BA-BY-LÔN VẬT CHẤT
Trong
bài này, chúng ta sẽ xem xét Ba-by-lôn vật chất (18:1-24).
Kinh Thánh khải thị ba phương diện của Ba-by-lôn: Ba-by-lôn cổ theo nghĩa đen,
Ba-by-lôn tôn giáo và Ba-by-lôn vật chất. Địa điểm của Ba-by-lôn cổ ở I-rắc
ngày nay. Tôi đã viếng thăm vùng ấy cách đây 18 năm và nhận thấy nơi đó bụi bặm
và nóng như thiêu. Ở đó, tôi không thể chịu nổi. Trước khi thăm viếng nơi ấy,
tôi đã nghiên cứu những lời rủa sả
Ba-by-lôn được ghi lại trong Kinh Thánh. Cựu Ước, đặc biệt là sách Giê-rê-mi,
có nhiều chỗ Đức Chúa Trời rủa sả và định tội Ba-by-lôn. Trong lần viếng thăm ấy,
tôi thấy rằng trong mọi phương diện, lời Kinh Thánh về Ba-by-lôn được chứng
minh là đúng với sự thật.
Thành
phố Ba-by-lôn cổ cũng là Ba-bên cổ. Sáng Thế Kí chương 11 nói về tháp Ba-bên và
thành Ba-bên. Cả Ba-bên trong tiếng
Hê-bơ-rơ lẫn Ba-by-lôn trong tiếng Hi Lạp đều có nghĩa là lộn xộn.
Ba-bên được thành lập bởi Cúc là cha của Nim-rốt. Theo lịch sử, Nim-rốt đã phát
minh ra hệ thống thờ thần tượng, dị giáo. Nhiều thế kỉ sau, Ba-bên đã được
Nê-bu-cát-nết-sa mở rộng để trở thành Ba-by-lôn như được biết trong Cựu Ước.
Ba-by-lôn trở nên một nơi gian ác và quỷ quái vì dưới triều Nê-bu-cát-nết-sa,
người Ba-by-lôn đã phá hủy đền thờ của Đức Chúa Trời
và lấy đi những khí dụng thánh, tức những khí dụng
dùng để phục vụ Đức Chúa Trời trong đền thờ (Đa. 1:1-2; 2 Vua. 25:8-9, 14-15).
Hơn nữa, Nê-bu-cát-nết-sa đem những khí dụng
ấy đến Ba-by-lôn và đặt trong đền thờ của thần tượng hắn (Đa. 1:1-2). Làm như vậy
là xúc phạm Đức Chúa Trời. Vào thời điểm có sự khôi phục trong Cựu Ước, E-xơ-ra
đã đem những chiếc bình ấy về Giê-ru-sa-lem và đặt trong đền thờ đã được tái
thiết (Exr. 1:7-11; 5:14; 6:5). Vì vậy, Ba-by-lôn trở nên gian ác không chỉ vì
nó thờ hình tượng, mà cũng vì nó đã phá hủy đền thờ của Đức Chúa Trời, bắt dân
Ngài làm phu tù và cướp đi những khí dụng thánh.
Trong
Kinh Thánh, chúng ta có hai đường hướng quan trọng là đường hướng Ba-bên và đường
hướng Giê-ru-sa-lem. Đường hướng Ba-bên là sự giả mạo của đường hướng
Giê-ru-sa-lem. Trước khi Đức Chúa Trời bắt đầu đường hướng
Giê-ru-sa-lem thì Sa-tan đã bắt đầu sự glả mạo của hắn. Vì vậy, hai thành phố
là Ba-by-lôn và Giê-ru-sa-lem đối lập với nhau. Hai đường hướng ấy vẫn tiếp diễn
cho đến hiện tại. Hội thánh là Giê-ru-sa-lem ngày nay, còn Thi-a-ti-rơ là Ba-bên, tức Ba-by-lôn ngày nay. Hơn
nữa, những con gái của đại kĩ nữ, tức các giáo phái và
những nhóm vẫn thực hành một số truyền thống của Ba-by-lôn, cũng thuộc phạm trù
của Ba-by-lôn. Ngày nay, chỉ các Hội thánh địa phưong chân chính, thuần khiết là
ở trong đường hướng của Giê-ru-sa-lem.
Các
chương từ 17 đến 22 là kết luận cuối cùng của
toàn bộ Kinh Thánh. Trong các chương ấy,
chúng ta cũng thấy hai thành phố là Ba-by-lôn và
Giê-ru-sa-lem. Ba-by-lôn sẽ bị hủy diệt hoàn toàn, còn Giê-ru-sa-lem sẽ được
xây dựng hoàn chỉnh. Đó là kết cuộc của Kinh Thánh, là kết quả
chung cuộc của đường hướng Ba-bên và đường hướng Giê-ru-sa-lem.
Các
tác phẩm của G. H. Pember và quyển Hai Ba-by-lôn của Alexander Hislop nói rằng mọi dị giáo,
không trừ dị giáo nào, đều bắt nguồn từ tôn giáo Ba-by-lôn. Tôn giáo do Nim-rốt
phát mình đã lan rộng khắp thế giới, thậm chí đến tận Ấn
Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Chẳng hạn, Nim-rốt đã tạo ra bức tranh Madonna bồng
con. Cốt truyện đằng sau bức tranh ấy là một cốt truyện xấu xa về tội loạn
luân. Thế nhưng, bức tranh ấy đã được đưa vào Thi-a-ti-rơ và đã được giới thiệu
là bức tranh Ma-ri bồng Jesus.
Hồi
nhỏ, tôi đã nhìn thấy bức tranh người nữ bồng một đứa trẻ trong các đền miếu thờ
thần tượng tại Trung Quốc. Về sau, tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy bức
tranh giống như vậy trong một giáo đường. Cuối cùng, qua nghiên cứu, tôi biết rằng
cả hai bức tranh ấy đều có cùng một nguồn gốc. Khi các giáo sĩ đầu tiên đến
Trung Quốc, họ đã thấy hình Madonna bồng đứa trẻ trong những ngôi chùa Phật
giáo. Hình ấy cũng được thấy ở Nhật Bản và Ấn Độ. Dù
bức tranh ấy được tìm thấy khắp nơi dưới những tên gọi khác nhau, nhưng nguồn gốc
của nó có thể được truy nguyên tới Nim-rốt tại Ba-bên. Ví dụ này cho thấy rằng
mọi tôn giáo đều ra từ Ba-by-lôn. Tất cả các tôn giáo đều ra từ một nguồn gốc
là thành phố Ba-by-lôn cổ.
Phương
diện thứ hai của Ba-by-lôn là Ba-by-lôn tôn giáo.
Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, Thi-a-ti-rơ là Ba-by-lôn, tức giáo hội
đã tiếp nối Do Thái giáo rất nhiều và đồng
hóa nhiều điều từ dị giáo.
Phương
diện thứ ba của Ba-by-lôn là Ba-by-lôn vật chất, tức thành phố
La Mã.
Nhiều
khi khó mà nhận ra sự khác biệt giữa ba phương diện này của Ba-by-lôn vì Kinh
Thánh trộn cả ba lại với nhau. Chẳng hạn, Ba-by-lôn trong Khải Thị chương 18 là
Ba-by-lôn vật chất. Nhưng hồi trẻ, tôi được một số giáo sư
Cơ Đốc cho biết đó là Ba-by-lôn theo nghĩa đen.
Tuy nhiên, chương này không đề cập đến Ba-by-Iôn theo nghĩa đen mà đề cập đến
thành phố La Mã, tức là Ba-by-lôn theo cách nhìn của Đức Chúa Trời.
Trong
Khải Thị chương 17 và 18, hai phương diện của Ba-by-lôn là phương diện tôn
giáo và phương diện vật chất được trộn với nhau.
Một mặt, người nữ trong chương 17 chính là “kĩ nữ” tượng trưng cho giáo hội
bội đạo; mặt khác, đó là “người nữ” chỉ về thành phố La Mã.
Câu 1 nói về kĩ nữ, còn câu 18 nói về người nữ. Vì vậy, người nữ trong chương
này có phương diện kĩ nữ là giáo hội bội đạo, và cũng có phương diện người nữ
là thành phố La Mã vật chất.
Hiểu
được Kinh Thánh không phải dễ. Chúng ta cần cầu nguyện và liên tục suy ngẫm về
những phàn đoạn Kinh Thánh nào đó. Tôi không biết tại sao trong một số câu Kinh
Thánh Chúa lại trộn những phương diện khác nhau của Ba-by-lôn lại với nhau. Tôi
chỉ biết Ngài đã làm như vậy. Biết những phương diện khác
nhau của Ba-by-lôn thì cũng như biết những lời tiên tri về hai lần
đến của Đấng Christ.
Rất
nhiều chỗ trong Cựu Ước, hai lần đến của Đấng Christ được đề
cập chung với nhau. Điều này cũng như hai dãy núi khi nhìn
từ xa thì có vẻ như là một. Nhưng khi đến
gần anh em nhận thấy có một khoảng cách lớn giữa hai dãy núi. Khi đọc những lời
tiên tri về sự đến của Đấng Christ, chúng ta phải biết lời tiên tri nào chỉ
về lần đến thứ nhất và lời tiên tri nào chỉ về lần đến thứ hai của Ngài. Đối với
các câu Kinh Thánh về Ba-by-lôn cũng vậy.
Chúng ta phải phân biệt câu nào chỉ về Ba-by-lôn cổ, câu
nào chỉ về Ba-by-lôn
tôn giáo và câu nào chỉ về Ba-by-lôn vật chất. Nếu sáng tỏ vấn đề này, chúng ta
có thể hiểu Khải Thị chương 17 và 18. Cách
đây nhiều năm, tôi không thể hiểu các chương này vì bấy giờ tôi chưa biết về
các phương diện khác nhau của Ba-by-lôn. Nếu sáng
tỏ về các phương diện này, chúng ta sẽ có nền tảng vững chắc để hiểu hai chương
này, và chúng ta có thể biện biệt câu nào liên quan đến phương diện tôn giáo và
câu nào liên quan đến phương diện vật chất.
I. SỰ
HIỆN ĐẾN CỦA ĐẤNG CHRIST
Đấng
Christ
sẽ
hiện đến vào lúc Ba-by-lôn vật chất bị hủy diệt. Khải Thị 18:1 chép: “Sau việc ấy
tôi thấy một thiên sứ khác từ trời xuống, có uy quyền lớn, sự vinh hiển người
sáng tỏa khắp đất.” Thiên Sứ này là Đấng Christ, từ trời xuống, có vinh hiển sáng
tỏa khắp đất. Khi hiện đến, Đấng Christ sẽ đến với tư cách là một thiên sứ
được Đức Chúa Trời sai đến. Trong Cựu Uớc, đôi khi Đấng Christ là thiên
sứ được Đức Chúa Trời sai đến. Trong Sáng Thế Kí 22:11-12, Xuất Ai Cập Kí
3:2-6, Các Quan Xét 6:11-24, và Xa-cha-ri 1:11-12; 2:3, 8-11 và 3:1-7, chúng ta
thấy thiên sứ của Chúa. Nếu nghiên cứu văn mạch của tất cả những phân đoạn Kinh
Thánh này về thiên sứ của Chúa, chúng ta sẽ thấy thiên sứ cùa Chúa thật ra là
chính Chúa. Trong sách Khải Thị, ít nhất có ba hay bốn lần, Đấng Christ được khải
thị là một thiên sứ được Đức Chúa Trời
sai đến để thực hiện sứ mạng của Đức Chúa Trời (7:2; 8:3; 10:1; 18:1). Ở đây, Đấng
Christ
hiện
ra theo cách như vậy.
Trong
10:1, Đấng Christ
vẫn
mặc đám mây, và trong 14:14, Ngài ngồi trên đám mây, còn trong 18:1 thì Ngài
chiếu sáng khắp đất, cho thấy rằng sự tái lâm của Ngài gần hơn
so với sự đến được đề cập trong
10:1 và 14:14. Trước hết, Ngài sẽ từ trời ngự xuống cách bí mật trong đám mây,
sau đó, Ngài sẽ công khai đến trên đám mây, và cuối cùng Ngài
sẽ chiếu sáng khắp đất để tiêu diệt Ba-by-lôn Lớn, tức
thành phố La Mã, bằng uy quyền lớn. Khi ấy,
Ngài sẽ hoàn toàn chiếm hữu trái đất, và trái đất sẽ trở nên vương quốc của
Ngài. Vì vậy, sự sụp đổ của Ba-by-lôn
vật chất sẽ diễn ra khi Đấng Christ xuất hiện.
II. HAI
PHƯƠNG DIỆN CỦA BA-BY-LÔN LỚN
Trong 18:3, cả hai phương diện về Ba-by-lôn
tôn giáo và Ba-by-lôn vật chất đều được đề cập. Câu này chép: “Nhơn
rượu phẫn nộ do dâm loạn của nó mà mọi nước đều té ngã, các vua trên đất đã
hành dâm với nó, và các nhà buôn trên đất nhơn sự xa hoa thái quá của
nó mà nên giàu có.” “Nhơn rượu...mà
mọi nước đều té ngã, các vua trên đất đã hành dâm với nó...” chỉ về phương diện
tôn giáo, trong khi “các nhà buôn trên đất nhơn sự xa hoa
thái quá của nó mà nên giàu có” thì chỉ
về phương diện vật chất. Chính tôn giáo La Mã chứ không phải Đế quốc La Mã đã
làm cho tất cả các quốc gia say sưa với rượu tôn giáo, quỷ quái của nó. Cũng vậy,
thành phố La Mã chứ không phải giáo hội La Mã, đã làm cho các nhà buôn
trên đất trở nên giàu có do sự xa hoa thái quá của nó. Vì vậy, phương diện tôn
giáo và phương diện vật chất được đề cập chỉ trong một câu Kinh Thánh.
III. LỜI KÊU GỌI PHÂN RẼ
Câu
4 chép: “Tôi lại nghe một tiếng khác từ trời phán
rằng: Hỡi dân ta, hãy ra khỏi nó, hầu khỏi đồng phần tội lỗi nó, mà chịu những
tai hoạ của nó.” Vì Ba-by-lôn Lớn có hai
phương diện nên ra khỏi nó có nghĩa là ra khỏi cả Ba-by-lôn tôn giáo lẫn
Ba-by-lôn vật chất. Điều này được chứng minh bởi đại từ “nó”
trong câu này. Tiền từ của đại từ này là
Ba-by-lôn gồm có hai phương diện được bày tỏ trong câu 2 và 3.
IV. SỰ KIÊU
NGẠO CỦA BA-BY-LÔN VÀ SỰ PHÁ HỦY NÓ
Các
câu từ 6 đến 8 chép về sự kiêu ngạo của Ba-by-lôn và sự phá hủy nó. Nó hãnh diện
vì mình là nử hoàng, chứ không phải là quả phụ. Nhưng khi đến thời điểm
phán xét, Chúa sẽ hủy diệt nó và làm cho nó vô cùng thống
khổ buồn rầu. Tai họa sẽ giáng trên nó trong một giờ, vầ nó sẽ hoàn toàn bị
thiêu đốt bằng lửa.
V. SỰ
SỤP ĐỔ CỦA BA-BY-LÔN VẬT CHẤT
Trong
câu 2, chúng ta thấy sự sụp đổ của Ba-by-lôn vật chất. Câu này chép: “Người kêu
lớn tiếng rằng: Ba-by-lôn Lớn đã đổ rồi, đổ rồi, trở nên chỗ ở của các quỷ, sào
huyệt của các uế linh, và của mọi giống chim dơ dáy đáng ghét”.
Trong 14:8, một thiên sứ nói: “Ba-by-lôn Lớn kia đã đổ rồi, đổ rồi”, và trong
câu này, Đấng Christ
cũng
kêu lên những lời ấy. Điều này cho thấy rằng Ba-by-lôn sẽ có hai sự sụp đổ, sự
sụp đổ của Ba-by-lôn tôn giáo và sự sụp đổ của Ba-by-lôn vật chất. Sự sụp đổ của
Ba-by-lôn tôn giáo sẽ xảy ra vào đầu đại nạn, và sự sụp đổ của Ba-by-lôn vật chất
sẽ xảy ra vào cuối đại nạn. Chương 18 đề cập đến sự sụp đổ của Ba-by-lôn vật chất,
chứ không phải là Ba-by-lôn tôn giáo.
Câu
2 chép rằng Ba-by-lôn đã trở nên “chỗ ở của các
quỷ, sào huyệt của các uế linh, và của mọi giống chim dơ dáy đáng ghét.” Câu
này được trích từ những lời của tiên tri Ê-sai và Giê-rê-mi. Khi lên án Ba-by-lôn
theo nghĩa đen, Giê-rê-mi đã dùng những lời như vậy. Cuối cùng, thành phố La Mã
sẽ bị định tội và bị rùa sả giống như Ba-by-lôn cổ. Do đó, thành phố La Mã sẽ
không còn là nơi ở thích hợp cho loài người
nữa. La Mã là một thành phố thú vị nhất và khách du lịch thích đến đó thăm viếng.
Tuy nhiên, sẽ có ngày không ai đến đó vì nơi ấy đầy dẫy các quỷ, uế linh và mọi
giống chim dơ dáy đáng ghét. Đây là dấu hiệu cho thấy thành phố ấy sẽ trở nên xấu
xa và ghê tởm theo cách nhìn của Đức Chúa Trời. Ba-by-lôn vật chất, tức thành
phố La Mã, sẽ trở nên đáng ghét theo cách nhìn của Đức Chúa Trời vì trước nay
nơi ấy là cội nguồn của cả chính trị thuộc ma quỷ lẫn tôn giáo thuộc ma
quỷ. Trong Đế quốc La Mã chúng ta thấy chính trị thuộc ma quỷ, và trong Thi-a-ti-rơ,
chúng ta thấy tôn giáo thuộc ma quỷ. Những điều ma quỷ ấy
nắm quyền ít nhất là 2.000 năm và đã huỷ hoại, đầu độc nhân loại khắp đất. Vì vậy,
Đức Chúa Tròi sẽ đến phán xét thành phố La Mã và biến nó thành một nơi không
còn thích hợp để ở nữa. Ba-by-lôn
cổ do bị định tội và bị rủa sả mà trở nên nơi loài người không thể ở được.
Ba-by-lôn vật chất cũng sẽ như vậy.
VI. THAN KHÓC VÌ BA-BY-LÔN
Trong
các câu từ 9 đến 19, chúng ta thấy cảnh than khóc vì Ba-by-lôn. Câu 9 chép:
“Các vua trên đất đã hành dâm và xa hoa với nó, thấy khói đốt nó thì sẽ vì nó
mà than khóc đấm ngực”, và câu 11 chép: “Các nhà buôn trên đất cũng vì nó khóc
lóc tang chế, vì không ai mua hàng hoá mình nữa.” Các nhà
buôn quốc tế kiếm được nhiều lợi ích noi thành phố giàu có này sẽ than khóc khi
họ thấy nó bị Đức Chúa Trời phán xét.
Câu
12 và 13 liệt kê hàng hóa mà các nhà buôn trên đất
bán. Vì hàng hóa trong các câu này bao gồm những thứ vật chất, nên Ba-by-lôn
Lớn trong chương này được chứng minh là Ba-by-lôn vật chất. Hàng hóa này gồm bảy
loại: từ vàng đến ngọc trai chỉ về đồ trang sức; từ vải lanh đến màu đỏ chỉ về
y phục; từ các thứ gỗ hương tùng đến cẩm thạch chỉ về vật dụng và đồ trang trí;
từ nhục quế đến nhũ hương chỉ về hương liệu; từ rượu đến chiên chỉ về thức ăn;
từ ngựa đến xe chỉ về giao thông; và từ thân
thể đến hồn người ta chỉ về sự thuê mướn. Trong số hàng hóa đưa đến Ba-by-lôn,
vật thứ nhất là vàng, và vật cuối cùng là hồn người.
Hồn người chính là những con người bán chính mình để làm
thuê. Điều này không những mô tả Ba-by-lôn sắp đến
mà còn mô tả thế giói ngày nay. Người tá bán trọn bản thể của họ cho những người
thuê mướn mình. Nhiều người bán đi hồn
mình, đời sống mình, chính mình cho nghề nghiệp mà không quan tâm đến Đức Chúa
Trời và kết cuộc đời đời của mình.
Bản
liệt kê hàng hóa này chứng tỏ rằng thành phố La Mã sẽ là một thành phố theo chế
độ tư bản. Chế độ tư bản sẽ thắng thế tại La Mã
cho đến khi Ba-by-lôn vật chất bị hủy diệt.
VII.
TRÊN TRỜI VUI MỪNG VỀ SỰ PHÁN XÉT BA-BY-LÔN
Câu
20 chép: “Hỡi trời, hỡi các thánh đồ, các sứ đồ,
các tiên tri, hãy vui mừng về nó đi, vì Đức Chúa Trời đã thân oan cho các ngươi
trên nó rồi!” Trong khi nhiều người than khóc vì
Ba-by-lôn bị hủy diệt thì những người khác sẽ vui mừng về sự kiện đó. Những người
dưới đất sẽ than khóc nhưng những người trên trời thì
vui mừng. Chắc chắn chúng ta sẽ ở trong số những người vui mừng trên trời.
Hơn nữa, tôi tin rằng chúng ta sẽ chứng kiến cảnh Ba-by-lôn bị hủy diệt. Khi
khói của nó bốc lên, chúng ta sẽ vui mừng.
VIII. LỜI
TUYÊN BỐ VỀ VIỆC BA-BY-LÔN HOÀN TOÀN
BỊ HỦY DIỆT
Trong
các câu từ 21 đến 24, chúng ta thấy có lời tuyên bố về việc Ba-by-lôn hoàn toàn
bị hủy diệt. Câu 21 chép: “Có một thiên sứ
mạnh mẽ lấy một hòn đá như cối xay lớn ném xuống biển, mà rằng: Thành lớn
Ba-by-lôn cũng sẽ bị ném mạnh xuống như vậy, hẳn chẳng hề thấy nó nữa”.
Có lẽ một trận động đất lớn sẽ tàn phá Ba-by-lôn, và
làm cho cả thành phố này chìm dưới đáy biển. Vì đó là kết cuộc của Ba-by-lôn
nên anh em phải khuyên bạn bè mình đừng sống ở đó.
XI. LỜI NGỢI KHEN TRÊN TRỜI
VỀ SỰ PHÁN XÉT
ĐẠI KĨ NỮ
Trong
19:1-4, chúng ta thấy có lời ngợi khen trên trời về sự
phán xét đại kĩ nữ. Trong các câu từ 1 đến 3, chúng ta thấy có tiếng lớn của
đoàn dân rất đông, ngợi khen Đức Chúa Trời và nói: “Ha-lê-lu-gia!” Dù chương 18
nói về sự phán xét Ba-by-lôn vật chất, nhưng lời ngợi khen trong các câu này ở
chương 19 thì không chủ yếu liên quan đến
Ba-by-lôn vật chất mà liên quan đến Ba-by-lôn tôn giáo. Lí do là vì hai phương
diện ấy trộn lẫn với nhau trải qua các thế kỉ. Cho đến năm
476 S.C., La Mã mới là trung tâm chính trị. Sau thời điểm đó nhiều thế kĩ, La
Mã là trung tâm tôn giáo. Thi-a-ti-rơ lên nắm quyền vào thế kỉ thứ sáu, và đến
cuối thế kỉ thứ sáu thì hệ thống Giáo
hoàng được thiết lập hoàn toàn. Trong 19 thế kỉ qua, 5 thế kỉ đầu
chúng ta thấy ưu thế của Đế quốc La Mã, và 14 thế kỉ sau đó chúng ta thấy ưu thế
của Thi-a-ti-rơ. Khi
đến thời điểm Ba-by-lôn bị sụp
đổ thì phương diện tôn giáo sẽ bị hủy diệt
trước rồi mới tới phương diện vật chất. Lời ngợi khen trên trời không chủ yếu
liên quan đến sự hủy diệt Ba-by-lôn vật chất, mà liên quan đến sự hủy diệt
Ba-by-lôn tôn giáo, vì theo cách nhìn của Đức
Chúa Trời, phương diện tôn giáo thì đáng ghét hơn
phương diện vật chất. Ngày nay, chúng ta không mấy chú ý đến La Mã vật chất
nhưng chúng ta bị La Mã tôn giáo quấy nhiễu rất nhiều! Chúng ta sẽ vui biết bao
khi nhìn thấy Ba-by-lôn tôn giáo sụp đổ!
Khải
Thị 19:4 chép: “Hai mươi bốn trưởng lão cùng bốn sinh vật bèn sấp mình xuống thờ
lạy Đức chúa Trời, là Đấng ngự trên ngai, mà rằng:
A-men. Ha-lê-lu-gia!”
Sau khi đoàn dân rất đông trên trời nói lớn: “Ha-lê-lu-gia”
thì hai mươi bốn trưởng lão cùng bốn sinh
vật nói: “A-men, Ha-lê-lu-gia
“A-men” đi trước vì đã có những lời Ha-lê-lu-gia
nói ra rồi. Hai mươi bốn trưởng
lão và bốn sinh vật đều nói “A-men” đối vói những lời Ha-lê-lu-gia
ấy rồi sau đó chính họ cũng nói ra thêm những lời Ha-lê-lu-gia. Năm 1967, Chúa
chỉ cho chúng ta thấy phưong cách kêu danh Ngài. Đồng thời, chúng ta bắt đầu nhận
thấy cần phải liên tục ngợi khen Ngài. Các buổi nhóm của
chúng ta vào năm 1967 và năm 1968 đầy dẫy những lời A-men và Ha-lê-lu-gia. Người
tôn giáo đã lên án chúng ta về điều này, và một phần nhỏ trong
Ba-by-lôn tôn giáo đã nổi lên chống lại
chúng ta. Tôi không biết vì sao. Họ chống đối chúng ta ngợi khen Chúa với những
lời A-men và Ha-lê-lu-gia.
Nhưng sách Khải Thị cho thấy rằng ngợi khen Chúa theo cách ấy sẽ là sự thực
hành trong tương lai. Những gì sẽ được thực hành trên
trời trong tương lai cũng có thể được chúng ta thực
hành dưới đất ngày nay.
Nếu
tin Kinh Thánh, chúng ta phải chấp nhận sách Khải Thị. Nếu chúng ta không có
sách này thì Kinh Thánh không có phần kết luận. Bản tín điều Nicene được đưa ra
vào năm 325 S.C tại một hội đồng dưới sự chủ tọa
của Đại đế Constantine hiện được
chấp nhận rộng rãi trong khắp Công giáo và Cải chánh giáo. Vào thời điểm tổ chức
hội đồng ấy, bảy sách trong Tân Ước là Hê-bơ-rơ, Gia-cơ, 2 Phi-e-rơ, 2 Giăng, 3
Giăng, Giu-đe và Khải Thị chưa hoàn toàn được công nhận. Các sách ấy chính thức
được chấp nhận vào năm 393 S.C tại Hội đồng Carthage. Vì thế, có lẽ khi
Bản tín điều Nicene được đưa ra, sách Khải Thị không được xem xét.
Đối
với nhiều Cơ Đốc nhân, sách Khải Thị còn xa lạ, và đối với họ, gần như sách này
không có trong Kinh Thánh. Dù có đọc, họ cũng không hiểu sách Khải Thị. Điều
này là do sự quỷ quyệt của kẻ thù. Không sách nào khác
trong Kinh Thánh bị ý kiến của Cơ Đốc nhân gây tổn hại như sách Khải Thị. Do đó, trong 22:18 và 19, Chúa Jesus phán:
“Tôi làm chứng cho mọi người nghe lời tiên tri trong sách nầy: nếu ai thêm gì
vào lời nầy, thì Đức Chúa Trời sẽ gia cho người ấy tai họa đã chép trong sách nầy.
Nếu ai bớt lời gì của sách tiên tri nầy, thì Đức Chúa
Trời cũng sẽ cất phần họ về cây sự sống và thành thánh đã chép trong sách nầy”. Chúng ta phảỉ cẩn thận đừng thêm bất cứ
điều gì vào hoặc lấy bớt bất cứ điều gì khỏi những lời tiên tri trong sách này.
Thế nhưng, trải qua các thế kỉ, phần lớn Cơ Đốc nhân đã lấy bớt khỏi sách này.
Dù sách Khải Thị được in trong Kinh Thánh nhưng trong kinh nghiệm của nhiều người,
sách này thật ra đã bị lấy đi khỏi họ. Đây là lí do rất nhiều Cơ Đốc nhân
hụt mất phước hạnh của Đức Chúa Trời. Từ thời điểm Chúa mở
sách này ra cho chúng ta lần đầu tiên, phước hạnh nhận được thật là tuyệt diệu!
Tôi tin rằng tất cả những sứ điệp này sẽ gây nên một biến chuyển lớn trong
tất cả các Hội thánh và giúp các Hội thánh tiến lên. Phước hạnh lớn sẽ được ban
trên các Hội thánh.
Có
nhiều giải thích về sách Khải Thị. Vì hầu hết những bài viết ấy không theo
nguyên tắc chính đáng khi luận giải sách này, cho nên phần lớn những điểm đưa
ra đều không chính xác. Muốn giải nghĩa đúng sách Khải Thị, chúng ta cần quen
thuộc với toàn bộ Kinh Thánh. Như chúng tôi đã chỉ ra rằng hầu như mỗi biểu tượng
trong sách này đều đề cập đến một biểu tượng trong Cựu Ước. Vì vậy, chúng ta phải
biết nguồn gốc của biểu tượng trong Cựu Uớc và sau đó truy nguyên sự phát triển
của nó trong Tân Ước. Hãy lấy giá đèn trong Khải Thị chương 1 làm ví dụ. Giá
đèn được đề cập lần đầu tiên trong Xuất Ai Cập Kí chương 25 và sau đó trong
Xa-cha-ri chương 4. Nếu muốn biết ý nghĩa của
giá đèn trong sách Khải Thị, chúng ta phải tham khảo Xuất Ai Cập Kí chương 25 và
Xa-cha-ri chương 4. Hơn nữa, chúng ta cũng cần hiển sự phát
triển về vấn đề giá đèn trong sách Khải Thị.
Đó là cách để hiểu sách này.
Một
minh họa khác để hiểu đúng đắn sách Khải Thị là vấn đề con thú trong chương 13.
Nếu muốn biết con thú ấy là gì, chúng ta phải đến với Đa-ni-ên chương 7 vì con
thú trong Khải Thị chương 13 vừa chỉ về con thú được khải thị trong Đa-ni-ên
chương 7 vừa là sự phát triển của con thú đó.
Nếu
chúng ta nghiên cứu lần xuất hiện đầu tiên của một biểu tượng
và sau đó lần ra sự phát triển của nó thì chúng ta sẽ giải thích đúng về biểu
tượng ấy. Chúng ta phải theo nguyên tắc căn bản này khi nghiên cứu sách Khải Thị.
Tuy nhiên, nhiều người giải nghĩa sách này đã vi phạm nguyên tắc đó. Ngợi khen
Chúa, Ngài đã chỉ cho chúng
ta thấy những nguyên tắc căn bản. Tất cả những lời giải nghĩa mà Chúa đã ban
cho chúng ta đều theo các nguyên tắc này và hoàn toàn được lịch sử xác nhận. Ví
dụ, chúng ta được làm cho rất sáng tỏ về Đế quốc La Mã, giáo hội La Mã và Anti-christ.
Chúng ta đã thấy Anti-christ sẽ là một nhân vật kép; hắn vừa là Sê-sa thứ bảy vừa
là Sê-sa thứ tám. Là Sê-sa thứ tám, hắn sẽ có thân thể của Sê-sa thứ bảy và
linh của Sê-sa thứ năm. Do đó, hắn sẽ là một nhân vật phi thường. Nếu hiểu rõ vấn
đề này, chúng ta sẽ biết mình đang ở đâu và những gì sẽ xảy ra trong tương
lai gần