NHỮNG
ĐIỀU TIẾP THEO SAU SỰ CẤT LÊN CỦA
TRÁI
ĐẦU MÙA
Trong bài này, chúng ta sẽ đề cập đến những điều
theo sau sự cất lên của trái đầu mùa (14:6-13).
II.
NHỮNG ĐIỀU TIẾP THEO SAU
A.
Phúc âm đời đời
Điều đầu tiên theo sau sự cất lên của trái đầu mùa
là sự rao giảng phúc âm đời đời (cc. 6-7). Dù có thể đã đọc Khải Thị chương 14
nhiều lần nhưng có lẽ anh em chưa từng có ấn tượng về từ phúc âm đời đời trong câu 6. Có lẽ chưa
nhà truyền giảng hoặc mục sư nào từng nói với anh em rằng trong tương lai, sau
sự cất lên của trái đầu mùa, sẽ có một phúc âm được cho biết là “phúc âm đời đời.”
Phần lớn Cơ Đốc nhân chỉ biết phúc âm ân điển chứ không biết rằng trong gia tể
của Đức Chúa Trời sẽ có một phúc âm đời đời được loan báo trong đại nạn (Mat. 24:21).
Phúc âm đời đời khác với phúc âm ân điển (Công. 20:24) được rao giảng
trong thời đại Hội thánh. Nội dung căn bản của phúc âm ân điển là ăn năn đối với
Đức Chúa Trời và đức tin nơi Chúa Jesus (Công. 20:21)
để con người có thể được tha thứ các tội phạm và được sinh lại làm con cái Đức Chúa Trời (Lu.
24:47; Gí. 1:12); trong khi nội dung căn bản của phúc âm đời đời là con người
phải kính sợ và thờ phượng Đức Chúa Trời để không bị lừa gạt mà đi theo Anti-christ
nhưng được đem trở về với sự thờ phượng thật đối với Đức Chúa Trời là “Đấng dựng nên trời, đất”
(c. 7). Trên đất ngày nay, chỉ con người là có đặc quyền rao giảng phúc âm ân
điển (Công. 10:3-6). Nhưng phúc âm đời đời sẽ không được con người rao giảng trên đất mà
được một thiên sứ rao giảng ở giữa trời vào cuối thời đại này.
Tất cả những nhà nghiên cứu và giáo sư Kinh Thánh đều
đồng ý rằng Đức Chúa Trời đối xử với con người theo nhiều cách khác nhau. Những
cách ấy được gọi là các thời kì ban phát. Dù chữ thời kì ban phát bao gồm khái niệm về thời
gian nhưng chữ ấy đặc biệt tượng trưng cho những cách khác nhau mà Đức Chúa Trời
dùng để đối xử với con người. Chẳng hạn, thời kì kinh luật là thời kì trong đó
Đức Chúa Trời đối xử với con người theo kinh luật. Đức Chúa Trời đối xử với dân
Israel qua thời kì kinh luật. Trong mỗi thời kì, Đức Chúa Trời đều có một cách
đối xử đặc biệt với một dân nào đó. Sau thời kì kinh luật tới thời kì ân điển
mà chúng ta hiện đang sống trong thời kì này. Trong thời kì này, Đức
Chúa Trời đối xử với những người tin Ngài theo ân điển chứ không theo kinh luật.
Như thời kì kinh luật chấm dứt vào thời điểm Giăng Báp-tít đến thì thời kì ân
điển cũng sẽ chấm dứt vào thời điểm bắt đầu đại nạn. Giăng Báp-tít giới thiệu một
thời kì mới, tức thời kì ân điển. Vào thời điểm bắt đầu đại nạn, khi Sa-tan bị
ném xuống đất và linh của Sê-sa Nê-rô từ vực sâu lên thì thời kì ân điển sẽ chấm
dứt. Trong 3 năm rưỡi, tức 42 tháng đại nạn, Đức Chúa Trời sẽ có một
cách đối xử khác với con người; đó là cách phúc âm đời đời.
Nếu đọc kĩ Khải Thị chương 14, anh em sẽ thấy rằng nội
dung của phúc âm đời đời hoàn toàn khác với phúc âm chúng ta rao giảng ngày
nay. Phúc âm chúng ta rao giảng gồm có hai điều chính là ăn năn đối với Đức Chúa
Trời và đức tin nơi Chúa
Jesus
Christ. Vào
lúc bắt đầu thời kì ân điển, Giăng Báp-tít xuất hiện để rao giảng sự ăn năn (Mat. 3:1-2).
Sau ông, Chúa Jesus
rao
giảng sự ăn năn và đức tin. Giăng Báp-tít nói: “Hãy ãn năn” (Mat. 3:2),
còn Jesus
phán:
“Hãy ăn năn và tin” (Mác 1:15). Trong sách Công vụ các Sứ đồ, các sứ đồ noi
theo Chúa Jesus
mà
rao giảng sự ăn năn và đức tin. Ăn năn có nghĩa là thay đổi trong tâm trí; đó
là thay đổi trong quan niệm và thay đổi trong sự hiểu biết về cuộc sống. Con
người phải thay đổi hướng đi vì cuộc sống của họ đang xa cách Đức Chúa Trời.
Bây giờ, họ phải quay về với Đức Chúa Trời. Ăn năn có nghĩa là như vậy. Tuy
nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ trong phúc âm ân điển. Phân lớn hơn
trong phúc âm ân điển là tin nơi Chúa Jesus Christ để
chúng ta có thể được tha thứ những tội phạm của mình và có sự sống đời đời hầu
trở nên con cái của Đức Chúa Trời. Đó là nội dung của phúc âm ân điển mà ngày
nay chúng ta rao giảng.
Nội
dung của phúc âm đời đời thì khác xa. Trong phúc âm đời đời không có sự ăn năn,
cũng không có đức tin, mà có mạng lệnh truyền phải kính sợ, tôn vinh và thờ phượng
Đức Chúa Trời là “Đấng dựng nên trời, đất, biển và các suối nước” (c. 7). Mạng
lệnh thờ phượng Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo tương phản với
thờ lạy Anti-christ và hình tượng hắn được đề cập trong câu 9. Mạng lệnh kính sợ
Đức Chúa Trời và tôn vinh Ngài được truyền cho cư dân trên đất trái ngược với sự
lừa dối của tiên tri giả, đó là con người phải theo
Anti-christ, và đối lập với sự đe dọa giết chết người nào không chịu thờ lạy hắn
trong suốt đại nạn (13:14-15). Thiên sứ rao giảng phúc
âm đời đời dường như nói rằng: “Các ngươi phải kính sợ Đức Chúa Trời. Vì Anti-christ
không phải là Đức Chúa Trời nên các ngươi không cần sợ hắn. Anti-christ
không thể ném các ngươi vào hồ lửa mà chỉ Đức Chúa Trời mới
có thể làm điều đó. Dù Anti-christ có thể làm các dấu lạ nào đó nhưng hắn không
dựng nên trời, đất, biển và các suối nước. Đức Chúa Trời là Đấng Sáng
Tạo. Các ngươi phải kính sợ và tôn vinh Ngài là Đấng sáng tạo vũ trụ. Đừng thờ
lạy Anti-christ và hình tượng hắn. Tất cả
các ngươi phải thờ phượng Đức Chúa Trời” Đó là phúc âm đời đời. Vì có một phúc
âm tốt hơn nên chúng ta không cần nghe phúc âm này.
Gâu
7 cũng chép: “Giờ xét đoán cùa Ngài đã đến,” Sự xét đoán ở đây là sự xét đoán
mà Đấng Christ
sẽ
thi hành trên tất cả các quốc gia khi Ngài trở lại trái đất, như Ngài đã báo
trước trong Ma-thi-ơ 25:31-46. Sự xét đoán này, mà sẽ được
thi hành trên người sống trước thiên h iniên, khác với sự xét đoán kẻ chết sau
thiên hi niên, như được đề cập trong 20:11-15, Mọi người thuộc các quốc gia còn
lại khi Chúa trở lại sẽ bị xét đoán theo
phúc âm đời đời được thiên sứ rao giảng trong đại nạn.
Nếu bởi kính sợ và thờ phượng Đức Chúa Trời, họ cư xử tốt với dân của Đức Chúa
Trời, tức là họ đã chăm sóc các Cơ Đốc nhân và những người Do Thái, những anh
em của Chúa chịu cảnh nghèo khổ và tù đày dưới sự bắt bớ của Anti-christ trong
đại nạn thì họ sẽ được Chúa xưng công chính để có thể vào trong phần thuộc đất
của vương quốc thiên hi niên hầu dự phần trong vương quốc mà Đức
Chúa Trời đã chuẩn bị cho họ từ khi tạo lập thế giới (Mat. 25:34).
Nếu họ ngược đãi các Cơ Đốc nhân và những người Do Thái bởi
theo Anti-christ và thờ lạy hình tượng hắn thì họ sẽ bị định tội và bị ném vào
lửa đời đời của hồ lửa đã được chuẩn bị cho Ma quỷ và các sứ giả của hắn (Mat. 25:41).Trong
Ma-thi-ơ 25:31, Chúa Jesus
phán
rằng Ngài sẽ đến trong vinh hiển Ngài và “ngồi trên ngai vinh hiển của Ngài,”.Câu
này không nói về ngai phán xét (2 Cô, 5:10) mà nói về ngai vinh hiển của Ngài,
vi bấy giờ sự phán xét các tín đồ tại ngai phán
xét đã kết thúc. Trước hết, Chúa sẽ từ trời ngự xuống không trung. Sau khi tất
cả các thánh đồ đã được cất lên. Ngài sẽ phán
xét họ tại ngai phán xét của Ngài. Đó không phải là phán xét những người vô
tín, mà là phán xét tín đồ để quyết định ai được thưởng
và ai bị kỉ luật. Sau khi sự phán xét ấy đã được thi hành, Chúa sẽ đến trong
vinh hiển cùng với đoàn quân tín đồ đắc thắng của Ngài để đánh bại Anti-christ
và quân đội của hắn. Sau khi Anti-christ
và tiên tri giả bị ném sống vào hồ lửa và sau khi quân đội của Anti-christ biến
thành bữa tiệc cho lũ chim (19:11-21) thì trên đất vẫn còn những người vô tín,
tức các dân. Khi ấy, Chúa Jesus sẽ lập nên ngai vinh hiển của Ngài; tất
cả những người vô tín sống sót, tức các dân sẽ được triệu tập trước mặt Ngài (Mat. 25:32);
và Ngài sẽ thi hành sự phán xét của Ngài trên họ. Công vụ các Sứ đồ 10:42,
17:31, và 2 Ti-mô-thê 4:1 khải thị rằng Chúa đã được Đức Chúa Trời chỉ định để
phán xét cả người sống lẫn kẻ chết. Chúa sẽ phán xét người sống sau khi đánh bại
Anti-christ, tiên tri giả và sau khi đã lập ngai vinh hiển của Ngài. Khi sự
phán xét ấy đã được thực hiện thì vương quốc thiên hi niên sẽ bắt đầu. Sau
vương quốc thiên hi niên, Chúa sẽ phán xét kẻ chết tại ngai trắng lớn
(20:11-15).
Tại
ngai vinh hiển của Ngài, Chúa sẽ phán xét những người vô tín đang sống theo
tiêu chuẩn gì? Không có dấu hiệu nào cho thấy Chúa sẽ phán xét họ theo luật
Môi-se. Ngài cũng không phán xét họ theo phúc âm ân điển. Chúa sẽ không nói:
“Những người tin Ta là chiên, còn những người không
tin Ta là dê”. Trái lại, theo Ma-thi-ơ 25:31-46, Chúa
sẽ phán xét những người vô tín đang sống theo cách họ đối xử với những anh em
nhỏ bé của Ngài, tức người Do Thái kính sợ Đức
Chúa Trời và các Cơ Đốc nhân tín nhận Đấng Christ. Đó là những người trải qua đại nạn
và là đối tượng bắt bớ
của Anti-christ. Cho nên, Chúa sẽ xem họ là những anh em nhỏ bé của Ngài. Trong
đại nạn, những người Do Thái kính sợ Đức Chúa Trời và các Cơ Đốc nhân tin Đấng Christ sẽ bị
đói khát, trần truồng, đau ốm và tù tội (Mat. 25:35-39). Chúa sẽ phán xét những
người vô tín đang sống theo cách họ đối xử với các anh em Ngài trong thời kì ấy.
Một số người sẽ đối xử rất tốt với họ. Họ chắc chắn là
những người nghe phúc âm đời đời được thiên
sứ rao giảng trong khi Anti-christ và dân của
hắn thì bắt bớ những người Do Thái và các tín đồ. Khi họ nghe phúc âm này truyền
rằng phải kính sợ và thờ phượng Đức Chúa Tròi thì lòng họ sẽ được cảm động mà đối
xử tốt với các anh em nhỏ bé của Chúa.
Vì thế, dựa trên phúc âm đời đời mà Đấng Christ tại ngai
vinh hiển của Ngài sẽ thi
hành sự phán xét của Ngài trên những ngươi vô tín còn sống. Người nào chú ý đến
phúc âm ấy và đối xử tốt với các anh em của Ngài đều sẽ được xem là “chiên.” Những
người khác thì sẽ bị xem là “dê.” “Dê” là những người theo Anti-christ
bắt bớ dân của Đức Chúa Trời sẽ cùng bị ném vào hồ lửa với Anti-christ. Ngược lại,
tất cả “các chiên” đều sẽ vào trong vương quốc được chuẩn bị cho họ “từ khi
sáng lập thế giới” (Mat.
25:34),
tức phần thuộc đất của vương quốc thiên hi niên
nhưng họ sẽ là công dân của vương quốc ấy, chứ không phải là vua hay thầy tế lễ.
Trong vương quốc thiên hi niên, chúng ta là các Cơ Đốc nhân đắc thắng sẽ là những
vị vua; những người Do Thái kính sợ Đức Chúa Trời, được gìn giữ và được cứu, sẽ
là các thầy tế lễ; và “chiên” sẽ là những công dân. Vì thế, qua thời kì kinh luật,
Đức Chúa Trời sẽ có được người Do Thái để làm thầy tế lễ; qua thời kì ân điển,
Ngài sẽ
có
được tín đồ để làm vua; và qua phúc âm đời đời. Ngài sẽ
có được dân ngoại kính sợ Đức Chúa Trời để làm
công dân của vương quốc thiên hi niên,
Có
được một bức tranh rõ ràng
như
vậy là do ráp đúng: những phân Lời khác nhau lại như những mảnh ghép trong trò
chơi ghép hình. Tôi lắp ráp "trò chơi ghép hình” này suốt nhiều năm.
Tôi vui mừng biết bao khi cuối cùng đã
ghép tất cả những mảnh này lại với nhau! Một mảnh lớn trong "trò chơi ghép
hình” này là Ma-thi-ơ 25:31-46. Suốt nhiều năm, tôi đã cố gắng ghép mảnh này
nhưng không thành công, Dù tôi đã thử đặt nó ở mọi nơi, nhưng đặt ở đâu cũng không hợp, Cuối cùng tôi đã tìm
được một chỗ thích hợp với mảnh ghép ấy.
Bây giờ, thay vì có một trò chơi ghép hình, chúng ta có một bức tranh sinh động.
Bởi
sự thương xót của Đức Chúa Trời, sự rao giảng phúc âm đời đời sẽ theo sau sự cất
lên của trái đầu
mùa. Sau khi trái đầu mùa được cất lên,
Anti-christ sẽ bắt bớ những người Do Thái kính sợ Đức Chúa Trời
và các Cơ Đốc nhân tin Đấng Christ. Khi ấy, Đức Chúa Trời sẽ sai đến một
thiên sứ để rao giảng phúc âm đời đời ở giữa trời.
Hai
mươi lăm năm trước, chúng ta gần như không biết
gì về kĩ thuật không gian. Tôi tin rằng
Anti-christ sẽ dùng kĩ thuật khoa học hiện đại để chạm đến những hành tinh khác
mà Kinh Thánh gọi là "cơ binh trên trời.” Bởi sự thương xót của Đức Chúa
Trời, đột nhiên, một nhà truyền giảng thiên sứ sẽ xuất hiện trong không trung để
rao giảng phúc âm đời đời, cảnh báo cư dân trên đất là phải kính sợ Đức Chúa Trời,
thờ phượng Ngài và không được bắt bớ dân của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời biết
rằng sự bắt bớ xảy ra sau khi trái đầu mùa được
cất lên sẽ vô cùng gay gắt đến nỗi nếu không bởi Đức
Chúa Trời thương xót thì chẳng ai có thể chịu nổi. Nhưng
nhiều người sẽ nghe phúc âm đời đời, tin phúc âm ấy
và giúp đỡ những người bị bắt bớ. Nhờ đó, những người Do Thái thống khổ và
các Cơ Đốc nhân chịu bắt bớ sẽ được giúp đỡ để có thức ăn, áo quần cần thiết,
và sẽ được thăm viếng. Chúa biết việc làm của những người đã giúp đỡ dân Ngài,
và khi đến phán xét người sống thì Ngài sẽ xem họ là “chiên Dù phúc âm đời đời
sẽ tạo ra những công dân cho vương quốc thiên hi niên
nhưng mục đích của phúc âm ấy cũng là để giảm bớt nỗi khổ của dân Đức Chúa Trời
trong đại nạn. Đức Chúa Trời thương xót và quan tâm đến dân Ngài. Chúng ta cảm
tạ Ngài biết bao về sự thương xót của Ngài!
“Chiên”
trong vương quốc thiên hi niên sẽ không phải là tín đồ được tái sinh.
Thay vì được tái sinh, họ chỉ được phục hồi lại tình trạng nguyên thủy như lúc
con người mới được tạo dựng. Công vụ các Sứ đồ 3:21
đề cập đến thời kì phục hồi. Vào thời kì ấy, mặt trời, mặt
trăng và các ngôi sao sẽ được phục hồi gấp bảy lần (Ês. 30:26). Tuổi thọ của
con người cũng sẽ được phục hồi. Người nào chết ở tuổi 100 đều được xem là chết
sớm (Ês. 65:20). Tất cả “chỉên” đều sẽ được phục hồi trở về tình
trạng của A-đam, tức trình trạng nguyên thủy của con
người lúc mới được tạo dựng. Họ sẽ khác với chúng ta. Khi chúng ta tin Chúa Jesus thì sự sống
đời đời vào trong chúng ta. Tuy nhiên, “chiên”
sẽ không có sự sống đời đời ở trong họ mà họ sẽ vào trong sự sống đời đời, tức
là vào trong lĩnh vực của sự sống đời đời (Mat. 25:46).
Điều này có nghĩa là họ sẽ được phục hồi. Dù họ sẽ không đưực tái sinh và sẽ
không có sự sống đời đời trong bản thể để trở nên con cái của Đức Chúa Trời
nhưng họ sẽ được phục hồi làm những con người đúng đắn để sống trên đất như dân
của Đức Chúa Trời, tức công dân của vương quốc thiên hi niên.
B. Sự sụp
đổ của Ba-by-lôn tôn giáo
Sự
kiện thứ hai theo sau sự cất lên của trái đầu mùa sẽ là sự sụp đổ của Ba-by-lôn
tôn giáo. Câu 8 chép; “Lại có một thiên sứ khác, là vị thứ hai, tiếp theo mà
nói rằng; Ba-by-lôn Lớn kia đã đổ rồi, đổ rồi, vì nó khiến cho muôn dân uống rượu
phẫn nộ do sự gian dâm của nó!” Mệnh đề bổ nghĩa “nó khiến cho muôn dân uống rượu...”
hàm ý rằng Ba-by-lôn ở đây tượng trưng cho Ba-bỵ-lôn
tôn giáo, huyền bí, tức giáo hội Thi-a-ti-rơ
như được đề cập trong 17:2-6, chứ không phải tượng trưng cho Ba-by-lôn vật chất
như được đề cập trong 18:2. Khi Anti-christ hủy bỏ giao ước với Israel vào giữa
tuần lễ cuối cùng (tức 7 năm, Đa. 9:27; 11:31), hắn sẽ tiêu diệt mọi tôn giáo.
Sự kiện ấy sẽ đánh dấu thời điểm bắt đầu đại nạn
kéo dài 3 năm rưỡi. Anti-christ sẽ tự tôn mình lên trên mọi thần và ép buộc dân
chúng thờ lạy hắn như Đức Chúa Trời (Đa. 8:9-11; 11:36-37; 2 Tê. 2:3-4; Khải.
13:4-6, 12, 14-15). Khi ấy, hắn sẽ phá hủy Ba-by-lôn tôn giáo, tức giáo hội
Thi-a-ti-rơ bội đạo (17:16). Do đó, Ba-by-lôn tôn
giáo sẽ sụp đổ vào thời điểm bắt đầu đại nạn, trong khi Ba-by-lôn vật chất sẽ sụp
đổ sau đại nạn (18:2).
“Rượu
do sự dâm loạn của nó” tượng trưng cho sự gian dâm thuộc linh của giáo hội
Thi-a-ti-rơ mà nó “khiến cho muôn dân uống”
(17:2-6; 14:8). Trong khi phạm tội gian
dâm, nó phẫn nộ với các thánh đồ là những người không bằng lòng với hành vi ấy
của nó. Đây là “sự phẫn nộ do sự gian dâm của nó.” Vì thế, “rượu do sự gian dâm
của nó” cũng được gọi là “rượu phẫn nộ do sự gian dâm của nó.”
Chúng
ta đã thấy rằng vào giữa bảy năm cuối, Anti-christ sẽ được hồi sinh. Trước khi
được hồi sinh, hắn sẽ bị ám sát như Sê-sa thứ bảy của đế quốc La Mã, Sau khi
linh của Sê-sa Nê-rô lên từ vực sâu và vào trong Anti-christ
thì hắn sẽ được hồi sinh để làm
Sê-sa thứ tám, do đó trở nên một bản thể siêu
nhiên. Sau khi được hồi sinh, hắn sẽ tiêu diệt mọi tôn
giáo và biến chính mình thành đối tượng thờ lạy duy nhất của tôn giáo. Hắn
không những sẽ hủy bỏ việc dâng sinh tế của người
Do Thái mà còn tiêu diệt Do Thái giáo; hắn cũng sẽ tiêu diệt người cưỡi
con thú được mô tả trong chương 17. “Người nữ cưỡi một con thú màu đỏ điều” (17:3) chính là “đại
kĩ nữ” (17:1), tức giáo hội Thi-a-ti-rơ bội đạo. Con thú tượng trưng cho đế quốc
La Mã, đặc biệt là Anti-christ. Theo bức tranh này, một người nữ gian ác là
giáo hội Thi-a-ti-rơ
sẽ cưỡi trên đế quốc La Mã. Không lâu sau thời của Constantine
Đại đế, Hội thánh đã suy thoái đến mức không những trở nên bội
đạo mà còn thế tục. Hội thánh đã trở nên rất hùng mạnh đến nỗi trở thành người cưỡi trên
đế quốc La Mã. Nhưng vào giữa 7 năm cuối cùng, con thú là Anti-christ sẽ rút lại
giao ước của hắn với
dân Do Thái, tiêu diệt Do Thái giáo và không còn dung chịu bất cứ tôn giáo nào,
kể cả giáo hội Thi-a-ti-rơ. Hắn sẽ trở mặt với giáo hội Thi-a-ti-rơ
và cùng với mười vua sẽ tận diệt Thi-a-ti-rơ. Trong vấn đề này, Đức Chúa Trời
thực sự tể trị. Dù Anti-christ sẽ tự tôn mình lên trên Đức Chúa Trời nhưng thật
ra hắn sẽ được Đức Chúa Trời dùng để diệt trừ hai tôn giáo là Do Thái giáo và
Thi-a-ti-rơ.
Thật
ra, vì Jesus
là
Vua của muôn vua, nên toàn cầu đều dùng lịch của Ngài. Mọi dân
tộc đều phục dưới Ngài. Chúa chúng ta thật là Đấng tể trị tối cao! Ngài tể trị
trên tất cả những người chống đối Ngài, thậm chí dùng sự chống đối của họ để thực
hiện ý muốn của Ngài. Khi Anti-christ tự
tôn mình lên làm Đức Chúa Trời, Chúa Jesus sẽ dùng hắn để tiêu diệt Do Thái
giáo và giáo hội Thi-a-ti-rơ. Anti-christ sẽ làm chu đáo công việc quét dọn cho
Chúa, chuẩn bị sẵn sàng trái đất để Chúa Jesus đến.
C. Lời cảnh
báo phải chống lại việc thờ lạy con thú cùng hình tượng
hắn và chống lại dấu hiệu
này.
Sau
sự cất lên của trái đầu mùa, sẽ có một lời cảnh báo phải chống lại việc thờ lạy
con thú cùng hình tượng hắn và chống lại dấu hiệu này (cc. 9-11). Câu 9 và 10
chép: "Nếu ai thờ lạy con thú và hình tương nó, nhận
ghi dấu hiệu trên trán hay trên tay mình thì nấy cũng sẽ uống rượu phẫn nộ
không pha của Đức Chúa Trời rót trong chén thạnh nộ của Ngài; nó sẽ bị thống khổ
trong lửa và lưu hoàng ở trước mặt các thiên sứ thánh và
trước mặt Chiên con.” Lửa và lưu hoàng được đề cập trong câu 10 tượng
trưng cho lửa và lưu hoàng
trong hồ lửa (19:20; 20:10, 14). Những người thờ lạy con thú cùng hình tượng nó
và nhận lấy dấu hiệu của tên nó sẽ bị thống khổ
đời đời và không được nghỉ ngơi cả ngày lẫn đêm (c. 11).
Câu
12 chép: “"Đây là sự nhẫn nại của các thánh đồ, là kẻ giữ điều răn của Đức
Chúa Trời và đức tin của Jesus” Các
thánh đồ ở lại trong đại nạn cần nhẫn nại để chịu sự bắt bớ của Anti-christ.
Các thánh đồ trong đại nạn sẽ bao gồm hai loại người: những người Do Thái giữ
các điều răn của Đức Chúa Trời và các tín đồ giữ đức tin của Jesus.
D. Sự tử
đạo trong đại nạn
Trong
đại nạn, nhiều thánh đồ sẽ bị tử đạo. Câu 13 chép: "Tôi nghe từ trên trời
có tiếng nói rằng: Hãy chép: Từ rầy về sau phước thay cho kẻ chết là chết trong
Chúa! Linh phán: Phải, họ nghỉ hẳn công lao mình, vì công việc của họ cũng theo
họ” Kẻ chết ở đây tượng trưng cho những người bị tử đạo dưới sự bắt bớ của
Anti-christ trong đại nạn. Điểm này được chứng minh bởi 20:4. Trong câu này,
chúng ta thấy phước hạnh giáng trên những người bị tử đạo trong đại nạn. Những
người tử đạo ấy sẽ nghỉ ngơi và tất cả những gì họ đã làm đều sẽ theo họ làm phần thưởng.
Sách Khải Thị vốn được viết trong tình trạng suy
thoái của Hội thánh nhấn mạnh đến Linh. Câu 13 không chép: “Kinh văn nói”, mà
chép: “Lình phán.”