Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

KHẢI THỊ BÀI 49



NHỮNG NGƯỜI ĐẮC THẮNG MUỘN VÀ BẢY BÁT
(1)
NHỮNG NGƯỜI ĐÁC THẮNG MUỘN
I. CHỊU KHỔ VÀ TRẢI QUA PHẦN LỚN ĐẠI NẠN
Khải Thị 15:2 chép: “Tôi thấy hình như biển pha lê lộn với lửa, cũng thấy những kẻ đã thắng con thú và hình tượng nó cùng số mục của tên nó, đứng trên biển pha lê đó mà cầm đàn hạc của Đức Chúa Trời.” Chúng ta có thể gọi những người được đề cập đây là những người đắc thắng muộn, tức các tín đồ đã trải qua phần lớn đại nạn và đắc thắng Anti-christ cùng sự thờ lạy hắn. Đó là những người được đề cập trong 14:12 và 13, tức những người tử đạo dưi sự bắt bớ của Anti-christ, rồi được sống lại để cùng cai trị với Đấng Christ trong thiên hi niên (20:4).

II. ĐẮC THẮNG CON THÚ, HÌNH TƯỢNG NÓ
VÀ CON SỐ CỦA TÊN NÓ
Những người đắc thắng muộn sẽ đắc thắng con thú, hình tượng nó và con số của tên nó. Dù họ bị Anti-christ giết nhưng theo cách nhìn của Đức Chúa Trời thì họ đã chiến thắng. Vì họ sẽ đắc thắng vào thòi điểm muộn hơn nên chúng ta gọi họ là những người đắc thắng muộn.
A Sống lại từ kẻ chết
Câu 2 nói rằng những người đắc thắng muộn đứng trên biển pha lê. Điều này trước hết cho biết rằng họ đã được sống lại từ kẻ chết.
B. Được cất lên các tầng tri
Th hai, điều ấy biểu thị rằng những người đắc thắng muộn đã được cất lên các tầng trời. Trong 4:6 không có người nào đứng trên biển pha lê, nhưng những người đắc thắng muộn sẽ đứng tại đó sau khi đã được cất lên các tầng trời.
C.t trên sự phán xét bằng lửa của Đức Chúa Tri
Trong câu 2, sứ đồ Giăng "thấy hình như biển pha lê lộn với lửa.” Sự kiện những người đắc thắng muộn đứng trên biển pha lê cũng hàm ý rằng họ vượt trên mọi sự phán xét của Đức Chúa Trời là điều không liên quan gì đến họ.
Biển pha lê ấy không phải là nước mà là lửa. Theo Kinh Thánh, Đức Chúa Trời phán xét trái đất, các thiên sứ và nhân loại phản loạn trước hết bằng nước và sau đó bằng lửa. Sau khi Đức Chúa Trời đã phán xét các thiên sứ phản loạn và trái đất bằng nước thì nước phán xét ấy trở thành biển. Hồ lửa sẽ là sự tổng kết của tất cả các lửa mà Đức Chúa Trời dùng để phán xét những điều phản loạn. Vì thế, hai phương tiện mà Đức Chúa Trời dùng để phán xét lầ nước và lửa sẽ hòa quyện với nhau, trước hết như biển pha lê và cuối cùng như hồ lửa. Biển pha lê, tức tiền thân của hồ lửa, sẽ phát triển thành hồ lửa.
Từ khi xảy ra trận lụt, theo lời Đức Chúa Trời hứa là sẽ không phán xét trái đất và những sinh vật sống bằng nước nữa (Sáng. 9:15), Ngài luôn luôn phán xét loài người bằng lửa (Sáng. 19:24; Lê. 10:2; Dân. 11:1; 16:35; Đa. 7:11; Khải. 14:11; 18:8; 19:20; 20:9-10; 21:8). Ngai phán xét của Đức Chúa Trời giống như ngọn lửa phừng mà từ đó một dòng suối rực cháy tuôn ra (Đa. 7:9-10). Ngọn lửa phán xét của Đức Chúa Trời quét hết mọi điều tiêu cực trong toàn thể vũ trụ vào biển pha lê là điều cuối cùng trở thành hồ lửa (20:14), tức tổng cộng mọi sự phán xét bằng lửa của Đức Chúa Trời.
IV.CẦM ĐÀN HẠC CỦA ĐỨC CHỨA TRỜI
Những người đắc thắng muộn sẽ cầm đàn hạc của Đức Chúa Trời. Họ sẽ không cầm nhạc cụ nào thuộc đất. Đức Chúa Trời sẽ chuẩn bị những đàn hạc ấy để họ có thể ngi khen Ngài.
V. HÁT BÀI CA MÔI-SE VÀ BÀI CA CHIÊN CON
Câu 3 chép rằng những người đắc thắng muộn “hát bài ca. Môi-se, là tôi tớ của Đức Chúa Tri, và bài ca Chiên con.” Bài ca Môi-se được chép lại trong Xuất Ai Cập Kí 15:1-19, ngợi khen Đức Chúa Tri về chiến thắng trên lực lượng của Pha-ra-ôn bởi sự giải cứu khải hoàn của Ngài qua những dòng nước phán xét của biển Đỏ. Môi-se và con cái Israel đã hát bài ca ấy bên bờ biển Đỏ. Bây giờ, những người đắc thắng muộn hát bài ca ấy một lần nữa trên biển pha lê, hàm ý rằng họ chiến thắng trên quyền lực của Anti-christ là kẻ bị Đức Chúa Trời phán xét bằng lửa của biển pha lê (19:20). Bài ca Môi-se hàm ý đến sự phán xét khải hoán của Đức Chúa Trời trên kẻ thù của dân Ngài, trong khi bài ca Chiên con bày tỏ sự cứu chuộc của Đấng Christ được dân Đức Chúa Trời kinh nghiệm trước mặt kẻ thù của họ. Do đó, bài ca Môi-se ngợi khen Đức Chúa Trời về sự phán xét của Ngài một cách tiêu cực, còn bài ca Chiên con ngợi khen Ngài về sự cứu chuộc của Đấng Christ một cách tích cực. Những người đắc thắng muộn được đặt vị trí đứng trên biển pha lê vì cớ sự phán xét của Đức Chúa Trời trên kẻ thù và vì cớ sự cứu chuộc của Đấng Christ cho dân Ngài. Trong những lời họ ngợi khen Đức Chúa Trời, những người đắc thắng muộn sẽ tuyên bố với toàn thể vũ trụ rằng họ vượt lên trên sự phán xét của Đức Chúa Trời giáng trên kẻ thù của Ngài và được dự phần trong sự cứu chuộc của Đấng Christ. Kinh nghiệm của họ về hai điều ấy sẽ trở nên hai bài ca.
VI. NGỢI KHEN NHỮNG CÔNG VEÊC VÀ ĐUỜNG LÓI CỦA
 ĐỨC CHÚA TRỜI
Khi những người đắc thắng muộn hát bài ca Môi-se và bài ca Chiên con, họ sẽ hát: “Hỡi Chúa là Đức Chúa Trời, Đấng Toàn Năng, công việc Chúa lớn lao thay, lạ lùng thay! Hỡi Vua của muôn nước, đường lối Ngài là công chính và chân thật. Lạy Chúa, ai dám không kính sợ tôn vinh danh Ngài? Vì chỉ một mình Ngài là thánh, mọi dân đều sẽ đến thờ lạy trước mặt Ngài, vì các hành động công chính của Ngài đã được tỏ ra” (cc. 3-4). Ở đây, chúng ta thấy rằng những người đắc thắng muộn sẽ ngợi khen những công việc và đường lối của Đức Chúa Trời.
A. Công việc của Đức Chúa Tri là hành động của Ngài
Nhiều người không thể phân biệt giữa công việc của Đức Chúa Trời và đường lối của Ngài. Công việc của Đức Chúa Trời là hành động của Ngài, là điều lớn lao về mặt biểu hiện và kì diệu về mặt bản chất. Công việc của Đức Chúa Trời ở đây chủ yếu tượng trưng cho sự phán xét của Ngài trên Anti-christ. Tất cả những sự phán xét ấy đều sẽ lớn lao về mặt biểu hiện và kì diệu về mặt bản chất.
B. Đường lối của Đức Chúa Tri là những nguyên tắc
chi phối của Ngài
Công việc của Đức Chúa Trời là hành động của Ngài, trong khi đường lối của Đức Chúa Trời là những nguyên tắc chi phối của Ngài, Môi-se biết đường lối của Đức Chúa Trời, nhưng con cái Israel chỉ biết hành động của Ngài (Thi. 103:7). Đường lối của Đức Chúa Trời thì công chính theo nguyên tắc của Ngài và chân thật theo những lời hứa của Ngài. Nếu biết đường lối của Đức Chúa Trời, anh em không cần chờ đợi nhìn thấy công việc của Ngài. Dù công việc của Ngài chưa đến, nhưng anh em biết rằng công việc ấy sẽ đến vì anh em biết những nguyên tắc chi phối mà bởi đó Đức Chúa Trời thực hiện công việc. Chúng tôi đã chỉ ra rằng đường lối của Đức Chúa Trời thì công chính theo những nguyên tắc của Ngài. Khi những người tử đạo ấy trải qua sự chịu khổ và bắt bớ, họ sẽ biết rằng Đức Chúa Trời thật công chính, và theo những nguyên tắc của Ngài về sự công chính thì một ngày kia Ngài sẽ can thiệp đề phán xét , Anti-christ mà báo thù cho huyết của họ. Dù sự phán xét ấy chưa đến, nhưng những người tử đạo biết nguyên tắc của Đức Chúa Trời và ngợi khen Ngài về đường lối của Ngài, về những nguyên tắc chi phối của Ngài trong việc đối xử với loài người. Những nguyên tắc này cũng áp dụng cho các lời hứa của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời hứa với dân Ngài là Ngài sẽ phán xét những kẻ làm ác, bênh vực cho đường lối của Ngài, và báo thù cho huyết của dân Ngài. Vì những người đắc thắng biết đường lối của Đức Chúa Trời nên họ tin chắc rằng Ngài sẽ thực hiện những gì Ngài đã hứa.
Trong câu 4, những người đắc thắng ngợi khen Đức Chúa Trời rằng: “Vì chỉ một mình Ngài là thánh.” Chữ Hi Lạp được dịch là thánh trong câu này tượng trưng cho toàn bộ những phẩm chất phù hợp với đặc tính thần thượng và hình thành đặc tính ấy. Vì thế, “thánh” tượng trưng cho bản chất của Đức Chúa Trời, trong khi “công chính” tượng trưng cho những nguyên tắc của Ngài.
VII. ĐNG CAI TRỊ VỚI ĐẤNG CHRIST MỘT NGÀN NĂM
Những người đắc thắng muộn trong Khải Thị chương 15 sẽ được bao gồm trong những người đồng sống và đồng cai trị với Đấng Christ trong một ngàn năm (20:4). Khải Thị 20:6 bày tỏ thêm rằng những người đắc thắng muộn sẽ ở với những người “có phần trong sự sống lại thứ nhất”, tức những người “sẽ làm thầy tế lễ của Đức Chúa Trời và của Đấng Christ, cùng sẽ đồng làm vua với Ngài một ngàn năm.” Những người đắc thắng muộn sẽ được phước và thánh, và sự chết thứ nhì không có uy quyền gì trên họ (20:6). Họ sẽ làm thầy tế lễ của Đức Chúa Tri và của Đấng Christ, và đồng làm vua với Đấng Christ, tức đồng cai trị vi Ngài trên các dân trong vương quốc sắp đến.
Trong Khải Thị chương 14 và 15, chúng ta thấy sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời trong việc đối xử với những dân khác nhau và trong việc chăm sóc dân Ngài theo nhiều cách khác nhau. Những người đắc thắng đã chết sẽ là người con trai, những người đắc thắng đang còn sống sẽ là trái đầu mùa, và những người tử đạo trong đại nạn sẽ là những người đắc thắng muộn. Hầu hết các tín đồ trải qua phần lớn đại nạn sẽ được bao gồm trong mùa gặt. Sau khi vụ mùa được cất lên, Chúa vẫn cần gom lúa còn sót lại, tức phân lúa chín sau mùa gặt và cần thêm ánh nắng thiêu đốt để chín khô. Cuối cùng, chúng ta thấy rằng Chúa sẽ gom nho lại, tức là những người làm ác, và bỏ họ vào bản ép rượu vào cuối đại nạn, và đạp bàn ép rượu của cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời.