SỰ LAN RỘNG Ở GIÊ-RU-SA-LEM,
GIU-ĐÊ VÀ SA-MA-RI
QUA CHỨC VỤ
GIU-ĐÊ VÀ SA-MA-RI
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHI-E-RƠ
(12)
Kinh Thánh: Công 4:32-5:12
Trong 4:32-5:11, chúng ta có phần nối tiếp của nếp sông Hội Thánh, và trong 5:17-42, chúng ta có phần nối tiếp của cơn bắt bớ từ phía những nhà tôn giáo Do-thái. Về phần nối tiếp nếp sống Hội Thánh có một cảnh tượng tích cực trong 4:32-37 và một cảnh tượng tiêu cực trong 5:1-11. Trong bài này, chúng ta sẽ suy gẫm về nếp sống Hội Thánh như được thấy trong 4:32-5:11.
PHẦN NỐI TIẾP CỦA NẾP SỐNG HỘI THÁNH
Cảnh Tượng Tích Cực
Lấy Mọi Sự Làm Của Chung
Công Vụ 4:32 chép: “Vả, đám người tin đều một lòng, một hồn, chẳng ai kể vật gì của mình là của riêng, nhưng mọi vật đều dùng chung cả” (RcV). Như trong 2:44, lấy mọi vật làm của chung không phải là dấu hiệu của tình yêu mà là dấu hiệu của sự cứu rỗi năng động của Đấng Christ đã cứu tín đồ khỏi tham lam và ích kỷ. Điều này được thực hành trong một thời gian ngắn vào lúc bắt đầu gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời; điều này không tiếp tục lâu dài như một thực hành mang tính pháp lý trong nếp sống Hội Thánh suốt chức vụ của Phao-lô.
Chứng Nhân Của Đấng Christ Phục Sinh
Câu 33 chép: “Các sứ đồ lại lấy quyền năng rất lớn mà làm chứng về sự sống lại của Chúa Jesus và hết thảy đều được ơn lớn”. Các sứ đồ là chứng nhân của Đấng Christ Phục Sinh, không những bằng lời nói mà cũng bằng sự sống và hành động của họ. Nói cách cụ thể, họ mang chứng cớ về sự phục sinh của Ngài.
Ân Điển Lớn Trên Tất Cả Tín Đồ
Theo 4:33, ân điển lớn ở trên tất cả tín đồ. Kinh Luật đòi hỏi con người theo những gì Đức Chúa Trời là, nhưng ân điển cung ứng cho con người những gì Đức Chúa Trời là để đáp ứng những gì Đức Chúa Trời đòi hỏi. Thật ra, ân điển là chính Đức Chúa Trời được con người vui hưởng. Ân điển là Đấng Christ Phục Sinh trở nên Linh Ban Sự Sống (1Cô. 15:45) để đem Đức Chúa Trời đã-trải-qua-tiến-trình trong sự phục sinh vào trong chúng ta để làm sự sống và nguồn cung ứng sự sống để chúng ta có thể sống trong sự phục sinh. Vì vậy, ân điển là Đức Chúa Tròi Tam—Nhất trở nên sự sống và mọi sự cho chúng ta.
Công Vụ 4:34-35 chép: ‘Trong họ cũng không ai thiếu thốn cả, bởi hễ ai có ruộng hay nhà đều bán đi, đem tiền để dưới chơn các sứ đồ, rồi tùy sự cần dùng của mỗi người mà phân phát cho”. Cũng như trong 2:45, việc bán đất và nhà là bằng cớ của sự cứu rỗi năng động của Chúa. Sự cứu rỗi ấy làm cho tín đồ đắc thắng của cải thuộc đất, là điều chi phối, chiếm hữu, và chiếm đoạt nhân loại sa ngã (Mat. 19:21-24; Lu. 12:13-19, 33-34; 14:33; 16:13- 14; lTi. 6:17).
Gương Của Ba-na-ba
Trong 4:36-37, Lu-ca nêu một gương tích cực của một người bán đất và đặt tiền tại chân các sứ đồ: “Vả, có một người Lê-vi sanh tại Chíp-rơ, tên là Giô-sép, mà các sứ đồ gọi là Ba-na-ba (dịch là, con trai của sự yên ủi), có một đám ruộng, cũng bán đi, đem tiền để dưới chân các sứ đồ”. Từ Hi-lạp dịch là “khích lệ” trong câu 36 cũng có nghĩa là an ủi. Ba-na-ba, một người Lê-vi và là dân ở Chíp-rơ, bán tài sản, đem tiền bán tài sản ấy đặt dưới chân các sứ đồ để phân phát giữa vòng các thánh đồ theo nhu cầu. Đó là một phần của cảnh tượng tích cực trong 4:32-37.
Cảnh Tượng Tiêu Cực
Hai Thân Vị Trong A-na-nia Và Sa-phi-ra
Theo sau cảnh tượng tích cực ở cuối chương 4, Lu-ca trình bày cảnh tượng tiêu cực trong 5:1-11. Cảnh tượng tiêu cực ấy liên quan đến cặp vợ chồng A-na-nia và Sa-phi-ra: “Có một người kia tên là A-na-nia, cùng vợ là Sa-phi-ra, bán điền sản. Người đồng mưu với vợ giữ lại một phần tiền, còn phần kia đem để dưới chân các sứ đồ” (cc. 1-2). A-na-nia và Sa-phi-ra có một âm mưu để đánh lừa, nói dối Linh Nội Cư. “Nhưng Phi-e-rơ nói: ‘Hỡi A-na- nia, sao Sa-tan đã đầy dẫy lòng ngươi, khiến ngươi dối Thánh Linh, mà giữ lại một phần tiền bán ruộng đó?” (c. 3). Bề ngoài dường như A-na-nia nói dối các sứ đồ nhưng thật ra là nói dối Thánh Linh, là Đức Chúa Trời (c. 4), vì Linh và các sứ đồ là một.
Khi đọc các câu trên, chúng ta thấy có hai thân vị đang ở trong cặp vợ chồng ấy. Trước hết, chắc chắn Linh đang cư ngụ trong họ. Vì họ đã được cứu, nên Thánh Linh đến cư ngụ trong họ. Thứ hai, Sa-tan cư ngụ trong họ, vì hắn đầy dẫy lòng họ khiến họ nói dối Thánh Linh. Vì vậy, hai thân vị -Thánh Linh và Sa-tan- ở trong A-na-nia và Sa-phi-ra.
Là tín đồ, cần phải nhận biết rằng chúng ta cũng có hai thân vị này ở bên trong. Tuy nhiên, một số giáo sư Kinh Thánh không tin rằng Sa-tan vẫn còn ở trong tín đồ; họ cũng không tin thánh đồ có thể bị quỉ ám. Vì Jesse Penn-Lewis nói về các trường hợp tín đồ bị quỉ ám trong cuốn sách Cuộc Chiến trên Các Thánh Đồ (War on the Saints) của bà nên một số người đã đi quá xa khi gọi bà là “phù thủy”. Mặc dầu một số người phủ nhận sự kiện tín đồ có thể bị quỉ ám, nhưng sự thật là một số tín đồ thật đã bị quỉ ám. Ở đây, trong chương 5 Sách Công Vụ, có lẽ là trường hợp đầu tiên tín đồ bị Sa-tan chiếm hữu hay lừa dối. Phi-e-rơ hỏi A-na- nia: “Sao Sa-tan đã đầy dẫy lòng ngươi?” Điều này cho thấy Sa- tan không chỉ ở bên ngoài họ nhưng ở trong lòng họ, lừa dốì và lôi kéo họ.
Nan Đề về Tham Vọng
Làm thế nào Sa-tan có chỗ đứng như thế ở trong họ? Sa-tan có chỗ đứng trong họ vì họ có tham vọng. Qua nhiều năm tháng, tôi đã nhận biết rằng tín đồ có thể có tham vọng về cấp bậc, địa vị, danh vọng. Thậm chí có thể thấy tham vọng ấy ở nơi những người trong nếp sống Hội Thánh. Cả ở Đông Phương lẫn ở Tây Phương, tôi đã thấy những người trong Hội Thánh có tham vọng về cấp bậc, địa vị và danh vọng. Thậm chí những người trẻ tuổi cũng có tham vọng làm người lãnh đạo.
Gần đây tại Đài Bắc, Chúa đã chuyển động giữa vòng chúng tôi đến nỗi chúng tôi thành lập trên 400 nhóm nhỏ trong Hội Thánh. Trong quá khứ, khi thành lập những nhóm tương tự như vậy, chúng tôi chỉ định người lãnh đạo trong mỗi nhóm và cả những người phụ tá nữa. Tuy nhiên, chúng tôi khám phá ra rằng sự chỉ định ấy trở nên nhân tố gây hư hoại. Vì vậy, lần này chúng tôi nói với Hội Thánh rằng trong các nhóm nhỏ ấy sẽ không có người lãnh đạo được chỉ định. Trái lại, trong mỗi nhóm, người nào cũng có thể hướng dẫn.
A-na-nia và Sa-phi-ra mong muốn nổi danh chính là cơ sở để Sa-tan lừa dối họ. Họ muốn có tiếng là đã bán tất cả vì Hội Thánh. Vì tham vọng ấy, họ nghĩ ra một kế là bán một miếng đất, giữ lại một phần tiền bán đất, rồi đem số tiền còn lại đặt dưới chân các sứ đồ.
Như chúng tôi đã chỉ ra, A-na-nia và Sa-phi-ra đã lừa dối Thánh Linh. Anh em có nghĩ rằng Linh mà họ lừa dối là Linh ở trên các từng trời, là Linh ở bên ngoài họ không? Anh em có nghĩ rằng họ chỉ lừa dối một Linh khách quan không? A-na-nia và Sa-phi-ra nói dối với chính Linh đang ở trong họ. Nếu Thánh Linh không ở trong họ, tại sao Phi-e-rơ nói họ lừa dối Thánh Linh? Cả Sa-tan lẫn Thánh Linh đều đồng thời cư ngụ trong A- na-nia và Sa-phi-ra.
Ngày nay giữa vòng các giáo sư Kinh Thánh có khuynh hướng phủ nhận sự kiện Sa-tan, tức ma quỉ, cư ngụ trong xác thịt con người. Nhưng hãy xem xét kinh nghiệm của Phi-e-rơ trong Ma- thi-ơ chương 16. Phi-e-rơ nhận biết Jesus là Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời hằng sống. Chúa phán với ông rằng: “Si-môn, con Giô-na ơi, ngươi có phước đó, vì chẳng phải thịt và huyết bày tỏ điều ấy cho ngươi đâu, bèn là Cha Ta ở trên trời vậy” (c. 17). Sau đó, cũng trong chương này, chúng ta thấy Phi-e-rơ, người đã nhận được khải thị từ Cha, cũng bị Sa-tan chiếm hữu. Khi Phi-e- rơ đem Chúa ra và bắt đầu trách Ngài: “Ngài xoay lại mà phán cùng Phi-e-rơ rằng: ‘Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau Ta!” (c. 23). Ở đây chúng ta thấy Sa-tan ở trong Phi-e-rơ, chứ không chỉ ở bên ngoài ông.
Tham Vọng Dần Đến Sự Chết
Sa-tan không ở xa chúng ta, và chúng ta cần phải cẩn thận kẻo bị hắn lừa dối. Nếu muốn tránh sự lừa dối của Sa-tan, chúng ta phải từ chối, kết án, và từ bỏ tham vọng làm một người nào đó trong nếp sống Hội Thánh. Mỗi khi có tư tưởng làm một người nào đó trong nếp sống Hội Thánh, Sa-tan có cơ sở để lừa dối chúng ta và nói cách thuộc linh, là đem chúng ta vào sự chết.
A-na-nia và Sa-phi-ra có tham vọng trở nên một người nào đó trong Hội Thánh; họ có tham vọng được nổi danh. Vì tham vọng ấy, họ bị lừa dối, và sự lừa dối đem họ vào sự chết. Như những gì ghi lại cho thấy, cả A-na-nia lẫn Sa-phi-ra đều chết về mặt thuộc thể.
Chúng ta không nên nghĩ rằng vì trong Hội Thánh không có sự chết thuộc thể như đã xảy ra cho A-na-nia và Sa-phi-ra, nên điều này có nghĩa là không có sự chết gì cả. Trái lại, tham vọng muốn trở nên một người nào đó, tham vọng muốn làm người lãnh đạo khiến người có tham vọng bị chết về mặt thuộc linh. Những người có tham vọng có thể không chết về mặt thuộc thể, nhưng họ sẽ chết về mặt thuộc linh. Chúng tôi đã thấy những trường hợp tương tự như vậy trong sự khôi phục của Chúa. Những trường hợp ấy chứng tỏ rằng tham vọng dẫn đến sự chết thuộc linh. Về điều này, tất cả chúng ta cần phải rất cẩn thận.
Sự kiện A-na-nia và Sa-phi-ra bị trừng phạt bằng cái chết thuộc thể không có nghĩa là họ sẽ bị diệt vong đời đời. Mặc dầu A-na-nia và Sa-phi-ra được cứu, nhưng họ đã phạm tội dẫn đến sự chết (lGi. 5:16-17). Trong sự xử lý mang tính chính quyền của Đức Chúa Trời, một số con cái của Ngài bị định phải chết về mặt thuộc thể trong thời đại này do họ phạm một tội nào đó. Đây là trường hợp của A-na-nia và Sa-phi-ra, là những người đã bị phạt bằng cái chết thuộc thể vì đã nói dối Thánh Linh. Trường hợp của họ dạy chúng ta phải hết sức cẩn thận về tham vọng và sự gian dối trong nếp sống Hội Thánh.
Thánh Linh dùng Lu-ca ghi lại trường hợp của A-na-nia và Sa- phi-ra để chỉ ra rằng mặc dầu nếp sống Hội Thánh có thể tuyệt diệu, nhưng chúng ta vẫn cần phải cẩn thận về tham vọng. Chúng ta không nên có tham vọng làm một người nào đó trong Hội Thánh. Chúng ta không nên có tham vọng về cấp bậc, địa vị, hay danh vọng. Nếu có tham vọng như vậy, chúng ta sẽ tạo cho kẻ thù cơ sở đem chúng ta đến chỗ chết thuộc linh.
Tội Nói Dối Thánh Linh
Trong 5:4 có một từ liên quan đến việc lấy mọi sự làm của chung: “Ruộng đó chưa bán há chẳng phải là của ngươi sao? Khi bán rồi, số tiền há chẳng cũng thuộc quyền ngươi ư?” Điều này cho thấy các sứ đồ không kể việc bán tài sản và phân phát cho người khác là một thực hành mang tính pháp lý. Tín đồ không bị bắt buộc phải đem mọi sự làm của chung. Đó là điều nên thực hiện cách tự nguyện. Nếu A-na-nia và Sa-phi-ra không muôn bán tài sản của mình, không ai đòi hỏi họ phải làm như vậy. Hơn nữa, tiền bán tài sản thuộc quyền của họ. Tội của họ là có ý định nói dối Thánh Linh. Giữ tài sản của mình hay giữ lại số tiền bán tài sản không phải là tội. Tội của họ là nói dối Thánh Linh. Họ có ý định lừa dối Hội Thánh và tìm kiếm danh vọng bằng cách nói dối. Đó là tội nặng xúc phạm đến Linh Nội Cư. Tội của họ là cố tình hợp tác với Sa-tan, là kẻ ác ở trong họ. Tất cả chúng ta đều cần học bài học rút ra từ trường hợp của A-na-nia và Sa-phi- ra.
Trong 5:3, Phi-e-rơ nói với A-na-nia rằng ông nói dối Thánh Linh. Sau đó vào cuối câu 4, Phi-e-rơ nói: “Chẳng phải ngươi nói dối người ta, bèn là dối Đức Chúa Trời”. Điều này chứng minh Thánh Linh ở trong câu 3 là Đức Chúa Trời.
Về sau, khi đang nói với Sa-phi-ra, Phi-e-rơ bảo bà rằng: “Sao các ngươi hiệp ý cùng nhau thử Linh của Chúa?” Thánh Linh trong câu 3, Đức Chúa Trời trong câu 4, và Chúa trong câu 9 đều là một, đặc biệt là trong kinh nghiệm của tín đồ.
Sự Sợ Hãi Đến Trên Hội Thánh
Trong câu 11, Lu-ca kết thúc phần tường thuật cảnh tượng tiêu cực rằng: “Cả Hội Thánh đều sợ hãi quá đỗi, và hết thảy ai nghe đến việc ấy cũng vậy”. Từ Hi-lạp cho “Hội Thánh” là ekklesia, bao gồm ek nghĩa là “ra khỏi” và từ phái sinh của kaleo nghĩa là “được gọi”; như vậy, từ này có nghĩa là những người được gọi ra khỏi (hội đoàn), hội chúng. Trong Sách Công Vụ, đây là lần đầu tiên Hội Thánh được đề cập là một Hội Thánh địa phương. Như chúng ta sẽ thấy trong bài sau, 8:1 nói về Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem. Đó là Hội Thánh đầu tiên được thành lập tại một địa phương. Hội Thánh ấy đã được thành lập bên trong phạm vi hành chánh của thành phố, là thành phố Giê-ru-sa-lem. Đó là một Hội Thánh địa phương tại địa phương của Hội Thánh ấy, như Chúa đã đề cập đến trong Ma-thi-ơ 18:17. Hội Thánh được khải thị trong Ma-thi-ơ 16:18 là Hội Thánh hoàn vũ, là Thân Thể duy nhất của Đấng Christ. Hội Thánh được khải thị trong Ma-thhơ 18:17 là Hội Thánh địa phương, là sự biểu lộ của Thân Thể duy nhất của Đấng Christ tại một địa phương nào đó. Những gì Tân Ước ghi lại về việc thiết lập Hội Thánh tại mỗi địa phương đều hoàn toàn nhất quán (Công. 13:1; 14:23; La. 16:1; 1Cô. 1:2; 2Cô. 8:1; Ga. 1:2; Khải. 1:4, 11).
DẤU KỲ VÀ PHÉP LẠ
ĐƯỢC THỰC HIỆN QUA CÁC SỨ ĐỒ
ĐƯỢC THỰC HIỆN QUA CÁC SỨ ĐỒ
Công Vụ 5:12 chép: “Nhờ tay các sứ đồ mà nhiều phép lạ dấu kỳ được làm ra giữa dân sự”. Điều được ghi lại ở đây rất giống với 2:43, là câu chúng ta được biết “các sứ đồ lại làm nhiều phép lạ dấu kỳ”. Chúng ta cần nhận biết rằng phép lạ và dấu kỳ không phải là một phần trong chứng cớ trung tâm của Đức Chúa Trời và của Đấng Christ nhục hoá, bị đóng đinh, phục sinh và thăng thiên. Đó cũng không phải là một phần trong sự cứu rỗi trọn vẹn của Ngài. Thay vào đó, dấu kỳ và phép lạ chỉ là bằng chứng cho thấy những gì các sứ đồ rao giảng, cung ứng và cư xử đều hoàn toàn bởi Đức Chúa Trời, chứ không phải bởi con người (Hê. 2:3- 4). Điều ấy có nghĩa dấu kỳ và phép lạ không phải là một phần trong chứng cớ trung tâm của Đức Chúa Trời, cũng không phải là một phần trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Dấu kỳ và phép lạ là phương tiện Đức Chúa Trời dùng để chứng tỏ sự rao giảng và chức vụ của các sứ đồ là bởi Đức Chúa Trời. Vào thời các sứ đồ, cần có dấu kỳ và phép lạ được thực hiện qua họ. Chắc chắn điều đó đã làm cho đám đông chú ý. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta không nên nhấn mạnh đến dấu kỳ và phép lạ.