Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Sự hiệp nhất của Hội Thánh

Sự hiệp một theo Kinh Thánh và tội lỗi của sự chia rẽ

Chúa Giê-su của chúng ta đã trở thành người không chỉ để mang lại sự sống của Đức Chúa Trời và thể hiện tình yêu của Đức Chúa Trời cho chúng ta. Chúa cũng có một mong muốn lớn lao là tất cả mọi người tin Chúa cũng phải hiệp làm một.

Chúa đã cầu nguyện cho điều này trong Giăng 17:20-23: "Ấy chẳng những vì họ mà Con cầu xin thôi đâu, nhưng cũng vì kẻ sẽ nghe lời họ mà tin đến Con nữa, để cho ai nấy hiệp làm một, như Cha ở trong Con, và Con ở trong Cha; lại để cho họ ở trong chúng ta, đặng để cho thế gian tin rằng chính Cha đã sai Con đến. Con đã ban cho họ sự vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để hiệp làm một cũng như chúng ta vẫn là một. Con ở trong họ và Cha ở trong Con, để cho họ toàn vẹn hiệp làm một, và cho thế gian biết chính Cha đã sai Con đến, và Cha đã yêu thương họ cũng như Cha đã yêu thương Con".


Nhưng ngày nay chúng ta thấy điều gì? Sự chia rẽ và sự không hiệp một! Nó đã trở nên một đặc điểm nổi bật của toàn thể Cơ đốc nhân. Thậm chí nhiều người đã đánh mất ý thức về sự phân rẽ và đi theo truyền thống gần hai ngàn năm của Cơ đốc giáo, truyền thống mà trong quá trình phát triển đã cách xa nguồn gốc và kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời. Nhưng truyền thống hay những dẫn chứng về biến cố lịch sử không thể nào biện hộ và xin lỗi cho sự phân rẽ cũng như sự tan nát của dân sự Chúa.

Sự chia rẽ là một tội lỗi nghiêm trọng

Theo Ga-la-ti 5:19-21, mối bất hòa và sự chia rẽ thậm chí được xem ngang bằng với những tội lỗi cũng như việc làm của xác thịt được nêu trong đó: gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, … "cùng các sự khác giống như vậy". Có nghĩa là ai "phạm", dung thứ hoặc tạo sự bất bình, bè đảng "thì không được hưởng nước Đức Chúa Trời".

Sự trình bày lời Đức Chúa Trời không thể hiểu lầm được. Nhưng vì phần lớn chúng ta được sinh ra trong sự phân rẽ, sống ở trong và giữa nó, nên chúng ta cảm nhận sự phân rẽ như là chuyện bình thường, chuyện đương nhiên. Chúng ta không còn ý thức mình đang ở trong sự phân rẽ và cũng khó biết đó là một tội lỗi nghiêm trọng trong mắt của Đức Chúa Trời.

Khi ai đó phạm tội tà dâm, thờ hình tượng, phù phép hoặc nghiện rượu thì chúng ta lên án rằng đó là một tội nặng nề. Nhưng khi một người là một kẻ phe phái, tạo sự phân rẽ, chúng ta bỏ qua hoặc thậm chí có một sự đồng ý nào đó.

Nguyện xin Chúa mở mắt chúng ta để ta thấy được sự phân rẽ là một tội lỗi nghiêm trọng. Thậm chí nó còn nghiêm trọng hơn những tội lỗi khác được liệt kê trong Ga-la-ti chương 5. Bởi vì, khi phạm tội như tà dâm, ta chỉ phạm đến chính thân thể mình thôi (1.Cô-rinh-tô 6:18). Nhưng khi chúng ta tạo sự phân rẽ, biện hộ cho sự phân rẽ hoặc chỉ muốn ở trong sự phân rẽ, thì chúng ta phạm đến thân thể của Chúa Giê-su (1.Cô-rinh-tô 3:17; 11:27,29).

Sự chia rẽ là một sự kiện được xác định

Ngày nay Cơ đốc nhân bị chia cắt trong những cái được gọi là hội thánh, các giáo phái, tình huynh đệ, hợp tác công tác… Ở buổi ban đầu không có như vậy. Do đó chúng ta không được phép xem sự phân rẽ như đã có rồi hoặc nghĩ rằng không có nghiêm trọng như thế, vì tất cả đều phục vụ cùng một Chúa cũng như có cùng một mục tiêu, mà nhiều đường dẫn đến mục tiêu đó. Nhưng Kinh Thánh chỉ biết có một con đường, đó là đường của sự hiệp một. Có nhiều lý do đã được dẫn chứng để bào chữa cho sự phân rẽ hoặc tối thiểu làm cho sự phân rẽ trở nên hiểu được. Nhưng chúng ta sẽ thấy tất cả những lý do mà chúng tôi sẽ trình bày từng phần riêng biệt không phải là lý do thật.

Sự hiệp một trong Thánh Linh cũng thấy và hiểu được

Ví dụ, ta luôn nghe rằng, tất cả chúng ta là một trong Thánh Linh (không thấy được). Điều đó đúng! Nhưng chúng ta thấy được thực tại của sự là một ở đâu? Hoặc có lẽ sự hiệp một chỉ ở bên trong, nhưng bên ngoài thì không là một? Theo Kinh Thánh, sự phân rẽ là một nan đề của xác thịt chứ không phải của tâm linh. Đúng là tất cả Cơ đốc nhân chúng ta có cùng một sự sống trong tâm linh mình, giống như anh chị em theo xác thịt có cùng chung dòng máu. Tuy nhiên, những anh chị em này lại không là một và có thể chia rẽ nhau cho tới khi mỗi người đi đường riêng của chính mình và do đó phá hủy sự hiệp một của gia đình như thế nào, thì chúng ta cũng như vậy, là những người sở hữu cùng sự sống trong tâm linh mình, nhưng lại bị phân chia rải rác ở trong nhiều bè phái khác nhau. Hiệp một có nhiều ý nghĩa hơn là chỉ có cùng chung dòng màu trong huyết quản, cũng như nơi Cơ đốc nhân chúng ta, sự hiệp một có nhiều ý nghĩa hơn là có cùng sự sống trong tâm linh mình.

Sự hiệp một mà Kinh Thánh trình bày cũng luôn là một sự hiệp một thực tiễn, thật sự hiểu được và có thể nhìn thấy được. Và sự hiệp một này cũng là bằng chứng và lời chứng cho sự hiệp một trong Thánh Linh. Đúng là vì có cùng sự sống trong tâm linh, chúng ta cũng có thể biểu lộ sự hiệp nhất một cách thực tiễn và nhìn thấy được và qua đó thế gian có thể nhận ra rằng Chúa Cứu Thế đã đến trong xác thịt. Câu sau chỉ ra sự hiệp một này thực sự cụ thể và nhìn thấy được như thế nào: "Ngày nào cũng vậy cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau một cách vui vẻ, thật thà, ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng" – "Vả, người tin theo đông lắm, cứ một lòng một ý cùng nhau" (Công vụ các sứ đồ 2:46-47 và 4:32).

Những tín đồ đầu tiên hiệp làm một tự nhiên làm sao, có thể nhìn thấy được và mọi người đều có thể nhận biết! Tất cả họ sở hữu cùng một sự sống ở trong tâm linh, và tình yêu của họ dành cho Chúa Cứu Thế Giê-su chúng ta thật nóng cháy.

Sau đó khi sự tranh cãi, kiêu hãnh, ghen tị và nhiều giáo lý khác nhau len lõi vào xác thịt, và những tín đồ, như ví dụ trong Cô-rinh-tô, cũng bắt đầu cãi nhau về những ân tứ khác nhau, họ đã đánh mất sự hiệp một thực tiễn và nhìn thấy được, mặc dầu họ vẫn sở hữu cùng một sự sống trong tâm linh như trước kia. Một người cho mình thuộc Phao-lô, người thuộc A-bô-lô, người thứ ba thuộc Sê-pha, và người thứ tư thuộc Đấng Christ. Kinh Thánh chỉ rõ đặc điểm nầy là sự chia rẽ.
Với tất cả nỗ lực, Phao-lô đã viết cho Hội Thánh Cô-rinh-tô: "Hỡi anh em, tôi nhân danh Đức Chúa Giê-su Christ chúng ta khuyên anh em hết thảy đều phải đồng một tiếng nói với nhau, chớ phân rẽ nhau ra, nhưng phải hiệp một ý một lòng cùng nhau" (1.Cô-rinh-tô 1:10).

Không phải trong linh, họ không còn là một, nhưng mặc dầu có cùng một sự sống trong tâm linh, họ không còn đồng tiếng nói với nhau, và đã không còn một lòng một ý với nhau nữa. Vì thế, Phao-lô khuyên bảo họ giữ chặt sự hiệp một.
"Chúng tôi há chẳng bước đi bởi một Thánh Linh, theo cùng một dấu chân sao?" (2.Cô-rinh-tô 12:18).

Trong câu này chúng ta thấy rằng sự hiệp một mà Phao-lô và Tít đã trải qua thật tuyệt vời: Họ không chỉ hiệp một với nhau trong tâm linh, mọi người cũng có thể nhận thấy được họ đi theo cùng một dấu chân. Thật là mâu thuẫn khi hiệp một bên trong trong tâm linh, nhưng bên ngoài lại đi theo nhiều hướng khách nhau, mỗi người làm theo ý của riêng mình. Do đó Phao-lô đã khuyên trong những lá thư của mình:
"Duy anh em phải ăn ở một cách xứng đáng với Phúc Âm của Đấng Christ, để hoặc khi đến thăm anh em, hoặc khi vắng mặt, tôi cũng biết rằng anh em một lòng đứng vững, đồng tâm chống cự vì đức tin của Phúc Âm" (Phi-líp 1:27).
"Xin Đức Chúa Trời hay nhịn nhục và yên ủi ban cho anh em được đồng lòng ở với nhau theo Đức Chúa Giê-su Christ; để anh em lấy một lòng một miệng mà ngợi khen Đức Chúa Trời, là Cha của Đức Chúa Giê-su Christ chúng ta" (Rô-ma 15:5-6).

Cũng tại đây Phao-lô không nói rằng các Cơ đốc nhân ở Rô-ma phải hiệp một trong tâm linh, nhưng khuyên họ nên giữ sự hiệp một và biểu lộ sự hiệp một ra ngoài, qua cách họ đồng lòng và môi miệng khợi khen Đức Chúa Trời.
"Vậy nếu trong Đấng Christ có điều yên ủi nào, nếu vì lòng yêu thương có điều cứu giúp nào, nếu có sự thông công nơi Thánh Linh, nếu có lòng yêu mến và lòng thương xót, thì anh em hãy hiệp ý với nhau, đồng tình yêu thương, đồng tâm, đồng tư tưởng mà làm cho tôi vui mừng trọn vẹn. Chớ làm chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng lấy lòng khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình. Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình, nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa" (Phi-líp 2:1-4).

Cũng ở chỗ này, Phao-lô chỉ cho chúng ta rằng sự thông công trong Thánh Linh vẫn chưa có nghĩa là sự hiệp một thực tiễn nhìn thấy được. Như vậy, sự thông công nơi Thánh Linh tuyệt đối không thể đặt ngang bằng với sự hiệp một được. Phao-lô còn nói rộng hơn: Vì chúng ta có sự thông công nơi Thánh Linh, chúng ta nên làm sự vui mừng của ông trở nên trọn vẹn, và bây giờ cũng nên hiệp ý với nhau, đồng tình yêu thương, đồng tâm và đồng tư tưởng với nhau. Nếu chỉ thông công nơi Thánh Linh là đủ rồi, thì chắc niềm vui của Phao-lô đã trọn vẹn và do đó không còn phải khuyên bảo sự hiệp một nữa.

Ở đây không nói đến sự thông công, mà nói đến sự hiệp một thực tiễn có thể nhìn thấy được. Khi Phao-lô khuyên chúng ta đồng một tâm tình với nhau và gìn giữ sự hiệp một trong Thánh Linh như Ê-phê-sô 4:3 đề cập, thì ông không chỉ đến sự sống của Thánh Linh trong chúng ta, mà nói đến sự hiệp một nhìn thấy được ở giữa chúng ta do Thánh Linh tác động biểu lộ ra ngoài. Như thế, "dùng dây hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Thánh Linh" chỉ có nghĩa là gìn giữ sự hiệp một có thể thấy và nắm bắt được này. Thật là phi lý khi phải chăm chỉ gìn giữ sự hiệp một vô hình.



Sự hiệp một ngày nay ở trên đất

Ta hãy xem lại một lần nữa Chúa Giê-su đã cầu xin điều gì trong Giăng 17:21-23: "… để cho ai nấy hiệp làm một, như Cha ở trong Con, và Con ở trong Cha; lại để cho họ ở trong chúng ta, đặng để cho thế gian tin rằng chính Cha đã sai Con đến. Con đã ban cho họ sự vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để hiệp làm một cũng như chúng ta vẫn là một. Con ở trong họ và Cha ở trong Con, để cho họ toàn vẹn hiệp làm một, và cho thế gian biết chính Cha đã sai Con đến, và Cha đã yêu thương họ cũng như Cha đã yêu thương Con".
Nếu sự tái sinh trong Giăng chương 3 đã mang chúng ta đến sự hiệp một này mà không cần những gì khác nữa, thì ắt hẳn Chúa không cần phải cầu nguyện cho sự hiệp một của những tín đồ trong Giăng 17.

Không phải hiệp một trên trời

Ý kiến cho rằng sự hiệp một sẽ được phục hồi khi nào Chúa trở lại hoặc chỉ hiệp một ở trên trời mà thôi. Nếu điều này đúng như vậy thì Kinh Thánh không cần phải khuyên chúng ta trở nên một và giữ gìn sự hiệp một, vì dù thế nào đi nữa chúng ta cũng trở nên một, dù chúng ta thích hay không thích. Nhưng theo Thánh Kinh, đặc biệt theo lời cầu nguyện gây ấn tượng sâu sắc của Chúa chúng ta trong Giăng 17, thì sự hiệp một ngày hôm nay nên là chứng cớ của chúng ta trước thế gian. Chúng ta tự lừa dối chính mình khi nuôi hy vọng về một sự hiệp một sau này.

Không phải hiệp một trong hoạn nạn

Một số khác quả quyết rằng trong thời gian hoạn nạn chúng ta sẽ trở thành một. Như vậy, chúng ta có nên đợi cho đến khi thời gian hoạn nạn đưa đẩy chúng ta đến sự hiệp một không? Điều nầy là bằng chứng về sự bất lực đối với chúng ta! Không lẽ sự sống của Chúa trong chúng ta ngày nay không thể dẫn đến sự hiệp một sao? Chúng ta không muốn nghe theo sự sống này trong chúng ta, hoặc chúng ta hoàn toàn không biết gì về sự sống. Và không phải Kinh Thánh cũng luôn khuyên chúng ta nên hiệp một sao? Chúng ta phải nên tự hỏi chính mình đã sẵn sàng tuân theo lời Đức Chúa Trời hay chưa.

Lịch sử phát triển và lời truyền khẩu Cơ đốc hay lời Đức Chúa Trời?

Lý luận cho rằng sự chia rẽ của Cơ đốc nhân ngày nay đã phát triển theo lịch sử, lý luận đó cũng không thể biện hộ trước sự phán xét của Đức Chúa Trời. Và thật đáng buồn làm sao, khi có người thậm chí cho rằng tình huống "đã phát triển có tính chất lịch sử" này là do Đức Thánh Linh "dẫn dắt như thế". Vậy, chúng ta nghe theo truyền thống đã truyền lại cho chúng ta hay nghe theo lời chẳng hề đổi thay của Đức Chúa Trời?

Một hôm, người Pha-ri-si và thầy thông giáo hỏi Chúa Giê-su rằng: "Sao môn đồ thầy phạm lời truyền khẩu của người xưa?" Rồi Chúa đáp rằng: "Còn các ngươi sao cũng vì cớ lời truyền khẩu mình mà phạm điều răn của Đức Chúa Trời" (Ma-thi-ơ 15:1-4). Ngày nay, chúng ta cũng yêu và cố chấp gìn giữ lời truyền khẩu và truyền thống Cơ đốc như thế. Và chúng ta cũng quan tâm gìn giữ truyền thống như người Pha-ri-si mà qua đó phá bỏ lời Đức Chúa Trời và điều răn của Ngài.

Một lần khác, người Pha-ri-si đến và thử Chúa Giê-su bằng câu hỏi về chuyện ly dị. Bởi vì Môi-se cho phép họ làm điều này, họ cũng muốn thấy chính Ngài xác nhận. Tuy nhiên, Chúa Giê-su đã phán với họ: "Vì cớ lòng các ngươi cứng cỏi, nên Môi-se cho phép để vợ; nhưng lúc ban đầu, không có như vậy đâu" (Ma-thi-ơ 19:8). Không phải những gì được truyền miệng, những gì ta muốn, hoặc cũng không phải ai đã cho phép chúng ta là có giá trị, mà là những gì đã có ở lúc ban đầu và những gì Chúa Giê-su phán: "Nhưng lúc ban đầu, không có như vậy đâu". Tất cả những gì diễn ra sau đó và những gì mà ta giữ chặt như là lời truyền khẩu đều có cùng một lý do này: vì lòng chúng ta cứng cỏi!

Điều gì cản trở chúng ta hiệp một? Hoặc tại sao ngày nay chúng ta không là một? Chẳng phải vì lòng chúng ta cứng cỏi và vì chúng ta yêu lời truyền khẩu của mình hơn là lời Chúa hay sao? Lời truyền khẩu và truyền thống tôn giáo và ngoài ra, chính lòng của chúng ta cũng thuờng xuyên chống lại lời Chúa. Những gì đúng đối với Đức Chúa Trời và cũng đối với ta không phải là những gì được truyền khẩu, mà là chỉ một mình những gì Chúa đã phán với chúng ta qua lời của Ngài, có nghĩa là không gì có thể biện minh cho sự chia rẽ của thân thể Đấng Christ. Nguyện xin Chúa cứu chúng ta ra khỏi những lý do thầm kín, khỏi những lời truyền khẩu Cơ đốc, khỏi tấm lòng cứng cỏi và khỏi mọi điều mâu thuẫn với lời Đức Chúa Trời!

Đức Chúa Trời có thể làm điều đó

Bây giờ có ai đó phản đối, nhảy qua lịch sử 1900 năm là điều hoàn toàn không thể được. Nhưng chúng ta hãy suy xét: Một khi Đức Chúa Trời đã có khả năng hoàn thành điều mà con người không thể làm được, cụ thể là làm hiệp một dân sự thuộc đất của Ngài sau 1900 năm bị tản lạc lại thành một nước Y-sơ-ra-ên. Vậy, theo ý muốn của Ngài, Ngài cũng có thể làm hiệp một các Cơ đốc nhân chúng ta, bất kể hoàn cảnh lịch sử ra sao, lại thành một, vì "đối với Đức Chúa Trời không điều chi bất năng". Đức Chúa Trời chỉ chờ đợi sự vâng lời của chúng ta.

Dĩ nhiên là không phải chờ đợi cho đến khi các Cơ đốc nhân hiệp một, bởi vì theo như Kinh Thánh khải thị cho chúng ta thì luôn có một số người còn lại là những người sẵn lòng cho điều này. Lịch sử của nước Y-sơ-ra-ên nêu cho chúng ta một ví dụ rõ ràng: Sau bảy mươi năm làm phu tù tại Ba-by-lôn, khi Đức Chúa Trời qua vua nước Ba Tư là Si-ru ra lệnh cho dân của Ngài trở về Giê-ru-sa-lem và xây lại đền thờ cho Ngài, không phải tất cả vâng theo mạng lịnh đó mà chỉ có một phần nhỏ, dân sót lại trở về mà thôi (xem Ê-xơ-ra 1:1-5). Đức Chúa Trời có khả năng đạt mục tiêu của mình chỉ với một phần nhỏ dân sót lại nầy. Cho nên nước Y-sơ-ra-ên ngày nay cũng là một ví dụ sống động cho chúng ta. Không phải mọi người Do Thái đều trở về nước Y-sơ-ra-ên, mặc dù đó là một ước muốn khẩn thiết để lập lại quốc gia. Chỉ cần một phần sót lại đã trung thành và mạo hiểm đi những bước đầu tiên cũng đủ để cho nhiều người khác có thể theo sau. Chính bởi dân sót lại này mà Đức Chúa Trời đã làm trọn lời hứa của mình là khôi phục lại nước Y-sơ-ra-ên.

Sự hiệp một của Hội Thánh cũng không thể khác được. Kể cả khi đa số không muốn quay về sự hiệp một, nhưng ở đây cũng có một phần nhỏ dân sự Chúa sẵn sàng vâng lời dành cho chứng cớ về sự hiệp một của thân thể Đấng Christ. Ngày nay, họ kinh nghiệm lời chúc phước của Đức Chúa Trời cho sự hiệp một này như thế nào, lời chúc phước mà Ngài đã hứa trong Thi thiên 133: "Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhau. Thật tốt đẹp thay! Ấy khác nào dầu quí giá đổ ra trên đầu; chảy xuống râu, tức râu của A-rôn; chảy đến trôn áo người; Lại khác nào sương móc Hẹt-môn sa xuống các núi Si-ôn. Vì tại đó Ðức Giê-hô-va đã ban phước, tức là sự sống cho đến đời đời."
Chúng tôi vững tin rằng Chúa còn dẫn nhiều người đang tìm kiếm quay về sự hiệp một.


Một sự hiểu lầm được phổ biến rộng rãi: Hai hay ba người họp lại nhơn danh của Chúa như trong trong Ma-thi-ơ 18:20 đã là Hội Thánh

"Nếu anh em ngươi phạm tội cùng ngươi, thì hãy trách người khi chỉ có ngươi với một mình người; như người nghe lời, thì ngươi được anh em lại. Ví bằng không nghe, hãy mời một hai người đi với ngươi, hầu cứ lời hai ba người làm chứng mà mọi việc được chắc chắn. Nếu người không chịu nghe các người đó, thì hãy cáo cùng Hội Thánh, lại nếu người không chịu nghe Hội Thánh, thì hãy coi người như kẻ ngoại và kẻ thâu thuế vậy. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ điều gì mà các ngươi buộc ở dưới đất thì cũng sẽ buộc ở trên trời, và điều gì mà các ngươi mở ở dưới đất thì cũng sẽ mở ở trên trời. Quả thật, ta lại nói cùng các ngươi, nếu hai người trong các ngươi thuận nhau ở dưới đất mà cầu xin không cứ việc chi, thì Cha ta ở trên trời sẽ cho họ. Vì nơi nào có hai ba người nhơn danh ta nhóm nhau lại, thì ta ở giữa họ". (Ma-thi-ơ 18:15-20).

Khi nói về Hội Thánh thì ta luôn nghe (và đọc) rằng Hội Thánh là nơi hai hoặc ba người họp lại nhân danh của Chúa­. Nền tảng Kinh Thánh mà người ta dựa vào ở đây là Ma-thi-ơ 18:20: " Vì nơi nào có hai ba người nhơn danh ta nhóm nhau lại, thì ta ở giữa họ". Tuy nhiên, đây là sự giải thích Kinh Thánh sai lầm nếu muốn dùng câu này để chỉ Hội Thánh, bởi vì:

a) Câu này không nói rằng sự tập họp của cứ hai hay ba người trong danh chúa Chúa là Hội Thánh, mà chỉ nói rằng Chúa sẽ ở giữa họ.Có sự hiện diện của Chúa là một chuyện, là Hội Thánh lại là một chuyện khác. Tất cả con cái của Chúa có sự hiện diện của Ngài. Nhưng có sự hiện diện của Ngài không có nghĩa là qua đó chúng ta đã là Hội Thánh.

b) Khi đọc câu này trong sự liên hệ với các câu trước, ta sẽ nhận ra rằng hai ba người trong câu 19-20 chính là hai ba người trong câu 16.

c) Nếu hai ba người này trong câu 16 đã là Hội Thánh, thì họ đã có thể lập tức xem người anh em phạm tội này như người ngoại và người thâu thuế, và có thể dứt thông công người phạm tội. Chỉ có Hội Thánh chứ không phải hai ba người mới có quyền buộc và mở.

d) Sự kiện mà hai ba người phải đem một trường hợp đến trước Hội Thánh như theo lời Chúa chứng tỏ rằng mặc dầu có sự hiện diện của Chúa, họ không phải là Hội Thánh.

e) Từ "quả thật" và "lại" mở đầu câu 19, Chúa liên hệ rõ ràng đến hai ba người trong câu 16 để dạy dỗ một chủ đề kế tiếp, đó là sự cầu thay: Hai hay ba người trong câu 16 nên cầu nguyện cho người anh em phạm tội – và bởi vậy nên Chúa đã đặc biệt hứa sự hiện diện của Ngài. Ẩn dụ về người đầy tớ độc ác theo sau chứng minh điều này, qua việc Ngài bảo chúng ta phải tha lỗi cho anh em.

Tất cả những điều này dẫn đến Ma-thi-ơ 18:15-20 không thể được lấy để làm nền tảng Thánh Kinh cho việc xây dựng Hội Thánh. Để làm theo ý muốn của Chân Lý, tất cả chúng ta phải rõ rằng giáo lý mà hai ba người nhân danh Chúa nhóm nhau lại là Hội Thanh là sai lầm. Đó là một giáo lý sai lầm chỉ dẫn đến việc mở cổng và cửa cho mọi sự phân rẽ tiềm tàng.

Cỏ lùng và lúa mì cùng lớn lên trong thế gian, không phải trong Hội Thánh

Nhiều Cơ đốc nhân đã dùng ẩn dụ về cỏ lùng trong ruộng lúa mì làm lý do để biện minh cho sự phân rẽ của Cơ đốc nhân và sự pha trộn với thế gian. Họ nói rằng ngày nay dù thế nào đi nữa cũng không đi đến nếp sống Hội Thánh được qui định trong Kinh Thánh, vì chính Chúa cũng nói:"Hãy để cho cả hai thứ cùng lớn lên cho đến mùa gặt" (Ma-thi-ơ 13:30). Họ đã nhận ra thật đúng rằng mùa gặt là ngày tận thế (câu 39), nhưng lại không thấy rằng ruộng chính là thế gian chứ không phải Hội Thánh. Chính Chúa cũng nói điều này: "ruộng là thế gian" (câu 38). Song, nhiều người vẫn luôn cho rằng ruộng là Hội Thánh. Chúa Cứu Thế chẳng liên quan gì đến thế gian cả, và Hội Thánh là thân thể Ngài cũng chẳng dính líu gì đến thế gian, vì "họ không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian vậy" (Giăng 17:14).


Hội Thánh ở trong thế gian, nhưng không thuộc về thế gian, và cũng không có sự thông công với thế gian như một chiếc thuyền, dù ở trên biển nhưng lại không có sự kết hợp với biển. Ngay khi nó bắt đầu "kết hợp" với biển, nó sẽ bị biển áp đảo một cách nhanh chóng và nhất định sẽ bị chìm.

Ẩn dụ về cỏ lùng và lúa mì trong ruộng không nói về Hội Thánh vì Hội Thánh được tiên đoán trước là cửa âm phủ sẽ không thắng được Hội Thánh. Thật ra, ẩn dụ nầy này chỉ cho chúng ta sự chung sống của Cơ đốc nhân chân chính (lúa mì) và Cơ đốc nhân bề ngoài (cỏ lùng) ở trong thế gian (ruộng). Khi Cơ đốc nhân chúng ta đặt mình giống như thế gian (Rô-ma 12:2) và sống như người thế gian (Ê-phê-sô 2:2), chúng ta phải chịu trách nhiệm trước tòa phán xét của Chúa Cứu Thế về và sẽ nhận được báo ứng thích đáng về sự không chịu vâng lời của mình (2.Cô-rinh-tô 5:10; Hê-bơ-rơ 2:1-3).

Các chỗ khác trong Kinh Thánh (1.Cô-rinh-tô 5:6-7; 10:20-22; 2.Cô-rinh-tô 6:16-18) cũng cảnh cáo chúng ta về sự trộn lẫn với thế gian.


Một thân thể - một sự biểu lộ

Tương tự, nhận định không Kinh Thánh về sự đa dạng của nhiều tín ngưỡng, nhiều Hội Thánh, nhiều Hội Thánh Độc Lập, nhiều nhóm, nhiều cộng đồng anh em,… khác nhau là sự chúc phước của Chúa; và qua đó, nhiều khía cạnh khác nhau và sự phong phú của thân thể Đấng Christ được thể hiện. Trong thực tại, nó là sự đa dạng của nhiều giáo lý khác nhau, sự mê tham của xác thịt và sự sốt sắng mang tính tôn giáo. Vì người ta thường xuyên chia rẽ, ngay khi không đồng ý với giáo lý hoặc sự phân công của người khác, và sau đó lập một nhóm mới theo khẩu vị và quan điểm của chính mình! Điều này thường được biện minh bởi câu Kinh Thánh nói rằng không phải mọi chi thể có cùng chung công việc và sự phân công giống nhau (Rô-ma 12:4-5). Như vậy, theo như người ta nghĩ, Chúa cũng đuợc biểu lộ bằng nhiều cách khác nhau.

Nhưng chúng ta phải thấy rằng sự biểu lộ của thân Đấng Christ, chính là Chúa Cứu Thế, là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thể đặt ngang hàng với chức năng của các chi thể Ngài. Nhiều chi thể của thân và các chức năng của nó có thể khác nhau rất nhiều, nhưng sự biểu hiện của thân thể chỉ là một như chính thân thể vậy. Đây là sự khôn ngoan của Chúa chúng ta. Ngài đã so sánh toàn thể Cơ đốc nhân với một thân thể, vì Ngài muốn xây dựng họ lại thành một thân thể, thân thể của Ngài. Thân Ngài không chỉ cần có sự sống tuôn chảy bên trong như sự tuần hoàn của máu, mà Ngài cần sự hiệp một thực tiễn cũng như sự kết hợp lệ thuộc lẫn nhau của các chi thể Ngài một cách hòa hợp, không tùy ý và bắt nguồn từ sự sống. Nếu không thì sự sống bên trong bị giấu kín và cũng không có khả năng được biểu lộ một cách thực tiễn và nhìn thấy được.

Thân thể có thể nhận biết được một cách thực tiễn

"Vả, như thân là một, mà có nhiều chi thể, và như các chi thể của thân dầu có nhiều, cũng chỉ hiệp thành một thân mà thôi, Ðấng Christ khác nào như vậy" (1.Cô-rinh-tô 12:12).
Ở đây, Phao-lô viết cho một Hội Thánh, Hội Thánh tại Cô-rinh-tô, và do đó, sự nhấn mạnh của câu này không nằm ở nhiều chi thể, mà vào một thân thể. Chức năng hoặc nhiệm vụ của từng chi thể bị phân riêng rẽ không bao giờ là sự biểu lộ của Đấng Christ. Ví dụ như ngón tay cái của tôi không bao giờ là sự biểu lộ của thân thể tôi. Và mặc dầu chân tôi có một chức năng xác định là để đi, nhưng nó và chức năng của nó không có nghĩa gì cả nếu thiếu thân thể. Tay tôi có một chức năng hoàn toàn khác với cái chân, nhưng nếu tách rời khỏi thân thể thì nó cũng không thể đứng vững được. Con mắt của tôi cũng tương tự như vậy: Dĩ nhiên nó có một nhiện vụ rất quan trọng, nhưng nó không nhìn cho chính nó, mà chức năng nhìn của nó là cho toàn bộ cơ thể. Một đặc điểm không thể thiếu được của thân thể là sự phối hợp tự nhiên của tất cả các chi thể nó. Nếu thiếu sự phối hợp này thì thân không dùng được, thậm chí như chết vậy. Ví dụ, khi cái tay muốn hoạt động, nó cần con mắt để xem và cái chân để mang nó đến nơi thích hợp. Nếu không có thân thể thì nó không thể định hướng được, kể cả khi sự phân công của nó được cho là quan trọng. Đức Chúa Trời đã kết hợp chúng ta là những chi thể lại thành một thân thể, để cho chúng ta phụ thuộc lẫn nhau và là một.

Đó là ý nghĩa thực sự về một chi thể của thân thể. Tự nó không toàn vẹn, mà nó tuyệt đối cần những chi thể khác, giống kim đồng hồ không có ý nghĩa gì cho chính mình nó và cùng với các bộ phận khác của đồng hồ nó mới có thể chỉ thời gian được. Có thể nó tự cho mình là một kim đồng hồ rất tốt và nhiệm vụ của nó có vẻ rất quan trọng, nhưng không bao giờ nó có thể chỉ thời gian, nếu nó không được kết hợp chung với các bộ phận khác. Dù từng phần khác nhau có thể đứng riêng một mình, nhưng nó không thể làm tròn chức năng được xác định.

Các chi thể của thân thể Đấng Christ cũng vậy, cũng không đứng riêng một mình, mà kết hợp với nhau để làm tròn chúng năng của nó là biểu lộ thân thể của Đấng Christ. Nếu như chúng ta vì một chức năng hoặc một nhiệm vụ mà lập các nhóm riêng rẽ khỏi thân thể thì chúng ta đã gây ra sự chia rẽ. Ngày nay Chúa phải chịu đựng như thế nào khi thân thể của Ngài bị phân rẽ. "Nhưng Ðức Chúa Trời đã sắp đặt thân người,… hầu cho trong thân không có sự phân rẽ, mà các chi thể phải đồng lo tưởng đến nhau" (1.Cô-rinh-tô 12:24-25). "Vậy, loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Ðức Chúa Trời đã phối hiệp!" (Ma-thi-ơ 19:6).


Những Hội Thánh ở buổi ban đầu

Tình trạng của Hội Thánh ngày nay rất xa cách tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời đã qui định. Đó là một hiện thực không thể chối cãi được, vì ngày nay Cơ đốc nhân chúng ta không sống trong sự hiệp một mà bị chia rẽ trong đủ loại giáo phái, các Giáo Hội Độc Lập, và các bè phái. Nhiều con cái Đức Chúa Trời cam chịu tình trạng này và mong chờ sự hiệp một chân thật được phục hồi. Vì thế trong quyển Kinh Thánh nầy, chúng tôi muốn tra xét tìm nguyên nhân của sự chia rẽ này và tìm hiểu xem con đường của Đức Chúa Trời ra sao để phục hồi lại sự hiệp một.

Đầu tiên chúng ta hãy xem xét lại một lần nữa tình trạng ban đầu của Hội Thánh ra sao. Tuy nhiên, chúng ta không được phép để tình trạng hiện tại và truyền thống Cơ đốc ảnh hưởng. Không phải chúng ta và tình hình lịch sử phê bình Kinh Thánh, nhưng hãy để Kinh Thánh phê bình chúng ta. Chúng ta phải quay lại buổi ban đầu, bởi vì chỉ có những gì có từ lúc ban đầu mới phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, và chỉ có những điều đó mới là tiêu chuẩn và kiểu mẫu cho cho ta thôi. Chúng ta không được phép đánh giá thấp kiểu mẫu mà Kinh Thánh đã qui định cho chúng ta cũng như không được phép sửa đổi từng khía cạnh của nó theo ý của mình. Trái lại, chúng ta cần phải đánh giá cao và xem trọng lời của Đức Chúa Trời, vì Ngài không bao giờ phán mà không có mục đích. Không có lời nào của Chúa là vô nghĩa, nhưng mọi lời đều có có giá trị đời đời, kể cả khi nó mô tả một kiểu mẫu hay một nguyên tắc. Ta phải đón nhận nó một cách nghiêm túc giống như khi Đức Chúa Trời trực tiếp ra lệnh cho ta vậy. Những gì liên quan đến nội dung và sự biểu lộ Hội Thánh có thể nhìn thấy được, Đức Chúa Trời chẳng phó thác gì cho chính chúng ta. Trong công việc của Chúa, không có chỗ cho sự tưởng tượng của loài người chúng ta.

Về sự xây dựng nhà của Chúa, chúng ta đọc thí dụ như trong Hê-bơ-rơ 8:5 Đức Chúa Trời đã phán với Môi-se một cách rõ ràng: "Hãy cẩn thận, làm mọi việc theo như kiểu mẫu đã chỉ cho ngươi tại trên núi". Chúng ta cũng phải quay lại chỗ mà lần đầu tiên Đức Chúa Trời đã chỉ cho chúng ta kiểu mẫu của Ngài
Vậy Chúa đã chỉ cho chúng ta những kiểu mẫu nào có liên quan đến Hội Thánh?

1. Hội Thánh được gọi ra khỏi thế gian và khỏi sự thờ thần tượng
"Họ không thuộc về thế gian, cũng như Con không thuộc về thế gian vậy" (Giăng 17:14 và 16). "… và thể nào đã trở lại cùng Ðức Chúa Trời, bỏ hình tượng đặng thờ Ðức Chúa Trời hằng sống và chân thật" (1.Tê-sa-lô-ni-ca 1:9). Chữ Hy lạp "ekklesia" dành cho Hội Thánh có nghĩa là "được gọi ra". Chúng ta được gọi ra khỏi tất cả mọi thứ không thuộc về chính Đức Chúa Trời như thế gian, tôn giáo và mọi thứ khác để đi đến cùng Ngài. Đồng thời chúng ta được đặt trong Ngài và trong nước của Ngài. "Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài" (Cô-lô-se 1:13).

2. Nội dung của Hội Thánh - một Thân vị
Những người tin đầy dẫy Thánh Linh (Công vụ các sứ đồ 2:4; 4:31; 5:32; 6:3, 5 …); họ đã được đổ đầy với Chúa Phục Sinh, với Thánh Linh là Đấng làm chúng ta sống động (1.Cô-rinh-tô 15:45, 2.Cô-rinh-tô 3:17). Điều này chứng tỏ họ không chỉ có giáo lý mà là đầy dẫy sự sống và là đầy trọn thực tại thân vị Chúa Giê-su (Cô-lô-sê 3:11).

3. Không có giáo lý và hình thức đặc biệt nào cả
Họ đón nhận những người tin như Chúa Cứu Thế đã đón nhận họ (Rô-ma 15:7) và không phải như tình trạng bây giờ chỉ vì có cùng quan niệm, cùng mục đích hoặc cùng hình thức.

4. Mọi người đều phục vụ, mọi người là thầy tế lễ - không có hệ thống giáo phẩm
Trong Tân Ước, chúng ta không nhìn thấy nơi nào có hệ thống hàng giáo phẩm; là nơi mà chỉ có một số người chủ động và cai trị, trong khi tất cả người còn lại thì thụ động; nơi mà một số người giảng và số còn lại chỉ có lắng nghe. Theo Kinh Thánh thì mọi tín đồ đều phục vụ và không có ai đứng trên người khác cả. Trưởng lão mặc dầu có trong Hội Thánh, nhưng không phải để cai trị, nhưng để làm gương tốt trong việc chăn bầy của Đức Chúa Trời (1.Phi-e-rơ 5:2-3). Mọi chi thể của thân thể Đấng Christ là thầy tế lễ và phục vụ theo lượng ban cho ân điển của Đấng Christ cho mục đích xây dựng thân thể Đấng Christ mà người đó nhận được (Ê-phê-sô 4:7, 16). Điều đó có nghĩa là khi nhóm lại với nhau, mọi người chia sẻ những gì đã nhận được từ Chúa Cứu Thế (1.Cô-rinh-tô 14:26). Các sứ đồ, tiên tri, nhà truyền giảng Phúc Âm, kẻ chăn bầy, và giáo sư không được phép đảm nhận việc phục vụ của các thánh đồ hoặc thậm chí thay thế họ, mà phải trang bị cho các thánh đồ để họ có khả năng phục vụ để xây dựng thân thể của Đấng Christ (Ê-phê-sô 4:11-16).

Trái lại, hệ thống giáo phẩm "giết chết" chức năng của các chi thuộc thân thể. Những người, mà nghĩ rằng mình có năm ta-lâng, đảm nhận toàn bộ chức năng của thân thể và bằng cách này làm cho người chỉ có một ta-lâng chôn giấu ta-lâng của mình (Ma-thi-ơ 25:14-30). Mỗi người được tái sinh đều có ít nhất một ta-lâng, lượng ân ban của Đấng Christ. Nhưng, chúng ta cứ bám chặt nhận định cho rằng Hội Thánh chỉ cần người có năm ta-lâng và người có tài năng. Phần lớn các thánh đồ vì chỉ nhận được một ta-lâng nên không tin tưởng vào sự nhỏ bé của họ mà không đem nó ra dùng. Sự giàu có thuộc linh mà Hội Thánh đánh mất vì lý do đó là không thể lường được. Năm ta-lâng của một thầy giảng không là gì cả khi so với hàng trăm ta-lâng bị "chôn giấu" bởi ông ta.

Hậu quả nghiêm trọng hơn của hệ thống trung gian hàng giáo phẩm là Chúa Cứu Thế, Đấng chính là Đầu của thân thể, bị thay thế bởi hàng giáo phẩm. Hàng giáo phẩm nầy đã giành địa vị và quyền lực để cai trị trên các tín đồ và qua đó cai trị Hội Thánh. Do đó tín đồ trong Giáo Hội Công Giáo được dạy rằng Giáo hoàng là người đại diện Chúa Cứu Thế ở thế gian. Giáo lý sai lầm này được dựng lên với lý luận rằng Chúa Cứu Thế là Đầu của Hội Thánh ở trong nước trời không nhìn thấy được, và do đó Hội Thánh ở trần gian ngày nay cần có một đầu nhìn thấy được và sờ nắm được. Ngược lại, Kinh Thánh nói rõ ràng là ngày nay Chúa Cứu Thế cũng ở trong các thánh đồ (2.Cô-rinh-tô 13:5; Ga-la-ti 2:20), Ngài ở giữa các thánh đồ khi họ nhóm lại trong danh của Ngài (Ma-thi-ơ 18:20) và Ngài hiện diện trong buổi nhóm của Hội Thánh (Hê-bơ-rơ 2:12).

Tương tự như Giáo hoàng, một số "sứ đồ nào đó" chiếm quyền đại diện Đấng Christ và đòi hỏi sự vâng lời tuyệt đối trong sự cai trị. Những thánh đồ hoặc Hội Thánh không công nhận quyền lực của họ sẽ bị coi là chống đối và bị truất ra khỏi sự thông công. Sự tự phụ như vậy mới bị kết tội là nổi loạn thực sự chống lại Đầu của Hội Thánh là Đấng Christ.

Đức Chúa Trời đã đặt Chúa Cứu Thế của Ngài làm Đầu của Hội Thánh (Cô-lô-sê 1:18), và Hội Thánh phải giữ chặt Chúa Cứu Thế như Đầu của mình, như thế Hội Thánh mới có thể lớn lên với sự tăng trưởng của Đức Chúa Trời (Cô-lô-sê 2:19). Ai dạy dỗ và làm theo cách khác là cám dỗ dân của Đức Chúa Trời.

5. Công việc và giáo lý của đảng Ni-cô-la
Chúa phán trong Khải huyền câu 2:6, và 15 là Chúa rất ghét việc làm của đảng Ni-cô-la. Trong tiếng Hy lạp, từ này được kết hợp bởi hai từ "nikao" (cai trị) và "laos" (thường dân) và suy ra từ này có nghĩa là "sự cai trị trên dân sự bình thường". Đức Chúa Trời ghét khi có người không xem Ngài là Đầu và đảm nhận chức năng của Ngài là Đầu để cai trị dân sự của Ngài. Chỉ một mình Chúa Cứu Thế mới là Đầu và Hội Thánh là thân thể của Ngài.

Dù Đức Chúa Trời ban sứ đồ, tiên tri, thầy giảng Phúc Âm, người chăn bầy và giáo sư cho Hội Thánh nhưng không phải để họ cai trị các thánh đồ, nhưng để họ hầu việc các thánh đồ (1.Phi-e-rơ 5:3, Ma-thi-ơ 20:25-28). Tuy nhiên, các anh em đang phục vụ, theo Chúa Cứu Thế dù thể hiện một số thẩm quyền thuộc linh nào đó cho việc xây dựng Hội Thánh, nhưng chỉ khi họ phục tùng Chúa Cứu Thế là Đầu và để Ngài có sự ưu tiên tuyệt đối trong Hội Thánh. Ngay khi một người phục vụ hành động theo xác thịt, người đó đã đánh mất thẩm quyền của mình. Chỉ có những người thực sự theo Chúa Cứu Thế mới có thể là gương mẫu cho các thánh đồ. Ví dụ khi Phi-e-rơ bị lôi cuốn vào sự giả hình tại An-ti-ốt, Ba-na-ba cũng bị ảnh hưởng theo. Lẽ ra trường hợp này Ba-na-ba không được phép theo Phi-e-rơ mặc dù Phi-e-rơ là người làm gương cho ông. Tất cả chúng ta hãy trở nên kẻ bắt chước Đức Chúa Trời (Ê-phê-sô 5:1).

Theo lời Chúa khải thị cho chúng ta, Chúa Cứu Thế là Đầu của mọi người nam (1.Cô-rinh-tô 11:3), Đầu của Hội Thánh (Cô-lô-sê 1:18) và là Đầu trên tất cả trong vũ trụ (Ê-phê-sô 1:22). Ngài thi hành quyền làm Đầu của mình trong mối liên hệ sự sống bên trong, mà qua đó các chi thể của Ngài được kết nối với Ngài. Do đó, trong mọi việc, mỗi thánh đồ trong Hội Thánh được tăng trưởng thêm lên trong Đấng Christ (Ê-phê-sô 4:15).

6. Sự hiệp một của Hội Thánh là nhìn thấy được
"Vả, người tin đông lắm, cứ một lòng một ý cùng nhau ..." (Công vụ 4:32). Như vậy họ không phải chỉ là một trong Linh không nhìn thấy được như người ta ngày nay thích nói: "hiệp một không thấy được trong Thánh Linh", mà họ còn "một lòng một ý cùng nhau". Điều này có nghĩa là trong thực tại, họ cũng là một cách thực tiễn, có thể nhìn thấy được (Công vụ 2:42-47).

7. Không thêm vào một danh nào cả
Mỗi một danh thêm vào là một danh khác với danh của Chúa và như thế không chỉ làm hỏng mọi nền tảng trong Kinh Thánh, mà còn bị xem là chối bỏ danh của Chúa. Chúng ta hãy hình dung xem một người đàn bà có tên là Schmidt cũng tự thêm vào tên Müller kế bên tên của chồng mình, bởi vì bà có liên hệ làm ăn nhiều với ông Müller. Tuy nhiên, ông Schmidt sẽ nói gì khi bà tự cho rằng điều này không có gì quan trọng cả, đó chỉ là một cái tên khác để nới lỏng mối quan hệ công việc với khách hàng tên Müller? Ông có thể nghi ngờ có điều gì không ổn với vợ của ông và vợ ông còn có quan hệ khác ngoài ông ra.

Một mình Chúa Cứu Thế là chồng của Hội Thánh. Khi chúng ta có thêm một cái tên khác ngoài tên của Ngài, ví dụ như Hội Thánh Tin Lành Độc Lập, Hội Thánh Tin Lành Giám Lý, Hội Thánh Đấng Christ Đôc Lập, Hội Thánh Tin Lành Quốc Gia, Giáo Hội Công Giáo La mã, Hội Thánh Truyền Giáo,… và nhiều tên khác nữa, thì sự nghi ngờ có một mối quan hệ khác ngoài Chúa cũng không khác gì – đó là mối quan hệ đến một việc làm, một giáo lý, một hội truyền giáo,.. tất cả những gì làm chia rẽ dân sự của Đức Chúa Trời và như vậy gây sự chia rẽ trong thân của Đấng Christ. Nếu ta cho rằng có nhiều tên không quan trọng, không có nghĩa gì, thì tại sao lại giữ chặt những cái tên ấy, và dùng những tên đó để nhận diện ra mình thay vì bỏ nó đi?

8. Chỉ một Hội Thánh ở một thành phố
Tân Ước không dùng tên nào khác làm tên Hội Thánh ngoài tên thành phố mà Hội Thánh có ở đó. Điều đó có nghĩa rằng Hội Thánh phổ thông của Đức Chúa Trời được phân chia ra chỉ vì lý do có nhiều thành phố khác nhau, nghĩa là vì vị trí địa lý. Vị trí địa lý khác nhau là điều tự nhiên và đúng. Trong sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã sếp đặt điều này vì những thánh đồ bị giới hạn trong thân xác loài người bởi không gian và thời gian. Nếu sự phân chia con cái Đức Chúa Trời xảy ra không vì lý do thành phố khác nhau, thì không nghi ngờ đó là sự chia rẽ, một sự chia ly bởi nhiều đặc điểm khác nhau. Do vậy chúng ta không bao giờ đọc thấy các Hội Thánh (từ Hội Thánh được dùng ở số nhiều) ở Cô-rinh tô, mà chỉ luôn là Hội Thánh tại Cô-rinh-tô (một Hội Thánh), Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem, Hội Thánh tại An-ti-ốt. Nguyên tắc này chúng ta thấy xuyên suốt toàn bộ Tân Ước cho đến sách Khải huyền. Ở đó, trong chương 2 và 3, bảy Hội Thánh tương ứng với bảy thành phố khác nhau trong khu vực châu Á, và Đức Chúa Trời nhìn xem bảy Hội Thánh là bảy chân đèn bằng vàng: Một thành phố - một Hội Thánh - một chân đèn bằng vàng. Nhưng các Hội Thánh hôm nay ra sao? Một thành phố, nhiều "Hội Thánh" và không có chân đèn bằng vàng nào cả.

Có một vài chỗ trong Kinh Thánh, ví dụ như Phi-lê-môn 1-2 "gửi cho Phi-lê-môn…và cho Hội Thánh nhóm họp trong nhà anh" hay ở trong Rô-ma 16:5 "Cũng hãy chào Hội thánh nhóm tại nhà hai người" và tương tự trong 1.Cô-rinh-tô 16:19 và Cô-lô-sê 4:15-16. Những câu này không có ngụ ý rằng người ta được phép thành lập Hội Thánh tư gia ở nhiều nhà tư nhân khác nhau. Lịch sử cho ta biết rằng Hội Thánh tại Cô-lô-se đã nhóm lại trong nhà Phi-lê-môn. Đó không phải là Hội Thánh của Phi-lê-môn mà là Hội Thánh tại Cô-lô-se đã nhóm họp trong nhà của Phi-lê-môn; Hội Thánh trong nhà của Phi-lê-môn cũng chính là Hội Thánh tại Cô-lô-se. Các câu khác cũng có nghĩa như vậy.

9. Chỉ một chức trưởng lão tập thể ở một địa phương
Phao-lô hướng dẫn Tít lập các trưởng lão ở mỗi thành phố (Tít 1:5), mặt khác trong Công vụ các sứ đồ 14:23, Phao-lô và Ba-na-ba lập các trưởng lão trong mỗi Hội Thánh. Điều này chỉ rõ ràng là Tân Ước xem một Hội Thánh ngang với một thành phố. Một thành phố là một Hội Thánh chỉ hợp lý khi tất cả các thánh đồ trong một thành phố hiệp làm một. Như thế chỉ có một chức trưởng lão tập thể. Như chúng ta đọc trong Kinh Thánh, Chúa Thánh Linh không bao giờ cho phép có hai tập thể trưởng lão trong một thành phố vì điều này có nghĩa là chia rẽ, cũng như một nước sẽ bị chia rẽ ngay khi nó có hai chính quyền.

10. Quản trị một cách độc lập
Trong Kinh Thánh không hề có Hội Thánh mẹ mà nhiều Hội Thánh con bị lệ thuộc vào Hội Thánh mẹ đó. Không có Hội Thánh nào kiểm tra Hội Thánh khác. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mỗi Hội Thánh có sự biểu lộ thuộc tính địa phương riêng. Vì chẳng phải đặc tính địa phương được thể hiện trong thân Đấng Christ, mà là ngược lại: Thân thể Đấng Christ ở địa phương. Trong Kinh Thánh ta thấy mỗi Hội Thánh có một tập thể trưởng lão riêng và cũng độc lập trong việc quản trị. Mặt khác, ta cũng thấy là tất cả Hội Thánh có sự thông công chặt chẽ với nhau và bắt chước nhau (1.Tê-sa-lô-ni-ca 2:14) và lời Chúa gửi cho một Hội Thánh cũng có hiệu lực với tất cả các Hội Thánh khác (Khải huyền 2:1, 7, 11, 17, 29; 3:6, 13, 22).

11. Kinh Thánh chỉ công nhận Hội Thánh
Không chỗ nào trong Kinh Thánh nói rằng các nhóm, hội đoàn đã được thành lập bởi vì có nhu cầu, sở thích, nhiệm vụ, mục đích,… đặc biệt nào đó. Kinh Thánh chỉ biết có Hội Thánh, và một Hội Thánh ở một địa phương.


Sự sa ngã và phục hồi của Hội Thánh

Mục tiêu đời đời của Đức Chúa Trời là xây dựng Hội Thánh, mà qua đó một mặt chính Ngài được tỏ ra (1.Ti-mô-thê 3:15-16), và mặt khác, dày đạp kẻ thù của Ngài là Sa-tan (Ma-thi-ơ 16:18). Vì lý do này mà Sa-tan dùng mọi cách để phá hủy Hội Thánh. Hắn rất tức giận khi con người được cứu, nhưng hắn điên tiết khi Hội Thánh được xây dựng vì biết rằng điều nầy có nghĩa là sự kết thúc của hắn.

Được cứu rỗi là một chuyện, nhưng xây dựng Hội Thánh là một chuyện khác. Bởi sự cứu chuộc mà chúng ta được cứu, được tái sinh và trở thành những hòn đá sống động. Như trong 1.Phi-e-rơ 2:5, chúng ta như những đá sống chúng ta phải được xây dựng cùng nhau "được xây nên nhà thiêng liêng, làm chức tế lễ thánh, đặng dâng của tế lễ thiêng liêng, nhờ Ðức Chúa Jêsus Christ mà đẹp ý Ðức Chúa Trời". Sự cứu chuộc là một phương tiện, nhưng mục tiêu là xây dựng Hội Thánh, nhà của Đức Chúa Trời.
Lịch sử cho chúng ta thấy Sa-tan đã nỗ lực để phá hủy Hội Thánh bằng sự bắt bớ nặng nhất trong thế kỷ 1 và 2, nhưng hắn đã không thành công. Do đó hắn đã thay đổi chiến thuật và đổi bộ mặt dễ ghét của hắn thành ra thân thiện; kẻ bắt bớ trở thành bạn đồng minh:

1. Giáo Hội Công Giáo La mã
Vào năm 312 sau Công nguyên, trước trận đánh ở cầu Milvischen, Constantin đại đế, hoàng đế bấy giờ của đế quốc La mã, thấy trong giấc mơ một dấu hiệu thập tự giá và nghe những lời như sau: "Trong dấu hiệu này, ngươi sẽ chiến thắng". Ông dùng dấu hiệu này trong cờ hiệu của quân đội và thực tế đã chiến thắng. Constantin mê tín như thế nào, khi giữ lấy dấu hiệu nầy như là một sự chỉ dẫn phải qui đạo và từ đó về sau trợ giúp những Cơ đốc nhân bị bắt bớ.

Năm 380 sau Công nguyên, hoàng đế Theodosius tuyên bố niềm tin Cơ đốc trở thành tôn giáo của quốc gia. Những người bị bắt bớ ngày trước bây giờ trở nên được ưa thích, những người ngày trước bị thế gian khinh rẻ bỗng nhiên được cả thế gian coi trọng. Không chỉ Hội Thánh đã tìm được lối vào trong thế gian, mà là thế gian cũng tìm được lối vào Hội Thánh. Thế gian, thật là một chất men, cùng với nhiều sự thực hành của dân ngoại, thờ thần tượng và những giáo lý giả mạo, ví dụ như thờ bà Ma-ri (thay thế cho sự thờ thần Venus của La mã), thờ hình tượng các thánh, thờ thánh tích, hoặc lễ Giáng sinh (đổi ngày sinh của con thần mặt trời thành ngày sinh của Chúa) hoặc lễ Phục sinh (được đặt tên theo nữ thần mùa xuân Ostara của Đức) với tất cả các lề thói của nó… Lời Chúa bị ngăn cách khỏi dân chúng, và sự sùng kính không còn hướng đến Đức Chúa Trời nữa mà hướng đến cả một hệ thống của những người trung gian mà Ma-ri đứng đầu của những người trung gian đó

Chúa đã mô tả biến cố này trong ẩn dụ về men mà một người đàn bà kia (Giáo Hội Công Giáo) lấy và trộn vào ba đấu bột (bột mịn là công việc của Đức Chúa Trời trong Chúa Cứu Thế) cho đến khi bột dậy cả lên (Ma-thi-ơ 13:33). Nhiều học giả cho rằng men trong ẩn dụng này mang nghĩa tích cực. Nhưng trong cùng sách Phúc Âm Ma-thi-ơ 16:6 chúng ta tìm thấy chất men với nghĩa tiêu cực: "Ðức Chúa Jêsus phán cùng môn đồ rằng: Hãy giữ mình cẩn thận về men của người Pha-ri-si và Sa-đu-sê!" . Trong 1.Cô-rinh-tô 5:6-8 Phao-lô cũng nói về men mà chúng ta cần phải làm sạch. Ngoài ra, Cựu Ước cũng nói về việc chiên lễ Vượt qua với bánh không men (Xuất Ê-díp-tô ký 12:8) hay "lấy bột mịn làm bánh nhỏ không men" để dâng của lễ (Lê-vi ký 2:4). Dưới ánh sáng của những câu này, ta chỉ có thể hiểu chất men trong ẩn dụ của Ma-thi-ơ 13:33 với nghĩa tiêu cực.

Lúc ban đầu chỉ có một Hội Thánh của Đức Chúa Trời ở từng địa phương; những Hội Thánh này có sự tương giao với nhau, nhưng được quản trị độc lập. Nhưng sau đó, Giáo Hội toàn cầu đầy quyền lực xuất hiện với giai cấp cao tột đỉnh ở trong quyền lực của Giáo hoàng. Bấy giờ, các thành viên của Giáo Hội tuyệt nhiên không phải là những người đã được tái sanh, nghĩa là những người có ý thức tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-su, mà là ai sanh ra là một công dân La Mã, người đó phải là một Cơ đốc nhân. Phép báp-têm trẻ sơ sanh chỉ là hậu quả của sự phát triển này.

Sự trộn lẫn với quyền lực chính trị đã được Chúa nói trước trong ẩn dụ về hạt cải là hạt nhỏ nhất trong các hạt giống, là hình ảnh của Hội Thánh ở thế gian này mà theo ý Đức Chúa Trời phải nhỏ, không có quyền lực bên ngoài. Khi phát triển bình thường, nó sẽ trở thành một bụi cây nhỏ, cây dùng để sản xuất gia vị. Nhưng ở đây, trong sự phát triển bất thường, không theo qui tắc, nó trở thành một cái cây đồ sộ, đến nỗi những con chim trời đến làm tổ trong các nhánh của nó. Trong câu 4 và 19 cùng chương (Ma-thi-ơ 13), Chúa cũng nói về những con chim này như những kẻ xấu đến rỉa hay cướp lấy lời Chúa.

Như vậy, sự hiệp một mà Chúa đã sắp đặt cho Hội Thánh, có nghĩa là mỗi địa phương có một Giáo Hội Độc Lập, đã bị phá hoại. Trạng thái và bản chất ban đầu của Hội Thánh, cụ thể là thân của Đấng Christ, đã bị đánh mất hoàn toàn. Thay vào đó chỉ còn là một tổ chức khổng lồ, bao trùm cả thế gian mà Giáo hoàng đứng đầu.

2. Quốc Giáo (Giáo Hội Quốc Gia)
Sự cải chính Giáo Hội bắt đầu khoảng vào năm 1500. Vào thời gian này, Chúa bắt đầu phục hồi lại những gì đã bị lạc mất, đầu tiên là hai điều kiện tất yếu cho sự sống của một Cơ đốc nhân; cụ thể là sự xưng công chính chỉ đến bởi đức tin và lời Chúa được mở ra: Kinh Thánh được mở ra cho dân chúng. Mặc dầu sự cải chính đã đem lại cho chúng ta được cả hai điều này, nhưng sự cải chánh vẫn chưa thể phục hồi lại Nếp Sống Hội Thánh chân chính và sự hiệp một thực sự. Sự cải chánh chỉ làm cho Giáo Hội Công Giáo La mã chuyển thành những Giáo Hội Quốc Gia có liên hệ chặt chẽ với chính trị, nhưng không có Hội Thánh nào tương ứng được với kế hoạch về Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Chính Luther cũng không đồng ý chút nào với sự phát triển cũng như kết quả này. Ông không có lựa chọn nào khác để cứu sự cải chính, khi nó liên kết với quyền lực chính trị của thế gian. Giáo Hội cải chánh mới mẽ nầy, đặc biệt là dấu ấn của Luther, vẫn còn giữ rất nhiều sự thực hành của Giáo Hội Công Giáo.

3. Giáo Hội Độc lập
Trong thời gian cải chánh và đặc biệt những thế kỷ sau đó, từng tín đồ trong nhiều quốc gia khác nhau đã nhận biết được thêm nhiều ánh sáng từ Kinh Thánh và đã nhận ra rằng còn nhiều lẽ thật mới mẻ đã bị giấu kín. Lúc bấy giờ những lẽ thật đó không phù hợp với Giáo Hội Quốc Gia, cũng như của giáo lý và sự thực hành của nó nữa. Họ đã rời khỏi Giáo Hội quốc gia và thành lập những Giáo Hội Độc Lập. Phần lớn các Giáo Hội Độc Lập như : Báp-tít, Giám lý, nhóm anh em, cũng như các Hội Thánh Cơ đốc nhân tự do,…

Như một phản ứng dây chuyền, một lần nữa, vô số các cộng đồng đức tin tiếp theo sau chia rẽ khỏi các Giáo Hội Độc Lập, mà chúng ta thấy hàng ngàn cộng đồng ở khắp thế gian ngày nay. Nhưng chúng ta phải xác định rằng những Hội Thánh Độc Lập này, mặc dù đã có một bước tiến tiếp theo so với Giáo Hội quốc gia, cũng không quay lại được con đường dẫn đến sự hiệp một của Hội Thánh mà Đức Chúa Trời đã đặt ra. Bởi vì lý do của sự chia rẽ là bởi sự khác biệt về giáo lý chớ không phải bởi sự khác nhau về các nơi chốn như Đức Chúa Trời đã sắp đặt.

Chữ "haireseis" (sự chia rẽ) trong tiếp Hy Lạp trong Ga-la-ti 5:20 tuyệt nhiên không có nghĩa là sự chia rẽ bởi giáo lý sai lầm, mà là bởi sự dạy dỗ. Theo bản dịch Kinh Thánh phù dẫn thì từ này có nghĩa là "bè phái", trong bản dịch sang tiếng Anh mới của mình, Darby dịch là "các trường phái ý kiến"; đây là những gì tốt nhất để thể hiện ý nghĩa thực sự. Ở đây không có liên quan gì đến lẽ thật, giáo lý sai hay đúng mà nói về sự chia rẽ vì các giáo lý khác nhau. Ngay khi tôi để một giáo lý trở thành nguyên nhân của chia rẽ, như thế tôi đã có tội làm chia rẽ như được nói trong Ga-la-ti 5:20, dù giáo lý đó đúng hay sai.

Mọi sự chia rẽ bởi giáo lý, Kinh Thánh kết án là chia rẽ. Một số người tin sự cất lên xảy ra trước cơn đại nạn, số khác cho rằng xảy ra sau. Những người này tin rằng mọi người tin đều vào vương quốc thiên thượng, còn những người khác tin chỉ có một số ít những người tin vào vương quốc thiên thượng mà thôi. Có nơi người ta tin làm báp-tem phải chìm dưới nước, nhưng nơi khác thì chỉ cần rảy nước. Một số tin rằng báp-tem bởi Thánh Linh phải có những kinh nghiệm siêu nhiên; những người khác lại không tin điều đó. Mặc dầu, một số người có thể đúng, còn những người khác có thể sai, nhưng Kinh Thánh không bao giờ cho phép con cái Chúa chia rẽ vì các giáo lý khác biệt hoặc những chuyện nhỏ nhặt hơn. Đừng bao giờ nghĩ rằng Hội Thánh dung thứ giáo lý sai lầm. Mỗi Hội Thánh có các trưởng lão, và các trưởng lão phải can thiệp khi giáo lý sai lầm len lỏi vào Hội Thánh.

Dĩ nhiên là những niềm tin căn bản không được phép đụng đến, vì nó là điều tốt chung cho tất cả những người tin. Chúng tôi muốn một lần nêu ra những niềm tin căn bản này như sau:

Giê-su là con của Đức Chúa Trời, Đấng đã đến trong xác thịt, chết trên thập tự giá để giải cứu tội lỗi, được phục sinh và thăng thiên lên trời ngồi bên hữu Đức Chúa Cha, nhưng đồng thời cũng sống trong chúng ta là những người tin, là sự sống của chúng ta để xây dựng Hội Thánh và Ngài sẽ trở lại để lấy lại những gì thuộc về Ngài.
Ví dụ, nếu ai đó không tin rằng Giê-su là con Đức Chúa Trời, như vậy chạm đến đức tin của chúng ta, và chúng ta không thể nào hiệp một với người đó.

4. Các điểm khác:
a) Các nhóm tự do: Nhiều người vì đã nhận ra rằng sự chia rẽ cũng có ở trong các Giáo Hội Độc Lập. Vì vậy, họ từ chối và nói với mình rằng: "Tôi không muốn thuộc về một Giáo Hội nào cả, mà chỉ thuộc về Chúa Cứu Thế", vì thế họ lập những cộng đồng nhỏ và nhóm tư gia, thường không có một tên đặc biệt gì, gọi là các nhóm tự do.
b) Những cộng đồng năng động: Ngày nay, càng có nhiều nhóm tôn giáo vượt trổi vì những nhiệm vụ đặc biệt, ví dụ như truyền giáo, thúc giục, động viên Cơ đốc nhân, đem lại sức sống cho nhiều nhóm khác nhau, củng cố , rèn luyền đức tin và cung hiến cho những Cơ đốc nhân nầy một quê hương thuộc linh.
Nhưng Kinh Thánh không hề biết tới các nhóm tự do cũng như những cộng đồng năng động nầy.


Quay lại lúc ban đầu

Đây là thực trạng. Ngày nay chúng ta có Giáo Hội Công giáo, Giáo Hội Tin Lành, và nhiều Giáo Hội Độc Lập khác nhau và cả một dây chuyền các nhóm tự do và những cộng đồng năng động. Không có hội nào trong số này phù hợp với kiểu mẫu mà Chúa đã truyền cho chúng ta từ lúc ban đầu cả. Chúng ta nên làm gì? Chúa phải làm gì? Bước đầu tiên của Chúa để phục hồi sự xây dựng Hội Thánh là khải thị sự xưng công chính bởi đức tin và mở Kinh Thánh cho tất cả mọi người. Ánh sáng bắt đầu chiếu và càng lúc càng sáng hơn từ thế kỷ nầy sang thế kỷ khác cho đến ngày hôm nay.

Ngày nay Chúa xây dựng lại Hội Thánh giống như lúc ban đầu. Khi Chúa chỉ cho chúng ta thấy rõ điều đó, thì ta không còn có lựa chọn nào khác hơn là vâng lời Ngài. Dù chúng ta có thể từ chối Giáo Hội Công Giáo vì nó không giống với kế hoạch của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta không nên từ chối tất cả những gì khác với kế hoạch của Ngài sao? Nếu Chúa kết tội những sự chia rẽ, mà chúng ta là người biện hộ, hoặc không kết án theo, mà còn xoa dịu nói rằng chuyện đó không có hại gì cả, và Đức Chúa Trời hẹp hòi như vậy sao? Chúng ta đừng quên rằng trong mắt của Đức Chúa Trời, chia rẽ là một tội lỗi.

Nếu những sự chia rẽ là sai lầm, tất cả chúng ta phải ra khỏi những sự chia rẽ đó (Khải huyền 18:4). Tuy nhiên, đừng thành lập sự chia rẽ mới, mà trở về với nền tảng của sự hiệp một ban đầu giống nhưng kiểu mẫu mà Kinh Thánh đã khải thị cho chúng ta, cụ thể nhóm lại với nhau trong một Hội Thánh ở địa phương chúng ta đang ở. Chúng ta phải trở lại buổi ban đầu. Nhưng chúng ta cũng phải hoàn toàn rõ là chỉ riêng điều đó cũng không có ích gì, chúng ta cũng phải có sự sống. Chính Chúa Cứu Thế là sự sống và là thân vị của chúng ta (không phải một giáo lý, hay một tổ chức cũng như hình thức), Chúa phải là tất cả nội dung của Hội Thánh. Sau đó Chúa mới có thể phục hồi Hội Thánh của Ngài là một biểu lộ thực sự và sống động của thân thể Ngài. Và sau đó kẻ thù cùng việc làm của nó sẽ bị hủy diệt., Chúa sẽ đến để thiết lập vương quốc của Ngài. Tất cả những người trở về nên chứng minh vị trí của mình là Hội Thánh ở địa phương với sự khiêm nhường và can đảm và qua đó làm vinh hiển Đức Chúa Trời.

lichsuht