BỐN KHẢI TƯỢNG TRONG SÁCH KHẢI THỊ
TRONG LINH
Trong Sách Khải Thị, tác giả là Sứ Đồ John bảo chúng
ta bốn lần rằng ông ở trong linh. Lần đầu tiên ông ở trong
linh vào ngày của Chúa và nhìn thấy bảy chân đèn vàng:
“Vào ngày của Chúa, tôi ở trong linh và nghe đằng sau tôi
một tiếng lớn như tiếng kèn. Và tôi xoay lại để xem tiếng
đã nói với tôi. Và khi xoay lại, tôi thấy bảy chân đèn
vàng” (1:10, 12).
Lần thứ hai ở trong linh, ông nhìn thấy một ngai:
“Sau điều này, tôi nhìn và kìa, một cánh cửa mở ra trên
trời: và tiếng nói thứ nhất mà tôi đã nghe như tiếng kèn
nói với tôi rằng: ‘Hãy đến đây, Ta sẽ chỉ cho ngươi những
điều phải xảy đến.’ Và lập tức, tôi ở trong linh; và kìa, một
ngai được lập ở trên trời, có một Đấng đang ngồi trên
ngai” (4:1-2).
Lần thứ ba, John được đem đi trong linh đến đồng
vắng và thấy Babylon lớn: “Rồi thiên sứ ấy đã đem tôi đi
trong linh vào trong đồng vắng: và tôi thấy một người đàn
bà ngồi trên một con thú màu đỏ tươi, đầy dẫy các danh
hiệu phạm thượng, có bảy đầu và mười sừng. Và trên trán
bà viết một danh: Huyền Nhiệm, Babylon Lớn, Mẹ của Các
Kỹ Nữ và Các Sự Ghê Tởm của Trái Đất” (17:3, 5).
Lần thứ tư, John được đem đi trong linh lên một ngọn
núi cao và nhìn thấy Jerusalem Mới: “Và thiên sứ ấy đem
tôi đi trong linh lên một ngọn núi cao lớn, và chỉ cho tôi
thấy thành thánh, Jerusalem , xuống từ trời từ Đức Chúa
Trời” (21:10).
Bốn lần John ở trong linh và mỗi lần ông đều thấy
một khải tượng. Sách Khải Thị bao gồm bốn khải tượng
này.
CÁC HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG
Trong khải tượng đầu tiên, Sứ Đồ John đã nhìn thấy
bảy chân đèn vàng, và các chân đèn vàng này là bảy hội
thánh địa phương. Vì vậy, khải tượng đầu tiên là khải
tượng về các hội thánh địa phương. Điều này được bàn đến
trong ba chương đầu.
SỰ THẨM PHÁN THẾ GIỚI
Trong khải tượng thứ hai, John đã nhìn thấy một
ngai, và Đấng ngồi trên ngai có một quyển sách trong tay
hữu đã bị niêm ấn. Ra từ sách này có bảy ấn, và ra từ
bảy ấn có bảy kèn, và bao gồm trong bảy kèn có bảy
chén hay bảy bát. Tất cả những điểm bảy lớn này (bảy
ấn, bảy kèn, và bảy bát) là các sự thẩm phán khác nhau
của Đức Chúa Trời trên thế giới. Điều này được bàn đến
trong chương 4 đến 16. Nói cách khác, 13 chương này
chứa đựng khải tượng thứ hai của sách này, khải tượng
về sự thẩm phán thần thượng của Đức Chúa Trời trên
thế giới tội lỗi và độc ác này.
Trong chương 17, John lại ở trong linh; nhưng lần
này ông được đem đi để ông nhìn thấy một điều gì đó
đáng sợ và kinh khủng, mà không lời loài người nào có
thể mô tả. Ông được đem đi trong linh đến đồng vắng.
Nếu muốn quan sát một điều gì đó, chúng ta phải được
đem đi cách xa điều đó. Khi ở quá gần, chúng ta không
thể nhìn thấy cách sáng tỏ nhưng khi được đem ra xa,
điều đó trở nên rất sáng tỏ.
John đã được đem đi đến đồng vắng và có một cái
nhìn sáng tỏ. Ở đó ông nhìn thấy người đàn bà tội lỗi ngồi
trên một con thú. Đây là khải tượng thứ ba. Nếu đọc sách
này cách cẩn thận với sự tham khảo từ các sách khác cả
Kinh Thánh, chúng ta sẽ nhận thức rằng người đàn bà này
biểu thị cho tôn giáo và con thú biểu thị cho sự cai trị
thuộc chính trị. Nói cho đúng, con thú ở đây là Đế Quốc La
Mã, trong khi người đàn bà biểu thị cho Hội Thánh Công
Giáo La Mã. Người đàn bà tự liên kết với con thú (tức là
tôn giáo tự liên kết với các hoạt động chính trị). Trên trán
bà viết một danh: Huyền Nhiệm, Babylon Lớn. Khải tượng
về Babylon Lớn được bàn đến trong chương 17 đến 18.
Chúa nói với chúng ta cách sáng tỏ rằng người đàn bà
này, Babylon lớn, là một kỹ nữ. Bà còn được gọi là mẹ của
các kỹ nữ. Tất cả các con gái của bà là ai? Tôi không thích
nói ra, nhưng tôi tin rằng tất cả chúng ta đều biết. Mỗi
học giả Kinh Thánh đều nhận thức rằng Babylon Lớn biểu
thị cho Hội Thánh Công Giáo La Mã, và Hội Thánh Công
Giáo La Mã như đại dâm phụ là mẹ của nhiều kỹ nữ.
Hội Thánh Công Giáo La Mã là một sự pha trộn. Bà
ấy có vàng, đá quý, và ngọc trai, ba chi tiết được dùng cho
sự xây dựng Jerusalem Mới; nhưng bà ấy có một điều gì đó
thêm nữa. Chúng ta hãy đọc Khải Thị 17:4: “Và người đàn
bà mặc trang phục màu tía và đỏ tươi, mạ vàng, đá quý và
ngọc trai, tay cầm một chén vàng đầy các sự gớm ghiếc và
ô uế về sự gian dâm của nó”. Mặc dù được mạ bằng vàng,
đá quý và ngọc trai, nhưng trước hết bà được mặc bằng
màu tía và đỏ tươi. Đây không phải là những điều dành
cho Jerusalem Mới. Vì vậy, người đàn bà này là một sự
pha trộn thật. Có một điều gì đó của vàng, đá quý và ngọc
trai; nhưng những điều này chỉ là bề mặt và bên ngoài. Bà
chỉ được mạ bằng chúng. Những điều đầu tiên là màu tía
và màu đỏ tươi.
Tất cả các hồng y giáo chủ của Hội Thánh Công Giáo
La Mã đều mặc áo và đội mũ màu đỏ tươi—mọi sự đều
màu đỏ tươi. Và Giáo Hoàng mặc màu tía. Nhưng không có
màu đỏ tươi và màu tía trong Jerusalem Mới. Chắc chắn có
một điều gì đó của Đức Chúa Trời trong Hội Thánh Công
Giáo La Mã. Thậm chí có một chị em thuộc linh như
Madame Guyon ở đó. Bà là một viên đá quý thật, nhưng
bà ở dưới màu tía và màu đỏ tươi.
giáo. Babylon lớn là bà mẹ kỹ nữ với nhiều con gái kỹ nữ.
Hội Thánh Công Giáo La Mã là người mẹ và các giáo phái
là các con gái.
Khải tượng thứ tư là về Jerusalem Mới, được bàn đến
từ chương 19 đến chương 22. Bốn khải tượng này bao gồm
toàn bộ nội dung của sách Khải Thị. Vì vậy chúng ta thấy
rằng sách này đơn giản nói về bốn điều này: các hội thánh
địa phương, thế giới dưới sự thẩm phán của Đức Chúa
Trời, Babylon lớn như bà mẹ kỹ nữ với nhiều con gái kỹ
nữ, và Jerusalem Mới.
Các hội thánh địa phương ở phần đầu, và Jerusalem
Mới ở phần cuối. Ở giữa có thế giới và Babylon lớn ở dưới
sự thẩm phán của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đang
tống khứ chúng. Thế giới sẽ bị thẩm phán, và Babylon sẽ
biến thành tro bụi! Hallelujah! Ngợi khen Chúa! Đối với
Đức Chúa Trời, một ngàn năm như một ngày. Nếu kiên
nhẫn, chúng ta sẽ nhìn thấy Ngài thẩm phán mọi chi tiết
của thế giới và sự pha trộn của Babylon . Bảy ấn, bảy kèn
và bảy bát, tất cả đều để thẩm phán hai loại này. Đức
Chúa Trời đang thẩm phán chúng cách hoàn toàn và triệt
để. Chúng ta có sự tin chắc đầy đủ rằng chúng sẽ hoàn
toàn bị loại trừ bởi sự thẩm phán của Ngài.
NƠI CHỐN PHA TRỘN
Có ba nơi mà chúng ta có thể ở ngày nay; tất nhiên,
Jerusalem Mới như nơi thứ tư thì ở trong tương lai. Anh
em đang ở đâu? Anh em đang ở trong các hội thánh địa
phương, thế giới hay Babylon ? Ngợi khen Chúa, chúng ta
phải ở trong các hội thánh địa phương! Chúng ta không
nên ở trong thế giới hay lưu lại trong Babylon nữa.
Hội Thánh Công Giáo La Mã ở đâu? Chắc chắn, nó ở
trong Babylon . Vậy các giáo phái ở đâu? Tất cả chúng ta
phải trả lời câu hỏi này trước mặt Chúa. Tôi không nói
rằng không có các tín đồ chân thật trong các giáo phái, và
tôi không nói rằng không có điều gì của Chúa ở đó.
Đại dâm phụ được mạ vàng, đá quý, và ngọc trai,
nhưng bà là một sự pha trộn! Và đại dâm phụ này là cùng
một người đàn bà được đề cập đến trong Matthew 13.
Trong bảy ẩn dụ của chương đó, có một ẩn dụ Chúa nói về
một người đàn bà bỏ men vào bột mịn. Christ là bột mịn
được Đức Chúa Trời ban cho chúng ta như thực phẩm
nhưng ở đây một người đàn bà bỏ một ít men vào bột. Men
trong Kinh Thánh chỉ về một điều gì đó làm hư hỏng, hoặc
làm hư hoại. Sự pha trộn giữa bột mịn với men là một điều
gì đó không thuần khiết. Bột thì thuộc về Đức Chúa Trời,
nhưng men thì thuộc về người đàn bà này, Hội Thánh
Công Giáo La Mã. Vì vậy, có một sự pha trộn.
Các giáo phái cũng ít nhiều đi theo các bước như vậy.
Vì vậy Babylon lớn là mẹ của nhiều kỹ nữ. Nó cực kỳ xấu
xa. Tất cả bánh mà chúng ta ăn hằng ngày đều được làm
bằng bột với men. Khi được lên men, nó dễ ăn hơn. Đây
chính là cái cớ của Cơ Đốc giáo. Cơ Đốc giáo dùng sự pha
trộn để dân chúng dễ gia nhập hơn.
Nhiều lần tôi nói rằng sự sinh ra của Christ, sự nhục
hóa của Chúa, là bột mịn, nhưng Lễ Giáng Sinh là men.
Có nhiều sự hư hoại và hư hỏng Ngoại Bang được đại
dâm phụ đem vào với Lễ Giáng Sinh biết bao! Nếu sáng
tỏ về điều này, chúng ta sẽ không có gì liên quan đến Lễ
Giáng Sinh và Ông Già Noel, chiếc vớ Lễ Giáng Sinh, và
cây thông Noel. Anh em có bao giờ truy nguyên lịch sử
của Lễ Giáng Sinh không? Mọi điều đều ra từ ngoại giáo.
Thậm chí ngày 25/12, ngày được Hội Thánh Công Giáo
La Mã chọn, cũng là một ngày ngoại giáo vì sự thờ
phượng thần mặt trời! Mọi sự pha trộn này đến từ người
mẹ và được các con gái bước theo.
CÁC NHÓM TỰ DO
Chúng ta biết Hội Thánh Công Giáo La Mã ở đâu, và
chúng ta biết các giáo phái ở đâu, nhưng các nhóm tự do ở
đâu? Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều biết. Tôi không
muốn nói bất cứ điều gì về điều này, nhưng tôi có gánh
nặng trình bày bức tranh này cho anh em. Đây không phải
là sự giải thích hay ý kiến của tôi. Nếu chân thật trước
mặt Chúa và trung tín với Lời Ngài, chúng ta phải nhìn
vào bức tranh này để xem mình đang ở đâu. Tôi không
muốn nói các nhóm tự do ở đâu, nhưng tôi chắc chắn rằng
họ không ở trong các hội thánh địa phương.
Nếu có ý định nghiêm túc với Chúa và thành thật tiến
lên với Ngài, chúng ta phải ở đâu? Không có sự tranh cãi
nào nữa, chúng ta phải ở trong các hội thánh địa phương.
Anh em có thể nói rằng anh em chống lại Babylon và thế
giới 100%, nhưng anh em ở đâu? Anh em có ở trong các
hội thánh địa phương không? Chỉ đơn giản nói một điều gì
đó tiêu cực cách xác định thôi thì không đủ. Chúng ta phải
tích cực cách xác định. Anh em có phải Ông Smith không?
Không. Anh em có phải là Ông Johnson không? Không.
Anh em có phải là ông Brown không? Không. Vậy thì anh
em là ai? Anh em có thể nói rằng anh em không là ai cả,
nhưng anh em vẫn là một ai đó. Anh em có thể dùng nhiều
thuật ngữ khác nhau—phi giáo phái, thuộc giáo phái và
siêu giáo phái—nhưng anh em ở đâu, anh em là ai và là
gì?
Gánh nặng của tôi từ Chúa là trình bày một bức tranh
về sách cuối cùng của Ngài cho chúng ta. Khi đó, chúng ta
sẽ biết mình phải ở đâu. Một số người có thể nói rằng họ
không quan tâm đến điều này, vì sớm muộn gì họ cũng sẽ
ở trong Jerusalem Mới. Họ không vì các hội thánh địa
phương hay vì Babylon lớn, nhưng vì Jerusalem Mới. Điều
này nghe có vẻ tốt, nhưng trong những ngày này, họ ở
đâu? Nếu tất cả chúng ta đều có thể ở trong Jerusalem Mới
ngay bây giờ thì điều đó thật kỳ diệu! Nhưng tôi e rằng
chúng ta phải lưu lại trên đất trong một số năm. Vậy thì
chúng ta sẽ làm gì với những năm tháng này? Thật khó để
lang thang mà không có nhà ở. Nếu trung tín với Chúa,
chúng ta phải đưa ra quyết định về vấn đề này.
SỰ HIỆP NHẤT THẬT VÀ SỰ HIỆP NHẤT GIẢ
Gánh nặng thứ hai của tôi là vạch trần tính quỷ
quyệt của kẻ thù. Khi chúng ta ở trong các giáo phái và
bắt đầu nhìn thấy ánh sáng về đường lối của Chúa, sự
quỷ quyệt của kẻ thù là kết án chúng ta bằng cách nói
rằng chúng ta chỉ gây ra thêm nhiều sự chia rẽ mà thôi.
Đây là một sự quỷ quyệt thật của kẻ ác! Anh em nghĩ
rằng chúng ta có thể có sự hiệp nhất đích thực trong
có sự hiệp nhất giả. Đó là sự hiệp nhất trong lĩnh vực
chia rẽ. Chúng ta không được bị lừa dối. Nếu có bất cứ ai
gây chia rẽ, thì đó là Babylon , nơi chốn của sự chia rẽ.
Thậm chí sự hiệp nhất trong Babylon cũng là một sự hiệp
nhất chia rẽ và bị chia rẽ.
Trong miền đất Canaan tốt lành, Jerusalem là nơi duy
nhất mà tất cả dân Israel được hiệp nhất thành một. Sau
này, tất cả họ đều bị đem đi phu tù ở Syria , Ai Cập, và đa
số đến Babylon . Làm thế nào sự hiệp nhất có thể được gìn
giữ ở Babylon ? Nói cho đúng, bất cứ điều gì ở Babylon đều
là một sự chia rẽ. Để thực tại hóa sự hiệp nhất đúng đắn
và duy nhất, chúng ta phải trở lại với lập trường hiệp
nhất. Đó là lĩnh vực đúng đắn, nơi chốn đúng đắn, chỗ
đứng đúng đắn, và vị trí đúng đắn để con cái Đức Chúa
Trời thực tại hóa sự hiệp nhất chân thật. Chúng ta không
nên bị lừa dối bởi bất cứ cách nói tốt đẹp nào. Chúng ta
cần một sự biện biệt thuộc linh để nhìn thấu suốt tình
trạng của Babylon .
Có một số người nói rằng dân Chúa khó trở lại chỗ
đứng nguyên thủy. Họ nói: “Hãy xem có nhiều tín đồ ở
trong các hội thánh giáo phái biết bao. Thật quá khó để họ
lìa bỏ.” Nhưng thậm chí trong hình bóng Cựu Ước, không
có nhiều người bị phu tù trở về Jerusalem . Chỉ có một số ít
người trở về; đại đa số những người phu tù đều lưu lại
trong sự phu tù. Chúng ta không nên bị lừa dối. Chúng ta
không quan tâm đến số lượng nhiều bằng nơi chốn cho sự
hiệp nhất chân thật.
VỊ TRÍ ĐÚNG ĐẮN
Có một số người nói rằng vì Hội Thánh bao gồm mọi
tín đồ, và vì chúng ta không thể mong đợi tất cả các tín đồ
ra khỏi các giáo phái, nên thật không thể có hội thánh.
Nếu không thể có tất cả các tín đồ, vậy thì làm thế nào
chúng ta có thể có hội thánh?
Để đáp lại, chúng ta hãy nói đến một tình trạng trong
thế giới ngày nay. Chúng ta biết rằng có ít nhất 13 triệu
dân Do Thái trên đất ngày nay—chỉ tính riêng ở New
người này, chỉ có khoảng 2 triệu trở về Palestine để hình
thành quốc gia Israel . Khi đó, số người Do Thái ở New
những người ở Palestine được gọi là quốc gia Israel . Giả sử
một số người Do Thái ở New York không vui với điều này
và nói: “Tại sao các anh tự gọi mình là quốc gia Israel ?
Chúng tôi không phải là người Do Thái như các anh sao?”
Nếu là một trong những người trở về, tôi sẽ trả lời: “Được
rồi, nếu các anh muốn là quốc gia Israel , thì hãy trở về vị
trí đúng đắn của quốc gia Israel . Đừng ở lại New York .” Họ
không thể tranh cãi.
Nhiều lần, dân chúng hỏi tôi: “Tại sao các anh tự gọi
mình là hội thánh ở Los Angeles ? Chúng tôi không phải là
hội thánh sao?” Tôi trả lời: “Các anh là hội thánh, nếu các
anh trở lại với vị trí đúng đắn.” Đừng lưu lại trong Hội
Trưởng Lão, Baptist, Giám Lý hay một giáo phái nào khác.
Đừng lưu lại trong bất cứ loại giáo phái nào. Hễ lưu lại
trong một giáo phái, anh em đơn giản đánh mất vị trí của
mình. Nói cách khác, theo như minh họa chúng ta dùng,
anh em là người Do Thái, nhưng anh em ở New York . Anh
em không ở trong một nơi chốn đúng đắn để là quốc gia
trở về vị trí mà quốc gia Israel phải ở.
THEO LOẠI CỦA NÓ
Có những người khác nói rằng chúng ta không nên nói
chúng ta là hội thánh ở một nơi nào đó vì chúng ta quá ít
người. Điều này nghe có vẻ tốt, nhưng điều đó cũng ở trong
lĩnh vực quỷ quyệt của kẻ thù.
Để tôi minh họa theo cách này. Giả sử gia đình Smith
có 22 thành viên; nhưng vì một số lý do, họ dần dần bỏ đi
cho đến khi chỉ còn một người lưu lại. Sau đó, một hai
người nhận thức họ là các thành viên của gia đình Smith
và họ trở về. Nhưng họ vẫn còn thiếu 19 người, và những
người khác sẽ không trở về. Vì vậy, ba người này nói: “Bởi
sự thương xót của Chúa, chúng ta là gia đình Smith.”
Nhưng những người bỏ đi bắt đầu tranh cãi với họ: “Tại
sao các anh tự gọi mình là gia đình Smith? Các anh không
thể đại diện cho chúng tôi. Mặc dù chúng tôi không trở về,
xin đừng nói rằng các anh là gia đình Smith.” Khi đó
những người trở về sẽ nói: “Nếu không phải là gia đình
Smith, vậy thì chúng tôi là gì?”
Một thời gian trước, trong một buổi nhóm, tôi được
hỏi: “Xin các anh giải thích lý do tại sao các anh tự gọi
mình là hội thánh tại Los Angeles . Vì hội thánh ở Los
Angeles phải bao gồm mọi tín đồ ở Los Angeles , nên làm
thế nào một nhóm nhỏ người lại có thể tự gọi mình là hội
thánh tại Los Angeles ?” Tôi trả lời rằng tất cả chúng ta
đều biết hội thánh ở một thành phố bao gồm mọi thánh đồ
trong thành phố đó. Nhưng tình trạng ngày nay thì bất
thường và nhiều người lìa khỏi để gia nhập các giáo phái
khác nhau. Bây giờ chỉ có một số ít người trong chúng tôi
ở Los Angeles nhận thức rằng chúng tôi phải ở trong hội
thánh địa phương và chúng ta không nên gia nhập bất cứ
giáo phái nào. Chúng tôi nhận thức rằng chúng tôi là một
số ít người, nhưng nếu không tự gọi mình là hội thánh tại
Angeles, vậy chúng tôi phải gọi mình là gì?” Người anh em
hỏi câu hỏi đó gật đầu đồng ý.
Chúng ta nhận thức rằng chúng ta chỉ là ba thành
viên của gia đình Smith, và chúng ta cũng nhận thức rằng
chúng ta không thể đại diện cho tất cả các thành viên của
gia đình Smith; nhưng chúng ta vẫn ở đây. Nếu chúng ta
không phải là gia đình Smith, vậy thì chúng ta là gì?
Chúng ta không có tên gọi nào khác hơn là Smith. Một số
người nói rằng vì chúng ta không thể đại diện cho toàn bộ
gia đình Smith, tốt hơn chúng ta nên tự gọi mình là Trung
Tâm Smith. Nhưng đây là gì? Đây có phải là một điều gì
đó theo loại của nó không? Không có một loại như vậy cho
chúng ta. Sáng Thế Ký 1 bảo chúng ta rằng trong sự sáng
tạo của Đức Chúa Trời, mọi sự đều “theo loại của nó”. Nếu
nói rằng chúng ta không phải là gia đình Smith, mà là
Trung Tâm Smith, thì chúng ta không theo loại của mình.
Một số người nghĩ rằng họ không nên tự gọi mình là
hội thánh để tránh rắc rối, nhưng họ không nhận thức
rằng họ lại gây rắc rối nhiều hơn. Vậy chúng ta là gì?
Chúng ta là Babylon lớn sao? Chúng ta là các giáo phái
hay các nhóm tự do sao? Hallelujah! Ngợi khen Chúa!
Chúng ta là các hội thánh địa phương! Nếu không thừa
nhận điều này, tốt hơn chúng ta nên tự gọi mình là một
nhóm tự do. Mọi sự đều phải theo loại của nó. Cây lai giữa
táo và đào không thể tồn tại đến thế hệ thứ hai. Trái táo
phải là trái táo và trái đào phải là trái đào. Đức Chúa Trời
không thích bất kỳ sự pha trộn nào. Nếu là các giáo phái
hoặc các nhóm tự do, anh em là các giáo phái hoặc các
nhóm tự do. Nếu là các hội thánh địa phương, thì anh em
là các hội thánh địa phương. Không có lập trường trung
lập. Tất cả chúng ta phải theo loại của mình.
SỰ CHIA RẼ BẤT TẬN
Có rất nhiều sự rối loạn ngày nay. Một số người nói
rằng tình trạng ngày nay quá rối loạn đến nỗi không ai có
thể làm sáng tỏ; vì vậy, chúng ta không nên nói về hội
thánh địa phương, vì càng nói, chúng ta càng tạo ra thêm
nhiều rắc rối. Hễ chúng ta có hai hoặc ba người đến với
nhau trong danh Chúa, Matthew 18:20 bảo chúng ta rằng
Chúa ở giữa vòng chúng ta. Điều này nghe có vẻ rất tốt,
nhưng điều đó đơn giản gây thêm nhiều rối loạn. Giả sử
chúng ta có một nhóm anh chị em nhóm với nhau. Nếu
chúng ta nói rằng hai hoặc ba người nhóm với nhau là ổn
thì sau một thời gian, một số anh em cảm thấy không vui
khi nhóm với chúng ta và sẽ khởi đầu một buổi nhóm khác
gồm hai hoặc ba người trên con đường kế bên. Họ sẽ nói
rằng họ không chia rẽ với những người khác, nhưng là một
với tất cả dân Chúa. Rồi sau một thời gian, các anh em
này sẽ có cùng một loại kinh nghiệm và một số người giữa
vòng họ sẽ khởi đầu một buổi nhóm khác tại nhà của một
anh em khác. Tôi nghĩ chúng ta có thể nhận thức rằng loại
chia rẽ này là bất tận. Nhưng tất cả các nhóm nhỏ này
đều tuyên bố rằng họ không hẹp hòi, nhưng mở rộng với
mọi người. Nhưng bất kể mở rộng đến đâu, họ vẫn bị chia
rẽ! Đây có phải là đường lối chỉ định của Đức Chúa Trời
không? Nếu vậy, sự tác động ở đâu? Và sự giới hạn ở đâu?
Đường lối của Đức Chúa Trời rất khôn ngoan: đó là
đường lối một hội thánh trong một thành phố. Dù anh em
có vui với tôi hay không, anh em vẫn phải là một với tôi.
Dù tôi có thích anh em hay không, tôi vẫn phải là một với
anh em. Không có lối thoát. Chúng ta phải ở lại trên lập
trường đúng đắn là nơi chúng ta gìn giữ sự hiệp nhất duy
nhất. Trong đường lối này, con người thiên nhiên của
chúng ta bị xóa bỏ và hội thánh được xây dựng.
BÀN ĐẠP
Còn một điều nữa. Các hội thánh địa phương cũng là
bàn đạp hiện tại cho Jerusalem Mới. Tôi tin rằng tất cả
các hội thánh địa phương là các lối vào Jerusalem Mới
ngày nay. Làm thế nào chúng ta có thể đi đến cuối cùng
mà không trải qua bước khởi đầu? Các hội thánh địa
phương là ba chương đầu tiên của Khải thị, và Jerusalem
Mới ở trong hai chương cuối. Thật không thể bỏ qua phần
đầu. Chúng ta phải ở trong các hội thánh địa phương để
được xây dựng, được môn đồ hóa, học các bài học, và tăng
trưởng trong sự sống. Hallelujah! Ngợi khen Chúa! Ngài đã
bày tỏ cho chúng ta các hội thánh địa phương
W.L.