Trời không tiếp nhận thì chúng ta
không tiếp nhận. Hội thánh phổ thông tiếp nhận mọi
người mà Đức Chúa Trời đã tiếp nhận trong cả thế giới;
một hội thánh địa phương tiếp nhận mọi người mà Đức
Chúa Trời đã tiếp nhận trong một địa phương. Bất kể một
anh em khác biệt với chúng ta như thế nào và người ấy
cách xa tiêu chuẩn của chúng ta bao nhiêu, chỉ có một đòi
hỏi duy nhất để chúng ta tiếp nhận người ấy—đó là, Đức
Chúa Trời có tiếp nhận người ấy không? Nếu Đức Chúa
Trời đã tiếp nhận người ấy, thì chúng ta phải tiếp nhận
người ấy. Vì vậy, một hội thánh địa phương—chúng ta
phải rất sáng tỏ về điều này—phải nhận lấy sự sống của
Christ và đức tin trong Đức Chúa Trời như nền tảng cho
việc tiếp nhận các tín đồ. Ngoài điều này, chúng ta không
có bất cứ yêu cầu nào khác. Nếu chúng ta làm cho các yêu
cầu khác trở nên các đòi hỏi, chúng ta là một bè đảng
giống như các bè đảng khác. Một bè đảng bị kết án và vì
vậy là một vấn đề rất nghiêm trọng.
VẬN DỤNG SỰ KỶ LUẬT
Điều này có nghĩa là chúng ta phải tiếp nhận tất cả
các tín đồ trong một địa phương mà không có sự bảo tồn
nào phải không? Không! Một hội thánh trong một địa
phương không chỉ phải tiếp nhận tất cả những người mà
Christ đã tiếp nhận trong địa phương đó, mà còn phải vận
dụng sự kỷ luật hội thánh. Sự kỷ luật này là gì? Khi một
anh em đã được Chúa tiếp nhận phạm một tội nào đó
khiến Chúa phải loại người ấy ra khỏi sự tương giao, thì
chúng ta cũng phải vận dụng kỷ luật trên người ấy. Chúng
ta không nên nói rằng chúng ta muốn tất cả những người
mà Chúa muốn và tất cả những người mà Chúa không
muốn. Nếu Chúa đặt một người nào đó vào trong thế giới,
nhưng chúng ta lại đặt người ấy vào trong hội thánh, thì
chúng ta đang mở cửa cho thế giới trong hội thánh. Kết
quả là sẽ không có ranh giới giữa hội thánh và thế giới;
bức tường ngăn cách giữa chúng sẽ bị giật đổ bởi chúng ta.
Chúng ta thường dùng minh họa này: Khi một chiếc
thuyền ở trên biển, chiếc thuyền và biển không thể có sự
tương giao. Ngay khi chúng bắt đầu có sự tương giao, thì
chiếc thuyền bắt đầu chìm xuống biển. Cũng vậy, nếu một
lỗ hổng được khoan trong hội thánh, thì đường ranh phân
rẽ giữa hội thánh và thế giới sẽ biến mất. Vì vậy, hội
thánh địa phương phải vận dụng sự kỷ luật; phải có hành
động kỷ luật để là một hội thánh địa phương.
Hành động kỷ luật là gì? 1 Corinth 5 nói về sáu loại
người khác nhau đã được cứu và có sự sống của Đức Chúa
Trời, nhưng họ tự chiều chuộng mình và trở nên một kẻ
gian dâm, kẻ tham lam, kẻ chửi rủa, kẻ say sưa, kẻ thờ
thần tượng và kẻ tham tàn (c. 11). Paul bảo hội thánh tại
em” (c. 13). Lệnh truyền trong 1 Corinth 5 không nói rằng
chúng ta phải loại bỏ một anh em khỏi giữa vòng chúng ta
ngay khi người ấy phạm tội. Nhưng lời nói rằng chúng ta
phải loại bỏ người ấy khi người ấy trở nên một kẻ như
vậy. Lời không nói một người phạm tội gian dâm mà là
“một kẻ gian dâm”; không phải một anh em chửi rủa, mà
là “một kẻ chửi rủa”. Khi một người trở nên một kẻ như
vậy, hội thánh phải loại bỏ người ấy; hội thánh phải dứt
phép thông công người ấy. Trong hội thánh, bất cứ ai mà
Chúa không muốn, chúng ta cũng phải không muốn. Nếu
chúng ta giữ một người mà Chúa không muốn trong địa
phương của mình, sự giữ lại này sẽ gây rắc rối. Chúa nói
rằng một kẻ như vậy giống như một ít men làm lên men
cả đống bột (1 Cor. 5:6). Ngay lập tức, toàn bộ hội thánh
sẽ bị hư hoại. Cả hội thánh không còn là bột thuần khiết
nữa mà sẽ có men. Vì vậy, hội thánh phải có sự kỷ luật.
Hơn nữa, hội thánh biết một anh em là loại người gì. Điều
này được phản ánh trong lời của Chị M. E. Barber: “Sự
hiệp nhất của hội thánh là tiếng nói của Thánh Linh”.
Nếu tất cả các anh em đều cảm thấy rằng một anh em là
một kẻ như vậy, thì chắc chắn người ấy là một kẻ như vậy.
Chúng ta không thể nói rằng tất cả các anh em đều hiểu
lầm người ấy. Vì vậy, một hội thánh địa phương phải vận
dụng sự kỷ luật của Đức Chúa Trời trong địa phương của
mình.
Hơn nữa, Kinh Thánh khải thị rằng hội thánh vận
dụng sự kỷ luật không chỉ về những vấn đề đạo đức mà
còn về vấn đề giáo lý. Tuy nhiên, Chúa không muốn chúng
ta vận dụng sự kỷ luật về các giáo lý thông thường. Thí dụ,
một số người giữ Ngày của Chúa trong khi những người
khác giữ ngày Sabbath. (Điều này không chỉ về các tín đồ
Cơ Đốc Phục Lâm, là những người khôi phục lại luật
pháp). Một số người giữ cả hai ngày; chúng ta không nên
tranh cãi về điều này. Một số anh em ăn chay và một số
ăn mặn; chúng ta không nên tranh cãi về điều này. Tuy
nhiên, có một loại giáo lý mà chúng ta chắc chắn phải bảo
vệ và đó là giáo lý về thân vị của Chúa Jesus. Điều này
được đề cập đến trong 2 John 7 đến 11:
Vì nhiều kẻ lừa dối đã đi vào trong thế giới, những kẻ
không thừa nhận Jesus Christ đến trong xác thịt. Đây là
kẻ lừa dối và là antichrist…. Hễ ai vượt quá và không cứ ở
trong sự dạy dỗ của Christ thì không có Đức Chúa Trời;….
Nếu ai đến cùng anh em và không đem theo sự dạy dỗ
này, thì đừng tiếp nhận người ấy vào nhà mình, và cũng
đừng nói với người ấy: “Chào mừng!” Vì người nào nói với
người ấy: “Chào mừng”, là dự phần trong các công tác gian
ác của người ấy.
Ở đây tôi nghĩ việc một hội thánh trong một địa
phương phải chống đỡ thân vị của Chúa Jesus là rất rõ
ràng. Nếu Chúa Jesus không phải là Đức Chúa Trời trong
xác thịt, tức là Ngài chỉ là xác thịt, thì Ngài không phải là
Đức Chúa Trời, và Chúa Jesus không thể nào hoàn thành
sự cứu chuộc cho chúng ta. Vì vậy, hội thánh về cơ bản sẽ
bị hủy bỏ. Vì vậy, hội thánh phải nghiêm khắc về bất cứ
điều gì liên quan đến thân vị của Christ. Hội thánh không
được lơi lỏng hay khoan dung trong vấn đề này. Nếu có
người rao giảng một sự dạy dỗ khác về thân vị của Chúa
thì đừng tiếp nhận người ấy vào trong nhà anh em và
đừng nói “Chào mừng” với người ấy. Nếu không, hội thánh
của anh em sẽ đánh mất lập trường. Hễ khi nào không có
sự kỷ luật thì hội thánh đánh mất phẩm chất làm hội
thánh. Sự rối loạn về mặt đạo đức là sai trật và hội thánh
không chấp nhận, và sự rối loạn về mặt giáo lý cũng sai
trật và hội thánh cũng không chấp nhận. Tuy nhiên,
chúng ta không được xem các sự khác biệt về giáo lý thông
thường được bao hàm trong thể loại này. Nếu hội thánh xử
lý các giáo lý thông thường như với một sự rối loạn như
vậy thì toàn thể hội thánh sẽ bị cắt và chia ra thành từng
mảnh. Chúng ta không nên tranh cãi về các giáo lý thông
thường. Chúng ta chỉ phải bảo vệ các giáo lý về thân vị
của Christ. Ở đây, hội thánh phải vận dụng sự kỷ luật;
nếu không, hội thánh sẽ kết thúc.
Matthew 18:15-17 nói: “Hơn nữa, nếu anh em ngươi
phạm tội nghịch với ngươi, hãy đi khiển trách người ấy
giữa một mình ngươi với người ấy…. Nhưng nếu người ấy
không nghe ngươi, hãy dẫn theo một hoặc hai người nữa đi
với ngươi, hầu…. Và nếu người ấy từ chối nghe họ, hãy nói
với hội thánh; và nếu người ấy cũng từ chối nghe hội
thánh, các ngươi hãy để mặc người ấy giống như người
Ngoại Bang và kẻ thâu thuế.” Một số hội thánh rất lười
biếng và không quan tâm đến việc quản lý các vấn đề rắc
rối. Nhưng Chúa nói rằng hội thánh phải chăm lo các vấn
đề kỷ luật, nếu đó là hội thánh. Sự dạy dỗ của Chúa trong
chương mười tám liên quan đến hội thánh địa phương vì
lời chỉ về một nơi mà chúng ta có thể “nói với”. Hội thánh
địa phương phải chăm lo cho các vấn đề này. Nếu một hội
thánh địa phương không chăm lo cho những vấn đề này
thì hội thánh đang xao lãng trách nhiệm của mình. Nếu
chúng ta là một hội thánh trong một địa phương thì chúng
ta phải gánh mọi trách nhiệm trong địa phương đó.
BAO HÀM
Hơn nữa, vấn đề quan trọng nhất đối với hội thánh
trong một địa phương là hội thánh phải bao hàm, không
loại trừ. Hội thánh phải bao hàm trong hai phương diện là
hành vi và giáo lý. Trước hết, chúng ta sẽ xem xét phương
diện hành vi Cơ Đốc mà hội thánh không được loại trừ.
Trong Công Vụ 20:27, Paul nói với các trưởng lão
quyết của Đức Chúa Trời,” hoặc “tôi không do dự công bố
cho anh em ý muốn hoàn hảo, trọn vẹn của Đức Chúa
Trời”. Nếu hội thánh trong một địa phương đang đứng trên
vị trí của hội thánh, thì phải không do dự công bố ý muốn
hoàn hảo, trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Chúng ta không
thể hi vọng rằng mọi anh em sẽ đụng chạm ý muốn hoàn
hảo, trọn vẹn của Đức Chúa Trời, nhưng giống như Paul,
chúng ta không được do dự hoặc từ chối một lẽ thật nào về
ý muốn hoàn hảo và trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Ngay
khi tránh né một phương diện nào đó của lẽ thật, thì
chúng ta là một bè đảng. Nếu chúng ta loại trừ những
người tin vào một số lẽ thật mà chúng ta tránh né, thì
chúng ta không thể bao gồm tất cả các con cái Đức Chúa
Trời.
“Hội thánh… là Thân Thể Ngài, sự đầy đủ của Đấng đổ
đầy mọi sự trong mọi sự” (Eph. 1:22-23). Chúa đổ đầy hội
thánh phổ thông; Chúa cũng đổ đầy hội thánh địa phương.
Nếu một hội thánh địa phương chỉ có một phần của Christ,
thì đó không phải là hội thánh. Hội thánh là Thân Thể
Christ, nghĩa là Đấng Christ trọn vẹn. Thí dụ, nếu eo của
tôi có số đo là 40 inch và tôi được cho một bộ quần áo có
vòng eo là 30 inch thì tôi không thể mặc nó. Bộ quần áo
đó phải đủ lớn để tôi mặc. Mối liên hệ của hội thánh đối
với Christ cũng giống như thân thể đối với sự sống; không
giống như quần áo đối với thân thể. Đôi khi chúng ta có
thể mặc một bộ quần áo chật một chút, nhưng chúng ta
không bao giờ có thể buộc thân thể chứa đựng sự sống.
Thân Thể phải trọn vẹn để chứa đựng toàn bộ sự sống của
Christ cách đầy đủ. Chỉ khi nào sự đầy đủ của Chúa ở
trong hội thánh ở Thượng Hải thì nó mới được gọi là hội
thánh tại Thượng Hải. Nếu hội thánh chấp nhận một vấn
đề nào đó nhưng lại cự tuyệt một vấn đề khác, thì hội
thánh có một sự thiếu hụt. Nếu có bất cứ điều gì chúng ta
không thể chấp nhận thì phần hưởng của Christ trong
chính điều đó sẽ bị loại trừ khỏi chúng ta. Trong một
trường hợp như vậy, chúng ta không trọn vẹn cách hoàn
hảo; hội thánh bị khuyết tật. Điều này rất quan trọng. Hội
thánh được đổ đầy bằng sự phong phú của Christ. Hội
thánh là Thân Thể Christ; Christ mặc lấy một hội thánh
như vậy như vật chứa đựng bên ngoài của Ngài. Hội thánh
phải đủ lớn để chứa đựng Christ. Hội thánh phải có vỏ đủ
lớn để có thể chứa vừa Christ. Nếu hội thánh không có
mọi điều sự sống Ngài là, thì hội thánh không thể biểu
hiện Đấng Christ trọn vẹn và không thể được gọi là hội
thánh.
phụng của hội thánh theo chức quản gia của Đức Chúa Trời
đã ban cho tôi vì anh em để làm trọn vẹn lời Đức Chúa
Trời.” Bên trong hội thánh, phải có lời trọn vẹn của Đức
Chúa Trời. Lời của Đức Chúa Trời phải được làm trọn vẹn
trong hội thánh. Sau khi đọc các lời này, chúng ta có thể
không hiểu phương diện thực tiễn. Thí dụ, lời Đức Chúa
Trời và mọi hành vi phù hợp với Kinh Thánh được làm
trọn trong hội thánh nghĩa là gì? Một hội thánh địa
phương phải bao hàm và không loại trừ nghĩa là gì?
(1) Thí dụ, chúng ta đã nói về vấn đề những ân tứ
thuộc linh trong những ngày này. Chúng ta nói rằng chúng
ta là hội thánh ở Thượng Hải, nhưng giả sử các anh em ở
Thượng Hải không tin vào những ân tứ thuộc linh. Điều
này có chấp nhận được không? Không! Hội thánh không
thể nói rằng hội thánh không tin vào những ân tứ thuộc
linh, vì có các ân tứ thuộc linh trong Kinh Thánh. Ngay
khi không tin vào những ân tứ thuộc linh, chúng ta không
thể là hội thánh ở Thượng Hải; chúng ta chỉ có thể được
gọi là: “một hội thánh ở Thượng Hải không tin vào những
ân tứ thuộc linh”. Việc chúng ta từ chối tin vào những ân
tứ thuộc linh khiến chúng ta không bao hàm và khiến
chúng ta loại trừ một số anh em. Giả sử có hai mươi anh
em ở Thượng Hải tin vào các ân tứ thuộc linh. Một khi từ
chối tin vào những ân tứ thuộc linh, chúng ta không thể
bao hàm họ; chúng ta loại họ ra. Vì họ là các chi thể của
Thân Thể Christ nên việc chúng ta loại trừ họ có thể
không giống như cắt lìa bàn tay của mình, nhưng ít nhất
nó giống như cắt lìa một ngón tay. Vì vậy, chúng ta không
thể nói rằng hội thánh này được đổ đầy bằng sự đầy đủ
của Christ. Chúng ta không làm trọn lời Đức Chúa Trời;
chúng ta đã cắt lìa một phần của Christ.
(2) Hãy xem xét một vấn đề lớn hơn, như là bán mọi
sự để theo Chúa. Giả sử các anh em ở Thượng Hải không
tin vào việc bán mọi sự, nhưng thay vào đó lại tin vào sự
làm việc chuyên cần để kiếm tiền và trích phần trăm số
tiền đó để phân phát cho người nghèo. Nếu một trăm anh
em ở Thượng Hải được Linh của Chúa chuyển động để bán
mọi sự và theo Chúa, họ sẽ cảm thấy rằng không có chỗ
cho họ ở hội thánh này. Nếu chúng ta không có cách nào
để bao hàm họ, thì chúng ta loại trừ họ. Nhưng việc bán
mọi sự để theo Chúa là một phần của sự sống Christ. Nếu
chúng ta không thể bao hàm các anh em có phần sự sống
này, nếu chúng ta khai trừ họ, chúng ta có thể thấy rằng
hội thánh của mình vừa quá nhỏ mọn vừa bị khuyết tật.
Điều này giống như cắt bỏ tay hay chân vậy. Làm thế nào
hội thánh có thể không có mọi sự Christ có? Nếu hội
thánh không có mọi sự Christ có, thì hội thánh này không
thể đứng trong vị trí của hội thánh. Đó là một bè đảng,
không phải một hội thánh. Một hội thánh phải bao hàm
sự đầy đủ của Christ. Nếu không, một trăm anh em này
cuối cùng sẽ hình thành một hội thánh bán hết mọi sự để
theo Chúa, sản sinh ra một bè đảng nữa. Chúng ta sẽ
không trọn vẹn và họ cũng vậy. Giáo lý của chúng ta
không đủ rộng để bao hàm họ, và giáo lý của họ cũng
không phải là ý muốn hoàn hảo, trọn vẹn của Đức Chúa
Trời. Chúng ta cắt lìa họ, và họ cũng cắt lìa chúng ta.
Vì vậy, một hội thánh địa phương phải bao hàm mọi
loại con cái của Đức Chúa Trời đang tìm kiếm Chúa. Hội
thánh phải bao hàm các anh em bán hết mọi sự cũng như
những anh em không bán hết mọi sự. Chúng ta không thể
bao hàm những gì không có trong Kinh Thánh; nếu không,
chúng ta sẽ bao hàm thế giới. Nhưng chúng ta phải bao
hàm những gì có trong Kinh Thánh; nếu không, chúng ta
sẽ phân rẽ và loại trừ một số con cái Đức Chúa Trời.
Công Vụ 5:4 nói: “Khi còn chưa bán, chẳng phải nó
(tài sản) là của ngươi sao?” Hiển nhiên là trước khi tài sản
được bán, nó có thể vẫn còn thuộc về người chủ. Kinh
Thánh bày tỏ cho chúng ta rằng có các tín đồ không bán
hết mọi sự; tất cả họ vẫn có thể là các Cơ Đốc nhân.
Nếu một nhóm nào đó không sẵn lòng thừa nhận những người
không bán hết mọi sự, thì đó là nhóm “gia đình” (như được
một số Cơ Đốc nhân ở Trung Hoa thực hành), chứ không
phải hội thánh. Các giáo phái thông thường không đòi hỏi
mọi người bán hết hết mọi sự, nhưng nhóm “gia đình” thì
đòi hỏi điều này; vì vậy, họ cũng không phải là hội thánh.
Bất cứ điều gì loại ra một phần con cái Đức Chúa Trời đều
mang tính loại trừ và bè đảng. Tốt nhất tất cả các anh em
nên nhận lấy con đường làm trọn vẹn. Nếu không thể leo
lên con đường này, chúng ta không nên cản trở người khác
làm như vậy. Đây là con đường duy nhất để chúng ta trở
nên bao hàm và được gọi là hội thánh. Tốt nhất tất cả các
đầy tớ của Đức Chúa Trời nên đạt đến tiêu chuẩn này. Nếu
không thể, chúng ta phải bảo tồn con đường cho người
khác nhận lấy. Những gì Kinh Thánh cho phép, chúng ta
phải cho phép; những gì Kinh Thánh không cho phép,
chúng ta cũng không cho phép. Chúng ta phải có khát
vọng leo cao hơn; chúng ta phải nhận lấy con đường này
bất kể khó khăn đến đâu. Nhưng cho dù không thể nhận
lấy, chúng ta vẫn phải để các anh em khác có sự tự do để
nhận lấy con đường này. Hội thánh không bao giờ chỉ bao
gồm những gì chúng ta có thể làm và loại trừ những gì
chúng ta không thể làm. Chúng ta không đủ lớn để đạt
tiêu chuẩn; chúng ta không thể là nền tảng cho việc hình
thành bất cứ loại phán quyết nào.
Andrew Murray đã từng nói: “Là các đầy tớ của Chúa,
không sớm thì muộn chúng ta cũng sẽ phải rao giảng
những lời mà chúng ta không thể làm trọn.” Chúng ta
đừng bao giờ cản trở người khác tiến lên vì chúng ta
không thể tiến lên. Hội thánh trong một địa phương phải
có loại tư tưởng phóng khoáng này để đứng trong vị trí hội
thánh. Điều này có vẻ lạ, nhưng đây là sự thật. Bước đi
của Paul hòa hợp với mọi sự mà ông rao giảng, nhưng
những người giống như chúng ta vẫn phải rao giảng cho dù
chúng ta không thể tiến lên theo cách phù hợp.
(3) Một thí dụ khác liên quan đến việc uống thuốc khi
bị bệnh. Có một nền tảng theo Kinh Thánh cho điều này
vì Luke đã tiếp tục làm việc như một bác sĩ sau khi được
cứu. Trong những lúc đau yếu, việc uống thuốc giúp ích cho
thân thể thì tốt. Tuy nhiên, một số anh em chỉ ngưỡng
trông Chúa khi họ đau yếu; họ không hề uống thuốc. Thái
độ đúng đắn của hội thánh phải bao gồm cả hai. Nếu các
anh em có thể tin vào sự chữa lành thần thượng mà không
cần sự giúp đỡ của bác sĩ hay dược phẩm, thì điều này là
tốt nhất. Nếu một số anh em thiếu đức tin và đi khám bác
sĩ và uống thuốc, thì điều này cũng tốt. Nếu một nhóm anh
em tin vào khoa học và nghĩ rằng việc người khác cự tuyệt
uống thuốc là quá đáng và từ chối những người như vậy,
thì nhóm anh em này lập tức loại trừ một số anh em và
đuổi họ ra. Tuy nhiên, chúng ta không được đi đến một
thái cực khác, khăng khăng không đi khám bác sĩ hoặc
không uống thuốc giống như “Hội Thánh Núi Zion” trước
đây. Nếu chúng ta làm vậy, những người thiếu đức tin có
thể bị chúng ta đặt vào chỗ chết.
Ở phía Tây Ai Cập, dọc theo Sudan , bệnh sốt rét rất
phổ biến. Nhiều anh em tin vào sự chữa lành thần thượng
đi đến đó và nói: “Ký Ninh là thuốc; chúng tôi sẽ không
uống.” Kết quả là, mỗi năm, trong một trăm người, có rất
nhiều người chết. Nhưng một nhóm anh em khác nói: “Ở
nơi này, Ký Ninh là thức ăn, chứ không phải thuốc uống.”
Kết quả là, hằng năm, trong một trăm người, chỉ có một
vài người chết. Hiển nhiên, lời đề nghị của nhóm thứ nhất
là sai.
Về căn bản, thái độ của chúng ta phải là không đem
vào những gì không được phép trong Kinh Thánh, nhưng
bao gồm bất cứ điều gì được phép trong Kinh Thánh. Đây
là đường lối để trở nên bao hàm, không loại trừ. Chúng ta
không nên nói rằng chúng ta phải lệ thuộc vào thuốc. Nếu
vậy, những người tin vào sự chữa lành thần thượng sẽ bỏ
đi. Chúng ta cũng không nên khăng khăng tránh uống
thuốc; nếu không, những người yếu đức tin sẽ bỏ đi. Một
hội thánh phải bao hàm, không loại trừ. Tất cả các bè
đảng đều là kết quả của sự thất bại trong vấn đề này.
Chúng ta phải chú ý đến điều này.
(4) Về vấn đề sự thánh khiết, nhiều con cái Đức Chúa
Trời tin rằng một khi tin Chúa, họ sẽ hoàn hảo. Các con
cái khác của Đức Chúa Trời tin rằng họ vẫn cần sự chúc
phước lần thứ hai để trở nên hoàn hảo. Trong Kinh
Thánh, một số người được làm cho trở nên hoàn hảo một
khi họ được chúc phước, nhưng một số người cũng được
chúc phước lần thứ hai hoặc thứ ba trước khi họ chạm đến
sự hoàn hảo. Vì Hội Anh Em tin vào sự hoàn hảo bởi việc
được chúc phước một lần, nên các anh em Hội Thánh
Khiết lìa khỏi vì họ tuyệt đối tin rằng sự hoàn hảo có được
trong sự chúc phước lần thứ hai. Nhưng vì họ tuyệt đối tin
vào sự chúc phước lần thứ hai cho sự hoàn hảo nên các
anh em Hội Anh Em lìa khỏi vì họ tin vào sự hoàn hảo bởi
sự chúc phước một lần. Nếu hội thánh chỉ nhận lấy Kinh
Thánh mà mình tin, thì hội thánh không đang đứng trong
vị trí của hội thánh nhưng trên thực tế, đang đứng trong vị
trí của một giáo phái. Chúng ta rao giảng cả giáo lý về sự
hoàn hảo bởi việc được chúc phước một lần lẫn giáo lý về
sự hoàn hảo bởi tiếp nhận sự chúc phước lần thứ hai.
Chúng ta có thể dẫn dắt dân chúng để được làm cho trở
nên hoàn hảo bởi việc được chúc phước một lần, và chúng
ta cũng dẫn dắt dân chúng để được giải phóng bởi tiếp
nhận một sự chúc phước lần thứ hai. Việc chúng ta có sản
sinh thêm các bè đảng trong tương lai hay không tùy thuộc
vào việc chúng ta có dành chỗ cho tất cả con cái Đức Chúa
Trời hay không. Nếu không dành một chỗ cho tất cả con
cái Đức Chúa Trời, thì chúng ta là bè đảng.
(5) Bây giờ tôi sẽ đề cập đến một số vấn đề bên ngoài.
Thí dụ, việc trùm đầu chắc chắn là có trong Kinh Thánh.
Ngày nay, hội thánh phải tuyệt đối ủng hộ việc trùm đầu.
Nhưng nếu một số anh em không nhìn thấy điều này thì
chúng ta phải nhận lấy thái độ trong Rome 14 và chờ đợi
họ nhìn thấy, vì chúng ta phải tiếp nhận những người mà
Chúa tiếp nhận. Mặc dù họ không nhìn thấy điều này,
nhưng chúng ta vẫn hi vọng họ sẽ nhìn thấy trong tương
lai. Hội thánh chỉ có thể đứng về phía tích cực của những
gì có trong Kinh Thánh, không đứng về phía tiêu cực. Nếu
một số người không nhìn thấy vấn đề trùm đầu, thì hội
thánh chỉ có thể nói rằng họ sẽ được tiếp nhận dù họ yếu
đức tin. Nếu một chị em trùm đầu và hội thánh không tiếp
nhận, chị sẽ cảm thấy rằng hội thánh không phải là của
mình và sẽ lìa khỏi. Khi đó, chúng ta sẽ khiến một bè
đảng trùm đầu được sản sinh. Nếu chúng ta đứng trong vị
trí không ủng hộ việc trùm đầu và không cho phép các chị
em trùm đầu, thì chúng ta không phải là hội thánh. Việc
tiếp nhận các thánh đồ không dựa trên việc các chị em có
trùm đầu hay không. Nếu việc tiếp nhận của các anh em
dựa trên việc trùm đầu chứ không phải dựa trên việc
Christ tiếp nhận thì các chị em trùm đầu sẽ nghĩ rằng hội
thánh này không phải của họ. Vì vậy, chúng ta phải nhìn
thấy cách sáng tỏ rằng chúng ta phải đứng về phía những
gì có trong Kinh Thánh. Nếu có một số người không thể
đạt đến điều này, chúng ta cũng phải dung chịu họ.
(6) Vấn đề đặt tay cũng được tìm thấy trong Kinh
Thánh. Một số anh em không thể chấp nhận điều này, và
chúng ta không nên khăng khăng rằng họ phải chấp nhận.
Tuy nhiên, nếu chúng ta không thực hành những gì có
trong Kinh Thánh, thì một số anh em sẽ lìa bỏ chúng ta.
Những người chống đối việc đặt tay là một bè đảng, một
bè đảng “không đặt tay”. Nếu chúng ta muốn đứng trong vị
trí của hội thánh, chúng ta phải chấp nhận bất cứ điều gì
có trong Lời Đức Chúa Trời.
(7) Việc Baptism bị tranh cãi nhiều nhất. Tại sao có
nhiều sự tranh cãi về vấn đề này trong hàng trăm năm
qua? Đây là vì một số người đã đem những điều từ Công
Giáo La Mã vào trong Cải Chánh giáo. Vì Công Giáo La
Mã rảy nước trên đầu dân chúng, nên nhiều hội thánh Cải
Chánh cũng làm như vậy. Ban đầu, cả hai bên có thể đã
vận dụng một sự dung chịu nào đó và trải qua nhiều sự
tranh luận. Nhưng cuối cùng, mỗi bên đều đi con đường
riêng của mình. Với bất cứ lệnh truyền nào của Kinh
Thánh, hễ khi nào hội thánh không đứng về phía tích cực
để duy trì những gì có trong Kinh Thánh, thì một bè đảng
được tạo nên.
(8) Về vấn đề bẻ bánh, Kinh Thánh nói về việc tưởng
nhớ Chúa vào ngày thứ nhất của mỗi tuần lễ. Nếu một số
hội thánh không thực hành điều này theo Kinh Thánh, thì
những người muốn tưởng nhớ Chúa theo cách này chỉ có
cách là lìa khỏi.
(9) Việc rửa chân cũng có trong Kinh Thánh. Một số
người triệt để chống đối vấn đề này và làm cho điều đó trở
nên không là gì cả bởi sự dạy dỗ của họ. Cho nên, những
người muốn vâng phục lệnh truyền của Chúa trong việc
rửa chân lìa khỏi.
(10) Giữa vòng các con cái Đức Chúa Trời, một số
người nhấn mạnh sự dạy dỗ, những người khác nhấn
mạnh sự sống sâu nhiệm hơn, và những người khác nữa
nhấn mạnh việc rao giảng phúc âm. Các anh em sốt sắng
trong việc rao giảng phúc âm thường xem thường những
người nhấn mạnh sự sống sâu nhiệm hơn và các anh em
nhấn mạnh sự sống sâu nhiệm hơn thường xem thường
những người rao giảng phúc âm. Khi anh em xem thường
tôi và tôi xem thường anh em, các sự chia rẽ lập tức xuất
hiện.
(11) Tôi sẽ đưa ra một thí dụ khác nữa. Một số anh em
nhấn mạnh việc rao giảng bởi cảm thúc. Tất nhiên, điều
này rất hiếm. Họ rao giảng bởi cảm thúc đến từ các ân tứ
thuộc linh. Điều này rất tốt. Đây là loại nói tiên tri được
nói đến trong 1 Corinth 14. Các anh em này không ủng hộ
việc giải thích Kinh Thánh. Nhưng điều này không có
trong Kinh Thánh sao? Trong Kinh Thánh, có những người
rao giảng phúc âm và những người dạy dỗ. Nếu một số anh
em không tán thành việc giải thích Kinh Thánh, thì
những người nghiên cứu Kinh Thánh sẽ thấy không chịu
nổi. Những người là các giáo sư sẽ lìa khỏi. Nhưng nếu hội
thánh chỉ tin vào việc dạy dỗ bằng cách giải thích Kinh
Thánh, thì những người tin vào cảm thúc sẽ không thể
chịu đựng được. Khi đó, các sự chia rẽ xảy ra.
Toàn bộ khó khăn là chúng ta quá nhỏ mọn! Tấm lòng
chúng ta không đủ rộng trước mặt Chúa, và con người
chúng ta không đủ lớn. “Tôi muốn điều này và tôi không
muốn điều kia; hội thánh phải được quản lý theo ý kiến
của tôi.” Xin nhớ rằng hội thánh được quản lý theo ý muốn
của Chúa, không theo ý kiến của chúng ta, vì chúng ta quá
nhỏ mọn. Luôn luôn có một số anh em tốt hơn chúng ta
trong một số phương diện; chúng ta không thể nói rằng
mình vượt trội hơn tất cả các anh em. Luôn luôn có một số
anh chị em ở trên chúng ta trong một số điểm. Chúng ta
không thể vượt lên trước tất cả họ. Chúng ta phải học tập
tiếp nhận những điểm tốt của tất cả các anh em vì chỉ có
Chúa mới tương xứng với hội thánh. Chỉ khi nào cả hội
thánh được cộng lại, thì mới bằng Chúa. Cho dù chúng ta
nhận được sự thương xót đặc biệt của Chúa, nhưng chúng
ta chỉ có thể bằng một phần; chúng ta không thể bằng tất
cả các anh em. Nếu chúng ta bằng hai hoặc hai mươi anh
em, thì đó là sự thương xót của Chúa. Nhưng nếu chúng ta
nghĩ mình bằng hội thánh, thì đây là loại kiêu ngạo gì
vậy? Làm thế nào chúng ta có thể khiến cho mọi anh em
trở nên giống như chúng ta? Nếu mọi anh chị em đều
giống như chúng ta thì hội thánh không có tương lai. Chắc
chắn, nhiều anh chị em vượt hơn chúng ta trong nhiều lĩnh
vực. Hội thánh sẽ phiến diện khi chỉ chú ý đến một điều.
Khi chúng ta nhấn mạnh đến một điều, một anh em khác
nhấn mạnh đến một điều khác và một người khác nữa
nhấn mạnh đến một điều khác nữa—điều này đồng nghĩa
với sự phát triển của cả hội thánh. Nhưng ngay khi chúng
ta tự đặt mình trước hội thánh, thì hội thánh bị kết thúc.
Tôi có thể công nhận rằng anh em tốt hơn nhiều anh em,
nhưng anh em không bao giờ có thể bằng tất cả các anh
em. Chính Chúa mới là Đấng tương đương với cả hội
thánh, không phải chúng ta. Thậm chí một anh em trẻ
nhất cũng có thể để ý đến điều mà chúng ta không để ý.
Ưu điểm của một số anh em là tình yêu, nhưng điều này
không đúng đối với tất cả các anh em. Nếu chúng ta nhìn
thấy điều này, hội thánh có thể tăng trưởng cách quân
bình.
(12) Nếu một hội thánh nào đó muốn giữ “Lễ Giáng
Sinh”, những người phục vụ Đức Chúa Trời cách trung tín
phải đi một con đường khác; tuyệt đối không có “Lễ
Giáng Sinh” hay “Lễ Phục Sinh” trong Kinh Thánh. Nếu
hội thánh muốn giữ các kỳ lễ này, chúng ta lập tức có thể
kết luận rằng hội thánh không đang tiến lên cách đúng
đắn. Có nhiều điều khác không được tìm thấy trong Kinh
Thánh như các thần tượng của Công Giáo La Mã. Nếu
chúng ta nhường chỗ cho những điều này, thì rắc rối nhất
định sẽ đến.
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Có một số nguyên tắc cơ bản trong việc tóm tắt lại
các điểm trên. Thứ nhất, hội thánh phải đứng về phía
tích cực của bất cứ điều gì có trong Kinh Thánh và dung
chịu phía tiêu cực. Nếu một số người yếu đuối và không
thể đạt đến những gì có trong Kinh Thánh, thì hội thánh
cần dung chịu.
Thứ hai, một số lẽ thật trong Kinh Thánh có hai
phương diện, như chúng ta đã nói về giáo lý của sự thánh
khiết. Do đó, hội thánh cũng phải có cả hai phương diện.
Việc chỉ có một phương diện sẽ sản sinh ra bè đảng.
Thứ ba, tất nhiên, hội thánh phải từ chối những gì
không có trong Kinh Thánh. Nếu không, những người theo
Chúa trung tín sẽ lìa khỏi khi nhìn thấy hội thánh thực
hành những gì không có trong Kinh Thánh.
Bất luận thế nào, chúng ta phải đứng về phía tích cực
của những gì có trong Kinh Thánh. Hễ khi nào Kinh
Thánh cho phép cả hai phương diện, chúng ta phải đứng
về cả hai phía. Tuy nhiên, chúng ta phải từ chối bất cứ
điều gì không có trong Kinh Thánh.
Thứ tư, chúng ta phải cho phép dân chúng có sự tự do
làm bất cứ điều gì Kinh Thánh cho phép họ có sự tự do
làm, như là giữ Ngày của Chúa hoặc ngày Sabbath. Điều
này không có nghĩa là Kinh Thánh không tin vào Ngày
của Chúa nhưng những người yếu đuối vẫn tin vào ngày
Sabbath. Họ vẫn là người Do Thái. Kinh Thánh tuyệt đối
tán thành việc ăn mặn. Nhưng nếu một số người ủng hộ
việc ăn chay, thì hội thánh phải cho phép họ ăn chay. Việc
giữ ngày Sabbath này không chỉ về các tín đồ Cơ Đốc phục
lâm. Cơ Đốc phục lâm liên quan đến vấn đề luật pháp; đó
là cả một hệ thống. Điều này hoàn toàn trái ngược với
sách Galatia , và đó là một tà giáo không được tìm thấy
trong Kinh Thánh.
Hội thánh mà bao gồm tất cả các con cái Đức Chúa
Trời mới có thể được kể là hội thánh chân thật. Nếu chúng
ta có một giáo lý đặc biệt hoặc một sự nhấn mạnh đặc biệt
nào đó, nếu chúng ta chấp nhận một số loại dạy dỗ nhưng
phải hi sinh các con cái còn lại của Đức Chúa Trời, thì
chúng ta không thể được xem là hội thánh. Chúng ta
không thể là hội thánh mà không có tính bao hàm. Với
tính bao hàm, chúng ta sẽ bắt đầu thấy rằng chúng ta có
thể là các anh chị em đối với tất cả con cái Đức Chúa Trời.
Chúng ta có thể ở với bất cứ ai yêu Chúa. Vì vậy, các anh
em dẫn dắt phải tăng trưởng trước mặt Chúa. Họ phải
chạm đến điều cao nhất và hoàn hảo nhất. Để tôi lặp lại:
nếu chúng ta không đạt đến điều cao nhất và hoàn hảo
nhất thì lòng chúng ta phải đủ lớn để không cản trở các
anh em của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nếu chúng
ta không thể đạt đến hoặc leo lên và không cho phép
người khác tiến lên thì chúng ta là một bè đảng, không
phải một hội thánh.
Chúng ta không trở nên một hội thánh chỉ bởi mặc
lấy danh nghĩa hội thánh địa phương. Chúng ta trở nên
hội thánh chỉ khi nào có tính bao hàm thuộc linh bao hàm
tất cả các con cái Đức Chúa Trời. Nếu hội thánh bao hàm
chứ không loại trừ con cái Đức Chúa Trời thì hội thánh
không chịu trách nhiệm cho các anh em ao ước đi con
đường khác, vì chính họ tạo ra sự chia rẽ chứ không phải
hội thánh. Vì vậy, chúng ta phải bị phá vỡ thành từng
mảnh! Chúng ta phải được đào xới sâu xa! Chúng ta không
thể xem mình là thước đo của hội thánh; chúng ta quá
ngắn. Đức Chúa Trời có một công tác cho mỗi anh chị em,
và Ngài đã ủy thác một điều gì đó cho mỗi một người trong
họ. Khi mọi người đều ở đúng vị trí, thì có hội thánh. Vì
vậy, hội thánh phải bao hàm, không loại trừ.
MỌI NGƯỜI PHỤC VỤ
Việc hội thánh có đứng trong vị trí hội thánh hay
không cũng tùy thuộc vào việc hội thánh có cho tất cả các
anh chị em có cơ hội công tác hay không, tức là hội thánh
có cho tất cả các anh chị em cơ hội phục vụ Đức Chúa Trời
hay không. Chúng ta phải lưu ý đến một điều: khi một tín
đồ tiếp nhận sự sống của Đức Chúa Trời, người ấy có
khuynh hướng phục vụ Đức Chúa Trời; bản chất người ấy
muốn phục vụ Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta không cho
người ấy cơ hội phục vụ Đức Chúa Trời thì sẽ có một sự
suy sụp, và người ấy sẽ trở nên một người thuộc bè đảng.
Bản chất mới của người ấy muốn phục vụ, nhưng nếu
không thể phục vụ giữa vòng chúng ta, người ấy sẽ tìm
một nơi khác để phục vụ. Nhiều bè đảng bắt nguồn từ lòng
ao ước phục vụ. Nhiều người muốn phục vụ Đức Chúa Trời,
nhưng vì họ không có cách nào làm trọn, nên họ tìm một
con đường khác và trở nên một bè đảng.
Các sự dạy dỗ trong Kinh Thánh rất sáng tỏ về vấn
đề này. Có ba phần trong Kinh Thánh bày tỏ cho chúng
ta rằng Thân Thể Christ có mối liên hệ đặc biệt với sự
phục vụ.
chúng ta có nhiều chi thể và tất cả các chi thể không có
cùng một chức năng, vậy chúng ta tuy nhiều nhưng là một
Thân Thể trong Christ, và mỗi người là chi thể của nhau.”
Hai câu này nói rằng chúng ta là một thân thể và về mặt
cá nhân, chúng ta là các chi thể. Câu 6 đến 8 nói: “Và có
các ân tứ khác nhau theo như ân điển đã ban cho chúng ta,
ai nói tiên tri,… hoặc là phục vụ,… hoặc ai dạy dỗ,… hoặc ai
khích lệ…” Nói cách khác, hội thánh là Thân Thể Christ.
Hội thánh, giống như thân thể, bao gồm nhiều chi thể.
Thật ra, hội thánh bao gồm mọi chi thể. Là một chi thể,
chúng ta phải trao cho mỗi người công việc để làm; chúng
ta phải cho mỗi người có cơ hội để phát triển các chức
năng của mình. Paul đã bày tỏ cho chúng ta rằng bất kể có
loại ân tứ gì, chúng ta cũng chỉ tác nhiệm theo mức lượng
ân tứ của mình cho phép. Chúng ta đừng bao giờ làm vượt
quá mức lượng đức tin của mình; chúng ta phải dành chỗ
cho các anh em khác tác nhiệm. Nếu chúng ta làm mọi
công tác thì các anh em khác sẽ không có gì để làm. Nếu
chúng ta đảm trách mọi công việc, thì các anh em khác sẽ
không có việc gì để giải quyết. Nếu chúng ta rao giảng mọi
sứ điệp, thì các anh em khác sẽ không có gì để rao giảng.
Vì vậy, tốt hơn một người nên nhận lấy một phần trong
hội thánh, chứ không nên nhận lấy hai hoặc nhiều phần
hơn nữa. Tốt hơn đừng nên làm mọi sự. Một phần phải
được phân công cho mỗi anh em. Mỗi anh chị em phải được
ban cho cơ hội để phục vụ Đức Chúa Trời giống như chúng
ta có cơ hội để phục vụ Đức Chúa Trời.
1 Corinth 12:27 nói: “Vậy anh em là Thân thể Christ,
và là những chi thể riêng.” Sau câu này, lời nói: “Và Đức
Chúa Trời đã xếp đặt một số người trong hội thánh: thứ
nhất là các sứ đồ, thứ nhì là các tiên tri, thứ ba là các giáo
sư; kế đến là những người làm các công tác quyền năng,
rồi đến các ân tứ chữa bệnh, giúp đỡ, quản trị, nói các thứ
tiếng khác nhau.” (c. 28). Thật kỳ diệu vì Paul đã hỏi trong
câu tiếp theo: “Tất cả đều là sứ đồ sao? Tất cả đều là tiên
tri sao? Tất cả đều là giáo sư sao? Tất cả đều có các công
tác quyền năng sao?” (c. 29). Tất cả đều là sứ đồ sao? Ở
đây, Đức Chúa Trời đang hỏi. Có đúng là tất cả đều là sứ
đồ không? Vì có các tiên tri muốn chiếm lấy toàn bộ hội
thánh của Đức Chúa Trời, các giáo sư muốn chiếm lấy toàn
bộ hội thánh của Đức Chúa Trời và các công nhân phép lạ
muốn chiếm lấy toàn bộ hội thánh của Đức Chúa Trời nên
Chúa hỏi: “Tất cả đều là tiên tri sao? Tất cả đều là giáo sư
sao? Tất cả đều có các công tác quyền năng sao?” Cho dù
mọi người trong cả hội thánh đều làm công tác quyền năng
thì đó vẫn không phải là hội thánh. Cho dù mọi người
trong hội thánh đều là tiên tri hoặc giáo sư thì đó vẫn
không phải là hội thánh. Tất cả đều nhận được ân tứ chữa
lành sao? Thật ra, có các nhóm chỉ chuyên chữa lành.
Nhưng cho dù mọi người trong chúng ta đều có thể chữa
lành thì chúng ta vẫn không phải là hội thánh. Tất cả đều
nói tiếng lạ và thông dịch sao? Cho dù mọi người trong
chúng ta đều nói tiếng lạ và thông dịch thì đó vẫn không
phải là hội thánh. “Tất cả đều là… sao?” nghĩa là trong tâm
trí của Chúa “không phải tất cả”, vì phải có các sứ đồ, giáo
sư, những người giúp đỡ người khác, những người quản trị,
v.v. Khi tất cả các loại chức năng này được đặt lại với
nhau, thì có hội thánh.
Chúng ta bối rối vì nhiều anh em chỉ thích một loại
công tác. Một số anh em đơn giản nghĩ rằng công tác mà
họ có là quan trọng nhất. Nếu mọi anh em đều là một anh
em chữa lành (và có cái gọi là “các hội thánh” chữa lành ở
Mỹ), thì các sứ đồ, tiên tri và giáo sư đều vô dụng. Vì vậy,
các vị trí gánh trách nhiệm của hội thánh phải để cho
những ai là tiên tri có cơ hội nói tiên tri, những ai là giáo
sư có cơ hội dạy dỗ, những ai có ân tứ chữa lành có cơ hội
chữa lành, những ai nói tiếng lạ có cơ hội nói tiếng lạ, và
những ai quản trị có cơ hội quản trị. Đối với công tác, hội
thánh không nên hạn chế bất cứ anh chị em nào. Đây là
hội thánh. Nếu không, đó là một bè đảng, không phải là
hội thánh. Nếu chúng ta không cho các anh chị em có cơ
hội phục vụ, họ sẽ tìm cách khác.
Nếu những anh em trẻ có sự pha trộn của xác thịt,
chúng ta chỉ có thể vận dụng quyền bính để xử lý họ. Chúa
tuyệt đối không có ý định những người có một talent phải
chôn talent của họ. Trong cái nhìn của Chúa, ân tứ lớn
nhất là năm talent và nhỏ nhất là một talent. Nếu hội
thánh đem tất cả những người một talent ra sử dụng, thì
sẽ tạo nên nhiều người năm talent. Nếu chỉ có một số
người trong chúng ta công tác, hội thánh không thể mạnh
mẽ. Điều này không có nghĩa là những chi thể một talent
mới tin Chúa gần đây sẽ không có một số hành động xác
thịt. Trong nhiều phương diện, chúng ta phải làm cho họ
lắng nghe và vâng phục; tuy nhiên, chúng ta vẫn phải sử
dụng họ. Trong việc xử lý xác thịt, chúng ta đừng bao giờ
xử lý ân tứ. Tất cả các anh em là các công nhân, những
người lãnh đạo trong các hội thánh, phải để cho mọi anh
em có cơ hội phục vụ. Các ân tứ được ký thuật trong Rome
12 phức tạp hơn các ân tứ trong 1 Corinth . Việc nói tiên
tri, phục vụ, dạy dỗ, nài khuyên, và ban cho đều được bao
hàm. Khi tất cả những người một talent có cơ hội biểu lộ
ân tứ của mình thì các bè đảng không thể xuất hiện.
“Và chính Ngài đã ban cho một số người làm sứ đồ, một số
làm tiên tri, một số làm người giảng tin lành và một số
làm người chăn và giáo sư vì sự hoàn hảo các thánh đồ về
công tác của chức vụ, về sự xây dựng Thân thể Christ.”
Các câu này cũng bày tỏ cho chúng ta rằng các ân tứ
không giống nhau. Câu 16 nói: “Ra từ Ngài mà cả Thân
thể được kết nối và gắn chặt với nhau qua mỗi khớp nối
của nguồn cung ứng phong phú và qua sự vận hành theo
dung lượng của mỗi một phần, tạo ra sự tăng trưởng của
Thân Thể dẫn đến sự tự xây dựng trong tình yêu.” Ý tưởng
của Đức Chúa Trời ở đây là Thân Thể Christ có thể được
xây dựng chỉ khi tất cả các chi thể tác nhiệm. Nếu tất cả
các anh chị em không phục vụ, thì Thân Thể Christ không
thể được xây dựng. Các anh em dẫn dắt ở mọi nơi phải
nhớ rằng nếu họ bận rộn trong khi các anh chị em khác
không bận rộn thì họ đã thất bại rất lớn. Chúng ta đừng
bao giờ nghĩ rằng vì chúng ta đang làm nhiều điều nên
như vậy là đủ tốt rồi. Để tôi nói với anh em, nếu chúng ta
có thể dẫn dắt các anh chị em khác công tác, điều này sẽ
làm đẹp lòng Chúa. Nếu chúng ta dẫn dắt các anh chị em
công tác nhiều hơn chúng ta thì điều này sẽ làm đẹp lòng
Chúa hơn nữa.
Đây thật sự là vấn đề về cách anh em tự đánh giá
mình. Nếu anh em nghĩ rằng mình có thể xây dựng Thân
Thể Christ bằng cách một mình làm tốt mọi việc, thì anh
em chỉ đơn giản tiến lên như trước đây. Nhưng nếu anh em
có khải tượng, anh em sẽ thấy rằng các sự vụ trong hội
thánh không thể chỉ được quản lý bởi một mình anh em.
Tối đa, anh em cũng chỉ là một chi thể của hội thánh. Mọi
chi thể trong Thân Thể Christ đều có công tác của riêng
mình. Nếu anh em đem mỗi người vào trong công tác, thì
anh em đã chạm đến điều được gọi là Thân Thể Christ.
Anh em phải nhìn thấy rằng anh em không thể thay thế
các anh chị em. Anh em tuyệt đối không thể công tác thay
cho họ. Bất kể anh em hoàn hảo đến đâu, bất kể anh em
giỏi đến đâu trong công tác, hoặc bất kể ân tứ của anh em
lớn đến đâu, thì anh em vẫn không phải là hội thánh nếu
anh em không thể đem các anh chị em vào trong công tác.
Tất cả đều là tay sao? Một ngàn tay hoặc một trăm tay là
một quái vật, không phải thân thể.
Tôi cũng muốn tiến thêm một bước nữa và hỏi: “Chỉ
có một tay sao? Chúng ta không thể nói rằng chỉ có
chúng ta mới có thể làm loại công tác đó. Chúng ta phải
thấy rằng Thân Thể Christ bao gồm nhiều hơn một mình
chúng ta. Mọi người đều có thể nhận được ân điển trực
tiếp từ Đầu, không nhất thiết phải qua chúng ta. Ân điển
của Chúa luôn luôn làm tôi kinh ngạc. Ân điển của Ngài
vĩ đại biết bao! Vì Chúa nhân từ nên Ngài có thể khiến
những người khác nhận được ân điển ngoài tôi; Ngài có
thể khiến họ nhận được sự chúc phước của Đức Chúa Trời
mà không phải qua tôi. Trong hội thánh, Chúa có thể dấy
lên mọi loại công nhân. Chúng ta phải đem tất cả các
anh chị em vào trong công tác. Chúng ta đừng làm cho họ
trở nên giống như chúng ta. Nếu chỉ có một vài anh em
đang phục vụ ở một nơi nào đó và phần anh chị em còn
lại không thể công tác thì điều này giống y như sự phục
vụ một người của các giáo phái. Như sự phục vụ của một
người là ghê tởm trước mặt Đức Chúa Trời thì sự phục vụ
của chỉ một vài người cũng vậy. Sự phục vụ của cả Thân
Thể là điều đẹp lòng Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời nói
rằng mọi người phải phục vụ. Khi chúng ta đem mọi
người vào trong công tác, thì chúng ta sẽ thấy rằng đây
là hội thánh. Đây là nội dung của hội thánh.
KHÔNG CÓ Ý TƯỞNG VỀ MỘT HỆ THỐNG
Cuối cùng, chúng ta tuyệt đối không ấp ủ bất cứ ý
tưởng nào về việc có một hệ thống. Vì bất cứ lý do gì,
chúng ta cũng không được nghĩ rằng lẽ thật và phúc âm
của Đức Chúa Trời chỉ lưu xuất ra từ giữa vòng chúng ta. Ý
định của chúng ta chỉ là gặp những người mà Đức Chúa
Trời sử dụng trong mỗi địa phương. Chúng ta không nhất
thiết đi đến nhiều nơi để dẫn dắt những người khác, vì
Đức Chúa Trời có sự dẫn dắt riêng của Ngài tại mỗi nơi.
Chúng ta chỉ đi để tìm kiếm sự tương giao. Chúng ta đừng
bao giờ nhận lấy thái độ là chúng ta đang đến một địa
phương để làm mục sư. Chúng ta đừng tự hình thành một
hệ thống. Khi đi đến nhiều nơi, tôi đang đi để tìm kiếm sự
tương giao. Ngoài Elijah, cũng có nhiều tiên tri. Có thể có
hàng ngàn Elijah tại cùng một nơi đứng trên cùng một lập
trường. Họ là các anh em của chúng ta và họ cũng thấy
rằng chúng ta là anh em của họ.
Giả sử một nhóm anh em đang thông công với nhau
tại một địa phương và chúng ta bắt đầu tại cùng một nơi
và không thông công với họ. Điều này rõ ràng chứng minh
rằng chúng ta không biết hội thánh. Giả sử năm mươi anh
em đang đứng trên lập trường hội thánh tại một địa
phương và sau đó, năm mươi anh em khác ở cùng một nơi
được soi sáng và nhìn thấy cách sáng tỏ lập trường hội
thánh. Chắc chắn các anh em này sẽ ở cùng với nhóm anh
em thứ nhất. Bởi việc gìn giữ lập trường địa phương, nan
đề hình thành một hệ thống sẽ không dấy lên. Khi ở trong
một địa phương, chúng ta không ở đó vì sự thiết lập một
hội thánh thuộc hệ thống “của chúng ta”. Đúng hơn, chúng
ta vì sự thiết lập hội thánh tại địa phương đó. Khi ở Trùng
Khánh, chúng ta là hội thánh ở Trùng Khánh; khi ở
Thanh Đảo, chúng ta là hội thánh ở Thanh Đảo. Chúng ta
không phải là hội thánh thuộc một hệ thống nào đó.
Chúng ta phạm một sai lầm lớn khi trở nên hội thánh của
một hệ thống nào đó. Một khi có ý tưởng về việc hình
thành một hệ thống, chúng ta lập tức trở nên một bè
đảng.
Tôi muốn dùng Tây An làm thí dụ. Đây không phải là
vấn đề danh xưng hay tổ chức. Khi hai buổi nhóm ở Tây
An được kết hợp lại, có sự khó khăn về việc ai sẽ là người
dẫn dắt, ai sẽ nhận lấy trách nhiệm. Trong nhóm A, có ba
anh em dẫn dắt, và trong nhóm B cũng có ba anh em dẫn
dắt. Ai sẽ là các anh em dẫn dắt? Những người dẫn dắt
không được quyết định bởi độ dài thời gian trong công tác
của Đức Chúa Trời, nhưng bởi dung lượng kinh nghiệm
thuộc linh. Việc nhóm lại của nhóm A có lịch sử là hai
mươi năm và việc nhóm lại của nhóm B có lịch sử chỉ năm
tháng. Nhưng kinh nghiệm của các anh em dẫn dắt trong
nhóm A bị hạn chế trước mặt Chúa, trong khi kinh
nghiệm của các anh em dẫn dắt trong nhóm B là kinh
nghiệm nhiều năm trước mặt Chúa. Theo thế giới, khi hai
nhóm hòa lẫn với nhau, trong đó một nhóm đã nhóm hai
mươi năm và nhóm kia chỉ mới nhóm lại năm tháng, thì
những người dẫn dắt phải là những người ở trong nhóm đã
được củng cố hơn. Nhưng Lời Đức Chúa Trời không nói
như vậy. Những người dẫn dắt phải là những người có lịch
sử lâu dài hơn trước mặt Chúa, không phải những người có
lịch sử nhóm lại lâu dài hơn. Vì vậy, khi hai buổi nhóm
được kết hợp, những anh em dẫn dắt trong nhóm A phải
để cho các anh em dẫn dắt trong nhóm B dẫn đầu. Việc là
một anh em dẫn dắt không được quyết định bởi phẩm chất
là có lịch sử nhóm họp lâu dài hơn. Vị trí của hội thánh
dựa trên thời gian, nhưng chỗ đứng của các anh em dẫn
dắt không được quyết định bởi hội thánh mà trong đó họ
đang dẫn dắt. Tất cả đều tùy thuộc vào lượng kinh nghiệm
thuộc linh họ có trước mặt Chúa.
TÌM KIẾM CÁC ANH EM
Ngày nay ở Thượng Hải, chúng ta phải chú ý nhiều
đến vấn đề này. Một số anh chị em muốn lìa khỏi các giáo
phái. Nếu họ thật sự nhìn thấy rằng địa phương là lập
trường Kinh Thánh chọn, họ không nên thiết lập một buổi
nhóm khác trong bất cứ hoàn cảnh nào. Thí dụ, khi lìa
khỏi các giáo phái, tôi không nghĩ mình là người đầu tiên
lìa khỏi các giáo phái. Trong lòng mình, tôi hi vọng gặp
những người khác cũng lìa khỏi các giáo phái. Nếu lìa khỏi
các giáo phái ở Thượng Hải, chắc chắn tôi sẽ đi đây đó tìm
kiếm và hỏi xem có anh em nào khác cũng lìa khỏi các
giáo phái không. Khi sắp lìa khỏi các giáo phái cách đây
ba mươi năm ở Phúc Châu, tôi đã đi khắp Phúc Châu để
tìm kiếm các anh em đã lìa khỏi giáo phái. Việc lìa khỏi
các giáo phái không làm cho tôi trở nên một Cơ Đốc nhân
kỳ diệu nhất trên khắp thế giới. Ý tưởng đầu tiên khi lìa
khỏi là đi tìm các anh em. Yêu thương anh em là một phần
trong bản chất của chúng ta, và việc tìm kiếm các anh em
cũng là một phần của bản chất chúng ta. Chúng ta phải
rất vui sướng ở với những người tìm kiếm Chúa bằng một
tấm lòng thuần khiết.
Một số anh em nói rằng họ đã lìa khỏi các giáo phái,
nhưng họ có ý định thiết lập một hội thánh hơn là lìa khỏi
các giáo phái. Vì vậy, họ không tìm kiếm những người đã
lìa khỏi các giáo phái rồi. Mục đích của nhiều người là
thiết lập hội thánh của riêng họ. Vì vậy, họ không cảm
thấy quý báu các anh em khác cũng đã lìa khỏi các giáo
phái. Những ai thật sự lìa khỏi sẽ thấy tất cả các anh em
cũng đã lìa khỏi là rất đáng yêu và quý báu. Do đó, có hai
loại người lìa khỏi các giáo phái: thứ nhất là những người
thật sự lìa khỏi các giáo phái; họ tìm cách ở với những
người phục vụ Chúa bằng một tấm lòng thuần khiết.
Những người khác là những người lìa khỏi các giáo phái vì
họ muốn thiết lập hội thánh riêng của họ. Chúng ta có thể
nói điều này về những người ở Thượng Hải và ở Thanh
Đảo, Bắc Kinh và thậm chí ở Tây Bắc. Ở Thượng Hải,
dường như chúng ta sớm hơn những người khác. Ngày nay
họ không tìm kiếm chúng ta, nhưng chúng ta tìm kiếm họ.
Họ có thể có nan đề về việc ở trong một hệ thống, nhưng
chúng ta đừng có nan đề này. Nếu ngày nay chúng ta đến
Bình Lương, Thiên Thủy, Địch Hóa, chúng ta phải cẩn
thận. Điều đầu tiên chúng ta phải làm không phải là thiết
lập một hội thánh mà là tìm kiếm các anh em.
Nếu điều đầu tiên chúng ta làm khi đến một nơi mới
là thiết lập một hội thánh, thì chúng ta đang phạm cùng
một sai lầm như một số anh em mà chúng ta vừa đề cập
đến ở Thượng Hải. Có thể có một nhóm anh em có lập
trường không sai trật và đi đúng hướng. Chúng ta đừng
nói rằng họ không quen thuộc Kinh Thánh. Họ là các anh
em có lập trường không sai trật. Bất luận thế nào, chúng
ta phải tìm kiếm các anh em cho đến khi chúng ta chắc
chắn rằng không có ai trước khi chúng ta có thể có một sự
khởi đầu mới. Thường thì chúng ta chỉ có thể kết hiệp với
những người khác; chúng ta không thể có một sự khởi đầu
mới. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta không được
cảm thấy việc kết hiệp với những người khác là xấu hổ,
còn việc thiết lập một hội thánh là vinh hiển. Nếu đây là
ý tưởng của chúng ta thì chúng ta chỉ có thể tự đổ lỗi cho
chính mình rằng chúng ta không được sinh ra trước các sứ
đồ. Nhiều người thích thiết lập các hội thánh. Đây không
phải là một dấu hiệu rằng họ thuộc linh mà là họ thuộc
xác thịt.
Một số anh em trẻ chỉ vừa mới ra khỏi các giáo phái
có thể dẫn dắt những người khác. Có thể một anh em vừa
được tiếp nhận vào Thứ Bảy trước. Người ấy có thể đã
kinh nghiệm nhiều sự kỷ luật trong tay Chúa. Một khi tiếp
nhận người ấy, chúng ta có thể phải lắng nghe người ấy về
nhiều vấn đề vì sự trưởng thành của người ấy không liên
hệ đến giáo phái của người ấy. Bất cứ ai có kinh nghiệm
thuộc linh thật sự phải được đặt vào đúng chỗ. Tôi hi vọng
rằng Chúa sẽ bày tỏ đường lối của Ngài càng ngày càng rõ
ràng hơn trước mặt các anh chị em hầu cho tất cả những
người thật sự yêu Chúa có thể bước đi trong đó.