Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

SÁCH CÔNG VỤ BÀI MỘT



VỊ TRÍ CỦA SÁCH
Đọc Kinh Thánh: Lu 24:44-49; Mác 16:15-16, 19-20; Ma. 28:18-20;
Công. 1:1-2
Với bài này, chúng ta bắt đầu Nghiên Cứu Sự Sống Sách Công Vụ Của Các Sứ Đồ. Khi đến Sách Công Vụ, chúng ta cần biết rằng cả Sách này và Phúc Âm Lu-ca đều do cùng một người viết. Lu-ca 1:3 chép: “Thê-ô-phi-lơ, quí nhơn ơi... Nên sau khi dò xét đúng đắn từ đầu mọi sự, thì tôi tưởng cũng lấy làm tốt mà theo thứ tự viết cho ông đây”. Hai câu đầu của Sách Công Vụ cho thấy Sách này là phần tiếp theo của Phúc Âm Lu-ca: “Thê-ô-phi-lơ ơi, Sách trước nhứt tôi đã thuật về mọi điều Jesus khỏi làm và dạy, cho đến ngày Ngài được tiếp lên, sau khi nhờ Thánh Linh mà truyền dạy các sứ đồ Ngài đã lựa chọn”.
PHẦN TRÍCH PHÚC ÂM LU-CA
Trước khi đi xa hơn, chúng ta hãy ôn lại một vài điều được đề cập trong Nghiên Cứu Sự Sống Sách Lu-ca. Trong Phúc Âm ấy, chúng ta có Cứu-Chúa-Con-Người, và cũng thấy Đấng Cứu Chuộc, Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, là Thần-Nhân. Lu-ca đã tường thuật rõ không những về sự sinh ra của Cứu-Chúa-Con-Người mà còn về sự hoài thai Ngài. Lu-ca mô tả sự hoài thai, sự sinh ra, thời niên thiếu, đời sống, chức vụ, sự chết, phục sinh, và thăng thiên của Chúa. Vì vậy Phúc Âm Lu-ca bao trùm một phạm vi rộng lớn gồm mọi vấn đề về Thân Vị kỳ diệu của Đấng Thần—Nhận từ khi Ngài hoài thai đến khi Ngài thăng thiên.

Chúng ta có thể nói sự hoài thai của Cứu-Chủa-Con-Người là Ngài không những từ các từng trời xuống mà còn từ Đức Chúa Trời Cha xuống. Tương tự như vậy, sự thăng thiên của Ngài không những là Ngài trở về các từng trời mà còn là trở về với Cha. Sự hoài thai của Cứu-Chúa-Con-Người là Ngài giáng thế, còn thăng thiên là Ngài lên các từng trời. Bằng cách đến và đi như vậy, Chúa Jesus trở nên một Bản Thể kỳ diệu. Qua sự hoài thai và sinh ra của Ngài, Ngài trở nên một Thân Vị vừa thận thượng vừa phàm nhân, vừa là Đức Chúa Trời, Đấng Sáng Tạo, vừa là con người, một tạo vật. Theo Lu-ca 2:13 và 14, vào lúc Cứu-Chúa-Con-Người được sinh ra, các thiên sứ hân hoan về sự cứu rỗi chúng ta. Các thiên sứ ngợi khen Đức Chúa Trời và nói: “Vinh hiển cho Đức Chúa Trời ở trong nơi chí cao, hòa bình giữa loài người trên đất vì niềm vui thoả tốt lành của Ngài”. Là một Thân Vị kỳ diệu như vậy, Chúa Jesus sống trên đất như một người vó'i mọi mỹ đức phàm nhân biểu lộ các thuộc tính thần thượng. Đó là cách Ngài sống và cung ứng. Bất cứ điều gì Ngài sông thì Ngài cung ứng, và Ngài cung ứng điều Ngài sống thậm chí cho đến chết. Cứu-Chúa—Con-Người chịu đựng sự chết, bước vào, đi qua, và ra khỏi sự chết. Sau khi tham quan sự chết và Âm Phủ, Ngài ra khỏi đó trong sự phục sinh. Một mặt, Chúa tự sống lại, và mặt khác, Đức Chúa Trời làm cho Ngài sống lại. Vì vậy, Ngài bước vào trong sự phục sinh, và trong sự phục sinh, Ngài thăng thiên lên các từng trời. Đấng ấy, Cứu-Chúa-Con-Người, được tôn vinh, bây giờ dang ở trên các từng trời. Đó là phần trích vắn tắt nội dung trọng yếu của Phúc Âm Lu-ca.
CHỨC VỤ CỦA CHÚA
TRONG SỰ THĂNG THIÊN
Sự thăng thiên của Chúa không phải kết thúc hoạt động của Ngài. Trái lại, sự thăng thiên của Cứu-Chúa-Con-Người là một khởi đầu khác. Như chúng tôi đã chỉ ra trong Nghiên Cứu Sự Sống Sách Lu-ca, sự thăng thiên của Đấng Christ là sự tấn phong, khởi đầu trong chức vụ thiên thượng của Ngài. Sự hoài thai Chúa là bước khởi đầu thứ nhất, còn thăng thiên là bước khỏi đầu khác. Sự hoài thai là bước khởi đầu cho đời sống và chức vụ của Ngài trên đất; sự thăng thiên là bước khởi đầu cho nếp sông và chức vụ của Ngài trên các từng trời. Vì vậy, sự thăng thiên của Đấng Christ không phải là kết thúc hoạt động của Ngài mà là khởi đầu để vào trong hoạt động sâu xa hơn, tức là chức vụ của Ngài trên các từng trời.
Sách thứ nhất của Lu-ca, tức Phúc Âm của ông, mô tả bước khởi đầu thứ nhất của Chúa và mô tả đời sống và chức vụ Ngài trên đất. Bây giờ cần có Sách thứ hai, Sách Công Vụ, để cho biết qua sự thăng thiên, Chúa đã bắt đầu cuộc sống và chức vụ như thế nào. Vì vậy, Lu-ca có gánh nặng viết Sách thứ hai để cho thấy cuộc sống và chức vụ của Đấng Christ Thăng Thiên. Trong Sách Công Vụ, chúng ta thấy Chúa sống và cung ứng trong sự thăng thiên của Ngài là như thế nào.
Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến sự kiện là theo Phúc Âm Lu- ca, Chúa đã sống trên đất. Cuộc sống và chức vụ ấy được khởi đầu bằng sự hoài thai và kết thúc bằng sự phục sinh. Kế đến, sau khi phục sinh, Chúa Jesus thăng thiên lên các từng trời. Sự thăng thiên không phải là bước kết thúc, mà là bước khởi đầu khác. Sự khởi đầu này đem Ngài vào một lãnh vực mới, tức là vào trong các từng trời, nơi Ngài hiện đang có một nếp sống khác cùng với một chức vụ khác. Nếp sống và chức vụ ấy được thực hiện không phải bởi Jesus là Đấng chỉ được hoài thai bởi Thánh Linh trong lòng một trinh nữ và sinh ra tại Bết-lê-hem, mà còn được thực hiện bởi Đấng Christ Thăng Thiên. Đấng Christ Phục Sinh và Thăng Thiên bây giờ đang sống và đang cung ứng trên các từng trời. Nếp scíng và chức vụ của Chúa trên các từng trời là nội dung của Sách Công Vụ. Nguyện tất cả chúng ta được ấn tượng về bức tranh này ngay phần mở đầu của Nghiên Cứu Sự Sống Sách Công Vụ.
VỊ TRÍ CỦA SÁCH CÔNG VỤ TRONG KINH THÁNH
Gánh nặng của tôi trong bài này là chỉ ra vị trí của Sách Công Vụ trong sự sắp xếp nội dung của Kinh Thánh. Chúng ta cần hỏi câu hỏi này: Sách Công Vụ đứng ở đâu trong số tất cả các Sách của Kinh Thánh? Sách Công Vụ ở giữa bốn Sách Phúc Âm và Các Thư Tín, bao gồm cả Sách Khải Thị. Vì vậy, Sách Công Vụ là lằn ranh phân chia. Trước Sách Công Vụ, chúng ta có bốn Sách Phúc Âm là phần nối tiếp của Cựu Ước. Sau Sách Công Vụ, chúng ta có Các Thư Tín cùng với Sách Khải Thị là kết luận.
Sách Công Vụ có thể được so sánh với xương sống trong cơ thể con người. Xương sống chia cơ thể con người làm hai phần, phần bên phải và phần bên trái. Nhiều nan đề trong cơ thể do xương sống suy yếu gây ra. Nếu xương sống của một người bị suy yếu, người đó không thể mạnh mẽ. Chúng ta có thể nói Sách Công Vụ là xương sống của Tân Ước, chia Tân Ước thành hai phần: (1) các Sách Phúc Âm và (2) Các Thư Tín cùng với Sách Khải Thị.
Khi một số người nghe chúng tôi nói rằng Sách Công Vụ là lằn ranh phân chia và là “xương sống” của Tân Ước, có lẽ họ nói:
“Trong quá khứ, các anh đã chia các Sách Tân ước theo một cách khác. Bây giờ, các anh lại sắp xếp các Sách Tân ước theo một cách khác nữa”. Chúng ta không nên phiền về điều này, vì có nhiều cách khác nhau để chia hay sắp sếp các Sách của Kinh Thánh. Chúng ta không nên bị giới hạn theo một cách nào. Cách chia các Sách Tân ước hiện tại nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Sách Công Vụ trong Tân ước.
Bốn Sách Phúc Âm nói về Chúa Jesus trên đất. Nhứng Đấng Christ ở đâu trong Sách Công Vụ? Trong Sách này, Đấng Christ ở trên các từng trời. Sách Công Vụ không cho thấy một Đấng Christ ở trên đất, nhưng cho thấy một Đấng Christ ở trên các từng trời. Về sự thăng thiên của Chúá, chúng tạ nên suy gẫm các câu sau đây của Thánh Ca # 132:
Kìa Jesus đang ngồi trên trời,
Christ là Chúa lên ngai tại đó;
Như con người được Đức Chúa Trời tôn cao,
Ngài được đội vương miện bằng vinh quang của Đức Chúa Trời.
Ngài đã mặc lấy bản chất con người,
Chết theo kế hoạch của Đức Chúa Trời,
Được phục sinh với một thân thể,
Và thăng thiên như một con người.
Trong Ngài, Đức Chúa Trời đã hạ mình để xuống đất,
Đức Chúa Trời cư ngụ trong con người;
Trong Ngài, con người được tôn cao trên trời,
Con người với Đức Chúa Trời được giải hòa.
Kìa một con người bây giờ ở trên trời
Là Chúa của tất cả đã lên ngai;
Đó là Jesus Christ, Đấng Cứu Rỗi của chúng ta,
Mãi mãi đội vương miện bằng vinh quang của Đức Chúa Trời!
Thật kỳ diệu, Đấng Christ, bây giờ ở trên trời là Chúa của tất cả, đã lên ngai! Trong Ngài Đức Chúa Trời đã hạ mình xuống trên đất, nhưng cũng trong Ngài, bây giờ, con người được tôn cao trên trời. Đó là Đấng Christ dược khải thị trong Sách Công Vụ là Sách đứng giữa các Sách Phúc Âm và Các Thư Tín.

KHẢI THỊ VỀ ĐẤNG CHRIST
TRONG CÁC SÁCH PHÚC ÂM
Trong các Sách Phúc Âm, chúng ta có khải thị về một Thân Vị kỳ diệu. Thân Vị này là Đức Chúa Trời đời đời, tức Đấng được gọi là Giê-hô-va trong Cựu Ước. Ngài là Đấng Sáng Tạo toàn thể vũ trụ và con người. Trong Sáng Thế Ký 3:15, Ngài nói tiên tri rằng một ngày kia Ngài sẽ trở nên dòng dõi người nữ. Mãi đến khi trải qua bốn ngàn năm lịch sử loài người, lời hứa ấy mới được thực hiện. Rồi Chúa Jesus đã đến, Ngài là dòng dõi người nữ. Ngài đến như chính Đức Chúa Trời được hoài thai trong lòng một trinh nữ loài người. Tất cả chúng ta cần nhận biết điều này và chúng tôi đã nhấn mạnh đến điều này trong bộ Nghiên Cứu Sự Sống Sách Lu-ca.
Đức Chúa Trời toàn năng, là Giê-hô-va đời đời, Đấng Sáng Tạo vũ trụ, đã được hoài thai trong lòng một trinh nữ và được trinh nữ ấy sinh ra làm một Con Người với hai bản chất -bản chất thần thượng và bản chất con người. Điều này có nghĩa là Ngài sinh ra đã là một Thần—Nhân, Đấng vừa là Đức Chúa Trời trọn vẹn, vừa là một người hoàn hảo. Trong Ngài, chúng ta thấy Đức Chúa Trời với bản chất và các thuộc tính thần thượng của Ngài. Trong Ngài, chúng ta cũng thấy con người trong bản chất con người với mọi mỹ đức phàm nhân. Vì vậy, trong Con Người này, chúng ta có thể thấy cả Đức Chúa Trời trọn vẹn lẫn một người hoàn hảo.
Là Đấng Thần-Nhân, Chúa Jesus sống cuộc đời của một con người. Tuy nhiên, con người này sống bởi Đức Chúa Trời và với Đức Chúa Trời. Thậm chí chúng ta có thể nói Ngài sông Đức Chúa Trời; Ngài biểu lộ Đức Chúa Trời trong nhân tính. Trong Sách Lu-ca, chúng ta thấy có một người sống trên đất đầy dẫy các mỹ đức phàm nhân nhưng lại bày tỏ bản chất thần thượng với các thuộc tính thần thượng. Với Đấng ấy, Đức Chúa Trời được biểu lộ trong một con người, vì sự sống Ngài sống là sự scíng hòa quyện thần tính với nhân tính. Sự sống của Ngài là sự hòa quyện của Đức Chúa Trời với con người.
Trước Chúa Jesus, chưa từng có ai sống một cuộc đời như vậy. Cuộc đời ấy chựa bao giờ hiện hữu. Vì vậy, đời sống của Chúa là có một không hai. Trong đời sống ấy, chúng ta thấy Đức Chúa Trời và con người hòa lẫn, hòa quyện. Chúa Jesus đã sống đời sống ấy, và trong đời sống ấy, Ngài thi hành chức vụ. Thật ra chức vụ của Ngài chỉ là nếp sống của Ngài. Nếp sống của Ngài là chức vụ để hoàn thành những gì đã được nói tiên tri và tiêu biểu về Ngài trong Cựu Ước.
Sau khi sống trên đất ba mươi ba năm rưỡi, Chúa Jesus biết Ngài cần lên núi Mô-ri-a và hoàn thành cái chết bao-hàm-tất-cả. Chúa không chết một cái chết bình thường; trái lại Ngài đã chết một cái chết phi thường. Cái chết phi thường ấy hoàn thành mọi điều Đức Chúa Trời đòi hỏi để làm sạch vũ trụ, kết liễu sáng tạo cũ và đem sáng tạo cũ vào trong mồ mả với Ngài. Vì vậy, cả vũ trụ đã bị chôn với Đấng Christ trong mồ mả.
Sau khi kết liễu sáng tạo cũ, một mặt, Chúa an nghỉ trong mồ mả. Mặt khác, đang khi an nghỉ trong thể xác, Ngài hành động trong linh của Ngài trong Âm Phủ (1Phi. 3:18-20). Trong Âm Phủ, Ngài tuyên bố Đức Chúa Trời đã chiến thắng kẻ thù là Sa- tan. Kế đến, sau khi hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời cách trọn vẹn qua sự chết bao-hàm-tất-cả, Đấng Christ bước ra khỏi sự chết, và từ mồ mả sống lại. Bằng cách ấy, Ngài trỗ nên Đấng Cứu Rỗi và Đấng Cứu Chuộc đã phục sinh. Hơn nữa, trong sự phục sinh, Ngài trở nên Linh Ban Sự Sống-bao-hàm-tất-cả (1CÔ. 15:45). Như trước đây chúng tôi đã nêu, Chúa bày tỏ cho chúng ta qua Lời Ngài rằng Linh Ban Sự Sống này là sự hoàn thành sau cùng của Đức Chúa Trời Tam-Nhất đến với những người được chuộc của Ngài. Trong sự phục sinh, Đấng Christ đã trở nên một Đấng như vậy.
Trong Giăng chương 20, chúng ta thấy trong sự phục sinh, Đấng Christ là Linh Ban Sự Sống, là sự hoàn thành sau cùng của Đức Chúa Trời Tam-Nhất đến với những người được chuộc, đã trở lại với các môn đồ Ngài cách kỳ diệu và huyền nhiệm để thở chính Ngài vào trong họ. Chúa thở trên họ và nói: “Hãy nhận lãnh Thánh Linh” (Gi. 20:22). Các môn đồ đó thay mặt cho Thân Thể Chúa. Ngài đã vào trong những đại biểu này với tư cách là Linh Ban Sự Sống.
Vào một dịp khác, Đấng Christ Phục Sinh đã phán với các môn đồ rằng: “Và nầy, Ta sai Đấng Cha Ta đã hứa giáng trên các ngươi; còn các ngươi, hãy cứ ở trong thành cho đến khi được mặc lấy quyền năng từ trên cao” (Lu. 24:49). Sau đó “Ngài dẫn họ ra đến nơi đối ngang Bê-tha-ni, giơ tay lên chúc phước cho họ. Xảy đương khi chúc phước, Ngài lìa họ mà được đem lên trời” (Lu. 24:50-51). Trước khi thăng thiên, Chúa truyền dạy các môn đồ, là những người đã nhận lãnh Ngài là Linh Ban Sự sống vào bên trong như sự sống về mặt thể yếu, rằng hãy chờ đợi cho đến sau khi thăng thiên, Ngài sẽ đổ chính Ngài ra trên họ như Linh Bao Hàm Tất Cả về mặt gia tể.
TRÊN NGAI VỀ MẶT GIA TỂ
VÀ TRONG TÍN ĐỒ VỀ MẶT THỂ YẾU
Chúng tôi đã trình bày vắn tắt sự khải thị trọn vẹn về Đấng Christ trong bốn Sách Phúc Âm. Chúng ta cần thấy điều này trong linh. Chúng ta cần thấy rằng Jesus Christ được nói tiên tri và được hình bóng trong Cựu Ước, rằng Ngài sẽ được hoài thai trong lòng một trinh nữ, rằng Ngài sẽ do một trinh nữ sinh ra để trở nên Đấng Thần-Nhân, sống một cuộc đời biểu lộ các thuộc tính thần thượng trong các mỹ đức phàm nhân của Ngài, rằng Ngài sẽ trải qua sự chết và vào trong sự phục sinh, trở nên Linh đến với chúng ta, và trong sự phục sinh, Ngài thở chính Ngài vào trong các môn đồ như Linh Ban Sự sống. Sau đó, khi đã truyền cho họ phải chờ Ngài đổ chính Ngài ra trên họ về mặt gia tể như Linh từ ngai Đức Chúa Trời, thì Ngài thăng thiên lên các từng trời.
Chúng ta đã thấy Chúa Jesus được hoài thai, sinh ra, và sống trên đất, chết, phục sinh, và bây giờ trong sự thăng thiên, Ngài ở trên các từng trời. Không thể nào mô tả Đấng kỳ diệu ấy trong một vài câu. Chúng ta cần rất nhiều lời để trình bày Đấng hiện đang ngự ngai trên các từng trời. Cần nhiều ngôn từ khác nhau để mô tả Đấng Thần-Nhân thăng thiên. Ngài là Đức Chúa Trời đời đời, Giê-hô-va, và Ngài là Đấng Tạo Hóa toàn năng của cả vũ trụ. Một ngày nọ, Ngài được hoài thai trong lòng một trinh nữ và dược nàng sinh ra để trở nên Đấng Thần-Nhân. Rồi Ngài sống trên đất một cuộc đời là sự hòa quyện Đức Chúa Trời với con người. Sau khi hoàn thành sự cứu chuộc đời đời, Ngài ra khỏi sự chết, và trong sự phục sinh, Ngài trở nên Linh Ban Sự Sống. Trong sự phục sinh, Ngài thở chính Ngài vào trong các môn đồ về mặt thể yếu. Sau đó, về mặt gia tể, Ngài thăng thiên lên các từng trời. Vì vậy, về mặt gia tể, Chúa Jesus hiện đang ở trên các từng trời là Đấng được tôn vinh, còn về mặt thể yếu, Ngài ở trong các môn đồ để là sự sống của họ. Ha-lê-lu-gia về một Đấng vừa ở trong các môn đồ về mặt thể yếu, vừa ngự ngai trên các từng trời về mặt gia tể! Nguyện tất cả chúng ta có cái nhìn như vậy về Đấng Cứu Rỗi kỳ diệu của mình.
Ngày nay, nhiều Cơ –đốqc nhân không nhận biết rằng Đấng Cứu Rỗi của mình vừa là Đấng mang tính thể yếu vừa là Đấng mang tính gia tể. Là Đấng có tính thể yếu, Ngài cư ngụ trong chúng ta. Nhưng là Đấng có tính gia tể, Ngài đang ở trên trời. Chúng tôi dã trích dòng Thánh Ca: “Kìa! Jesus đang ngự trên trời”. Chúa Jesus đang ngự trên trời không phải theo phương diện thể yếu, nhưng theo phương diện gia tể. Đồng thời, Ngài đang ở trong chúng ta về phương diện thể yếu. Thật kỳ diệu! Đó là sự khải thị trước Sách Công Vụ.
Chúng ta cần thấy khải thị này khi đến với Sách Công Vụ. Điều này có nghĩa là khi nghiên cứu Sách Công Vụ, chúng ta cần có cái nhìn về Chúa Jesus là Đấng đang ngự ngai về phương diện gia tể và đang ở trong chúng ta về phương diện thể yếu.
Sau Sách Công Vụ, có Các Thư Tín. Nếu muốn hiểu Các Thư Tín, phải nghiên cứu kỹ Sách Công Vụ. Nếu không hiểu đúng Sách Công Vụ, chúng ta không thể hiểu đủ Các Thư Tín. Nhiều người đọc Tân Ước không hiểu đúng Các Thư Tín vì họ không có khải tượng rõ về Sách Công Vụ. Vì vậy, chúng ta trông đợi Chúa mở Sách này ra và cho chúng ta một cái nhìn rò ràng về những gì được khải thị trong Sách này.