HÔN LỄ CỦA
CHIÊN CON VÀ TIỆC CƯỚI
Sau
khi Đức Chúa Trời phán xét tất cả những điều
tiêu cực được khải thị trong chương 16, 17 và
18, chúng ta có hôn lễ của Chiên con và tiệc cưới (19:5-10).
Có lẽ anh em chưa bao giờ nhận thức rằng là Chiên con, Đấng Christ cần một
tiệc cưới. Quan niệm này hoàn toàn phi tôn giáo. Ai nghĩ được rằng Đấng Cứu Chuộc
cần một tiệc cưới? Một ngày nọ, Giăng Báp-tít tuyên bố rằng: “Kìa,
Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng cất bỏ tội của thế giới!” (Gi. 1:29). Câu này
rõ ràng bày tỏ rằng Đấng Christ
đến
như Chiên con để cất bỏ tội của thế giới. Sau đó, Giăng Báp-tít cũng cho biết rằng
Đấng Christ
là
Chàng rể, Giăng nói: “Ai có cô dâu thì người ấy là chàng rể;
còn bạn của chàng rể đứng và nghe người, rất đỗi vui mừng vì tiếng của chàng rể”
(Gi. 3:29). Vì vậy, trong Phúc Âm Giăng, Đấng Christ được khải
thị vừa là Chiên con đến để cất bỏ tội vừa là Chàng rể đến để có Cô dâu. Mục
đích của Christ không phải để cất bỏ tội mà là để
có Cô dâu. Trong sách Khải Thị, cũng là sách được sứ đồ Giăng viết, chúng ta thấy
rằng Đấng Christ
là
Đấng Cứu Chuộc của chúng ta chính là Chiên con và Chàng rể
sắp đến. Do đó, là Chàng rể, Ngài phải có một tiệc cưới.
Tiệc
cưới của Chiên con sẽ là một tiệc cưới hoàn vũ. Đó sẽ là một hôn lễ giữa Đấng Cứu
Chuộc và những người được chuộc. Cuối Kinh
Thánh, chúng ta thấy một thành phố là Giê-ru-sa-lem
Mới, Thành phố ấy là Vợ (21:2, 9-10), và Đức Chúa Trời cứu chuộc
là Chồng. Dù quan niệm Đức Chúa Trời kết hôn với con người là xa lạ đối với tôn
giáo nhưng chúng ta nhấn mạnh đến điều này trong sự khôi phục của Chúa để cho
thấy rằng vị trí của chúng ta là Cô dâu và vị trí của Đấng Christ sắp đến
là Chàng rể. Ở đất này, chúng ta đang được chuẩn
bị trở thành Cô dâu để gặp Ngài, còn ở
trên ngai trong tầng trời thứ ba, Ngài đang chuẩn bị đến với tư cách là Chàng rể
để gặp chúng ta. Vì vậy, Ngài đang đến như Chàng rể, và chúng ta sẽ là Cô dâu.
Cô dâu và Chàng rể sẽ gặp nhau, không phải
trên trời cũng không phải dưới đất mà ở trên không trung.
Khi gặp Ngài trên không trung, chúng ta sẽ có một tiệc cưới.
I. SAU KHI BA-BY-LÔN LỚN
BỊ HỦY DIỆT
Tiệc
cưới của Chiên con sẽ diễn ra sau khi Ba-by-lôn Lớn bị hủy diệt (19:1-4). Trong
vũ trụ này chỉ có một Cô dâu thuần khiết, trung trinh,
và cũng có một sự giả mạo là đại kĩ nữ. Thậm chí, một phần của
Cô dâu đã bị kĩ nữ chiếm đoạt và có quan hệ với nó. Hãy lấy Madame Guyon
làm ví dụ. Dù chắc chắn bà là một phần của Cô
dâu, nhưng bà đã có quan hệ với kĩ nữ ấy. Tuy nhiên, kĩ nữ không ưa gì Madame Guyon,
trái lại còn bỏ tù bà. Dù vậy, Madame Guyon rõ
ràng
có
quan hệ với kĩ nữ ấy. Như chúng tôi đã chỉ ra, thậm chí bà đã đứng trước tượng
Ma-ri. Tình cảnh ngày nay rất phức tạp. Kinh Thánh định tội
kĩ nữ ấy và chúng ta cũng kết án nó. Nhưng trong kĩ nữ ấy có một số tín đồ
đích thực, nhiều người trong họ siêng năng tìm kiếm Chúa còn hơn
những người trong các giáo phái. Vì tình cảnh phức
tạp, nên khải tượng của chúng ta phải sáng tỏ. Chúng ta phải
biết mình nên ở đâu và đừng bao giờ có quan hệ với sự giả mạo là kĩ nữ ấy.
Kinh
Thánh cho biết rằng Sa-tan luôn cố nhúng tay vào những điều của Đức Chúa Trời.
Những hoạt động của Sa-tan luôn được
khuấy động bởi sự chuyển động của Đức Chúa Trời. Theo Kinh
Thánh, hầu như không có phương điện nào trong sự chuyển động của Đức Chúa Trời
mà Sa-tan không cố xen vào. Đức Chúa Trời đến
nơi nào thì Sa-tan cũng đến nơi đó. Thậm chí hắn còn năng nổ rao giảng phúc âm
và cố tiêm chính hắn vào trong công việc xây dựng Hội thánh. Vào ngày Ngũ tuần,
cả Đức Chúa Trời lẫn Sa-tan đều năng động. Nguyên tắc cũng giống như vậy trong
sự khôi phục của Chúa ngày nay vì Sa-tan vẫn đang nghĩ ra cách giả mạo những gì
Đức Chúa Trời đang thực hiện. Thường thì công tác của Sa-tan luôn đi trước công
tác của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn, trước khi Đức Chúa Trời xây dựng
Giê-ru-sa-lem thì Sa-tan dựng lên tháp và thành Ba-bên. Sa-tan biết ý định của
Đức Chúa Trời, và cố làm ra sự giả mạo trước khi Đức Chúa Trời thực
hiện kế hoạch của Ngài. Thật là quỷ quyệt! Chúng ta phải nhận thức rõ Sa-tan thực
hiện việc giả mạo Cô dâu và đừng bao giờ dính líu với nó. Chúng ta là một phần
của Cô dâu. Làm sao chúng ta có thể có quan hệ với
kĩ nữ ấy?
Lâu
nay, nhiều Cơ Đốc nhân yêu dấu đến với tôi, cố hết sức tranh luận với tôi
và chinh phục tôi. Có người từng nói: “Anh Lee ơi, anh không nhận thấy tôi thực
sự là một anh em trong Chúa sao? Anh không biết rằng trong tất cả các giáo phái
có nhiều tín đồ thật sao? Vậy thì tại sao anh không thừa nhận chúng tôi?”
Nhiều lần, những Cơ Đốc nhân mạnh mẽ chất vấn tôi với những câu hỏi ấy. Tôi
luôn trả lời rằng: “Anh là một anh em yêu dấu, và không phải là tôi không thừa
nhận anh. Tuy nhiên, anh có biết mình đang ở đâu không? Anh đang ở một nơi bị Đức Chúa Tròi định tội. Dù với
tư cách là một anh em thì anh đúng nhưng anh vẫn đang ở một nơi sai.” Chúng ta
phải thấy sự khác biệt giữa con người và nơi chốn. Con người có thể hoàn
toàn đúng nhưng nơi người ấy đóng có thể hoàn toàn
sai.
Vào
năm 1957, một đầy tớ yêu dấu của Chúa được mời đến Đài Loan. Trong lần viếng
thăm ấy, các anh em hướng dẫn tương giao với anh rất nhiều. Một trong các anh
em hỏi anh rằng: “Tại Đài Bắc đây có vài nhóm Cơ Đốc nhân tự xưng mình không phải
là giáo phái và nhóm họp trong danh Chúa Jesus. Thưa anh, xin cho chúng tôi biết
nhóm nào đúng.” Anh đáp rằng không nhóm nào hoàn toàn
đúng và tất cả các nhóm đều tương đối đúng. Bàng hoàng trước câu trả lời như vậy,
các anh em liền hỏi anh rằng các nhóm ấy tương đối đúng theo tiêu chuẩn
gì. Anh đáp rằng lượng Đấng Christ của chúng ta càng lớn thì chúng ta càng
đúng đắn trong vấn đề Hội thánh và lượng Đấng Christ của
chúng ta càng nhỏ thì chúng ta càng ít đúng đắn
trong vấn đề này. Trong hai buổi nhóm đầu
tiên với anh ấy, tôi là người thông dịch. Nhưng đến điểm
này, tôi tham gia tranh luận và nói: “Chúng ta hiện đang nói về lượng Đấng Christ. Có người
nói rằng lượng Đấng Christ của chúng ta càng lớn thì chúng
ta càng đúng đắn trong vấn đề Hội thánh.
Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng trong 300 năm qua, Madame Guyon
có lẽ là người có lượng Đấng Christ lớn nhất. Thế nhưng, chúng ta có thể nói
bà đúng về vấn đề Hội thánh không? Bà đã ở trong
Thi-a-ti-rơ thuộc Sa-tan. Chúng ta cũng hãy xem
xét phương diện hình bóng trong Cựu Ước. Con cái Israel bị bắt làm phu tù và bị
lưu đày suốt 70 năm. Cuối 70 năm ấy, Đức Chúa Trời can
thiệp và truyền cho họ trở về Giê-ru-sa-lem. Giả sử, có một người giảng dạy đứng
lên nói: ‘Trở về Giê-ru-sa-lem là không cần thiết. Hãy xem Đa-ni-ên thuộc linh
như vậy mà vẫn ở lại Ba-by-lôn. Hễ thuộc linh thì chúng
ta ở đâu cũng được’. Anh đồng ý với lời nói ấy
không? Thuộc linh là một điều, và ở tại
một nơi đúng đắn là một điều khác. Anh có thể
thuộc linh bằng Đa-ni-ên nhưng nếu cứ ở lại Ba-by-lôn thì anh
vẫn ở tại Ba-by-lôn.
Tình trạng của anh có thể thuộc linh nhưng anh vẫn bị phu tù. Đừng dùng trường
hợp Đa-ni-ên để bào chữa. Tuy ở lại Ba-by-lôn
nhưng mỗi ngày ba lần ông mở cửa sổ hướng về Giê-ru-sa-lem
mà cầu nguyện (Đa. 6:10). Đa-ni-ên qua đời vào
năm có lệnh truyền cho những người bị phu tù trở về Giê-ru-sa-lem (Đa. 1:21;
Exr. 1:1-3). Nếu không qua đời vào năm ấy, có lẽ ông đã trở về. Hễ còn sống thì
anh phải trở về Giê-ru-sa-lem.
Đừng bỏ qua vấn đề vị trí. Công giáo, tất cả các giáo phái và những nhóm chia rẽ
đều bị Tân Ước lên án. Ai có thể bào chữa cho họ? Dù anh có thuộc linh đến đâu
đi nữa, hễ còn ở trong Công giáo, trong các giáo phái hoặc trong những nhóm
chia rẽ thì anh đang ở trong vị trí bị Kinh văn định tội.”
Dù
một số người có thể tự thanh minh cho mình nhưng sâu trong lưong tâm, họ biết
mình đang ở một nơi sai. Khi có người tranh luận với tôi, tôi thường chỉ mỉm cười
và nói: “Dù anh tranh luận với tôi, nhưng có một Đấng ở trong ạnh đồng ý với
tôi và không đồng ý với anh. Đấng ở bên trong ấy không đứng về phía anh mà đứng
về phía tôi.” Nhiều người trong chúng ta đã quay sang đường lối Hội thánh nhưng
vẫn không nhìn thấy khải tượng liền. Trái lại, chúng ta vẫn cứ ở chỗ cũ và cố gắng
dung hòa tình huống. Cuối cùng, Đấng ở bên trong là Đấng mạnh mẽ hơn
chúng ta nhiều đã bắt lấy chúng ta vâ chúng ta phải đến nơi đúng đắn. Xin hãy
sáng tỏ rằng làm người đúng đắn là một điều và ở nơi đúng đắn là một điều khác.
Chúng
ta sống trong thời kì đầy phức tạp và hỗn loạn. Cả Cô dâu lẫn sự giả mạo, tức
kĩ nữ đều ở đây. Dường như kĩ nữ
thắng thế hơn Cô dâu nhiều. Cô dâu chỉ là một
cây thân thảo nhỏ bé, còn kĩ nữ là một cây to lớn (Mat. 13:31-32).
Nếu chỉ nhìn biểu hiện bề ngoài, anh em sẽ bị
đánh lừa và phân tâm. Phần lớn Cơ Đốc nhân thấy khó phân biệt giữa hai điều ấy.
Bề ngoài của cả hai đều như nhau, đều có vàng, ngọc trai và đá quý. Cả hai đều
có điều gì đó của Đức Chúa Trời, của Christ và của Kinh Thánh. Nhưng trong sự
khôi phục của Chúa ngày nay, khải tượng
thật rõ ràng, và ánh sáng đang chiếu rọi. Ánh sáng ấy phơi bày và biện biệt. Nhờ
ánh sáng trong sự khôi phục của Chúa, chúng ta biết điều gì là thật và điều gì
là giả; chúng ta biết Cô dâu là gì còn kĩ nữ là gì, và chúng ta có thể dễ dàng
biện biệt cái này với cái kia. Ha-lê-lu-gia, chúng ta ở trong Cô dâu và không
liên quan gì đến kĩ nữ! Hơn nữa, chúng ta biết rằng một ngày kia, Chúa sẽ can
thiệp mà phán xét kĩ nữ ấy. Vì vậy, tiệc cưới của Chúa sẽ diễn ra sau khi kĩ nữ
bị hủy diệt.
Một
số người trong anh em có thể vẫn thông cảm với kĩ nữ. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng
khi hôn lễ của Chiên con đến thì không ai trong chúng ta còn thông cảm với nó nữa.
Dù ngày nay, anh em có thề tranh luận thay cho nó nhưng cuối cùng, nó sẽ hoàn
toàn bị thiêu đốt và bị hủy diệt. Chúa ghét kĩ nữ ấy, và trước khi Ngài vui hưởng
tiệc cưới vui thỏa với Cô dâu Ngài thì Ngài sẽ hoàn toàn tiêu diệt kĩ nữ đó.
Không Chàng rể nào muốn có mối quan hệ tay ba, và Chúa là Chàng rể chắc chắn sẽ
không chịu được một điều như thế. Trong hôn lễ của Chiên con và Cô dâu sẽ không
có đối tượng thứ ba. Đối tượng thứ ba là kĩ nữ sẽ hoàn toàn bị thiêu đốt. Ngợi
khen Chúa về điều ấy! Tôi sẽ vui mừng chứng kiến sự giả mạo, tức Ba-by-lôn Lớn,
bị hủy diệt.
II. SAU KHI PHẦN LỚN TÍN ĐỒ ĐƯỢC CẤT LÊN
Hôn
lễ của Chiên con sẽ đến sau khi phần lớn tín đồ được cất lên (1 Tê. 4:15-17). Sẽ
có nhiều sự cất lên: sự cất lên trái đầu mùa, sự cất lên người con trai, sự cất
lên những người đắc thắng trên biển
pha lê, sự cất lên hai chứng nhân, sự cất lên phần lớn các tín đồ và
sự cất lên lúa sót. Tiệc cưới Chiên con sẽ theo sau những sự cất lên này.
III. SAU NGAI PHÁN XÉT CỦA ĐẤNG CHRIST
Hôn
lễ của Chiên con cũng sẽ theo sau ngai phán xét của Đấng Christ (2 Cô.
5:10). Sau tất cả các sự cất lên và trước tiệc cưới sẽ là sự phán xét tại ngai
phán xét của Đấng Christ
đề
quyết định xem tín đồ nào có đủ điều kiện tham
dự tiệc cưới. Nếu được thưởng tại ngai
phán xét của Đấng Christ,
anh
em sẽ tham dự tiệc cưới. Nếu không được thưởng và không được Chúa chấp thuận,
anh em sẽ không bị diệt vong nhưng phải chịu lỗ như được mô tả trong 1
Cô-rin-tô 3:15. Câu ấy chép: “Nếu công trình của
ai bị thiêu huỷ thì người ấy sẽ bị lỗ, còn chính người thì sẽ được cứu, song dường
như qua lửa vậy.” Những người đã được cứu mà chịu lỗ chắc chắn sẽ bỏ lỡ tiệc cưới.
Theo Ma-thi-ơ 25:1-13, năm trinh nữ khôn ngoan sẽ được chấp nhận đến tiệc cưới
còn năm nàng dại thì sẽ bị từ chối.
Sự
phán xét tại ngai phán xét của Đấng Christ sẽ không quyết định xem chúng ta
được cứu hay bị diệt vong mà sẽ quyết định xem chúng ta nhận được phần thưởng từ
Chúa hay chịu lỗ. Chỉ những người được cứu mới xuất hiện trước
ngai phán xét này. Khi Chúa từ trời ngự xuống đất, Ngài sẽ nán
lại một thời gian trên không trung, tại đó Ngài sẽ giải quyết những vấn đề nào
đó. Ngai phán xét của Đấng Christ sẽ được lập trên không trung, và tiệc cưới
cũng sẽ diễn ra tại đó. Sau sự phán xét và tiệc cưới ấy, Đấng Christ sẽ cùng
ngự xuống với những người được chọn của Ngài là quân đội của Ngài để
giao chiến với Anti-christ tại cuộc chiến ở Hạt-ma-ghê-đôn. Vì thế, cả ngai
phán xét lẫn tiệc cưới đều sẽ diễn ra trên không trung. Vì thế, tiệc cưới sẽ diễn
ra sau khi hủy diệt kĩ nữ, sau tất cả các sự cất lên
và sau sự phán xét tại ngai phán xét của Đấng Christ. Như
chúng ta sẽ thấy, những người được chọn tại ngai phán xét sẽ là Cô dâu và cũng
là khách mời dự tiệc, Những khách mời ấy sẽ là Cô dâu tập thể.
IV. HÔN LỄ CỦA CHIÊN CON
A. Lời ngợi
khen của đoàn dân rất đông
Trong
các câu từ 5 đến 7, chúng ta có lời ngợi khen của đoàn dân rất đông. Ngay sau
khi Ba-by-lôn bị hủy diệt
sẽ là hôn lễ của Chiên con. Sự phán xét và hủy diệt Ba-by-lôn Lớn, cả phương diện
tôn giáo lẫn phương diện vật chất, đem đến hôn lễ của Chiên con và sự cai trị của
Đức Chúa Trời, tức vương quốc của Đức Chúa Trời (c. 6). Đó là lí do vì sao đoàn
dân rất đông bao gồm những người được cứu vui mừng và ngợi khen với những tiếng
Ha-Iê-lu-gia (cc. 1, 3, 6), và 24 trưởng lão cùng bốn sinh vật tham gia ngợi
khen Đức Chúa Trời với họ (c. 4).
Đây
thực là một sự kiện phấn khích được ghi lại trong các câu này! Khi ấy chúng ta
sẽ chứng kiến kĩ nữ bị hủy diệt, chúng ta đã trải qua sự phán xét tại ngai phán
xét, và sẽ có mặt tại lễ cưới. Ha-lê-lu-gia! Tuyệt diệu biết bao! Tôi muốn ở
nơi đó, và thiết tha chờ đợi ngày ấy.
Câu
6 mô tả tiếng của đoàn dân rất đông như “tiếng của nhiều dòng nước, như tiếng sấm
lớn.” Lời ngợi khen như tiếng của nhiều dòng nước liên tục tuôn ra, và lời ngợi
khen như tiếng sấm lớn cho thấy tính chất trang trọng.
B. Sự sẵn sàng của
Cô dâu
Bây
giờ, chúng ta đến với một vấn đề rất trọng yếu là sự sẵn sàng
của Cô dâu, Câu 7 chép: “Chúng ta hãy vui mừng hớn hở, hãy tôn vinh Ngài, vì lễ
cưới Chiên con đã đến, và vợ Ngài đã tự sửa
soạn rồi.” “Vợ Ngài” chỉ về Hội thánh (Êph. 5:24-25, 31-32),
tức Cô dâu của Đấng Christ
(Gi.
3:29). Tuy nhiên, theo câu 8 và 9, Vợ tức là Cô dâu của Đấng Christ ở đây chỉ
bao gồm những tín đồ đắc thắng trong thiên hi niên; trong khi Cô dâu, tức là Vợ
trong 21:2 thì bao gồm tất cả các thánh đồ được cứu
sau thiên hi niên cho đến đời đời. Sự sẵn sàng của Cô dâu tùy thuộc vào sự trưởng
thành trong sự sống của những người đắc thắng. Hơn nữa,
những người đắc thắng không phải là những cá nhân riêng lẻ mà là một Cô dâu tập
thể. Về phương diện này, sự xây dựng là cần
thiết. Họ không những trường thành trong sự sống mà còn được xây dựng với nhau
làm một Cô dâu.
1. Đấng Christ được sống
ra từ các thánh đồ như là sự
công
chính chủ quan của họ
Câu
8 chép: “Cũng đã cho nàng mặc áo bằng vải lanh
sáng láng tinh sạch vì vải lanh mịn ấy là những sự công chính của các thánh đồ.”
Chữ tinh sạch chỉ về bản chất, trong khi chữ sáng láng chỉ về sự
biểu lộ. Từ Hi Lạp được dịch là “những sự
công chính” cũng có thể được dịch là những
hành động công chính. Những sự công chính không chỉ về
sự công chính (tức là Đấng Christ) mà chúng ta nhận được khi được cứu (1
Cô. 1:30). Sự công chính mà chúng ta tiếp nhận để được cứu thì khách quan hầu
có thể thỏa đáp đòi hỏi của Đức Chúa Trời công chính; trong khi những sự công
chính của các thánh đồ đắc thắng ở đây thì chủ quan (Phil. 3:9), hầu
họ có thể thỏa đáp đòi hỏi của Đấng Christ đắc thắng. Vì thế, vải lanh mịn
chỉ về sự sống đắc thắng của chúng ta, đời sống đắc thắng của chúng ta. Đây
chính là Đấng Christ
mà
chúng ta sống ra từ bản thể mình.
2. Áo cuới trong Ma-thi-ơ chương 22
Theo
khải thị trong toàn bộ Kinh Thánh, chúng ta là những người
đã được cứu cần hai chiếc áo: một chiếc dành cho sự cứu rỗi và một chiếc dành
cho phần thưởng. Để được cứu, chúng ta cần một chiếc áo che phủ. Đây là chiếc
áo mà người con trai hoang đàng trong Lu-ca chương 15 mặc
vào. Khi trở về, người con trai hoang đàng nói với cha mình rằng: “Cha
ơi, con đã phạm tội đối với trời
và trước mặt cha; con không còn xứng đáng được gọi là con của cha nữa” (Lu.
15:21), Anh nghĩ là mình không xứng đáng trong hiện diện của cha.
Nhưng người cha bảo đầy tớ của mình: “Hãy mau
lấy chiếc áo tốt nhất đó ra mặc cho cậu” (Lu. 15:22).
Áo dài ấy là Đấng Christ
như
sự công chính của chúng ta. Áo dài ấy là để chúng ta được Đức Chúa Trời xưng
công chính trong hiện diện của Ngài. Tất cả chúng ta đều có áo dài này, tức chiếc
áo thứ nhất là Đấng Christ
như
sự công chính của mình, sự xưng công chính của
chúng ta, làm chúng ta có thể đứng trước mặt Đức Chúa Trời công chính.
Tuy
nhiên, chúng ta cũng cần chiếc áo thứ hai là áo cưới trong Ma-thi-ơ 22:11 và
12. Chiếc áo này không phải để chúng ta được cứu rỗi mà là vì phần thưởng của
chúng ta, làm cho chúng ta đủ điều kiện dự tiệc cưới của Con Đức Chúa Trời. Chiếc
áo thứ nhất làm cho chúng ta đủ điều kiện gặp Đức Chúa Trời để được cứu rỗi.
Chiếc áo thứ hai làm cho chúng ta đủ điều kiện gặp Đấng Christ để được
phần thưởng. Chiếc áo thứ hai là công tác của Thánh Linh bên trong chúng ta. Đó
thật ra là chính Đấng Christ
mà
chúng ta sống bởi Ngài và sống ra Ngài. Đó là Christ được biểu
lộ qua chúng ta trong nếp sống hằng ngày. Đây là những sự công chính của
các thánh đồ
trong câu 8.
Chiếc
áo thứ hai cũng là sự công chính được đề cập
trong Ma-thi-ơ 5:20. Trong câu ấy, Chúa Jesus phán: “Vì
Ta nói với các anh, nếu sự công chính của các anh không trỗi hơn sự công chính
của các kinh luật gia và người Pha-ri-si thì các
anh chắc chắn không thể bước vào vưong quốc các tầng
trời được.” Đây là một lời quan trọng và không nhiều Cơ Đốc
nhân hiểu được. Câu này rõ ràng cho thấy rằng chúng ta phải có sự công chính trỗi
hơn sự công chính của người Pha-ri-si. Sự công chính này không phải là Đấng Christ khách
quan mà chúng ta tiếp nhận như chiếc áo dài để được xưng công chính.
Trái lại, đây là Đấng Christ
chủ
quan mà chúng ta sống ra như nếp sống hằng ngày của mình. Đây không phải là chiếc
áo xưng công chính mà là chiếc áo làm cho chúng ta đủ điều kiện nhận phần thưởng.
Áo
cưới trong Ma-thi-ơ 22:11 và 12 minh họa cho điều này. Trong ần dụ ấy, Chúa nói
về một người vào tiệc cưới mà không có áo cưới. Khi vua thấy người ấy thì nói rằng:
“Bạn ơi, sao vào đây mà không mặc áo lễ cưới?” Người khách không nói được gì.
Sau đó, vua bảo các tôi tớ: “Hãy trói chân tay hắn lại, ném vào nơi tối tăm bên
ngoài. Tại đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng” (Mat. 22:13).
Áo cưới không phải là chiếc áo xưng công chính mà là một chiếc
áo rất đặc biệt. Theo tục
lệ
của người Do Thái thời xưa, không ai có thể dự tiệc
cưới mà không có áo cưới đặc biệt. Nếu muốn
dự tiệc cưới Chiên con, chúng ta phải được mặc một chiếc áo như thế. Nếu muốn
có đủ điều kiện dự tiệc cưới của Đấng Christ, anh em cần sống bởi Christ và sống
Ngài ra trong nếp sống hằng ngày của mình. Đấng Christ này, tức
Đấng Christ
chủ
quan, sẽ là áo cưới làm cho anh em đủ điều kiện để
được chấp nhận vào tiệc cưới. Vì vậy, chúng ta vừa cần áo xưng công chính vừa cần
áo cưới.
Chiếc
áo thứ hai được đề cập trong Khải Thị 3:4, 5 và 18. Trong 3:4 và 5, Chúa phán với
Hội thánh tại Sạt-đe rằng những người không làm ô uế áo xống mình sẽ mặc áo trắng
mà đồng đi với Ngài và những người đắc thắng sẽ “được mặc áo trắng.” Đây là áo
dành cho tiệc cưới. Trong 3:18, Chúa khuyên Hội
thánh tại Lao-đi-xê mua “áo trắng” noi Ngài. Vì vậy, trong sách Khải Thị, vấn đề
chiếc áo thứ hai được nhấn mạnh. Nếu không có chiếc áo ấy, chúng ta sẽ hụt mất
tiệc cưới.
3. Áo gấm trong
Thi Thiên 45
Hai
loại áo này cũng được thấy trong Thi Thiên 45. Trong Thi Thiên này, hoàng hậu
có hai chiếc áo (cc. 13-14): một chiếc tương ứng với sự công chính khách quan
vì sự cứu rỗi của chúng ta, còn chiếc kia tương ứng với sự công chính chủ quan
vì chiến thắng của chúng ta. Chiếc áo sau tương đương với áo cưới trong
Ma-thi-ơ 22:11 và 12, Hoàng hậu trong Thi-thiên 45 tượng trưng cho Hội thánh.
Chiếc áo thứ nhất của nàng “được thêu dệt bằng vàng”, và chiếc thứ hai là “áo gấm.”
Trong Kinh Thánh, vàng chỉ về bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời, Vào lúc
được cứu, chúng ta nhận được áo bằng vàng làm cho chúng ta có thể ở trong hiện
diện của Đức Chúa Trời. Ngoài chiếc áo ấy, chúng ta cần một chiếc khác là áo gấm.
Áo gấm này tượng trưng cho công tác biến đổi của Thánh Linh. Ngày nay, Thánh
Linh đang hành động đề biến đổi chúng ta như thợ thêu đan từng đường
kim mũi chỉ vào áo. Dù chúng ta đã có chiếc áo thứ nhất nhưng chiếc thứ hai của
chúng ta hiện đang được tạo ra dưới công tác thêu dệt của Thánh Linh. Áo này sẽ
làm cho chúng ta đủ điều kiện để gặp Đấng Christ tại ngai phán xét của Ngài. Ngày
ngày, chúng ta đang chịu những mũi kim, tức sự biến đổi của
Thánh Linh. Chúng ta cần chiếc áo thứ hai này biết bao! Đây là một vấn đề
nghiêm trọng.
Dù
vấn đề này nghiêm trọng thế nào đi nữa nhưng phần lớn Cơ Đốc nhân chỉ quan tâm
đến chiếc áo thứ nhất. Thậm chí có người nói: “Hễ chúng ta được xưng công
chính, cứu chuộc và cứu rỗi thì mọi sự đều ổn thỏa.” Đừng nghe theo lời ấy về vấn
đề cứu rỗi, anh em có thể ổn thỏa nhưng về phân thưởng thì
sao? Anh em không những cần được xưng công chính mà cũng cần được chấp thuận.
Khi anh em đứng trước ngai phán xét của Đấng Christ, liệu
Ngài có chấp thuận anh em không? Ma-thi-ơ 22:14
nói rất rõ rằng một số người sẽ được chọn còn những người khác thì không được
chọn. Chỉ những người có chiếc áo thứ hai là
áo được tạo ra bởi công tác thêu dệt của Thánh Linh mới được chọn và có đủ điều
kiện dự tiệc cưới của Chiên con.
c. Đem sự cai trị của Chúa đến
Trong
câu 6, tiếng của đoàn dân rất đông tuyên bố rằng:
“Ha-lê-lu-gia! Vì Chúa là Đức Chúa Trời của chúng ta, là Đấng Toàn Năng, đang
làm Vua,” Sự cai trị của Đức Chúa Trời, tức vương quốc, liên quan đến lễ cưới của
Chiên con, và lễ cưới của Chiên con là kết quả của việc hoàn tất gia tể Tân Ước
của Đức Chúa Trời. Gia tể của Đức Chúa Trời
trong Tân Ước là đạt được cho Đấng Christ một Cô dâu, tức Hội thánh qua sự
cứu chuộc và sự sống thần thượng của Ngài. Bởi công tác liên tục của Thánh Linh
trải qua suốt các thế kỉ mà mục tiêu đó sẽ đạt được vào cuối thời đại
này. Khi ấy, Cô dâu cùng với các tín đồ đắc thắng sẽ sẵn sàng. Đồng thời
vương quốc của Đức Chúa Trời cũng sẽ đến. Điều này tương ứng với lời tiên tri của
Chúa trong Ma-thi-ơ 26:29.
Tiệc
cưới sẽ đem sự cai trị của Chúa, tức vương quốc đến, vì tất cả khách mời đến tiệc
cưới đều vừa là Cô dâu tập thể vừa là những người đồng làm vua với Chàng rể.
Chàng rể sẽ nhận lấy cả trái đất làm vương quốc của Ngài nên chắc chắn cần nhiều
vua thuộc cấp để đồng làm vua với Ngài. Tất cả những người đồng làm vua với Ngài
sẽ là Cô dâu tập thể của Ngài.
Tôi
không biết chắc là tiệc cưới sẽ kéo dài bao lâu. Chính lễ cưới sẽ diễn ra trên
không trung kéo dài khoảng một thời gian ngắn.
Sau lễ cưới thì đến tiệc cưới. Tiệc cưới luôn luôn lâu hơn lễ cưới. Dù tôi tin tiệc
cưới sẽ kéo dài một ngàn năm, nhưng Kinh Thánh không cho chúng ta nền tảng để
khẳng định điều này. Đối với Chúa, một ngàn năm cũng như một ngày (2 Phi. 3:8).
Ma-thi-ơ chương 22 cho thấy tiệc cưới sẽ là vương quốc thiên hi niên. Đối với
chúng ta, một ngàn năm trong vương quốc sẽ là tiệc cưới. Mọi người được mời đến
tiệc cưới cũng sẽ làm vua suốt một ngàn năm. Vua của chúng ta sẽ là Chàng rể;
chúng ta, tức những người đồng làm vua với Ngài, sẽ là Cô dâu; và một ngàn năm
sẽ là tuần trăng mật của chúng ta. Sự cai trị một ngàn năm của Đấng Christ sẽ là bữa
tiệc của chúng ta.
Tôi
hoàn toàn tin chắc rằng nhiều Cơ Đốc nhân sẽ không nhận được phần thưởng đồng
cai trị với Đấng Christ
trong
vương quốc sắp đến. Anh em tuy đã được cứu, nhưng vẫn phải trở nên người đắc thắng
để nhận được vương quốc làm phần thưởng. Đối với những người đắc thắng,
đồng cai trị với Đấng Christ
trong
vương quốc của Ngài sẽ là tiệc cưới.
V. TIỆC CƯỚI CỦA CHIÊN CON
Câu
9 chép: “Thiên sứ lại bảo tôi rằng: Hãy chép: Phước cho những kẻ được mời đến dự
tiệc cưới Chiên con! Người lại tiếp rằng: Đó là lời chân thật của Đức Chúa Trời.”
Tiệc cưới của Chiên con ở đây là tiệc cưới trong Ma-thi-ơ 22:2 (Hi văn). Đây sẽ
là phần thưởng cho tín đồ đắc thắng. Chỉ những người đắc thắng mới được mời đến
dự tiệc cưới, chứ không phải tất cả những người được cứu. Năm trinh nữ dại
trong Ma-thi-ơ 25:8-13 sẽ bỏ lỡ tiệc cưới. Tuy nhiên, sau khi được Chúa xử lí
trong thời đại vương quốc, họ sẽ dự phần trong Giê-ru-sa-lem Mới cho đến đời đời.
Vì vậy, được phước là được mời đến tiệc cưới của Đấng Christ, là điều
sẽ đưa tín đồ đắc thắng vào sự vui hưởng
thiên hi niên. Tín đồ đắc thắng được mời đến tiệc cưới của Chiên con cũng sẽ là
Cô dâu của Chiên con. Phước hạnh được đề cập trong câu 9 là phước hạnh được dự
phần trong thiên hi niên.
Ma-thi-ơ
22:14 chép: “Vì nhiều người được gọi nhưng ít người được chọn” và Khải Thị
17:14 chép: “Những kẻ ở với Ngài, là kẻ
được kêu gọi, lựa chọn và trung tín”. Được
kêu gọi là một điều, và được lựa chọn là một điều khác. Những người theo Chúa
giao chiến với Anti-christ không những được kêu gọi mà còn được lựa chọn. Dù
chúng ta tin chắc rằng mình đã được kêu gọi, nhưng chúng ta không biết chắc là
mình sẽ được lựa chọn. Điều này sẽ được quyết định tại ngai phán xét của Đấng Christ. Sau khi được
cất lên, chúng ta sẽ đứng trước mặt Chúa tại ngai phán xét, và Ngài sẽ quyết định
xem chúng ta có hội đủ điều kiện để được chọn hay không. Chỉ những người được
chọn mới được mời đến tiệc cưới của Chiên con.
VI. CHỨNG CỚ CỦA JESUS
Câu
10 chép: “Tôi bèn sấp mình xuống dưới chân người để thờ lạy người, song người
nói cùng tôi rằng: Kìa, đừng làm vậy! Ta là đồng bộc với ngươi và vói anh em
ngươi, là kẻ giữ chứng cớ của Jesus. Hãy thờ lạy Đức Chúa Trời. Vì chứng cớ của
Jesus
là
linh của lời tiên tri.” Câu này hàm ý rằng Cô dâu là khách được mời chính là chứng
cớ của Jesus.
Dù
Hội thánh ngày nay phải là chứng cớ của Jesus, nhưng một số người giữa vòng
chúng ta vẫn ở dưới tiêu chuẩn chứng cớ của Jesus. Tuy nhiên, vào thòi điểm của câu
10, tất cả những người đắc thắng được mời đều sẽ hoàn toàn đạt tới tiêu chuẩn ấy.
Sau khi đã có được Cô dâu của Ngài, Chúa có thể khoe với Sa-tan và cả vũ trụ rằng:
“Cô dâu này là chứng cớ của Ta.”
Câu
10 chép rằng chứng cớ của Jesus là linh của lời tiên tri. Toàn bộ sách Khải Thị có một linh, và
linh ấy là chứng cớ của Jesus.
Linh
của tiên tri là thực tại, thực chất, tính chất, đặc
tính của lời tiên tri. Vậy, chứng cớ của Jesus là thực tại, thực chất, tính chất,
đặc tính của lời tiên tri trong sách này. Ngày nay, chứng cớ của Jesus là Hội
thánh. Tuy nhiên, không phải mọi thành viên của Hội thánh đều đã đạt đến tiêu
chuẩn của Chúa. Vì vậy, Chúa phải chờ cho đến khi có được Cô dâu rồi mới có thể
tuyên bố với Sa-tan rằng: “Đây là chứng cớ
của Ta. Chứng cớ này hoàn hảo và trọn vẹn đến tột cùng.” Vì thế, Cô dâu là thực
tại, thực chất và yếu tố của lời tiên tri trong sách Khải Thị. Sách này là vì nếp
sống Hội thánh, vì Cô dâu.