Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 50




BẢY BÁT
(2)
Trước khi chúng ta xem xét vấn đề bảy bát được đổ ra, tôi muốn nói thêm về việc Đức Chúa Trời ở trên ngai và Đức Chúa Trời ở trong đền thờ. Hầu hết Cơ Đốc nhân, kể cả nhiều người chúng ta trong sự khôi phục của Chúa, đều chỉ biết Đức Chúa Trời là Đấng trên ngai. Họ biết rất ít về Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời ở trong đền thờ. Biết Đức Chúa Trời là Đấng ở trên ngai thì có phần dễ, vì điều ấy phù hợp với quan niệm thiên nhiên của chúng ta. Tuy nhiên, muốn biết Đức Chúa Tri là Đức Chúa Trời trong đền thờ thì phải có một khải tượng thuộc trời.
Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Tri trước hết được khải thị là Đấng ở trên ngai. Trong suốt Cựu Uớc, dân của Đức Chúa Trời dần dần nhận thức Ngài là Đấng quyền năng ở trên ngai. Ngai của Đức Chúa Trời là vì sự cai trị của Ngài. Cuối cùng, khải thị trong Kinh Thánh dẫn chúng ta từ ngai quản trị của Đức Chúa Trời đến với đền thờ là sự biểu lộ Ngài. Trong Cựu Ước, chúng ta thấy Đức Chúa Tri ở trong đền thờ của Ngài. Trong Tân Ước, chúng ta cũng thấy Đức Chúa Trời ở trong nhà Ngài, đền thờ Ngài, tức Hội thánh. Cuối cùng, trong phần kết thúc của Kinh Thánh, tức trong sách Khải Thị, ngai và đền thờ được kết hiệp với nhau (16:17). Trong Khải Thị, chúng ta thấy Đức Chúa Tri trên ngai trong Giê-ru-sa-lem Mới (22:1).

Ngày nay, hầu hết Cơ Đốc nhân chỉ biết Đức Chúa Trời là Đấng trên ngai. Khi cu nguyện và ngợi khen, họ ý thức về Đức Chúa Trời là Đấng đang ngồi trên ngai của Ngài. Họ tin chắc rằng cho dù thế giới bị nước lụt, Đức Chúa Trời vẫn ở trên ngai. Dù chúng ta thường nghe những lời cầu nguyện hướng về Đức Chúa Trời trên ngai và dù chúng ta có những bài thánh ca về sự kiện Đức Chúa Trời đang ở trên ngai nhưng khó tìm thấy một bài thánh ca nào cho biết rằng Đức Chúa Trời không những ở trên ngai mà còn ở trong đền thờ. Không bao nhiêu Cơ Đốc nhân có khải tượng về Đức Chúa Trời là Đấng trong đền thờ.
Đức Chúa Trời trên ngai vì sự quản trị của Ngài nhưng ở trong đền thờ vì sự biểu lộ của Ngài. Mục đích đời đời của Đức Chúa Tri không phải là trên ngai mà là ở trong đền thờ. Vì ngai của Đức Chúa Trời đã được thiết lập đời đời, hiện hữu từ đời đời đến đời đời (Thi. 45:6) nên ngai không cần được xây dựng. Nhưng đền thờ của Đức Chúa Trời thì cần đến công tác xây dựng rất nhiều. Ước muốn của Đức Chúa Trời không chỉ là ở trên ngai. Từ quá khứ đời đời, Ngài đã trên ngai Đức Chúa Trời mong muốn một đền thờ, một sự biểu lộ. Dù mọi Cơ Đốc nhân đều biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng quyền năng trên ngai, nhưng không có nhiều Cơ Đốc nhân nhận thóc rằng ngày nay Đức Chúa Trời cần một đền thờ, tức một Hội thánh, một kiến ốc vì sự biểu lộ của Ngài. Do đó, suốt 14 năm tại đất nước này, chúng tôi đã gióng lên tiếng kèn về vấn đề này. Tuy nhiên, thậm chí giữa vòng chúng ta, khi ngợi khen, không bao nhiêu người đề cập đến sự kiện Đức Chúa Trời trong đền thờ của Ngài. Thay vào đó, họ ngợi khen Đức Chúa Trời là Đấng ở trên ngai. Anh em có bao giờ ngợi khen Đức Chúa Trời theo cách nhận ra ước muốn của Ngài là có một đền thờ chưa?
Xin lặp lại rằng toàn bộ Kinh Thánh trước hết khải thị Đức Chúa Tri là Đấng ở trên ngai. Kinh Thánh dần dần khải thị ước muốn của Đức Chúa Tri là có một đền thờ. Đền thờ chung cuộc và tổng kết sẽ là Giê-ru-sa-lem Mới. Như chúng tôi đã chỉ ra, Giê-ru-sa-lem Mới không những sẽ là đền thờ của Đức Chúa Trời mà còn sẽ là Nơi Chí Thánh. Trong Giê-ru-sa-lem Mới, Đức Chúa Trời sẽ là Chiên con ở trên ngai cho đến đời đời. Ngài sẽ là Đức Chúa Tri ở trên ngai trong đền thờ của Ngài, có quyền cai trị cùng với sự biểu lộ trọn vẹn cho đến đời đời. Mọi sự Đức Chúa Trời làm ngày nay đều vì điều ấy. Đó là lí do tại sao chúng ta nói rằng chúng ta không chỉ vì sự cứu rỗi cá nhân mà còn vì sự xây dựng Hội thánh tập thể. Một lần nữa tôi nói rằng ý định của Đức Chúa Trời là có được đền thờ ấy. Ngai của Đức Chúa Trời vì đền thờ của Ngài; tức là sự quản trị của Ngài vì sự biểu lộ của Ngài. Cuối cùng, trong Giê-ru-sa-lem mới, sông nước sự sống từ ngai của Đức Chúa Trời sẽ tuôn chảy ra để cung ứng cho toàn thành phố. Vì vậy, Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là sự hoàn tất của việc Đức Chúa Trời tuôn chảy từ ngai.
III. BẢY BÁT ĐƯỢC TRÚT RA
A. Bát thứ nhất
Khải Thị 16:2 chép: “Vị thứ nhất đi trút bát mình xuống đất, thì trở nên ghẻ hờm ác độc khốn khổ trên những người có dấu hiệu của con thú và thờ lạy hình tượng nó.” Trong cơn thạnh nộ cuối cùng của Ngài, Đức Chúa Trời sẽ lấy ung nhọt đánh dấu trên da của những ngưi phản loạn vì họ mang dấu hiệu của con thú. Dấu hiệu ấy sẽ giống như khối u ác tính. Khi ấy, dường như Đức Chúa Trời muốn nói rằng: “Vì các ngươi mang dấu hiệu của kẻ thù Ta, tức con thú, nên Ta sẽ đặt một dấu hiệu trên các ngươi.” Tôi không tin rằng ung nhọt ấy sẽ đến trên những người Mĩ, nhưng chỉ đến trên những công dân của đế quốc La Mã dưới quyền Anti-christ, tức những người mang tên của Anti-chrỉst hay số của tên hắn.
B. Bát thứ hai
Câu 3 chép: “Vị thứ hai trút bát mình xuống biển, thì bin biến ra huyết như huyết người chết, mọi hồn sống ở trong biển đều chết hết.” Tôi không tin điều này bao gồm toàn thể biển cả. Có lẽ bát thứ hai sẽ chủ yếu ảnh hưởng đến Địa Trung Hải là biển nằm trong đế quốc của Anti-christ.
c. Bát thứ ba
Trong các câu từ 4 đến 7, chúng ta có bát thứ ba được trút ra. Câu 4 chép: “Vị thứ ba trút bát mình xuống các sông và các suối nước, thì nước bin ra huyết.” Câu 5 đề cập đến “thiên sứ cùa các dòng nước.” Trong sự quản trị của Đức Chúa Trời, một thiên sứ đã đưc chỉ định để kiểm soát các dòng nước. Thiên sứ ấy ngợi khen Đức Chúa Trời rằng: “Hỡi Đấng hiện có, đã có là Đấng Thánh, Ngài là công chính vì Ngài đã phán xét những điều này. Vì chúng đã làm đổ huyết của các thánh đồ và các tiên tri, nay Ngài đã cho chúng uống huyết, thật đáng lắm!” (cc. 5-6). Cả đây và trong 11:17 đều không chép: “Đấng còn đến” như trong 1:8 và 4:8. Điều này chứng tỏ rằng sự trở lại của Chúa phải xảy ra sau 4:8 và trước 11:17.
Không phải ai ở trên đất cũng đáng bị cho uống huyết, vì không phải mọi người đều đã làm đổ huyết của các thánh đồ. Nếu người Mĩ là những người làm đổ huyết của các thánh đồ thì họ đáng uống huyết. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng điều ấy sẽ không xảy ra tại nước Mĩ. Tôi tin rằng nơi mà các dòng nước biến thành huyết chủ yếu sẽ ở trong lãnh thổ của Anti-christ.
Trước khi tiếp tục, tôi cần xen đôi lời về phạm vi của đế quốc Anti-christ. Lu-ca 2:1 thật có ích trong vấn đề này. Câu ấy nói rằng lúc ấy Sê-sa Au-gút-tơ ra chiếu chỉ “thống kê dân số khắp thiên hạ.” “Khắp thiên hạ” chắc chắn không bao gồm Trung Quốc cổ đại, cũng khồng bao gồm nước Mĩ là nơi khi ấy đã có người da đỏ ở. Chúng ta phải hiểu Kinh Thánh theo bối cảnh và hoàn cảnh mà trong đó Kinh Thánh được viết. Theo bối cảnh, “khắp thiên hạ” trong Lu-ca 2:1 tượng trưng cho thế giới của đế quốc La Mã. Đừng cho điều đó có nghĩa là mọi nơi trên khắp đất. Những người cư trú trên đất bị trừng phạt bởi bảy bát chủ yếu sẽ là những người cư ngụ trong lãnh thổ của Anti-christ.
Câu 7 chép: “Tôi lại nghe bàn thờ nói rằng: Phải, lạy Chúa là Đức Chúa Trời, Đấng Toàn Năng, sự phán xét cùa Ngài đều đúng và công chính.” Đây là lời ngợi khen từ bàn thờ về sự phán xét của Đức Chúa Tri trên lãnh thổ của Anti-christ; sự phán xét ấy đúng về mặt bản chất và công chính về mặt nguyên tắc.
D.Bát thứ tư
Câu 8 và 9 chép: “Vị thứ tư trút bát mình trên mặt trời, mặt trời được phép lấỵ lửa làm sém người ta. Người ta bị lửa quá nóng làm sém, họ bèn lộng ngôn đến danh Đức Chúa Trời là Đấng có uy quyền trên các tai họa ấy, chớ chẳng ăn năn để tôn vinh Ngài.” Những người bị lửa quá nóng làm sém, lộng ngôn đến danh Đức Chúa Trời và không chịu ăn năn chắc hẳn chủ yếu là các công dân của đế quốc La Mã, tức những người theo Anti-christ bắt bớ dân của Đức Chúa Trời và nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời.
E.Bát thứ năm
Câu 10 và 11 chép: “Vị thứ năm trút bát mình trên ngôi con thú, nước của nó ra tối tăm, người ta cắn lưỡi vì đau đớn, và bởi sự đau đớn của ghẻ hờm mình, nên họ lộng ngôn đến Đức Chúa Trời trên trời, chớ chẳng ăn năn công việc mình.” Ở đây, chúng ta đọc thấy rằng bát thứ năm được trút trên ngai của con thú. Sự kiện ấy biểu thị rằng bảy bát là để phán xét con thú, vương quốc của hắn và lãnh thổ của hắn. Điều này có thể được so sánh với những tai họa Đức Chúa Trời giáng trên Pha-ra-ôn và Ai Cập qua Môi-se. Khi xứ Ai Cập trở nên tối tăm thì không phải toàn cầu đều tối tăm. Vương quốc của con thú trở nên tối tăm sẽ giống như Ai Cập trở nên tối tăm. Những người trong vương quốc của Anti-christ sẽ cắn lưỡi họ, lộng ngôn đến Đức Chúa Tri, và không chịu ăn năn.
F. Bát thứ sáu
Câu 12 chép tiếp: “Vị thứ sáu trút bát mình xuống sông cái Ơ-phơ-rát, nước sông liền cạn khô, để dọn đường cho các vua từ phía mặt trời mọc đến.” Tai họa từ bát thứ hai thì khốc liệt hon tiếng kèn thứ hai (8:8-9); tai họa từ bát thứ ba thì khốc liệt hơn tiếng kèn thứ ba (8:10-11); tai họa từ bát thứ tư thì khốc liệt hơn tiếng kèn thứ tư (8:12). Tai họa từ bát thứ năm, tức sự phán xét ngai và vương quốc của Anti-christ, liên quan đến tiếng kèn thứ năm, trong đó Anti-christ là vua của đàn châu chấu bị quỷ ám hành hại loài người (9:3-11); và tai họa từ bát thứ sáu liên quan đến tiếng kèn thứ sáu (9:14), vì cả bát thứ sáu lẫn tiếng kèn thứ sáu đều liên quan đến cùng một dòng sông là ơ-phơ-rát. Trong 9:14 và 15, chúng ta thấy rằng bốn thiên sứ bị trói tại dòng sông lớn là Ơ-phơ-rát sẽ được thả ra đề xúi giục các vua kéo quân đi, và trong 16:12, chúng ta đưực biết rằng khi bát thứ sáu được trút ra thì nước sông Ơ-phơ-rát sẽ khô cạn để các vua và quân đội của họ có thể vượt qua. Vì thế, tiếng kèn thứ sáu và bát thứ sáu liên quan với nhau.
G. Một khải tượng được xen vào giữa bát thứ sáu và bát thứ bảy
Các câu từ 13 đến 16 đề cập đến một khải tượng được xen vào giữa bát thứ sáu và bát thứ bảy. Khải tượng ấy liên hệ đến cuộc tập hp tại Hạt-ma-ghê-đôn.
I. Ba uế linh như ếch nhái ra từ miệng của con rồng, con thú và tiên tri gi
Câu 13 và 14 chép: “Tôi lại thấy có ba uế linh hình như ếch nhái ra từ miệng rồng, miệng thú và miệng tiên tri giả. Nó vốn là linh của các quỷ, làm dấu lạ, đi ra đến cùng các vua khắp thiên hạ, để nhóm họp họ cho cuộc chiến tranh trong ngày lớn của Đức Chúa Trời Toàn Năng.” Các uế linh ấy giống như ếch nhái. Là các linh, chúng phải trên cõi trời, nhưng là ếch nháy chúng chỉ có thể di chuyển trên đất. Khi ấy, Sa-tan và quyền lực hoạt động của hắn sẽ bị giới hạn ở trên đất. Hắn sẽ không còn quyền điều khiển trên không trung nữa. Cho nên, các linh theo hắn sẽ giống như ếch nhái.
Bằng cách làm phép lạ, linh của các quỷ sẽ tụ tập các vua trên thế giới lại để gây ra một cuộc chiến tranh. Câu 16 chép: “Chúng nhóm họp các vua lại một chỗ, theo tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Hạt-ma-ghê-đôn ” Vào cuối đại nạn, ba uế linh ra từ miệng của Sa-tan, Anti-christ và tiên tri gíả sẽ đi xúi giục các nhà cai trị trên khắp đất vầ tụ tập lực lượng của họ lại, gồm có 200 triệu kị binh như được đề cập trong 9:14-16, tại cuộc chiến ở Hạt-ma-ghê-đôn; đây sẽ là cuộc chiến tranh cuối cùng giữa nhân loại trước thiên hi niên. Trong cuộc chiến tranh ấy, Sa-tan có ý định tiêu diệt Israel (Xa. 14:12) và giao chiến với Đấng Christ cùng quân đội của Ngài. Để thực hiện việc ấy, hắn sẽ dùng toàn thể nhân loại phản loạn (17:12-14; 19:11-19), Đấng Christ và những người đắc thắng được chọn của Ngài sẽ đánh bại và tiêu diệt tất cả những kẻ ấy (19:20-21; Xa. 14:3, 12-15; 12:4, 9) và cứu quốc gia Israel (Xa. 12:3-8; 14:4-5; Giô-ên 3:14-17). Đây là đạp bàn ép rượu như được ghi lại trong 14:17-20, Ê-sai 63:1-6 và Giô-ên 3:9-14.
Các đoàn quân từ phương tây (đế quốc La Mã), phương bắc (Nga) và phương đông (“hưng mặt trời mọc”) sẽ tập hợp tại Hạt-ma-ghê-đôn. Ê-xê-chí-ên chương 38 và 39 chứng minh rằng nước Nga, được gọi là Gót và Ma-gót, sẽ có mặt tại đó. Khải Thị chương 9 cũng cho biết rằng 200 triệu kị binh từ phương đông sẽ có mặt tại đó. Dù các đoàn quân từ phương tây, phương bắc và phương đông sẽ tập họp tại Hạt-ma-ghê-đôn, nhưng không có dấu hiệu gì cho thấy người Mĩ sẽ có mặt tại đó. Trong sự tể trị của Ngai, Đức Chúa Trời đã sắp đặt Hoa Kì làm một trong vài quốc gia bênh vực Israel. Nếu không có sự tể trị của Đức Chúa Tri, làm sao Israel, một nước bị các quốc gia thù nghịch bao vây, có thể sống sót? Dù tất cả các thế lực trên thế giới sẽ chuẩn bị hủy phá quốc gia Israel nhỏ bé, nhưng Hoa Kì sẽ không được bao gồm trong đó. Một lần nữa, tôi xin anh em đừng hiểu Kinh Thánh theo cách thiên nhiên, nhưng phải hiểu Kinh Thánh trong sự soi sáng với sự hiểu biết sâu sắc về Lời và tình hình thế giới ngày nay.
2. Li cánh báo ca Chúa
Giữa bát thứ sáu và bát thứ bảy, Chúa cảnh báo về việc Ngài đến. Câu 15 chép: “Kìa, ta đến như kẻ trộm! Phước cho kẻ thức canh và giữ áo xống mình, kẻo e người đi loã lồ và người ta thấy sự xấu hổ người chăng!” Theo văn cảnh, Chúa nói lời này vào cuối đại nạn và trước cuộc chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn. Điểm nảy chứng tỏ rằng khi ấy vẫn còn một số tín đồ, tức lúa sót còn lại trên đất. Đối với họ, sự hiện đến của Chúa sẽ vẫn như kẻ trộm, vào giờ họ không biết. Đây là một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng sau mùa gặt vẫn còn các tín đồ ở trên đất.
H. Bát thứ bảy
Khi bát thứ bảy được trút trong không trung thì có một tiếng lớn “từ nơi ngai ở trong đền thờ” nói rằng: “Xong rồi!” (c. 17). Điều này có nghĩa là mọi sự liên quan đến cả sự phán xét lẫn sự biểu lộ của Đức Chúa Trời, tức chứng cớ của Đức Chúa Trời, đều đã được hoàn tất. Ngay sau khi lời ấy được thốt lên thì có chóp, tiếng, sấm và trận động đất lớn nhất mà thế giới chưa từng thấy (c. 18). Trận động đất ấy, chính là trận động đất trong 11:19, sẽ khiến thành phố lớn, tức Giê-ru-sa-lem, chia ra thành ba phần và sẽ làm sụp đổ những thành phố của các quốc gia (c. 19), Vì Giê-ru-sa-lem sẽ trở nên gian ác như Sô-đôm xưa kia nên Đức Chúa (Trời sẽ dùng cơn động đất ấy phán xét thành phố đó.
Câu 19 cũng chép: “Đức Chúa Trời nhớ đến Ba-by-lôn Lớn, bèn cho nó chén rượu thạnh nộ phừng phừng của Ngài.” Ba-by-lôn tôn giáo, huyền bí trong 14:8, bị hủy diệt vào đầu đại nạn; vì vậy, Ba-by-lôn Lớn ở đây là Ba-by-lôn bị hủy diệt sau hoặc trong hoặc trước cuộc chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn vào cuối đại nạn, chắc hẳn là Ba-by-lôn vật chất, tức thành La Mã. Ba-by-lôn trong 14:8 tương ứng với thành phố trong chương 17, trong khi Ba-by-lôn trong câu này tương ứng với thành phố trong chương 18. Bản phác họa về hai Ba-by-lôn được chép trong 14:8 và 16:19, còn những chi tiết thì được thấy trong chương 17 và 18.
Câu 19 chép rằng Đức Chúa Trời sẽ cho nó “chén rượu thạnh nộ phừng phừng của Ngài.” La mã đã cho các tín đồ trung tín giữa vòng các quốc gia rượu giận dữ do sự dâm loạn nó (18:3). Vào thời điểm ấy, Đức Chúa Trời sẽ báo thù bằng cách cho nó rượu thạnh nộ phừng phừng của Ngài.
Câu 20 chép: “Mọi đảo đều trốn đi, các núi chẳng còn thấy nữa.” Câu 21 kết thúc rằng: “Có mưa đá lớn từ tròi rơi xuống trên người ta, mỗi cục nặng chừng một ta lâng [khoảng 45 kg], người ta bèn lộng ngôn đến Đức Chúa Trời bởi cớ tai hoạ mưa đá ấy, vì tai họa đó lớn quá đỗi. Một lần nữa tôi nói rằng cơn mưa đá ấy sẽ không đổ trên dân Mĩ, mà chủ yếu đổ trên các công dân thuộc đế quốc của con thú. Trong khi mưa đá đổ xuốg thì những người trong đế quốc của Anti-christ sẽ tiếp tục phỉ báng Đức Chúa Trời. Điều này chứng tỏ họ không có ý định ăn năn. Trái lại, họ sẽ chiến đấu chống lại Đức Chúa Trời đến  cùng.