Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

BẢY LINH--7


CÁC ĐÒI HỎI CỦA CHRIST
VỀ CÁC HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG

Chúng ta đã thấy trong sứ điệp trước rằng Christ
trong Khải Thị thì rất khác. Bây giờ chúng ta phải nhìn
thấy từ sách này thể nào các hội thánh địa phương trong
sự khôi phục của Chúa cũng rất khác. Sau khi đọc các thư
tín gửi cho bảy hội thánh địa phương, chúng ta nhận thức
rằng sự phát ngôn của Chúa ở đây rất khác với sự phát
ngôn của Ngài trong các thư tín Sứ Đồ Paul viết. Tôi tin
rằng tình trạng của chúng ta ngày nay giống y như tình
trạng được đề cập đến trong bảy thư tín này. Nói cách
khác, điều Chúa phát ngôn trong các thư tín này phù hợp
chính xác với tình trạng hiện tại của chúng ta. Các thư tín
này được viết cho các hội thánh trong tình trạng suy thoái,
và chắc chắn, các hội thánh ngày nay cũng ở trong sự suy
thoái. Vì vậy, tất cả các thư tín này phù hợp với tình trạng
của chúng ta.


Nếu muốn biết các hội thánh địa phương phải như thế
nào trong sự khôi phục của Chúa suốt thời kỳ suy thoái,
chúng ta phải nhìn thấy điều Chúa đòi hỏi và yêu cầu
trong bảy thư tín này. Chúng ta không có thời gian để xem
mọi chi tiết, nhưng chúng ta có thể xem các điểm chính.

TÌNH YÊU ĐẦU NHẤT

Trong thư tín đầu tiên, thư tín gửi cho Ephesus, Chúa
đòi hỏi trong sự khôi phục các hội thánh địa phương của
Ngài tình yêu đầu nhất. Chúa nói: “Ta biết các công tác,
sự lao tác và nhẫn nại của ngươi, cũng biết các ngươi
không thể dung chịu kẻ ác, đã từng thử nghiệm những kẻ
tự xưng là sứ đồ, mà không phải là sứ đồ, đã nhận thấy họ
là giả dối; ngươi cũng nhẫn nại, chịu đựng mọi sự vì danh
Ta và không mòn mỏi. Nhưng Ta có một điều nghịch lại
ngươi, đó là ngươi đã lìa bỏ tình yêu đầu nhất… Đối với
người đắc thắng, Ta sẽ cho ăn cây sự sống” (Khải 2:2-4, 7).
Chúa nói với hội thánh này rằng họ có sự lao tác, các
công tác, và nhiều điều tốt lành, nhưng họ đã lìa bỏ tình
yêu đầu nhất. Từ “đầu nhất” trong tiếng Hy Lạp nghĩa là
đầu nhất không chỉ trong thời gian hay thứ tự, mà còn
trong chất lượng hay bản chất. Cùng một từ được dịch là
“tốt nhất” trong câu chuyện về người con trai hoang đàng
trong Luke 15. Người cha đã truyền ban chiếc áo tốt nhất
cho người con. Đó là chiếc áo đầu nhất, không chỉ là đầu
nhất trong trình tự, mà còn tốt nhất trong chất lượng.

Chúa đòi hỏi các hội thánh địa phương của Ngài
không chỉ có tình yêu đầu nhất, mà còn có tình yêu tốt
nhất. Ngài muốn tình yêu đầu nhất trong chất lượng và
bản chất. Nếu khi những người khác đến với các buổi
nhóm của chúng ta, họ chỉ nhận thức rằng chúng ta đang
làm nhiều điều cho Chúa, nhưng không cảm thức rằng
chúng ta dâng tình yêu tốt nhất cho Chúa, thì chúng ta
thất bại. Điều dân chúng phải cảm thức trong các buổi
nhóm của chúng ta là chúng ta yêu Chúa đầu nhất và tốt
nhất. Chúng ta không quan tâm quá nhiều đến công tác
hay lao tác hoặc bất cứ điều gì khác. Chúng ta chỉ quan
tâm đến tình yêu đầu nhất và tốt nhất dành cho Chúa.
Phải có một cảm thức giữa vòng chúng ta rằng Chúa Jesus
rất đáng yêu, thân yêu và quý báu. Hễ khi nào đề cập đến
danh Ngài lòng chúng ta cảm thấy rất hưởng ứng.

Đây là đòi hỏi đầu tiên cho các hội thánh địa phương
trong sự khôi phục của Chúa. Đừng nghĩ rằng chúng ta cần
làm thật nhiều điều cho Ngài. Ngài không đòi hỏi điều đó.
Điều Ngài đòi hỏi là tình yêu đầu nhất và tốt nhất đối với
Ngài. Chúng ta có yêu Ngài bằng tình yêu đầu nhất và tốt
nhất không? Chúng ta có thể nói rằng chúng ta yêu Chúa
Jesus hơn cả gia đình mình không? Chúng ta phải có khả
năng nói điều này. Chúng ta phải nói với vợ mình: “Anh
yêu em vì em yêu Jesus.” Khi đó, tất cả chúng ta sẽ yêu
nhau vì tất cả chúng ta đều yêu Jesus.

Khi năm tháng trôi qua, chúng ta phải yêu Chúa thiết
tha hơn. Không điều gì dịu ngọt đối với chúng ta hơn Chúa
Jesus. Chúng ta phải yêu hội thánh, nhưng chúng ta không
yêu hội thánh nhiều bằng chúng ta yêu Chúa Jesus. Ngài
phải là tình yêu đầu nhất và tốt nhất của chúng ta.
Chính bởi tình yêu này mà chúng ta là chân đèn. Nếu
chúng ta đánh mất tình yêu này, Chúa Jesus sẽ cất đi
chân đèn. Điều này nghĩa là nếu đánh mất tình yêu của
mình, chúng ta sẽ đánh mất chân đèn. Vì vậy, càng yêu
Chúa Jesus, chúng ta sẽ càng chiếu sáng và chúng ta sẽ
càng vui hưởng Ngài như Cây Sự Sống. Để là chân đèn và
vui hưởng Chúa như Cây Sự Sống đòi hỏi tình yêu tốt nhất
đối với Chúa, một tình yêu vượt trên mọi điều khác. Chúng
ta phải có tình yêu đầu nhất, tình yêu tốt nhất, tình yêu
thuần khiết nhất đối với Chúa Jesus. Khi đó, chúng ta sẽ
là chân đèn sống động, và chúng ta sẽ đủ tiêu chuẩn vui
hưởng Ngài như Cây Sự Sống. Tình yêu, ánh sáng và sự
sống đi cùng với nhau. Nếu có tình yêu đầu nhất và tốt
nhất đối với Chúa Jesus, chúng ta sẽ là một chân đèn
chiếu sáng và chúng ta sẽ vui hưởng Chúa Jesus như Cây
Sự Sống. Đây là đòi hỏi đầu tiên

TRUNG TÍN CHO ĐẾN CHẾT

Trong thư tín thứ hai, thư tín gửi cho Smyrna, Chúa
phát ngôn về sự bắt bớ. “Ta biết cơn hoạn nạn, sự nghèo
khó của ngươi (nhưng ngươi giàu có), và lời vu cáo của
những kẻ tự xưng là người Do Thái, mà không phải là
người Do Thái, nhưng là nhà hội của Satan. Đừng sợ
những điều mà ngươi sẽ chịu khổ. Kìa, ma quỷ sẽ ném một
số người trong các ngươi vào tù, để các ngươi có thể được
thử nghiệm, và các ngươi sẽ có cơn hoạn nạn trong mười
ngày. Hãy trung tín cho đến chết, và Ta sẽ ban cho ngươi
mão miện của sự sống” (Khải 2:9-10).

Càng yêu Chúa Jesus, chúng ta sẽ càng bị bắt bớ. Và
sự bắt bớ không đến từ người Ngoại Bang, thế giới Ngoại
Bang, mà đến từ các nhà hội. Nhà hội là nơi dân chúng
thờ phượng Đức Chúa Trời. Sự bắt bớ những người yêu
Jesus không đến từ thế giới Ngoại Bang, nhưng đến từ
những người tôn giáo của hệ thống nhà hội. Đây là nhà
hội của Satan. Nếu chỉ yêu Jesus và không quan tâm đến
bất cứ điều gì tôn giáo, chúng ta chắc chắn sẽ bị nhà hội
của Satan bắt bớ.

Hơn bốn mươi năm, tôi đã chịu hết sự bắt bớ này đến
sự bắt bớ khác, nhưng không phải từ thế giới Ngoại Bang.
Sự bắt bớ mà tôi chịu đến từ cái gọi là Cơ Đốc giáo, vì tôi
đơn giản ghét mọi điều tôn giáo. Nếu có ý định nghiêm túc
với Chúa vì các hội thánh địa phương và yêu Ngài hơn mọi
điều khác, chúng ta sẽ chịu bắt bớ và nhiều lời tường thuật
độc ác.

Trong một số buổi nhóm hội nghị của chúng ta, tôi đã
nói rằng chúng ta không cần nói “trong danh Chúa Jesus”
theo cách hình thức ở cuối những lời cầu nguyện của mình.
Tất nhiên, chúng ta cầu nguyện trong danh Chúa Jesus,
nhưng không cần đặt một thuật ngữ như vậy ở cuối những
lời cầu nguyện theo cách hình thức. Nhưng một số người
nói rằng tôi bảo dân chúng không cần cầu nguyện trong
danh Chúa Jesus. Thậm chí họ xuất bản những điều này
trên các tờ báo của họ. Vì vậy, chúng ta phải sẵn sàng chịu
bắt bớ nếu chúng ta yêu Chúa và ghét hệ thống tôn giáo.
Từ thư tín này, chúng ta có thể thấy rằng đòi hỏi thứ
hai của Chúa về các hội thánh địa phương là dưới sự bắt
bớ, họ trung tín cho đến chết. Nếu trung tín với Chúa như
người chỉ yêu một mình Jesus cách thuần khiết, chúng ta
phải sẵn sàng chịu bắt bớ. Nhưng ngợi khen Chúa, việc
chịu bắt bớ là một dấu hiệu khác cho thấy rằng chúng ta
là các hội thánh địa phương. Các hội thánh địa phương
phải chịu bắt bớ, vì các hội thánh địa phương không bao
giờ có thể đồng đi với bất cứ điều gì thuộc hệ thống tôn
giáo. Tại sao nhà hội của Satan bắt bớ những người yêu
Jesus? Điều đó đơn giản là vì những người yêu Jesus sẽ
không đồng đi với những điều tôn giáo của họ. Dưới loại
bắt bớ này, Chúa đòi hỏi chúng ta phải trung tín cho đến
chết.

CHỐNG LẠI CÁC GIÁO LÝ CỦA BALAAM VÀ NICOLAS

Thư tín thứ ba được viết cho Pergamos và Chúa chính
yếu xử lý hai điều: giáo lý của Balaam và giáo lý của
Nicolas. “Nhưng Ta có vài điều nghịch lại ngươi, vì tại đó
ngươi có một số người giữ giáo lý của Balaam, là kẻ đã dạy
Balak đặt cớ vấp phạm trước mặt con cái Israel, để ăn của
cúng thần tượng, và phạm tội gian dâm. Ngươi cũng có
những người giữ giáo lý của Nicolas, là điều Ta ghét” (Khải
2:14-15).

Tất cả chúng ta đều biết Balaam là ai. Ông là một tiên
tri, nhưng không theo ý nghĩa tốt. Ông là một tiên tri vì
tiền, được thuê mướn để phát ngôn Lời Đức Chúa Trời.
Ông đã được thuê mướn để nói đôi điều cho Đức Chúa Trời!
Ban đầu, đó là một hành động, nhưng cuối cùng, một giáo
lý được sản sinh ra từ đó. Do đó, có giáo lý của Balaam.
Trong Cơ Đốc giáo ngày nay, vẫn có giáo lý này của
Balaam với hệ thống các giảng sư, người cung phụng và
mục sư, được thuê mướn để phát ngôn Lời Đức Chúa Trời.
Balaam là một tiên tri được thuê mướn để phát ngôn đôi
điều cho Đức Chúa Trời. Chúng ta đừng bao giờ có điều
này trong các hội thánh địa phương.

Trong những năm qua ở Hoa Lục, nhiều anh em được
gọi là các Cơ Đốc nhân có ân tứ, đến tiếp xúc với Anh
Watchman Nee. Không ít thì nhiều, họ đã cố gắng có một
thỏa thuận để xem họ có thể đạt được địa vị gì giữa vòng
chúng tôi. Đôi khi, họ hỏi thẳng: “Anh Nee, nếu tôi lìa
khỏi giáo phái và xoay sang đường lối này, thì tôi sẽ nhận
được địa vị gì?” Nhưng Anh Nee trả lời: “Tôi thậm chí
không biết địa vị của mình là gì! Thậm chí tôi muốn hỏi
anh rằng anh trao cho tôi địa vị gì?” Điều này xảy ra
không chỉ một lần, mà là nhiều lần. Anh em không thể
nói rằng họ không nhìn thấy đường lối. Họ đã nhìn thấy
đôi điều, nhưng họ muốn có địa vị.

Trong các hội thánh địa phương, tất cả chúng ta phải
ghét giáo lý của các tiên tri được thuê mướn. Tại sao nhiều
người được gọi là đầy tớ của Chúa lại không dám nói
thẳng? Đó là vì công việc của họ! Họ phải đóng vai trò của
Balaam thế tục, vì tiền ở trong tay của Balak. Họ phải nói
một điều gì đó để làm hài lòng ông. Điều này đem đến sự
gian dâm thuộc linh và thờ thần tượng. Nếu theo dấu lịch
sử của Cơ Đốc giáo ngày nay, chúng ta sẽ nhìn thấy lý do
tại sao có nhiều sự gian dâm thuộc linh và nhiều thần
tượng đã được đem vào. Điều đó đơn giản là vì các tiên tri
được thuê mướn phải làm hài lòng các Balak, là kẻ giữ
tiền. Nếu tiền trở nên có tầm ảnh hưởng trong hội thánh
địa phương, thì hội thánh đã bị kết thúc!

Bởi sự thương xót của Ngài, hội thánh ở Los Angeles
có thể khoe khoang với cả vũ trụ rằng chúng ta không bao
giờ nói về tiền. Nói về tiền đơn giản là nắm giữ giáo lý
của Balaam.

Nhưng Pergamos cũng có giáo lý của Nicolas. Theo
tiếng Hy Lạp, đây là một từ ghép. “Nico” là từ thứ nhất và
“las” là từ thứ hai. “Las” thuộc cùng một gốc từ với “laity”,
nghĩa là người bình thường, thông thường. “Nico” nghĩa là
khuất phục, chinh phục, hoặc cai trị trên. Vì vậy, “Nicolas”
nghĩa là khuất phục những người bình thường. Trong Cơ
Đốc giáo, một số người đã trở nên những người chinh
phục, và đại đa số đã trở nên giáo dân. Đây là hệ thống
giáo phẩm giáo dân ngày nay. Trong các hội thánh địa
phương, chúng ta không có bất cứ giáo phẩm, giáo dân
nào. Chúng ta phải ghét cả hai! Tất cả chúng ta phải là
các thầy tế lễ trong hội thánh địa phương. Chúng ta đừng
đem hệ thống thuộc Satan này vào trong các hội thánh địa
phương.

Hệ thống giáo phẩm giáo dân là một hệ thống tôn
giáo. Thật dễ trở nên tôn giáo, để tổ chức hội thánh Cơ
Đốc và thuê mướn một số giảng sư tốt nghiệp từ các học
viện Kinh Thánh hoặc trường thần học. Họ rất chuyên
nghiệp. Họ có sự giáo dục để thực hiện công việc này. Điều
đó rất khoa học, vì ngày nay là thế kỷ hai mươi, mọi người
phải chuyên nghiệp. Một thợ điện chuyên nghiệp. Một luật
sư chuyên nghiệp. Một bác sĩ chuyên nghiệp. Và một mục
sư cũng chuyên nghiệp. Đây là điều gớm ghiếc trong mắt
Đức Chúa Trời!

Sáu năm trước, tôi được bảo rằng để mỗi Cơ Đốc nhân
tác nhiệm trong hội thánh thì khá khó khăn, vì việc đó
phải chuyên nghiệp. Điều này thuộc Satan! Nhiều người
nói: “Chúng ta phải làm việc năm ngày trong tuần, nhưng
ngày cuối tuần là thời gian nghỉ ngơi. Đó là lúc để các
giảng sư thực hiện công việc của họ.” Điều này nghe có vẻ
hợp lý, nhưng thật sự thuộc Satan. Điều này làm tê liệt
Thân Thể Christ và giết chết các chức năng của các chi
thể trong Thân Thể.

Hai tay tôi có thể nói với thân thể tôi rằng: “Vì chúng
tôi đã làm việc năm ngày trong tuần, chúng tôi cần thời
gian để thư giản vào cuối tuần. Cuối tuần là thời gian để
miệng làm công việc của mình” không? Khi tôi đang nói
bằng miệng, tôi vẫn cần hai tay của mình. Toàn bộ Thân
Thể đang nhóm trong hội thánh địa phương, không chỉ có
miệng. Hội thánh không phải là một tổ chức của bất cứ
đoàn thể nào, hoặc thuộc bất kỳ tôn giáo nào. Hội thánh
là Thân Thể hữu cơ của Christ! Mọi người phải tác nhiệm
cách sống động. Nếu ở trong hội thánh địa phương và vì
hội thánh địa phương, chúng ta phải tác nhiệm. Không có
lời bào chữa nào. Chúng ta phải xua đuổi hệ thống giáo
phẩm giáo dân thuộc Satan bằng cách tác nhiệm như các
chi thể của Thân Thể Christ.

Khi một nhóm người chúng tôi đi đến miền Viễn Đông
vào năm 1968, hầu như tất cả những người hay tác nhiệm
đều lìa khỏi hội thánh vì chuyến đi này. Nhiều người tự
hỏi chuyện gì sẽ xảy ra với hội thánh tại Los Angeles,
nhưng tôi nói: “Đừng lo lắng. Nếu họ tác nhiệm thì tác
nhiệm. Nếu họ không tác nhiệm, thì đóng cửa.” Vì vậy,
chúng tôi đi, và ngợi khen Chúa, khi ở Taiwan, chúng tôi
nhận được một số lá thư nói rằng các buổi nhóm ở Los
Angeles thậm chí sống động hơn. Mọi người đang tác
nhiệm. Đây là hội thánh địa phương.

Tất cả các anh chị em là các thầy tế lễ của Đức Chúa
Trời và các chi thể của Christ. Vì vậy trong hội thánh địa
phương, mọi người phục vụ và tác nhiệm. Hội thánh địa
phương không có giáo phẩm hay giáo dân. Tất cả chúng ta
phải tác nhiệm và phục vụ cùng nhau như các chi thể của
Christ và các thầy tế lễ của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải
ghét hai loại giáo lý này: giáo lý của Balaam và giáo lý của
Nicolas. Điều chúng ta phải có trong hội thánh địa phương
là sự sống của Christ được cung phụng bởi chức tế lễ.

Tôi biết ơn và cảm tạ Chúa vì tình trạng ở đây trong
hội thánh địa phương ở Los Angeles. Có nhiều người phục
vụ. Chúng ta không thích có bất cứ người nào đi lễ nhà
thờ, là những người chỉ đến tham dự buổi lễ 11 giờ vào
Chủ Nhật. Tất cả chúng ta phải là những người phục vụ và
tác nhiệm thực tiễn. Ngợi khen Chúa! Chúng ta có một
tình trạng tốt đẹp giữa vòng chúng ta trong hội thánh.
Mọi người đều tác nhiệm và phục vụ. Chúng ta không chỉ
tác nhiệm trong buổi nhóm, mà tất cả chúng ta còn phục
vụ trong nhiều phương diện. Đây là hội thánh địa phương.

CHỐNG LẠI SỰ GIAN DÂM VÀ CÁC THẦN TƯỢNG

Thư tín thứ tư gửi cho Thyatira, trong đó xử lý sự
gian dâm và các thần tượng. “Nhưng Ta có điều nghịch
lại ngươi, vì ngươi đã dung thứ cho người đàn bà Jezebel,
kẻ tự xưng là nữ tiên tri, dạy dỗ và dẫn các nô lệ Ta đi
lạc hướng để phạm tội gian dâm, và ăn của cúng thần
tượng” (Khải 2:20).

Sự gian dâm thuộc linh là sự kết hiệp của hội thánh
với thế giới. Hễ khi nào hội thánh kết hiệp với thế giới, đó
là một loại gian dâm thuộc linh. Hội thánh không có gì
liên hệ với thế giới và phải tuyệt đối phân rẽ khỏi thế
giới. Thế giới là thế giới, và hội thánh là hội thánh. Đây
là hai lĩnh vực, nhưng Cơ Đốc giáo đã kết hôn cả hai với
nhau. Đây là sự gian dâm trong mắt Đức Chúa Trời. Hội
thánh không được có gì liên hệ đến bất cứ điều gì thế tục.
Một hội thánh địa phương phải thuần khiết, hoàn toàn
phân rẽ khỏi tính thế tục.

Tính thế tục luôn luôn liên quan đến các thần tượng.
Nếu kết hiệp với thế giới, tự phát chúng ta có các thần
tượng. Các hội thánh địa phương không được có bất cứ loại
thần tượng nào. Một thần tượng đơn giản là một sự thay
thế Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì thay thế Đức Chúa Trời
và sở hữu con người đều là một thần tượng. Không điều gì
được phép thay thế Đức Chúa Trời trong các hội thánh địa
phương. Và chúng ta không bao giờ được có bất cứ điều gì
sở hữu mình. Chủ sở hữu duy nhất của chúng ta phải là
chính Đức Chúa Trời. Mối liên hệ của chúng ta phải chỉ là
với Đức Chúa Trời; nếu không, chúng ta sẽ đem vào sự
gian dâm và thờ thần tượng. Các hội thánh địa phương
phải thuần khiết và phân rẽ khỏi thế giới và các thần
tượng.

SỰ SỐNG ĐỘNG ĐỐI KHÁNG VỚI SỰ CHẾT CHÓC

Trong thư tín thứ năm, thư tín gửi cho Sardis, Chúa
không quở trách hội thánh vì bất cứ điều gì sai trật.
Không có gì sai trật, nhưng chết chóc! Trở nên chết chóc
còn nghiêm trọng hơn sai trật.

Cho phép tôi minh họa theo cách này. Giả sử có một
cậu bé trong phòng nhóm lớn này rất nghịch ngợm và sai
trật trong nhiều phương diện. Nhưng cũng có một cậu bé
khác trong phòng nhóm đã chết. Không có gì sai trật đối
với cậu bé này, vì nó hoàn toàn được điều chỉnh và sửa
sai. Anh em thích cậu bé nào hơn? Anh em thích tiếp xúc
với cậu bé nghịch ngợm hay cậu bé chết chóc? Tất nhiên,
tất cả chúng ta đều thích cậu bé sống động hơn, cho dù
nó sai trật.
Chúa ghét những điều chết chóc. Ngài bảo Sardis: “Ta
biết các công tác của ngươi, ngươi có tiếng là đang sống
nhưng lại chết. Hãy thức canh và làm vững chắc những
điều còn lại, là những điều sắp chết: vì Ta đã thấy không
có công tác nào của ngươi là trọn vẹn trước mặt Đức Chúa
Trời” (Khải 3:1-2).

Tôi e rằng trong một số hội thánh, mọi sự đang sắp
chết. Buổi nhóm của họ chết chóc, lời cầu nguyện của họ
đang hấp hối; mọi sự đều sắp chết. Đó là một tình trạng
khủng khiếp! Nếu chúng ta chỉ có trí năng đạo đức để biết
điều gì đúng và điều gì sai, điều này chứng minh rằng
chúng ta không có cảm thức sự sống. Đức Chúa Trời không
phải là Đức Chúa Trời của kẻ chết. Ngài là Đức Chúa Trời
của người sống! Một hội thánh địa phương phải sống động,
cho dù hội thánh đó sai trật. Tất nhiên, tôi không khích lệ
bất cứ ai sai trật, nhưng chúng ta phải sống động!


Levi Ký 11 bảo chúng ta nhiều lần rằng hễ khi nào có
ai chạm phải một điều gì đó chết chóc, thì người ấy bị ô
uế. Sự ô uế này không thể chỉ được làm sạch bởi nước mà
cũng cần có một khoảng thời gian để làm sạch. Vì vậy, trở
nên ô uế bởi sự chết chóc thì nghiêm trọng hơn là trở nên
ô uế bởi tội lỗi.

Có một số người đến các buổi nhóm trong hội thánh
địa phương là những người chết. Nếu chạm đến họ, anh em
chạm đến sự chết. Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều có kinh
nghiệm này. Chúng ta phải cẩn thận với loại người này.
Người ấy không phải là người sống động, mà là người chết;
vì vậy, chúng ta phải chạy trốn khỏi người ấy. Chúng ta
không chỉ chạy khỏi những điều tội lỗi, mà đặc biệt là
khỏi những điều gây chết chóc. Đôi khi, những điều ra từ
miệng của một số người giống như một xác chết. Cuộc nói
chuyện của họ giống như những thi thể. Chúng ta đừng
lắng nghe loại nói chuyện này. Nếu lắng nghe, chúng ta
đơn giản chạm đến sự chết. Khi đó, đôi khi trong một
tuần, chúng ta không thể ngợi khen. Và đôi khi, chúng ta
còn bị đầu độc cho đến chết. Chúng ta đừng trở nên một
Sardis khác. Mọi hội thánh phải sống động và đang sống.
Chúng ta đừng cố gắng trở nên đúng đắn, nhưng hãy trở
nên sống động.

Rất nhiều lần trong cái gọi là các hội thánh Cơ Đốc,
dân chúng chết chóc cách tôn giáo. Họ chết chóc với tôn
giáo. Nhiều điều thuộc Satan trong cái gọi là Cơ Đốc giáo
đơn giản làm cho dân chúng trở nên chết chóc cách tôn
giáo. Khi anh em đến buổi nhóm và có gánh nặng từ Chúa
để thốt ra đôi điều, sự chết tôn giáo nói rằng anh em
không nên nói bất cứ điều gì, nhưng hãy giữ im lặng. Đây
là một loại giết chết của tôn giáo. Tôi không khích lệ anh
em trở nên điên khùng, nhảy múa. Tôi không quan tâm
đến điều đó. Nhưng chúng ta đừng bị cột trói bởi bất cứ
loại tôn giáo nào. Nhiều lúc, khi đến buổi nhóm, chúng ta
đầy dẫy sự vui mừng của Chúa đến nỗi chúng ta muốn hô
la: “Hallelujah, Hallelujah!” Nhưng chỉ do thói quen tôn
giáo mà chúng ta nhận được từ bối cảnh của mình, nên
chúng ta sẽ không hô la vì chúng ta nghĩ mình không nên
làm như vậy. Đây là một điều gì đó tôn giáo giết chết
chúng ta. Chúng ta đừng giữ bất cứ thói quen tôn giáo nào.
Tôn giáo giết chết, và tôn giáo là một điều gì đó già cũ.
Bất cứ điều gì già cũ đều sẽ chết sớm. Chúng ta đừng làm
cho các buổi nhóm của mình trở nên tôn giáo. Tất cả
chúng ta phải sống động, giữ chính mình mở ra với Linh.

TÌNH YÊU ANH EM

Thư tín thứ sáu gửi cho Philadelphia, nghĩa là tình yêu
anh em. Trong các hội thánh địa phương, chúng ta cần
Philadelphia, chúng ta cần tình yêu đối với nhau. Chúng ta
yêu nhau vì chúng ta yêu Chúa. Chúng ta cần tình yêu anh
em, vì trong tình yêu này, chúng ta có một cánh cửa mở.
Chúa nói với Philadelphia: “Ta biết các công tác của ngươi;
kìa, Ta đặt trước ngươi một cánh cửa mở ra, và không ai có
thể đóng lại, vì ngươi có ít năng lực, nhưng đã giữ lời Ta
và không phủ nhận danh Ta” (Khải 3:8).

Trong một hội thánh địa phương thắng thế, cánh cửa
luôn luôn mở rộng, vì các anh em yêu thương nhau. Hễ các
anh chị em yêu thương nhau, thì cánh cửa không bao giờ
có thể bị đóng lại. Chúng ta càng yêu thương nhau thì
cánh cửa càng được mở ra. Nếu chúng ta mời bạn bè đến,
thì không cần rao giảng cho họ; chúng ta đơn giản để họ
thấy tình yêu mà chúng ta có với sự hiệp một và hòa hợp.
Chỉ một điều này thôi sẽ thuyết phục họ. Chúng ta không
cần rao giảng Phúc Âm cho họ. Họ đã được thuyết phục
rồi.
Phương cách để mở cánh cửa là yêu thương lẫn nhau.
Cánh cửa mở được đặt trước Philadelphia. Nếu muốn có
cánh cửa mở, chúng ta phải yêu thương lẫn nhau. Điều này
sẽ thuyết phục cả thế giới.

SỰ NÓNG CHÁY ĐỐI KHÁNG VỚI SỰ HÂM HẨM

Cuối cùng, chúng ta đến với thư tín cuối, gửi cho
Laodicea. Tất cả chúng ta đều biết những điều được đề cập
đến trong thư tín này. Hội thánh này hâm hẩm, không
nóng cũng không lạnh. Chúa nói với hội thánh: “Ta biết
các công tác của ngươi, ngươi không lạnh cũng không nóng;
Ta ước gì ngươi lạnh hoặc nóng. Vậy, vì ngươi hâm hẩm,
không lạnh cũng không nóng, nên Ta sắp mửa ngươi ra
khỏi miệng Ta” (Khải 3:15-16).

Tại sao hội thánh tại Laodicea hâm hẩm? Đơn giản
là vì hội thánh ở trong tâm trí quá nhiều. Nếu các Cơ
Đốc nhân hâm hẩm, chắc chắn họ đã ở trong tâm trí quá
nhiều. Họ có quá nhiều giáo lý và ở trong tâm trí quá
nhiều. Rome 12:11 cho chúng ta biết phương cách duy
nhất để tránh xa khỏi sự hâm hẩm: “Hãy nóng cháy
trong linh.” Chúng ta phải quên đi tâm trí mình và xoay
qua linh để nói: “Ô Chúa, Amen, Hallelujah! Ô Chúa,
Amen, Hallelujah! Ô Chúa, Amen, Hallelujah! Ô Chúa,
Amen, Hallelujah!” Nếu nói như vậy trong nửa giờ, chúng
ta sẽ được đốt cháy. Khi đó chúng ta không bao giờ hâm
hẩm nữa. Chúng ta phải quên đi các sự dạy dỗ và giáo lý
cũng như tâm trí sáng tỏ và lanh lợi của mình. Chúng ta
cần được đốt cháy trong linh!
Sardis, Chúa hứa với những người đắc thắng phần
thưởng là chiếc áo trắng. “Người đắc thắng sẽ mặc áo
trắng” (Khải 3:5). Và Ngài nói cùng một điều với hội
thánh tại Laodicea: “Ta khuyên ngươi hãy mua từ Ta… áo
trắng, để ngươi có thể được mặc hầu cho sự xấu hổ về sự
lõa lồ của ngươi không bị lộ ra” (Khải 3:18).

Chiếc áo trắng này là gì? Đó là sự sống động. Trở nên
đang sống, sống động, là chiếc áo trắng. Nếu chết chóc,
chúng ta ô uế! Một người chết là một người ô uế nhất. Và
nếu chết chóc, chúng ta cũng lõa lồ! Chúng ta cần sự sống
động che phủ chúng ta. Các anh chị em ơi, tất cả chúng ta
cần chiếc áo sống động. Chiếc áo sống động là chính
Christ, được truyền vào trong chúng ta bởi Linh sống động.
Phương cách duy nhất để có chiếc áo này là xoay chính
mình qua linh. Khi đó chúng ta sẽ được đốt cháy và thật
sự nóng cháy—nóng cháy cách sống động!
Từ bảy thư tín này, tôi tin rằng chúng ta đã nhìn thấy
một hội thánh địa phương trong sự khôi phục của Chúa
phải là gì.