Vua Jeroboam |
Điểm nổi bật của các sách lịch sử
về Israel
là chúng phô diễn cách chi tiết, theo lối tiêu biểu học, làm thế nào chúng ta kinh
nghiệm Đấng Christ như miền đất tốt lành đã
được Đức Chúa Trời ban cho chúng ta như phần hưởng của
chúng ta. Thứ nhất, sách Giô suê bày tỏ cách chiếm hữu, chiếm lấy và gìn giữ miền
đất. Sau đó, các sách Các quan xét, Ru tơ và I, II Samuel bày tỏ thêm nhiều bài
học làm sao tiếp tục cư ngụ và vui hưởng miền đất tốt lành
.
Các vị vua như các đại diện của Israel , đã vui
hưởng miền đất tốt lành ở mức độ cao nhất. Họ là các hình bóng của các tín đồ
Tân ước hôm nay, những người đã được Đức Chúa Trời cứu
rỗi để vui hưởng Đấng Christ như miền đất tốt lành của họ cho đến mức độ
có được vương quyền (Rô. 5;17, II Tim 2:12; Khải 20:4,6; 22:5). Bức tranh phô
diễn trong hai sách Các Vua miêu tả cách chi tiết tính chất, chủ tâm, sở thích,
thói quen, luân lý và các hành động của tất cả các vua mà đã trị vì trên Israel
tiếp sau vua David. Một bức tranh như vậy chỉ dẫn rằng chúng ta là gì, chúng ta
khao khát gì, chúng ta định ý làm gì, và làm sao cư xử để liên hệ thật nhiều
với việc chúng ta cứ ở trong Đấng Christ và tham dự
trong mọi sự phong phú vô lượng của Ngài cho sự vui hưởng của chúng ta. Bức
tranh nầy liên quan việc Israel chấm dứt với thảm kịch của mọi vị vua mà đã
được đặt vào tình trạng phước hạnh của vương quyền, và đã không trung tín với Đức
Chúa Trời, đã không chăm sóc tốt về cơ
nghiệp của họ, nên họ mất miền đất tốt lành, rồi đã bị dời đi như các tù
binh đến thế giới thờ lạy thần tượng. Điều nầy sẽ là một sự báo động và cảnh cáo
nghiêm trang cho chúng ta trong mối liên hệ của chúng ta với Đấng Christ. Nếu chúng ta sai trật trong bất cứ sự
việc nào mà được đề cập trên đây, chúng ta sẽ chịu đựng sự mất mát Đấng Christ như sự vui hưởng của chúng ta.
Tư tưởng trung tâm của hai sách
Các Vua là sự xử lý tể trị của Đức Chúa Trời, trong
cuộc gia tể của Đức Chúa Trời, với sự tàn phá và đổ nát của vương quyền thần
thượng trên trái đất bởi các vị vua và hậu quả bi thảm từ sự xử lý công chính
của Đức Chúa Trời, họ mất đất thánh, đó là cơ sở vương quốc Đức Chúa Trời trên
trái đất, và sự cầm tù dân thánh, những kẻ duy trì đường hướng gia phả của Đấng
Christ. Sự tàn phá miền đất và sự dời dân thánh ra đi hầu như đã chấm
dứt hai đường hướng có cần cho sự đem Đấng Christ vào
nhân loại. Song le, theo gia phả trong Mathio 1:1-17, hai đường hướng nầy thậm
chí đã tiếp tục qua sự lưu đày. Trong tối thượng quyền của mình, Đức Chúa Trời
đã thực hiện sự hồi hương từ chốn lưu đày để khôi phục miền đất tốt lành
và bảo tồn 14 thế hệ của gia phả Đấng Christ (Math.1:
17c). Do đó, Đức Chúa Trời vẫn thực hiện được chủ tâm của Ngài là đưa chính
Ngài trong Tam Vị Nhất Thể của Ngài vào nhân loại và thiết lập vương quốc thuộc
linh của Ngài.
Các vua tiêu biểu tín đồ nầy,
Cư xử ác gian, thờ tượng cây,
Mất đất, lưu đày sang xứ khác,
Là gương cảnh cáo chúng ta rày.
G.C.
14-6-2013