Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

Sách Công Vụ Bài Bốn



PHẦN GIỚI THIỆU VÀ CHUẨN BỊ
(2)
Đọc Kinh Thánh: Công. 1:1-26
Chúng ta đã thấy 1:1-2 là phần giới thiệu Sách Công Vụ. Kế đến trong 1:3-26, chúng ta có phần chuẩn bị cả về phía Chúa lẫn về phía các môn đồ. Trong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục suy gẫm Chúa chuẩn bị các môn đồ trong sự phục sinh của Ngài như thế nào.
NÓI VỚI CÁC MÔN ĐỒ
VỀ VƯƠNG QUỐC ĐỨC CHÚA TRỜI
Công Vụ 1:3 chép: “Sau khi chịu khổ hại, Ngài lấy nhiều bằng cớ tự tỏ cho họ biết mình sống, trải 40 ngày từng hiện ra với họ, phán bảo những điều về nước Đức Chúa Trời”. Ở đây chúng ta thấy suốt khoảng thời gian 40 ngày, Chúa nói vói các môn đồ về Vương Quốc Đức Chúa Trời. Chúa nói gì về Vương Quốc trong thời gian ấy? Lu-ca không cho biết. Thay vì ghi lại đầy đủ những gì Chúa dạy các môn đồ về Vương Quốc, Lu-ca chỉ nói Ngài phán bảo họ về Vương Quốc Đức Chúa Trời suốt 40 ngày.
Mặc dầu trong Sách Công Vụ, chúng ta không được biết Chúa nói những gì về Vương Quốc, nhưng có thể suy ra những gì Ngài nói qua các phần Kinh Thánh khác. Trong các Sách Phúc Âm, Chúa Jesus dạy các môn đồ rất nhiều về Vương Quốc. Trong 40 ngày sau khi phục sinh, tôi không tin Ngài cho các môn đồ biết điều gì đó mới mẻ gì về Vương Quốc. Trái lại, tôi tin rằng Chúa lặp lại những gì Ngài đã dạy họ trong các Sách Phúc Âm. Khi Chúa nói về Vương Quốc trong các Sách Phúc Âm, các môn đồ không thể hiểu những gì Chúa là “giáo sư” dạy dỗ họ. Vì vậy, tôi tin rằng trong 40 ngày giữa sự phục sinh và thăng thiên của Ngài, Chúa Jesus lặp lại những điều Ngài đã dạy dỗ.

Nếu muốn biết, ít nhất theo cách suy luận, những gì Chúa dạy dỗ các môn đồ về Vương Quốc trong 40 ngày ấy, chúng ta cần đọc lại tất cả những gì Ngài nói về Vương Quốc trong các Sách Phúc Âm. Có thể sự dạy dỗ trong 40 ngày ấy cũng giống như những gì được ghi lại trong bốn Sách Phúc Âm.

Cần Thấu Hiểu Thuộc Linh
Khi Chúa Jesus nói với các môn đồ về Vương Quốc trước khi Ngài chết và sống lại, Ngài chưa ở trong họ, vì Ngài vẫn còn ở trong xác thịt. Vì vào thời điểm ấy, Chúa chưa ở trong các môn đồ, nên họ không có sự thấu hiểu thuộc linh để hiểu Vương Quốc Đức Chúa Trời.
Muốn biết Vương Quốc Đức Chúa Tròi thì cần có nhận thức thuộc linh, thấu hiểu thuộc linh. Không thấu hiểu thuộc linh, chúng ta không thể biết Vương Quốc Đức Chúa Trời. Những người thiếu nhận thức thuộc linh có thể nghĩ rằng vào trong Vương Quốc Đức Chúa Trời là lên thiên đàng. Nói chung đó là quan niệm thiên nhiên của nhân loại sa ngã về Vương Quốc Đức Chúa Trời.
Trong các Sách Phúc Âm, các môn đồ không có nhận thức để hiểu Vương Quốc Đức Chúa Trời. Nhưng trong Giăng chương 20, họ tiếp nhận Thân Vị kỳ diệu của Đấng Christ Phục Sinh là Linh Ban Sự Sống vào bên trong. Kết quả là trong Công Vụ chương 1, họ rất khác. Một mặt họ vẫn là những con người đó; mặt khác, họ khác biệt vì Đấng Christ là Linh Ban Sự Sống bây giờ đang ở trong họ như sự sống và thân vị. Vì có Linh Ban Sự Sống bên trong nên họ có thể hiểu điều Chúa nói về Vương Quốc Đức Chúa Trời.

Vương Quốc Của Sự sống Thần Thượng
Đến đây chúng ta cần nêu lên một câu hỏi quan trọng: Vương Quốc của Đức Chúa Trời là gì? Vương Quốc của Đức Chúa Trời không phải là Vương Quốc vật chất mà con người có thể thấy được; Vương Quốc của Đức Chúa Trời là Vương Quốc của sự sống thần thượng. Vương Quốc Đức Chúa Trời là lan rộng Đấng Christ là sự sống vào trong tín đồ để hình thành một lãnh vực để Đức Chúa Trời cai trị trong sự sống Ngài. Sự kiện Vương Quốc được đề cập trong 1:3 cho thấy đó sẽ là chủ đề chính mà các sứ đồ sẽ rao giảng trong sứ mạng sắp đến của họ sau Lễ Ngũ Tuần (8:12; 14:22; 19:8; 20:25; 28:23, 31).
Vương Quốc Đức Chúa Trời là sự cai trị, trị vì của Đức Chúa Trời với mọi phước hạnh và vui hưởng của sự cai trị đó. Đó là mục tiêu của Phúc Âm Đức Chúa Trời và Phúc Âm của Jesus Christ. Để vào trong Vương Quốc này, người ta cần phải ăn năn các tội phạm và tin Phúc Âm (Mác 1:15) hầu các tội phạm của họ được tha thứ và họ được Đức Chúa Trời tái sinh để có sự sống thần thượng, là điều tương xứng với bản chất thần thượng của Vương Quốc này (Gi. 3:3, 5).
Tất cả tín đồ trong Đấng Christ đều có thể dự phần Vương Quốc trong thời đại Hội Thánh để vui hưởng Đức Chúa Trời trong sự công chính, bình an, và vui mừng của Ngài trong Thánh Linh (La. 14:17). Vương Quốc ấy sẽ trở thành Vương Quốc của Đấng Christ và của Đức Chúa Trời cho các tín đồ đắc thắng thừa kế và vui hưởng trong thời đại Vương Quốc sắp đến (1CÔ. 6:9-10; Ga. 5:21; Êph. 5:5), để họ cai trị với Đấng Christ một ngàn năm (Khải. 20:4, 6). Sau đó Vương Quốc đời đời sẽ là phước hạnh đời đời của sự sống đời đời thuộc Đức Chúa Trời để tất cả những người được chuộc của Đức Chúa Trời vui hưởng trong trời mới và đất mới suốt cõi đời đời (Khải. 21:1-4; 22:1-5, 14, 17).
Vương Quốc Đức Chúa Trời là thực tại của Hội Thánh được sự sống phục sinh của Đấng Christ sản sinh qua Phúc Âm (lCô. 4:15). Tái sinh là lối vào Vương Quốc (Gi. 3:5), và sự lớn lên của sự sống thần thượng bên trong tín dồ là sự phát triển của Vương Quốc (2Phi 1:3-11).
Vương Quốc Đức Chúa Trời là chính Đấng Cứu Rỗi (Lu. 17:21) như hạt giông sự sống được gieo vào trong tín đồ, là những người được chọn của Đức Chúa Trời (Mác 4:3, 26) và phát triển thành một lãnh vực mà Đức Chúa Trời có thể cai trị như Vương Quốc trong sự sống thần thượng của Ngài. Chúng ta đã nhìn thấy lối vào của Vương Quốc là tái sinh, và sự phát triển của Vương Quốc là sự lớn lên của tín đồ trong sự sống thần thượng. Vương Quốc của Đức Chúa Trời là nếp sống Hội Thánh ngày nay, trong đó các tín dồ trung tín đang sống (La. 14:17), và sẽ phát triển thành Vương Quốc sắp đến như phần thưởng làm cơ nghiệp (Ga. 5:21; Êph. 5:5) cho các thánh đồ đắc thắng trong Vương Quốc Ngàn Năm. Cuối cùng, Vương Quốc sẽ thành Giê-ru-sa-lem Mới như Vương Quốc đời đời của Đức Chúa Trời và lãnh vực đời đời của phước hạnh đời đời thuộc sự sống đời đời của Đức Chúa Trời cho tất cả những người được cứu chuộc của Ngài vui hưởng trong trời mới và đất mới cho đến đời đời.
Chúng tôi đã chỉ ra rằng Vương Quốc của Đức Chúa Trời là Vương Quốc của sự sống thần thượng. Chúng ta có thể dùng vương quốc con người làm minh họa. Giống như loài người là một vương quốc của sự sống loài người thì Vương Quốc của Đức Chúa Trời là Vương Quốc của sự sống thần thượng. Nếu không phải là người, chúng ta không thể hiểu vương quốc của sự sống loài người. Chẳng hạn như chó không thể hiểu vương quốc con người vì nó không có sự sống con người. Nhưng nếu một con chó nhận lãnh sự sống con người, nó có thể hiểu vương quốc con người. Cũng vậy, chúng ta biết Vương Quốc Đức Chúa Trời nhờ sự sống thần thượng vì Vương Quốc của Đức Chúa Trời là Vương Quốc của sự sống thần thượng.
Sự Lan Rộng Đấng Christ Là Sự Sống
Là những người đã nhận lãnh sự sống thần thượng, không những chúng ta biết Vương Quốc Đức Chúa Trời là gì mà còn trở nên những thành phần của Vương Quốc ấy. Nếu một con chó được sinh bởi sự sống con người và nhờ đó trở nên một người, con người này sẽ tự động trở nên một phần của Vương Quốc loài người. Anh em không có sự sống thần thượng sao? Có, anh em có sự sông thần thượng, và vì có sự sống ấy, anh em trở nên một phần của Vương Quốc Đức Chúa Trời. Mặc dầu có thể hiểu những điều này, nhưng chúng ta không thể giải thích cho những người chưa được tái sinh.
Vương Quốc Đức Chúa Trời chính là lan rộng Đấng Christ là sự sống cho tín đồ. Sự lan rộng như vậy là sự sinh sôi nảy nở của Đấng Christ là sự sống cho tín đồ để hình thành một lãnh vực mà trong đó Đức Chúa Trời cai trị trong sự sống Ngài. Trong việc chuẩn bị các môn đồ, Chúa Jesus hẳn phải giúp họ có nhận thức đúng đắn về Vương Quốc Đức Chúa Trời. Các môn đồ có lẽ đã bắt đầu thấy rằng họ là một phần của sự sinh sôi nảy nở, tức sự lan rộng của Đấng Christ và bởi đó họ là một phần của Vương Quốc Đức Chúa Trời.
TRUYỀN CHO CÁC MÔN ĐỒ
CHỜ ĐỢl ĐIỀU CHA ĐÃ HỨA
Trong Công Vụ 1:4-8, Chúa Jesus truyền cho các môn đồ chờ đợi báp-têm trong Thánh Linh. Câu 4 chép: "Đương khi cùng nhóm lại, Ngài dặn bảo họ dừng ra khỏi Giê-ru-sa-lem, nhưng hãy chờ đợi Đấng Cha đã hứa, là Đấng các ngươi từng nghe Ta nói”. Lời hứa ở đây và trong Lu-ca 24:49 khác với lời hứa trong Giăng 14:17. Lời hứa trong Công Vụ 1:4 và Lu-ca 24:49 là lời hứa của Giô-ên 2:28-29, được ứng nghiệm vào ngày Lễ Ngũ Tuần (Công. 2:1-4, 16-18), về quyền năng tuôn đổ từ trên cao cho chức vụ của tín đồ về mặt gia tể. Điều này khác với Linh Sự  Sống, tức Đấng mà Cứu Chúa Phục Sinh đã thở vào trong các môn đồ (Gi. 20:22) vào ngày phục sinh để là sự sống cho họ về mặt thể yếu. Lời hứa của Chúa trong Giăng 14:17 được ứng nghiệm vào ngày Ngài phục sinh, khi Linh được thở vào trong các môn đồ như hơi thở sự sống. Tuy nhiên, lời hứa của Cha trong Lu-ca 24:49 và Công Vụ 1:4 được ứng nghiệm sau đó 40 ngày, vào ngày Lễ Ngũ Tuần, khi Linh như gió quyền năng thổi trên các môn đồ.
Điều quan trọng là chúng ta cần phân biệt lời Chúa hứa trong Giăng 14:17 với điều Cha hứa trong Giô-ên 2:28 và 29. Nhiều người đọc Kinh Thánh đã lẫn lộn hai điều này. Lời Đức Chúa Trời Cha hứa trong Giô-ên chương 2 sau đó được Chúa Jesus đề cập trong Lu-ca chương 24 và Công Vụ chương 1 không liên quan gì đến lời Chúa hứa trong Giăng chương 14. Trong Công Vụ 1:4, dường như Chúa Jesus phán: “Ta đã bảo các ngươi về lời Cha Ta đã hứa. Bây giờ các ngươi phải ở Giê-ru-sa-lem để chờ đợi lời hứa này được ứng nghiệm”.
Trong Công Vụ 1:5, Chúa phán tiếp: “Vì Giăng thật đã làm báp-têm bằng nước, nhưng không bao nhiêu ngày nữa, các ngươi sẽ chịu báp-têm bằng Thánh Linh”. Lời này được hoàn thành trong hai phần. Trước hết, tín đồ Do-thái được báp-têm trong Thánh Linh vào ngày Lễ Ngũ Tuần (2:4). Thứ hai, tín đồ dân Ngoại được báp-têm tại nhà Cọt-nây (10:44-47; 11:15-17). Trong hai phần này, tất cả các tín đồ thật trong Đấng Christ được báp- têm chung trong Thánh Linh vào trong một Thân Thể một lần đủ cả (lCô. 12:13).
CÂU HỎI CỦA CÁC MÔN ĐỒ LIÊN QUAN ĐẾN
SỰ PHỤC HỒI VƯƠNG QUỐC I-XRA-ÊN
Câu 6 chép: “Khi đã nhóm lại, họ hỏi Ngài rằng: Thưa Chúa, có phải lúc nầy Ngài khôi phục vương quốc I-xra-ên chăng?” Vương quốc I-xra-ên mà các sứ đồ và những người Do-thái sốt sắng khác tìm kiếm là vương quốc vật chất. Vương quốc ấy khác với Vương Quốc sự sống của Đức Chúa Trời, là Vương Quốc Đấng Christ, đang xây dựng qua việc rao giảng Phúc Âm.
Khi đặt câu hỏi mà được ghi lại trong câu 6, các môn đồ dường như quên sự sống thần thượng ở bên trong họ. Quan niệm của họ liên quan đến việc phục hồi vương quốc I-xra-ên. Quan niệm truyền thống ấy nằm trong tâm trí của mọi người Do-thái. Phi-e- rơ, Giăng, Gia-cơ và các môn đồ khác quan niệm rằng vương quốc I-xra-ên sẽ được phục hồi. Hằng ngày, họ hi vọng vương quốc I- xra-ên sẽ được phục hồi. Tuy nhiên theo 1:3, chúng ta biết Chúa không nói với họ về vương quốc I-xra-ên mà về Vương Quốc Đức Chúa Trời.
Mặc dầu Chúa nói với các môn đồ về Vương Quốc Đức Chúa Trời suốt thời gian 40 ngày nhưng có lẽ họ vẫn quan tâm đến vương quốc I-xra-ên hơn là Vương Quốc Đức Chúa Trời. Lòng họ dường như bị vương quốc I-xra-ên chi phối. Chúa cũng nói với họ về báp-têm trong Thánh Linh. Cả Vương Quốc Đức Chúa Trời lẫn báp-têm trong Thánh Linh đều là những vấn đề liên quan đến gia tể Tân Ước. Tuy nhiên, câu hỏi của họ trong câu 6 cho thấy rằng thậm chí đến bấy giờ các môn đồ vẫn chưa hiểu biết đúng đắn về những điều ấy.
Để trả lời cho câu hỏi các môn đồ nêu lên, Chúa Jesus nói: “Thời hạn và nhật kỳ mà Cha Ta đã tự quyền định lấy thì các ngươi chẳng nên biết” (c. 7). Ở đây dường như Chúa phán: “Hãy giao việc phục hồi vương quốc I-xra-ên cho sự tể trị của Đức Chúa Trời. Hãy quên vương quốc I-xra-ên đi, hãy nhận lãnh lời Ta về Vương Quốc Đức Chúa Trời và báp-têm Thánh Linh”.
THÁNH LINH TRÊN CHÚNG TA
Trong 1:8, Chúa phán tiếp: “Nhưng khi Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lãnh quyền năng, rồi làm chứng nhân cho Ta tại Giê-ru-sa-lem, xứ Giu-đê, Sa-ma-ri, và cho đến cùng trái đất”. Nhận lãnh quyền năng là được báp-têm trong Thánh Linh (c. 5) để ứng nghiệm lời hứa của Cha (c. 4).
Có Thánh Linh ở trên khác với có Thánh Linh ở trong (Gi. 14:17). Thánh Linh được thở vào trong các môn đồ vào ngày Chúa phục sinh để làm Linh Sự sống cho họ về phương diện thể yếu. Cùng một Thánh Linh ấy đã đến trên các môn đồ vào ngày Lễ Ngũ Tuần để là Linh Quyền Năng về phương diện gia tể. Về Linh Sự Sống, chúng ta cần hô hấp Ngài vào như hơi thở. Là Linh Quyền Năng, chúng ta cần mặc lấy Ngài như đồng phục, được tượng trưng bằng chiếc áo choàng của Ê-li (2Vua. 2:9, 13- 15). Điều trước là nước sự sống đòi hỏi chúng ta uống (Gi. 7:37- 39); điều sau là nước báp-têm đòi hỏi chúng ta được dìm vào trong đó. Đó là hai phương diện của cùng một Linh để chúng ta kinh nghiệm (1CÔ. 12:13). Sự cư ngụ bên trong của Linh Sự Sống thì mang tính thể yếu cho đời sống và nếp sống của chúng ta, còn sự đổ ra của Linh Quyền Năng thì mang tính gia tể cho chức vụ và công tác của chúng ta.
CHỨNG NHÂN CỦA ĐANG CHRIST
Theo nguyên văn, từ Hi-lạp dịch là “chứng nhân” trong Công Vụ 1:8 có nghĩa là “người tuân đạo”. Chứng nhân là những người mang chứng cớ sống động của Đấng Christ Phục Sinh và Thăng Thiên trong sự sống. Họ khác với những người rao giảng là những người chỉ giảng giáo lý theo văn tự.
Trong sự nhục hoá của Ngài, như được ghi lại trong các Sách Phúc Âm, một mình Đấng Christ dã thực hiện chức vụ trên đất để gieo chính Ngài là hạt giống của Vương Quốc Đức Chúa Trời chỉ tại đất Do-thái mà thôi. Trong sự thăng thiên, như được ghi lại trong Sách Công Vụ, Ngài thực hiện chức vụ trên các từng trời qua các chứng nhân là những người tuân đạo, trong sự sống phục sinh, với quyền năng và uy quyền thăng thiên để lan rộng chính Ngài như sự phát triển của Vương Quốc Đức Chúa Trời từ Giê-ru-sa-lem, là nơi khởi đầu, đến miền xa xôi nhất của trái đất, để hoàn thành chức vụ của Ngài trong Tân Ước. Tất cả các sứ đồ và các môn đồ trong Sách Công Vụ là những người tuân đạo của Ngài, là chứng nhân như vậy của Ngài.
CÁC MÔN ĐỒ CẦN SỰ CHUYỂN DỜI MANG TÍNH THỜI KỲ PHÂN PHÁT
Trong câu 8, Chúa cho các môn đồ biết họ nên quan tâm việc Thánh Linh đến trên họ, và sau đó họ sẽ là chứng nhân của Ngài tại Giê-ru-sa-lem, Giu-đê, Sa-ma-ri cho đến miền xa xôi nhất của trái đất. Tuy nhiên, các môn đồ bị quan niệm truyền thống về I- xra-ên, Môi-se, và việc giữ Kinh Luật trói buộc. Tóm lại, ở đây Chúa nói với họ rằng họ cần một sự chuyển dời mang tính thời kỳ phân phát. Dường như Ngài nói với họ rằng: “Là môn đồ, các ngươi cần được chuyển dời mang tính thời kỳ phân phát. Các ngươi cần được chuyển dời về mặt gia tể từ thời Cựu Ước sang thời Tân Ước, từ vương quốc I-xra-ên sang Vương Quốc Đức Chứa Trời, tức là Hội Thánh. Hãy quên I-xra-ên đi và hãy quan tâm đến Hội Thánh. Các ngươi cũng cần được chuyển dời từ Kinh Luật đến Đấng Christ, tức là đến Ta. Thay vì Môi-se và Kinh Luật, các ngươi có Ta. Các ngươi không còn là những người giữ Kinh Luật nữa; bây giờ các ngừơi nên làm những chứng nhân sống về Ta, những chứng nhân sống dộng của Đấng Christ Phục Sinh. Ta là Đấng đang nói với các ngươi, chứ không phải Môi-se. Kinh Luật có ở với các ngươi cách sống động như Ta không? Ta đây là Đấng Sống, Đấng Phục Sinh. Các ngươi đã ở với Ta ba năm rưỡi. Sau đó các ngươi thấy Ta chịu chết và chôn. Thậm chí các ngươi còn thấy ngôi mộ trông và sau đó thấy Ta trong sự phục sinh. Bây giờ Ta ở đây với các ngươi trong sự phục sinh. Hãy quên Môi-se và Kinh Luật đi. Đừng làm những người giữ Kinh Luật -hãy làm những chứng nhân sống động”.
Có lẽ các môn đồ thấy khó hiểu về lý do cần phải có sự chuyển dời mang tính thời kỳ phân phát. Ngày nay, nhiều Cơ-đốc nhân có nan đề này. Khi đọc phần Kinh Thánh này, họ không thấy vấn đề chuyển dời về mặt gia tể. Nhiều người trong chúng ta cũng cần một sự chuyển dời như vậy. Mặc dầu đã được cứu nhiều năm nhưng anh em có bao giờ nghĩ đến làm thế nào trở nên một chứng nhân sống động của Đấng Christ chưa? Tôi e rằng không bao nhiêu tín đồ nghĩ đến điều này. Thay vào đó, nhiều người cố gắng giữ các điều răn trong Tân Ước. Họ muốn trở nên người giữ , điều răn, người giữ luật mà không quan niệm rằng cần phải làm chứng nhân của Chúa Jesus. Vì vậy, họ cần sự chuyển dời mang tính thời kỳ phân phát.
Mặc dầu là những người thuộc thời Tân Ước, chúng ta vẫn có thể có quan niệm Cựu Ước. Chúng ta cần được chuyển dời khỏi quan niệm Cựu Ước sang gia tể Tân Ước. Điều này có nghĩa là chúng ta cần chuyển dời khỏi Kinh Luật vào trong Đấng Christ. Chúng ta cần được chuyển dời từ tình trạng làm người giữ Kinh Luật sang làm chứng nhân của Jesus. Tôi hi vọng Linh khải thị sẽ bày tỏ cho anh em thấy mình cần sự chuyển dời ấy. Lời Chúa cho thấy cần phải có sự chuyển dời mang tính thời kỳ phân phát cũng là một phần trong việc Chúa chuẩn bị các môn đồ.