-
Rô 5:13-14--vì trước khi chưa có luật
pháp thì tội lỗi đã có trong thế giới rồi, song đâu chưa có luật pháp thì đấy tội
lỗi cũng không kể cho người ta. Dầu vậy,
từ A -đam cho đến Môi-se sự chết vẫn làm vua trên cả những kẻ chẳng phạm tội giống
như sự quá phạm của A-đam, là người làm hình bóng về Đấng phải đến.
Rô 5:20-Vả, luật pháp đã xen vào, hầu
cho sự quá phạm thêm lên; nhưng nơi nào tội lỗi đã thêm lên, thì ân điển lại
càng dư dật muôn phần hơn,
-
Tín đồ không phân biệt tội lỗi (sin)
và các sự quá phạm (trangression). Tôi lỗi là năng lực thúc đẩy chúng ta phạm tội,
sau khi ta phạm tôi thì tội lỗi đó là sự vi phạn, sự quá phạm—là vượt quá giới
hạn Chúa đã quy định.
Tội lỗi- ἁμαρτία- hamartia –sin-
Sự quá phạm- παράπτωμα--paraptōma-
Trangression
-
Đức Chúa Trời đã ban luật pháp cho Israel, không phải để cho họ tuân theo,
nhưng để vạch trần các tội lỗi của họ. Nguyên thủy, sau khi A đam phạm tội, thì
dân Isarel đã có các tội lỗi riêng trong cuộc sống rồi, nhưng các tội lỗi đó
chưa trở thành các sự quá phạm—để họ nhìn nhận mình đã vi phạm.
-
Từ A-đam đến Môi se, con loài người
đã có các tội lỗi bên ngoài (hành vi) và tội bên trong (tánh tội), nhưng họ
không nhìn nhận đó là các tội lỗi của mình. Nên Đức Chúa Trời ban luật pháp, để
họ không tuân giữ nổi, tức là họ vi phạm hay quá phạm, hầu con người thấy rằng
anh ta đã phạm tội, đã có tội.
Rô ma 5:20--Vả, luật pháp đã xen vào,
hầu cho sự quá phạm thêm lên; nhưng nơi nào tội lỗi đã thêm lên, thì ân điển lại
càng dư dật muôn phần hơn,.
-
Truyền thống thần đạo dạy các hành vi
bên ngoài là kỉ toi65i, Tội lỗi bên trong là nguyên tội, lời dạy đó rất sai lần.
Rô 1:-5: danh từ “tội lỗi—sins) luôn luôn xuất hiện dưới dạng số nhiều, ngụ ý ,
các sự quá phạm bên ngoài, còn Rô 6:-- 8: chữ “tôi lỗi” xuất hiện dưới dạng số
ít (sin) ngụ ý than vị sa-tan, sống bên trong chúng ta, tức là tánh tội bẩm
sinh.
Do có luật pháp, do việc không giữ nỗi
các điều răn, con người càng thấy mình có quá nhiều quá phạm, nhiều tội (sins),
Tóm lại, nhờ luật pháp, tội lỗi đã trở
thành sự quá phạm.