SỰ LAN RỘNG TẠI TIỂU Á VÀ ÂU CHÂU
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHAO-LÔ
(14)
Kinh Thánh: Công. 18:1-22
Trong Công Vụ chương 18, Phao-lô đi đến Cô-rin-tô là nơi ông gặp A-qui-la và Bê-rít-sin (cc. 1-4), cũng là nơi ông rao giảng cho người Do-thái và gặp phải sự chống đối của họ (cc. 5-17). Trong 18:18-21a, Phao-lô đến Ê-phê-sô, và trong 18:21b-22, ông trở về An-ti-ốt, như vậy chấm dứt cuộc hành trình chức vụ lần thứ hai.
ĐẾN CÔ-RIN-TÔ
Gặp A-qui-la Và Bê-rít-sin
Công Vụ 18:1-2 chép: “Sau việc đó, Phao-lô lìa A-thên đến Cô-rin-tô, gặp một người Do-thái tên là A-qui-la, sanh tại Bon-tu, mới cùng vợ là Bê-rít-sin từ Ý-đại-lợi đến, bởi vì Cơ-lau-đe đã truyền cho mọi người Do-thái phải lìa khỏi La-mã”. Cơ-lau-đe là Sê-sa của Đế Quốc La-mã. Ở đây, điều vua làm đã được Chúa dùng cho chức vụ của Chúa để xây dựng Hội Thánh Ngài, giống như điều Sê-sa Au-gút-tơ làm đã được Chúa dùng để ứng nghiệm lời tiên tri về nơi Đấng Christ sinh ra (Lu. 2:1-7).
Câu 3 chép: “Và vì đồng nghệ nên trọ lại với họ, và cùng làm việc, vì họ vốn làm nghề may trại”. Điều này cho thấy đang khi Phao-lô thực hiện chức vụ của Chúa, ông vẫn có một nghề. Ông nói về điều này trong lCô-rin-tô 4:12: “Chúng tôi... chịu lao khổ, dùng chính tay mình làm việc”. Hơn nữa, trong cả lTê-sa-lô-ni-ca 2:9 lẫn 2Tê-sa-lô-ni-ca 3:8, Phao-lô nói ông lao khổ ngày đêm để không làm gánh nặng cho các thánh đồ.
Điều Phao-lô làm khác với nhiều người làm công tác Cơ-đốc ngày nay. Thường thường khi trở nên mục sư hay giáo sĩ, một người không còn làm việc khác nữa. Nhưng trong khi cung ứng Lời, Phao-lô cũng dùng tay mình làm việc để kiếm sống. Không những ông làm như vậy để cung cấp cho chính mình mà cũng để cung cấp cho các đồng công của ông nữa. Ông nói về điều này trong Công Vụ 20:34-35: “Chính anh em biết rằng hai bàn tay này đã tự cung cấp sự cần dùng của tôi và của đồng bạn tôi. Tôi từng treo gương cho anh em thể nào anh em đáng phải chịu lao khổ, để giúp đỡ kẻ yếu đuối, và nhớ lại lời chính Chúa Jesus đã phán rằng: Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh”. Một lần nữa, Phao-lô đã làm gương tốt.
Theo phân đoạn như lCô-rin-tô 9:3-15, các Hội Thánh và các thánh đồ đã không trung tín trong việc chăm sóc Phao-lô là tôi tớ của Chúa. Vì họ không cung cấp đầy đủ cho ông, nên bắt buộc ông phải làm việc. Một số người Cô-rin-tô buộc tội Phao-lô tìm cách trục lợi nơi họ. Nhưng Phao-lô bày tỏ ông thà chết còn hơn là lấy bất cứ điều gì của người Cô-rin-tô (1Cô. 9:15).
Những người hầu việc Chúa trọn thì giờ không nên xem công tác mình làm cho Chúa là nghề nghiệp. Nếu cần, một số người vẫn phải làm việc để kiếm sống cho chính mình. Chúng ta làm điều này hay không tùy thuộc vào việc gánh nặng chiếm hữu chúng ta đến mức độ nào. Nếu gánh nặng chiếm hữu anh em hoàn toàn và hoàn cảnh cung ứng nhu cầu cuộc sống cho anh em, thì chắc chắn anh em nên dành tất cả thì giờ của mình cho công việc Chúa. Nếu không, anh em vẫn nên làm việc để tự cung cấp cho mình và không những cho chính mình mà cũng cho các đồng công, đặc biệt là những người trẻ tuổi hơn.
Nếu Phao-lô không nhận được sự cung cấp tài chính đúng mức, làm sao các đồng công trẻ tuổi của ông nhận được? Vì cung cấp cho mình và cho người khác nên Phao-lô bắt buộc phải làm nghề may trại. Đó là gương mẫu rất tốt cho chúng ta ngày nay.
Về việc cung cấp tài chính, tình trạng của Phao-lô và các đồng công của ông trong Tân Ước khác với tình trạng của các thầy tế lễ và người Lê-vi trong Cựu Ước. Theo luật Lê-vi, các thầy tế lễ và người Lê-vi phải sống bằng những của lễ dâng hiến từ dân Đức Chúa Trời. Nhưng trong Tân Ước, luật lệ ấy đã chấm dứt.
Theo Lu-ca 8:1-3, một nhóm chị em đã lấy của cải mình cung ứng cho Chúa Jesus và 12 môn đồ. Mười hai môn đồ theo Chúa Jesus trọn thì giờ, và tất cả đều cần được cung cấp tài chính. Một số phụ nữ yêu mến Chúa và có của cải đã cung cấp cho Chúa và những người theo Ngài, đáp ứng nhu cầu của họ.
Trong những năm đầu của Hội Thánh tại Thượng Hải, sự cung cấp tài chánh chủ yếu đến từ các chị em. Nhiều chị em là y tá tại các bệnh viện hàng đầu, và những chị em ấy cung cấp cho Hội Thánh và các đồng công tại Thượng Hải. Tôi cũng quan sát thấy điều này ở những nơi khác.
Theo một ý nghĩa rất thật, các chị yêu Chúa nhiều hơn các anh. Giữa vòng 12 môn đồ có một “Giu-đa”, nhưng không có “Giu-đa” giữa vòng các chị. Giu-đa không biết cách yêu Chúa nhưng chắc chắn ông biết cách đếm tiền. Những người quan tâm đến tiền bạc như vậy sẽ không bao giờ cung cấp cho người khác. Càng đếm tiền, họ càng yêu tiền và muốn giữ tiền cho chính mình.
Do quyền tể trị của Đức Chúa Trời, một số phụ nữ trong Kinh Thánh đã lập gia đình với những người giàu có. Hãy xem trường hợp của Ê-xơ-tê là người đã kết hôn với một vị vua Ngoại Bang. Bằng cách ảnh hưởng trên chồng, bà đã cung cấp cho cả dân Do-thái.
Giữa vòng các phụ nữ trong Lu-ca 8:1-3 là “Gian-nơ, vợ Chu-xa, là quản gia của Hê-rốt” (c. 3). Mặc dầu giới chính trị La-mã bắt bớ Chúa Jesus, nhưng vợ của một viên chức La-mã đã dùng tiền của chồng để cung cấp cho Ngài. Tôi được biết những trường hợp các chị dùng tiền của chồng cung cấp cho công việc Chúa.
Điểm chúng tôi muốn nhấn mạnh trong Công Vụ 18:3 là những người có gánh nặng hầu việc Chúa trọn thì giờ nên thực hiện gánh nặng ấy nếu hoàn cảnh,và tình trạng tài chính cho phép. Nhưng nếu hoàn cảnh không cho phép một người hầu việc Chúa trọn thì giờ, anh không nên buông bỏ gánh nặng. Trái lại, anh nên thực hiện gánh nặng mà đồng thời cũng phải làm việc siêng năng để đáp ứng nhu cầu của mình, như Phao-lô đã làm trong Sách Công Vụ.
Biện Luận Trong Nhà Hội Mỗi Ngày Sa-bát
Công Vụ 18:4 nói rằng “Mỗi ngày Sa-bát, Phao-lô biện luận trong nhà hội, thuyết phục người Do-thái và người Hi-lạp”. Dĩ nhiên, Phao-lô đi đến những buổi nhóm tại các nhà hội Do-thái với mục đích nắm lấy cơ hội để rao giảng Lời Đức Chúa Trời. Ông không đến đó để giữ ngày Sa-bát mà để rao giảng Phúc Âm, thuyết phục cả người Do-thái lẫn người Hi-lạp. Việc đề cập đến người Hi-lạp trong 18:4 cho thấy một số người Hi-lạp cũng đến dự tại các nhà hội Do-thái để nghe Lời Đức Chúa Trời.
Rao Giảng Cho Người Do-thái
Và Đương Đầu Với Sự Chống Đối Của Họ
Trong 18:5-17, Phao-lô rao giảng cho người Do-thái và đương đầu với sự chống đối của họ. Câu 5 chép: “Khi Si-la và Ti-mô-thê từ Ma-xê-đô-ni đến, thì Phao-lô đương bận lòng giảng đạo và làm chứng rõ cho người Do-thái rằng Jesus là Đấng Christ”. Cụm từ Hi-lạp dịch là “đương bận lòng” cũng có thể dịch là “bị thúc ép bởi” hay “được thúc giục bởi”.
Sau khi Si-la và Ti-mô-thê từ Ma-xê-đô-ni đến với một số thông tin về Hội Thánh tại Tê-sa-lô-ni-ca (lTê 3:6), vào thời điểm ấy tại Cô-rin-tô, Phao-lô viết bức thư đầu tiên cho Hội Thánh tại đó (lTê 1:1). Từ Cô-rin-tô, Phao-lô viết bức thư yêu thương cho những thánh đồ yêu dấu tại Tê-sa-lô-ni-ca để khích lệ họ.
Tại Cô-rin-tô, Phao-lô làm chứng cho người Do-thái rằng Jesus là Đấng Christ. “Nhưng chúng chống cự và nhạo báng, nên Phao-lô giũ áo mình mà nói rằng: Huyết các ông hẳn đổ lại trên đầu các ông! Còn tôi thì vô can; từ nay tôi đi đến cùng dân Ngoại” (c. 6). Tình trạng của người Do-thái tại Cô-rin-tô giống như người Do-thái tại An-ti-ốt ở Bi-si-đi, họ ruồng bỏ Lời của Đức Chúa Trời và tự xét mình không xứng đáng được sự sống đời đời (13:46). Trong tình huống ấy, Phao-lô cũng tuyên bố: “Nên nầy, chúng tôi xoay qua dân Ngoại”.
Công Vụ 18:7-8 tiếp: “Ông bèn lìa khỏi đó và vào nhà một người tên là Tít Giút-tu, là kẻ kính thờ Đức Chúa Trời; nhà người sát nhà hội. Cơ-rít-bu, chủ nhà hội, với cả nhà người đều tin Chúa; lại có nhiều người Cô-rin-tô nghe rồi thì tin và chịu báp-têm”. Cũng như trong Công Vụ 16:31, từ “cả nhà” trong 18:8 nói lên rằng gia đình của tín đồ là đơn vị trọn vẹn cho sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, cũng như gia đình Nô-ê (Sáng. 7:1), các gia đình ăn Lễ Vượt Qua (Xuất. 12:3-4), gia đình kỹ nữ Ra-háp (Giô. 2:18-19), gia đình Xa-chê (Lu. 19:9), gia đình Cọt-nây (Công. 11:14), và gia đình Ly-đi (16:15).
Theo 18:9-10, “Ban đêm Chúa phán cùng Phao-lô trong dị tượng rằng: Đừng sợ, hãy nói, chớ làm thinh; vì Ta ở cùng ngươi, chẳng ai xơm đến làm hại ngươi đâu; bởi Ta có nhiều người trong thành nầy”. Cũng như trong 16:9-10, khải tượng Chúa phán với Phao-lô trong ban đêm không phải là một giấc mơ, cũng không phải sự ngất trí. Trong một dị tượng như vậy, những đối tượng rõ ràng được mắt người nhìn thấy.
Công Vụ 18:11 cho biết Phao-lô “ở lại đó một năm sáu tháng, dạy Lời Đức Chúa Trời cho họ”. Như chúng ta sẽ thấy, Phao-lô ở lại Ê-phê-sô ba năm. Điều này ngụ ý Hội Thánh tại Ê-phê-sô là Hội Thánh quan trọng tai Tiểu Á. Tương tự như vậy, sư kiện lị Phao-lô ở lại tại Cô-rin-tô một năm rưỡi cho thấy Hội Thánh tại Cô-rin-tô là Hội Thánh quan trọng tại A-chai. Chắc chắn trong thời gian Phao-lô ở lại Cô-rin-tô, ông đã công tác rất nhiều.
Khi đọc Sách Công Vụ, chúng ta thấy rằng sự kháng cự, chống đối, và công kích từ phía người Do-thái rất mạnh. Chúng ta được biết người Do-thái muốn giết Phao-lô (9:23; 23:12-15, 21; 25:3). Bất cứ nơi nào Phao-lô đến, người Do-thái đều kháng cự và chống đối ông. Tại Tê-sa-lô-ni-ca, họ “làm náo loạn cả thành” (17:5). về sự chông đối của người Do-thái tại Cô-rin-tô đối với Phao-lô, 18:12-13 chép: “Lúc Ga-li-ôn làm tổng đốc A-chai, người Do-thái đồng lòng hiệp ý nổi lên nghịch cùng Phao-lô và kéo người đến tòa án, mà nói rằng: Người nầy dỗ dành dân chúng kính thờ Đức Chúa Trời cách trái luật”. Theo từ liệu ngày nay, tổng đốc trong câu 12 là thông đốc. Người Do-thái đem Phao-lô đến Ga-li-ôn và buộc tội ông dạy dỗ người ta thờ phượng Đức Chúa Trời theo cách khác, chứ không theo luật Môi-se.
Khi Phao-lô sắp nói, “Ga-li-ôn nói cùng người Do-thái rằng: Ở người Do-thái, nếu quả vì nỗi bất công, hoặc điều gian trá gì, thì theo lẽ phải ta nên nhịn chịu nghe các ngươi; song nếu là vấn đề quan hệ về lời lẽ, danh hiệu, và Kinh Luật riêng của các ngươi, thì hãy tự xử lấy, ta chẳng muốn xét đoán những việc ấy đâu. Người bèn đuổi chúng ra khỏi tòa án” (cc. 14-16). Ở đây dường như Ga-li-ôn nói: “Nếu họ vi phạm điều gì, tôi sẽ phán xét vụ này. Nhưng tôi không quan tâm đến những sự tranh luận về danh hiệu, thuật ngữ và Kinh Luật của các ông. Tôi không có thì giờ cho những chuyện đó. Các anh phải tự lo lấy”.
Thái độ của Ga-li-ôn một mặt giúp ích cho Phao-lô, nhưng mặt khác đặt Phao-lô vào một tình huống nguy hiểm. Sau khi Ga-li-ôn bày tỏ thái độ rõ ràng với người Do-thái, họ trở nên dạn dĩ: “Chúng bắt Sốt-then, chủ nhà hội, đánh đòn trước tòa án, nhưng Ga-li-ôn chẳng kể đến việc đó” (c. 17). Qua đó, chúng ta thấy tình hình có thể trở nên rất đe đọa cho Phao-lô.
Sốt-then trong 18:17 có lẽ không phải là Sốt-then trong 1Cô- rin-tô 1:1, vì Thư Tín này được viết tại Ê-phê-sô (1Cô. 16:8) không bao lâu sau khi vị sứ đồ lìa khỏi Cô-rin-tô, là nơi Sốt-then khác làm chủ nhà hội khi Phao-lô bị bắt bớ tại đó. Sốt-then trong lCô-rin-tô 1:1 là anh em trong Chúa, chắc hẳn cùng liên kết với Phao-lô trong chức vụ lưu động của ông.
ĐẾN Ê-PHÊ-SÔ
Công Vụ 18:18 chép: “Phao-lô còn ở lại đó nhiều ngày nữa, rồi từ biệt anh em, đáp thuyền qua Sy-ri, có Bê-rít-sin và A-qui-la cùng đi. Vì có lời hứa nguyện, nên ông cắt tóc tại Sen-cơ-rê”. Đó là lời nguyện cá nhân mà người Do-thái thực hiện ở bất cứ nơi nào để cảm tạ, cùng với cắt tóc. Điều này khác với lời hứa nguyện Na-xi-rê, là lời hứa nguyện phải được thực hiện tại Giê-ru-sa-lem bằng cách cạo đầu (21:24; Dân. 6:1-5, 18; so sánh với 1Cô. 11:6 là câu bày tỏ sự khác biệt giữa việc cắt tóc với việc cạo đầu). Phao-lô là người Do-thái giữ lời hứa nguyện, nhưng ông không muốn và đã không áp đặt điều dó trên dân Ngoại.
Theo nguyên tắc của những gì ông dạy dỗ về gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, Phao-lô lẽ ra phải từ bỏ mọi thực hành của người Do-thái thuộc về thời kỳ phân phát Cựu Ước. Tuy nhiên, ông vẫn còn hứa nguyện riêng, và dường như Đức Chúa Trời phải dung chịu điều ấy, có lẽ vì đó là lời hứa nguyện riêng được hoàn thành tại một nơi không phải là Giê-ru-sa-lem nên không ảnh hưởng nhiều đến các tín đồ.
Một số lời giải nghĩa Sách Công Vụ đã tìm cách giải thích vì sao Phao-lô có lời hứa nguyện được đề cập đến trong Công Vụ 18:18. Trong thời gian Phao-lô hứa nguyện, ông để tóc dài. Khi hoàn tất sự thề nguyện ấy, ông cắt tóc đi. Theo 18:18, lời thề nguyện của Phao-lô được hoàn tất tại Sen-cơ-rê, cùng với việc cắt tóc. Một số nhà giải kinh nói rằng ông thề nguyện điều đó để cảm tạ Chúa đã giữ gìn mạng sống ông. Là người, có lẽ Phao-lô sợ mất mạng trong tay người Do-thái. Ông thường xuyên rao giảng và cung ứng. Đồng thời, mạng sống ông luôn luôn bị đe dọa. Một mặt, Phao-lô vui lòng bỏ mạng sống vì Chúa. Mặt khác, ông vẫn là con người và sợ hãi. Vì vậy, theo một số nhà giải kinh, Phao-lô có lời thề nguyện để cảm tạ.
Hiểu như vậy yề lời thề nguyện của Phao-lô trong 18:18 có lẽ là đúng. Khi một người Do-thái có một điều gì đó để cảm tạ Chúa, người ấy có thể thề nguyện để cảm tạ. Theo văn mạch, Phao-lô phải cảm tạ Chúa vì đã bảo vệ ông và giữ mạng sống ông, Khắp Tiểu Á, Ma-xê-đô-ni, và A-chai, người Do-thái chống đối và thậm chí tìm cách giết ông. Nhưng Chúa bảo vệ và gìn giữ ông luôn luôn. Chắc hẳn Phao-lô cảm tạ Chúa về điều đó.
Trong một dị tượng ban đêm, Chúa đã phán với ông rằng: “Đừng sợ”. Lời này cho thấy trong Phao-lô có nỗi sợ. Vì vậy, Chúa đến với ông cách khác thường vào ban đêm. Có lẽ một số người nói: “Phao-lô không có Chúa bên trong sao? Ông không có Linh thể yếu và Linh gia tể sao?” Dĩ nhiên Phao-lô có Chúa ở bên, và ông cũng có Linh thể yếu và Linh gia tể. Nhưng ông vẫn cần được củng cố và làm cho mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu cầu này, Chúa đến với Phao-lô trong một dị tượng, Ngài nói: “Đừng sợ... Chính Ta ở với con...” (18:9-10).
Có lẽ ông có lời hứa nguyện vì biết ơn Chúa đã bảo vệ và gin giữ mình. Có lẽ đó là lý do khi đang trên đường từ A-chai đến Sy-ri, ông đã dừng lại tại Sen-cơ-rê để hoàn thành lời hứa nguyện.
Sau khi Chúa phán với Phao-lô trong dị tượng, ông ở lại Cô-rin-tô một năm rưỡi, dạy dỗ Lời Đức Chúa Trời. Chắc chắn ông đã hoàn thành sứ mạng ở thành phố ấy và cuối cùng một Hội Thánh có tầm cỡ đã được dấy lên và được thiết lập tại đó.
Trên đường đến Sy-ri, Phao-lô cũng dừng lại tại Ê-phê-sô. Cũng như tại các thành phố khác, ông “vào nhà hội, biện luận với người Do-thái” (c. 19). Họ mời ông ở lại, nhưng ông không đồng ý. Thay vào đó, ông từ giã và nói: “Ví bằng Đức Chúa Trời khứng, thì tôi còn sẽ trở lại cùng các ông nữa” (c. 21).
TRỞ VỀ AN-TI-ỐT,
CHẤM DỨT CUỘC HÀNH TRÌNH THỨ HAI
Phao-lô lìa khỏi Ê-phê-sô bằng đường biển (c. 21b). “Khi cặp bến Sê-sa-rê rồi, thì lên chào thăm Hội Thánh, đoạn xuống An-ti-ốt”. Câu này cho thấy Phao-lô đến Giê-ru-sa-lem (so sánh với 21:15) và xuống An-ti-ốt. Việc ông trở lại An-ti-ốt đã chấm dứt cuộc hành trình chức vụ lần thứ hai của ông bắt đầu trong 15:40.
Có lẽ chúng ta thắc mắc tại sao Phao-lô không đến thẳng An-ti-ốt từ Sê-sa-rê thay vì trước hết ông lên Giê-ru-sa-lem. Ông đã xuống Sê-sa-rê và rồi lại lên Giê-ru-sa-lem và chào thăm Hội Thánh tại đó? Tại sao Phao-lô đi lên Giê-ru-sa-lem và chào thăm Hội Thánh tại đó? ông làm như vậy vì vấn đề đã được giải quyết trong chương 15. Sau khi giải quyết nan đề ấy, Phao-lô thực hiện cuộc hành trình chức vụ lần thứ hai. Bây giờ vào cuối cuộc hành trình, ông đến thăm Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem.
Lu-ca không cho biết chi tiết về chuyến viếng thăm ấy của Phao-lô đến Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem. Nhưng nếu đào sâu trong Lời, chúng ta sẽ nhận thấy rằng khi thực hiện chuyến thăm viếng ấy, Phao-lô tìm cách giữ gìn sự hiệp một của Thân Thể và duy trì mối quan hệ tốt giữa ông với tất cả các thánh đồ ở Giê-ru-sa-lem, đặc biệt là Phi-e-rơ và Gia-cơ.
Phao-lô có thể đi thẳng đến An-ti-ốt. Bề ngoài dường như không có lý do nào để ông phải đến Giê-ru-sa-lem. Nhưng từ Sê-sa-rê ông đi về phía Nam để thăm viếng Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem. Rồi từ Giê-ru-sa-lem, ông thực hiện cuộc hành trình dài đến An-ti-ốt. Trong 18:22, Lu-ca thậm chí không đề cập đích danh Giê-ru-sa-lem. Có lẽ Lu-ca nghĩ rằng mọi người đều hiểu các từ ngữ “đi lên” ngụ ý điều gì, một người không đi lên đâu cả ngoại trừ lên Giê-ru-sa-lem.
Chúng ta cần được ấn tượng rằng Phao-lô lên Giê-ru-sa-lem trong 18:22 vì ông tìm cách giữ sự hiệp một của Thân Thể cách vui vẻ, tốt đẹp. Ông nhiệt thành làm mọi điều có thể làm được trong phạm vi của mình để duy trì sự hiệp một của Thân Thể và mối quan hệ tốt với các thánh đồ tại Giê-ru-sa-lem. Ông biết mình là nhân tố gây cho nhiều tín đồ Do-thái nổi dậy nói nghịch lại điều ông thực hành, ông là nhân tố gây nên tình trạng bất ổn. Nếu không có một người như Phao-lô rao giảng Phúc Âm cho dân Ngoại thì đại đa đố tín đồ sẽ là người Do-thái và sẽ không có nan đề gì về cắt bì. Vì Phao-lô là nhân tố gây nên tình hình bất ổn nên ông làm hết sức mình để gìn giữ sự hiệp một với các thánh đồ. Ông đặc biệt tìm cách có được mối quan hệ tốt với những thánh đồ tại Giê-ru-sa-lem. Vì vậy, không ngại hành trình xa xôi, gian khó, ông lên Giê-ru-sa-lem thăm viếng Hội Thánh. Sau đó, ông mới trở về An-ti-ốt, rồi chấm dứt cuộc hành trình thứ hai. Điều này đem lại nhiều ánh sáng cho chúng ta. Chúng ta cần học tập nơi Phao-lô, cố gắng giữ sự hiệp nhất của Thân Thể và gìn giữ mối quan hệ tốt giữa vòng các thánh đồ về
những gì chúng ta thực hành trong khi thực hiện chức vụ của Chúa.