Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 68



KINH NGHIỆM BẢY NGỌN ĐÈN, BẢY MẮT VÀ
BẢY LINH

KIẾN ỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI, GIÊ-RU-SA-LEM MỚI
Trong quá khứ đời đời, Đức Chúa Tri Tam Nhất duy nhất là Cha, Con và Linh là tự hữu. Sáng Thế Kí 1:26 bày t rằng Đức Chúa Trời đến tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài. Dù con người được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, nhưng vào thời điểm sáng tạo, con người chưa có sự sống của Đức Chúa Trời trong mình. Khi đọc suốt toàn bộ Kinh Thánh từ Sáng Thế Kí chương 1 đến Khải Thị chương 22, chúng ta nhận thấy rằng sau nhiều thời đại, nhiều thế hệ và nhiều thế kỉ trôi qua, Đức Chúa Trời sẽ vẫn còn đó trong tương lai đời đời. Tuy nhiên, Ngài sẽ không còn ở một mình nữa. Dù Ngài vẫn sẽ là Đức Chúa Trời Tam Nhất như được mô tả trong 22:1 là Đức Chúa Trời, Chiên con và dòng sông tuôn chảy (tức biểu tượng về Linh), nhưng bấy giờ Ngài là trung tâm của Giê-ru-sa-lem Mới. Trong quá khứ đời đời, Đức Chúa Trời ở một mình, nhưng trong tương lai đời đời, Đức Chúa Trời Tam Nhất sẽ là trung tâm của Giê-ru-sa-lem Mới và dầm thấm toàn bộ thành phố. Bức tranh về Giê-ru-sa-lem Mới trong chương 21 và 22 là dấu hiệu cho thấy Đức Chúa Trời sẽ được hòa quyện với dân được cứu chuộc của Ngài mà dân ấy là sự mở rộng của Ngài. Cuối cùng, dân này sẽ là một toà nhà. Toà nhà ấy được cấu tạo bằng thân tính và nhân tính, sẽ là nơi ở hỗ tương của cả Đức Chúa Trời lẫn con người. Đây là sự khải thị rõ ràng của Kinh Thánh.

Khải thị này bao gồm ba vấn đề chính: Đức Chúa Trời duy nhất, con người thọ tạo và Giê-ru-sa-lem Mới được xây dựng. Ba vấn đề này bao trùm toàn bộ Kinh Thánh. Khi Đức Chúa Trời vào trong con người, tái sinh con người và biến đổi con người thì Ngài hòa quyện chính Ngài với con người. Bởi hòa quyện chính Ngài với con người mà Đức Chúa Trời được mở rộng. Kết quả của sự hòa quyện này là toà nhà, Giê-ru-sa-lem Mới. Vì vậy, Giê-ru-sa-lem Mới, tức toà nhà của Đức Chúa Trời, là sự hòa quyện của Đức Chúa Tri vi con người thọ tạo, được cứu chuộc và được tái sinh. Tất cả chúng ta đều cần có một khải tượng về toà nhà tuyệt diệu này.
ĐƯỢC ĐEM VÀO TOÀ NHÀ BẤT BIẾN CỦA
ĐỨC CHÚA TRỜI
Gần đây, một anh em làm chứng rằng từ khi được cứu, anh đã trải qua nhiều đổi thay. Anh vui vẻ một thời gian, và sau đó thì có sự biến động. Ở một thời điểm, anh cho là mình đã bước vào đời sống đắc thắng, nhưng rồi nhiều điều lại biến động. Nhưng hãy xét xem từ thi A-đam đến Giê-ru-sa-lem Mới có bao nhiêu biến động đã xảy ra và sẽ xảy ra. Lý do anh em từng trải quá nhiều biến động là vì anh em chưa được đem vào toà nhà bất biến của Đức Chúa Trời. Tất c chúng ta đều sẽ tiếp tục biến động cho đến chừng nào được đem vào toà nhà của Đức Chúa Trời. Chỉ sau khi chúng ta vào trong toà nhà của Ngài thì mới không còn thay đổi nữa. Khải Thị 3:12 chép: “Kẻ đắc thắng, ta sẽ khiến làm rường cột trong đền thờ Đức Chúa Tri Ta, và người không còn ra khỏi đó nữa.” Điều này cho thấy rằng chỉ sau khi đã được xây dựng trở nên đền thờ của Đức Chúa Trời thì chúng ta mói hết biến động. Trong khi đó, càng biến động, chúng ta càng gần với toà nhà. Phần định đời đời của chúng ta là ở trong toà nhà của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, giữa vòng phần lớn các Cơ Đốc nhân ngày nay lại không có toà nhà. Thay vì thế liên tục có tình trạng lang thang và thay đổi.
MƯỜI BA ĐIU
Trong Sáng Thế Kí có tám người quan trọng: A-đam, A-bên, Ê-nót, Hê-nóc, Nô-ê, Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Cuối cùng, tám người này đem đến toà nhà của Đức Chúa Trời. Trong Cựu Ước, toà nhà này được hình bóng bởi nhà trại và đền thờ. Trong Tân Ước, chúng ta có thực tại của toà nhà. Jesus là nhà trại (Giăng 1:14, Hi văn), Hội thánh là đền thờ (1 Cô. 3:16), và Giê-ru-sa-lem Mới là sự tổng kết chung cuộc. Tổng cộng có 13 điều: tám người trong Sáng Thế Kí, nhà trại và đền thờ theo hình bóng, Jesus và Hội thánh trong thực tại, và Giê-ru-sa-lem Mới.
GIÁ ĐÈN VÀ BẢY NGỌN ĐÈN
Giá đèn là một điều rất trọng yếu trong nhà trại vì giá đèn dẫn người ta đến với hòm chứng cớ trong Nơi chí thánh. Hãy xem xét cách sắp đặt những vật dụng trong nhà trại và sân ngoài. Trước hết, ở sân ngoài có bàn thờ và thùng rửa. Sau đó, trong Nơi thánh có bàn trưng bày bánh và giá đèn bao gồm bảy ngọn đèn. Giá đèn dẫn người ta vào trong Nơi chí thánh; giá đèn ch ra con đường đến vi luật sự sống trong hòm chứng cớ.
Nếu chỉ có Xuất Ai Cập Kí, chúng ta đã không thể hiểu ý nghĩa của giá đèn và bảy ngọn đèn. Nhưng trong Xa-cha-ri chương 3 và 4, giá đèn vi các ngọn đèn lại xuất hiện một lần nữa như là sự phát triển của giá đèn trong Xuất Ai Cập Kí chương 25. Trong Xa-cha-ri 3:9, chúng ta thấy có bảy mắt trên vầng đá, và trong 4:10, chúng ta thấy bảy mắt ấy là mắt của Chúa “tri đi qua lại khắp đất.” Khi đặt Xa-cha-ri 4:10 với Xa-cha-ri 4:2, chúng ta nhận thấy bảy ngọn đèn của giá đèn cũng là bảy mắt của Chúa. Vì vậy, trong Xa-cha-ri, bảy ngọn đèn trong Xuất Ai Cập Kí được phát triển thành bảy mắt của Đức Giê-hô-va là Chúa. Hơn nữa, bảy ngọn đèn này là bảy mắt của vầng đá. Vì thế, trong Xa-cha-ri, bảy ngọn đèn được phát triển thành bảy mắt, và giá đèn được phát triển thành vầng đá và thành Đức Giê-hô-va, tức là Chúa. Do đó, bảy ngọn đèn là bảy mắt, và giá đèn là vầng đá, Đức Giê-hô-va, Chúa. Ở đây chúng ta không những có bảy ngọn đèn mà còn có bảy mắt; không những có giá đèn mà còn có vầng đá, tức là Đức Giê-hô-va. Điều này hàm ý rằng bảy ngọn đèn là bảy mắt và giá đèn là Đức Giê-hô-va.
VẦNG ĐÁ TRONG TÂN ƯỚC
Như chúng tôi đã chỉ ra nhiều lần, vấn đề đá được phát triển trong Tân Uớc. Trong Ma-thi-ơ 16:18, Chúa Jesus phán: Ta cũng nói với anh rằng anh là Phi-e-rơ, trên vầng đá này. Ta sẽ xây dựng Hội thánh của Ta.” Ở đây, Chúa nói về chính Ngài là vầng đá. Trong Ma-thi-ơ 21:42, Ngài phán: Các ông chưa từng đọc trong Kinh văn rằng: Đá mà các thợ xây khước từ đã trở nên đá đầu góc nhà. Điều này là từ Chúa và thật lạ lùng trong mắt chúng ta’ sao?” Đá đưc đề cập ở đây chính là đá có bảy mắt trong Xa-cha-ri 3:9. Phi-e-rơ nói Chúa là đá này trong Công-vụ 4:11, trong câu đó ông nói: Đấng ấy là hòn đá bị các ông, là thợ xây nhà loại ra, mà đã trở nên đá đầu góc nhà.” Phi-e-rơ nói với những người tôn giáo rng họ không những khước từ Đấng Cứu Chuộc của mình mà còn khước từ đá góc của toà nhà của Đức Chúa Trời.
SỰ PHÁT TRIỂN HƠN NỮA CỦA BẢY NGỌN ĐÈN
Trong Khải Thị chương 4 và 5, chúng ta có sự phát triển hơn nữa của bảy ngọn đèn. Theo 4:5, bảy ngọn đèn của giá đèn là bảy ngọn đèn bằng lửa cháy trước ngai của Đức Chúa Trời. Bảy ngọn đèn trên giá đèn là để soi sáng, còn bảy ngọn đèn trước ngai của Đức Chúa Trời thì vừa để soi sáng vừa để thi hành sự quản trị của Đức Chúa Tri. Khải Thị 5:6 cho thấy rằng bảy ngọn đèn cháy trước ngai cũng là bảy mắt của Chiên con. Vì vậy, bảy mắt là bảy mắt của vầng đá, bảy mắt của Chúa, và bảy mắt của Chiên con. Bảy mắt này liên kết vầng đá, Chúa và Chiên con. Điều này cho thấy rằng Chiên con là đá, và vầng đá là Chúa. Hơn nữa, 5:6 bày tỏ rằng bảy mắt của Chiên con là bảy Linh ca Đức Chúa Trời. Một mặt, có một phương diện bao gồm sáu điều: giá đèn, vầng đá, Đức Giê-hô-va, Chiên con, ngai của Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời. Mặt khác, có một phương diện khác bao gồm ba điều: bảy ngọn đèn, bảy mắt và bảy Linh. Giá đèn chỉ về sự chiếu sáng, còn vầng đá chỉ về sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Jesus, tức Cứu Chúa của chúng ta, là Đức Giê-hô-va, và Đấng Cứu Chuộc là Chiên con. Ngai của Đức Chúa Trời biểu thị sự cai trị của Đức Chúa Trời, sự quản trị của Đức Chúa Trời.

BẢY NGỌN ĐÈN THI HÀNH SỰ QUẢN TRỊ CỦA
ĐC CHÚA TRỜI
Các ngọn đèn là để soi sáng, dò xét, phơi bày, phán xét và đốt cháy. Tất cả những điều ấy là đ thi hành sự quản trị của Đức Chúa Trời. Ngày nay, Đức Chúa Tri đang thi hành sự cai trị của Ngài bằng cách soi sáng, dò xét, phơi bày, phán xét và đốt cháy. Bất cứ điều gì không tương xứng với bản chất của Đức Chúa Trời đều sẽ được lửa ca Ngài thiêu đốt. Dù chúng ta đã được cứu và được biến đổi ít nhiều, nhưng công trình của chúng ta sẽ bị thiêu hủy nếu đó là gỗ, cỏ khô và rơm rạ, chứ không phải là vàng, bạc và đá quý (1 Cô, 3:12-15). Bất cứ công tác thuộc xác thịt nào, tức công tác được thực hiện trong danh Chúa nhưng thật sự không liên hệ đến Ngài, cũng sẽ bị thiêu hủy. Điều gì không ra từ Đức Chúa Tri hay phù hợp với Đức Chúa Tri, dù nó được gọi là Hội thánh, công tác Cơ Đốc hay thậm chí việc rao giảng phúc âm, đều sẽ bị Đức Chúa Trời kể là gỗ, cỏ khô và rơm rạ, và sẽ bị thiêu hủy bằng lửa. Sự đốt cháy này chính là việc thi hành sự quản trị của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh khải thị rằng Đức Chúa Trời là Đấng hay thiêu đốt (Phục. 4:24; Hê. 12:29). Mọi sự ở ngoài Ngài hay không tương xứng với bản chất của Ngài đều sẽ bị thiêu hủy.
Dù bảy ngọn đèn soi sáng, dò xét, phơi bày, phán xét và đốt cháy sẽ thiêu hủy tất cả những gì không tương xứng với Đức Chúa Trời, nhưng bảy ngọn đèn thì tinh luyện những điều thực sự phù hợp với bản chất của Ngài. Những điều ấy thay vì bị thiêu hủy thì sẽ đưực tinh luyện. Rác rưởi sẽ vào hồ lửa, nhưng vàng được tinh luyện thì sẽ vào Giê-ru-sa-lem Mới.
Chúng ta có thể giấu nhau nhiêu điều, nhưng khi bảy ngọn đèn chiếu trên chúng ta thì chúng ta sẽ hoàn toàn trần trụi và bị phơi bày. Khi ấy, chúng ta không còn có thể ẩn giấu hay che đậy được nữa. Tất cả những gì chúng ta là, thực hiện, nói và suy nghĩ đều được phơi bày, phán xét và thiêu đốt. Nếu lời nói của anh em tương xứng với bản chất của Đức Chúa Tri thì đó sẽ là vàng được tinh luyện. Bằng không, đó sẽ là rác rưởi. Đây là kinh nghiệm về bảy ngọn đèn.

BẢY MẮT ĐỂ TRUYỀN DẪN VÀ TRUYỀN ĐẠT
Bảy ngọn đèn đồng thời là bảy mắt của Chiên con và vầng đá. Đèn là để soi sáng và đốt cháy; mắt thì vừa để canh chừng và quan sát vừa để truyền dẫn và truyền đạt. Bảy mắt truyền dẫn tất cả những gì Chiên con-Đá “là” vào trong bản thể chúng ta để chúng ta có thể trở nên giống như Ngài. 1 Phi-e-rơ 2:4 và 5 chép: “Hãy đến cùng Ngài là hòn đá sống, thật bị người ta loại ra, song đối với Đức Chúa Tri thì được lựa chọn và quý trọng; anh em cũng như đá sống được xây nên nhà thuộc lịnh.” Phương cách để trở nên những viên đá sống là đến vi Ngài và được Ngài nhìn thấy. Khi Chúa soi sáng và phán xét chúng ta, Ngài nhìn chúng ta, và bảy mắt của Ngài truyền dẫn chính Ngài vào trong chúng ta. Bằng cách ấy, chúng ta được biến đổi.
Nếu chưa được cứu mà bảy mắt của Chúa soi sáng chúng ta như vậy thì sẽ là một kinh nghiệm khủng khiếp. Nhưng là những người đã được cứu mà được soi sáng như vậy thi thật tuyệt diệu. Tuy nhiên, nếu công tác và đời sống của chúng ta thuộc xác thịt, không ở trong linh, nhưng theo bản ngã thì khi được bảy ngọn đèn soi sáng sẽ gây ra kinh hãi, vì đi sống và công tác của chúng ta sẽ bị lửa phơi bày và thiêu hủy. Nhưng nếu chúng ta sống trong linh và theo bản chất của Đức Chúa Trời thì bảy ngọn đèn càng soi sáng chúng ta và Chúa càng nhìn chúng ta thì chúng ta sẽ cảng được truyền dẫn và truyền đạt bằng tất cả những gì Ngài là. Điều này được chứng thực bởi kinh nghiệm của chúng ta.


BẢY LINH ĐỂ TRUYỀN SỰ SỐNG
Khi bảy mắt nhìn chúng ta, truyền dẫn và truyền đạt vào chúng ta tất cả những gì Chúa là thì ngay lập tức bảy mắt trở thành bảy Linh truyền sự sống vào trong chúng ta. Khi mắt nhìn chúng ta thì bảy Linh truyền sự sống vào trong trọn bản thể chúng ta. Vì vậy, ngọn đèn là đ soi sáng và phán xét, mắt để truyền dẫn và truyền đạt, còn Linh để truyền sự sống hầu chúng ta có thể được biến đổi theo hình ảnh của Ngài. Càng kinh nghiệm điều này, chúng ta càng được xây dựng với nhau. Do đó, là sách đề cập đến sự xây dựng của Đức Chúa Trời một cách triệt để, Khải Thị bao gồm hai chương này để cho thấy rằng toà nhà của Đức Chúa Trời được hoàn thành bởi bảy ngọn đèn, bảy mắt và bảy Linh. Tất cả chúng ta đều cần ở dưới sự soi sáng của bảy ngọn đèn, trong tầm nhìn của bảy mắt, và ở dưới sự truyền sự sống của bảy Linh. Trong nhng ngày này, nhiều người chúng ta đang ở dưới bay ngọn đèn, bảy mắt và bảy Linh. Ngợi khen Chúa về sự kiện này! Tôi có thể làm chứng rằng hằng ngày tôi được phơi bày. Đây không phải là kinh nghiệm của anh em sao? Nhưng chúng ta cũng đang được truyền dẫn. Tôi có thể làm chứng rằng hằng ngày có điều gì đó từ Chúa được truyền vào trong tôi. Kết quả của tiến trình này là có thêm sự lớn lên trong sự sống. Đừng nghĩ rằng chỉ những người trẻ mới đang lớn lên trong sự sống. Tôi tuy là người lớn tuổi, nhưng vẫn đang lớn lên vì hằng ngày tôi nhận được thêm sự sống qua công tác truyền-sự-sống của bảy Linh.
BẢY NGỌN ĐÈN TRỞ NÊN DÒNG SÔNG SỰ SỐNG
Cuối cùng, bảy ngọn đèn trước ngai trở nên dòng sông sự sống tuôn chảy ra từ ngai. Trong chương 4, chúng ta thấy có bảy ngọn đèn cháy trước ngai Đức Chúa Trời, và trong chương 22, chúng ta thấy có sông nước sự sống ra từ ngai của Đức Chúa Tri. Vì vậy, bảy ngọn đèn tr nên một dòng sông. Theo kinh nghiệm của chúng ta, bảy Linh của Đức Chúa Trời trước hết là bảy ngọn đèn đốt cháy. Sau khi chúng ta được bảy ngọn đèn đốt cháy thì bảy Linh trở nên một dòng chảy. Trong chương 4, chúng ta chưa có Giê-ru-sa-lem Mới, vì với chỉ bảy ngọn đèn thì không có được toà nhà. Tuy nhiên, khi nhìn thấy dòng sông ra từ ngai để thay thế bảy ngọn đèn thì chúng ta biết đã có toà nhà. Hôm qua, có lẽ anh em đã ở dưới sự soi sáng và đốt cháy của bảy ngọn đèn. Nhưng sáng nay, anh em ở trong dòng chảy nước sự sống. Ch với các ngọn đèn thì không có được toà nhà; nhưng với dòng chảy thì có được Giê-ru-sa-lem Mới. Khi ở trong dòng chảy, chúng ta là một phần trong toà nhà của Đức Chúa Trời.
Theo sách Khải Thị, bảy Linh của Đức Chúa Trời trước hết là các ngọn đèn đốt chảy trước ngai quản trị của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, trong toà nhà của Đức Chúa Trời, bảy Linh ấy của Đức Chúa Trời trở nên sông nước sự sống ra từ ngai. Bây giờ, ngai này không những là ngai quản trị mà còn là ngai cung ứng. Bằng cách này, chúng ta có được toà nhà. Càng được soi sáng và đốt cháy, chúng ta càng ở trong dòng chảy sự sống, và càng ở trong dòng chảy sự sống, chúng ta càng được xây dựng. Đây là phương cách để kinh nghiệm toà nhà. Ngợi khen Chúa!