Nhà nghiên cứu Trần Đình
Tâm có bài nghiên cứu rất có giá trị chứng minh rằng ngày 25 tháng 12 không
phải là sinh nhật của Chúa Jêsus. Chúa đã không được sinh ra vào tháng 12 dương
lịch mà phải đã sinh ra vào khoảng ngày 15 tháng 9, năm thứ 3 T.C. theo dương
lịch (1).
Ngày 25-12 năm 354
S.C. là ngày mà lần đầu tiên Hội Thánh chung đã cử hành lễ giáng sinh của Chúa
Jêsus trong nhà thờ.
Việc cử hành lễ giáng
sanh của Chúa theo ngày sinh nhật của thần mặt trời—25-12—là một việc trộn men
vào lẽ thật về sự nhục hoá của Đấng Christ. Kể từ ngày hoàng đế Constantine công nhận Hội
thánh là quốc giáo. Hội thánh cho du nhập rất nhiều lối sống và lời dạy dỗ của
ngoại giáo vào nhà Chúa. Hội thánh đã liên hiệp, đã kết hôn cách thuộc linh với
thế giới và với các vua thế giới. Khải thị 17:1-18 nói Hội thánh bội đạo tay cầm chén vàng đựng
“rượu tà dâm của Babylôn”, rồi các vua và hầu hết nhân loại đều say sưa rượu
nầy. Lễ giáng sanh là một thành phần cấu tạo nên rượu nầy. Bầu không khí rộn rịp,
sôi động suốt mùa vọng giáng sinh năm 2013 nầy chứng tỏ dân Chúa trên cả trái
đất và dân ngoại khắp mọi nước đang say sưa rượu giáng sanh, đang làm thoả mãn
cơn nghiện dự lễ Nô-ên của mình, dù biết rằng ngày 25 tháng 12 không phải là
ngày sinh đích thực của Chúa.
Sản phẩm do sự
liên hiệp của Hội Thánh chung với thế giới là “rượu tà dâm của Babylon ”.Người say rượu
không còn tâm trí tỉnh táo để phân biệt những gì của Đức Chúa Trời và những gì
của kẻ thù đã trộn vào Hội thánh. Tôi cảm thấy dân Chúa như bị chứng lên
tension trong suốt mùa lễ giáng sanh, mãi đến ngày 26-12, sau khi chứng lên máu
kinh niên mất đi, để lại tâm trạng trống rỗng, đói khát thuộc linh cách sâu xa
trong lòng dân Chúa đã dự lễ.
Có mấy ai hiểu
được huyền nhiệm của sự nhục hoá cách thấu đáo?Cho nên tôi xin có đôi dòng suy
nghĩ về sự hiện ra của Chúa, xin cống hiến các bạn như sau:
CHÚA ĐẾN THẾ GIỚI
Chúa chuyển động lo
cứu rỗi ta,
Con Ma-ri, nữ trinh
sinh ra.
Vầng Đông thăm viếng
dân tăm tối,
Sừng Cứu Rỗi xua kẻ
nghịch tà.
Christ Trái Cây truyền
đạt sự sống,
Jêsus Ánh Sáng
lớn soi lòa.
Đêm đen Cựu ước nay
chung kết,
Chúa đến giúp ta phụng
sự Cha.
Vài Lời Chú Giải:
Câu 1 – Lu-ca 1:68, “Chúc
tụng Chúa là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, vì Ngài đã đoái thăm và thi hành sự
cứu chuộc cho dân Ngài”. Lời tiên tri của Xa-cha-ri luận về chuyển động cứu
chuộc của Đức Chúa Trời đối với dân
Ngài, đem đến sự cứu rỗi cho họ. Chuyển động nầy được hoàn thành bởi sự dấy lên
của Đấng Christ trong nhân tính Ngài, là Sừng Cứu rỗi từ trong nhà Đa-vít, và
trong thần tính Ngài như Vầng Đông từ trên cao. Bởi sự thương xót dồi dào theo
giao ước thánh, một Thân Vị vừa phàm nhân và thần thượng như vậy đã đến như một
Cứu Chúa-Con Người, để thi hành công tác cứu rỗi nhân loại.
Câu 2-- Lu-ca 1:26,27,
“Đến tháng thứ sáu thiên sứ Gáp-ri-ên được Đức Chúa Trời sai đến một
thành thuộc Ga-li-lê gọi là Na-xa-rét, tới cùng một gái đồng trinh tên là
Ma-ri, đã hứa gả cho một người tên là Giô-sép, về nhà Đa-vít.”. Trinh nữ Ma-ri
đã sống trong một thành phố bị khinh dể, trong một miền không có danh tiếng,
nhưng nàng vốn là hậu tự của hoàng tộc vua Đa-vít.
Câu 3-- Lu-ca 1:78, “Vốn do lòng thương
xót của Đức Chúa Trời chúng tôi,
là Đấng đã khiến cho Vầng Đông từ nơi cao đoái thăm chúng tôi”. Jêsus, Cứu Chúa vốn là Vầng Đông đối với thời đại tối tăm. Sự hiện đến của Ngài đã kết thúc đêm tối Cựu ước và bắt đầu ngày mới của Tân Ước.
là Đấng đã khiến cho Vầng Đông từ nơi cao đoái thăm chúng tôi”. Jêsus, Cứu Chúa vốn là Vầng Đông đối với thời đại tối tăm. Sự hiện đến của Ngài đã kết thúc đêm tối Cựu ước và bắt đầu ngày mới của Tân Ước.
Câu 4- Lu-ca 1:69, “Dấy lên một Sừng
Cứu rỗi cho chúng tôi trong nhà Đa-vít tôi tớ Ngài”.Theo Phục-truyền 33:17 và
Thi-thiên 132:17, cái sừng nói lên quyền thế, quyền năng của dân Chúa và của
Chúa Jêsus. Quyền năng Ngài đã chiến thắng và xua tan quyền lực của Sa-tan, là
quyền đã từng tàn phá loài người.
Câu 5 – Lu-ca 1:41-42,
“Vừa khi Ê-li-sa-bết nghe lời chào của Ma-ri, thì thai (hài nhi)
trong lòng bèn nhảy nhót; Ê-li-sa-bết được đầy dẫy Thánh Linh, cất tiếng kêu
lớn rằng: “Cô có phước trong làng phụ nữ, thai (trái cây) trong lòng cô cũng có
phước”. Theo nguyên văn Hi lạp, chữ “thai” trong câu 41 là” hài nhi, con đỏ”, còn
chữ “thai” trong câu 42 là “trái cây” (fruit). Từ ngữ “trái” (karpos) nầy cũng
xuất hiện ở Công Vụ 2:30, “Đức Chúa Trời đã thề hứa với mình (Đa-vít) rằng
sẽ dấy lên một Đấng từ trong dòng dõi ( trái) của mình để ngồi trên ngôi mình”
và Khải 22:2, nói về trái cây sự sống trong thành thánh. Đấng Chist là Chồi Đức
Giê-hô-va (thần tính- Ê-sai 4:20) và
Chồi Đa-vít (nhân tính- Giê. 23:6) và là trái của Ma-ri cũng như trái của
Đa-vít, hầu chúng ta có thể thưởng thức Ngài như trái cây sự sống.
Câu 6- Ma-thi-ơ 4:16, “Dân ngồi trong
tối tăm đã thấy ánh sáng lớn, những kẻ ngồi trong miền và dưới bóng sự chết,
thì có ánh sáng mọc lên cho rồi". Đấng Christ đã hiện ra như ánh sáng lớn
thuộc linh và siêu hình cho nhân loại đang ngồi trong miền dưới bóng sự chết..
Câu 7—Khải thị 12:1, “Đoạn, trên trời
hiện ra một dấu lạ lớn: có một người đờn bà mình mặc mặt trời, chơn đạp mặt
trăng, đầu đội mão miện bằng mười hai ngôi sao”. Trong Sáng thế ký 37:9, trong
giấc mơ của mình, Giô-sép thấy mặt trời, mặt trăng và 11 ngôi sao, ngụ ý cha mẹ
và 11 anh em ông. Nên mặt trời, mặt trăng và 11 ngôi sao cộng với Giô-sép ngụ ý
toàn bộ dân Đức Chúa Trời trên trái đất vào thời đó. Do đó, trong dấu lạ về người
đàn bà ở đây, thì cũng bao gồm toàn bộ dân Chúa trong ba thời đại: (1) thời đại
mặt trời biểu hiệu Đấng Christ và dân thời Tân ước. (2) Trước đó là thời đại
mặt trăng, biểu thị dân Chúa thời Cựu ước, thời luật pháp. Mặt trăng xuất hiện
trong ban đêm. (3) Các ngôi sao ngụ ý thời đại các tổ phụ. Cho nên thời Cựu ước
như một đêm tối, chỉ có mặt trăng và các vì sao xuất hiện, khi Vầng Đông mọc
lên, không còn đêm tối nữa, và thời Tân ước đến.
Câu
8—Lu-ca 1:74, “Khiến cho chúng tôi, khi đã được giải cứu khỏi tay kẻ thù
nghịch, thì được phụng sự Ngài cách không sợ hãi”. Trước khi được cứu rỗi,
chúng ta phục dịch kẻ thù của Đức Chúa Trời, là Sa-tan. Sau khi được cứu rồi,
chúng ta phụng sự Chúa. Theo nghĩa đen, động từ “phụng sự” ở đây là latreúo.
Latréuo có nghĩa là làm thầy tế lễ phụng sự Đức Chúa Trời. Thầy tế lễ là chức
năng, là cuộc sống phổ thông, bình thường dành cho mọi người được cứu. Đó không
phải là đặc quyền của một giới chức sắc đặc biệt nào trong Hội Thánh đâu. Chúa
đến để cứu bạn và Ngài muốn bạn làm thầy tế lễ phụng sự Ngài. Đừng cho phép ai
làm thầy tế lễ thay cho bạn.
Minh Khải—16-12-2013