SỰ LAN RỘNG Ở GIÊ -RU-SA-LEM,
GIU-ĐÊ VÀ SA-MA-RI
QUA CHỨC VỤ
GIU-ĐÊ VÀ SA-MA-RI
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHI-E-RƠ
(5)
Kinh Thánh: Công 2:14-47
Trong bài giảng đầu tiên của Phi-e-rơ cho người Do-thái (2:14- 47), chúng ta thấy bốn vấn đề: giải thích sự đầy dẫy Thánh Linh về mặt gia tể (cc. 14-21), làm chứng về Con Người Jesus trong công tác, sự chết, phục sinh, và thăng thiên (cc. 22-36), dạy dỗ và nài khuyên những người được Linh chuyển động (cc. 37-41), và bắt đầu nếp sống Hội Thánh (cc. 42-47). Trong bài trước, chúng tôi đã đề cập đến lời giải thích của Phi-e-rơ về sự dầy dẫy Thánh Linh về mặt gia tể. Bây giờ, hãy tiếp tục xem xét lời làm chứng của ông về Chúa Jesus.
LÀM CHỨNG VỀ CON NGƯỜI JESUS
TRONG CÔNG TÁC, SỰ CHẾT, PHỤC SINH
TRONG CÔNG TÁC, SỰ CHẾT, PHỤC SINH
VÀ THĂNG THIÊN CỦA NGÀI
Công Tác Của Ngài
-Đức Chúa Trời Chứng Minh Ngài
-Đức Chúa Trời Chứng Minh Ngài
Trong 2:22, Phi-e-rơ nói: “Hỡi người I-xra-ên, hãy nghe lời này: Jesus người Na-xa-rét, là Người mà Đức Chúa Trời dã nhờ để làm các việc quyền năng, phép lạ và dấu kỳ ở giữa các ông, hầu chứng minh về Người cho các ông, như các ông đã biết rồi”. Bài giảng Phúc Âm đầu tiên của các sứ đồ là tập trung vào Con Người mà Lu-ca đã trình bày cho người đọc trong Phúc Âm của ông, từ khi được hoài thai cho đến khi được sinh ra, tuổi niên thiếu, cuộc sống trên đất, sự chết, phục sinh, cho đến khi Ngài thăng thiên. Bây giờ, Lu-ca tiếp tục thuật cho chúng ta rằng Con Người này được các sứ đồ rao giảng như Đấng Cứu Rỗi mà Đức ChúaTrời đã chỉ định.
Từ “chứng minh” trong câu 22 theo nghĩa đen của tiếng Hy-lạp là chỉ ra, triển lãm, bày tỏ, theo ý nghĩa chứng minh bằng cách biểu dương, do đó dẫn đến sự chấp thuận. Điều này cho thấy công việc của Chúa là vấn đề Đức Chúa Trời biểu dương Ngài, triển lãm Ngài. Trong khi Đấng Christ sống và cung ứng, bất cứ điều gì Ngài làm cũng bày tỏ rằng công tác của Ngài được Đức Chúa Trời thực hiện. Trong bốn Sách Phúc Âm, chúng ta có sự trưng bày một Thân Vị kỳ diệu, là Đấng Thần-Nhân. Các Sách Phúc Âm đã trưng bày Đấng Thần-Nhân này là Đấng đã hoàn toàn được thử nghiệm, được chứng minh và được chấp thuận. Trong câu 22, ý tưởng của Phi-e-rơ là Jesus đã được Đức Chúa Trời hoàn toàn thử nghiệm, chứng minh và chấp thuận.
Sự Chết Của Ngài Theo Quyết Nghị
Và Sự Biết Trước Của Đức Chúa Trời
Và Sự Biết Trước Của Đức Chúa Trời
Trong 2:23, chúng ta thấy sự chết của Chúa theo quyết nghị và sự biết trước của Đức Chúa Trời: “Người ấy bị nộp theo quyết nghị và sự biết trước của Đức Chúa Trời, các ông dùng tay kẻ bất pháp đóng đinh Người trên thập tự giá mà giết đi”. Quyết nghị đã lập này phải là một quyết nghị được Đấng Tam-Nhất quyết định trước khi lập nền thế giới (lPhi. 1:20; Khải. 13:8). Điều này cho thấy Chúa bị đóng đinh không phải là một điều tình cờ trong lịch sử loài người, mà là một ứng nghiệm có chủ ý cho quyết nghị thần thượng do Đức Chúa Trời Tam-Nhất xác lập.
Sự chết của Đấng Christ cũng theo sự biết trước của Đức Chúa Trời. Đấng Christ được Đức Chúa Trời định trước, chuẩn bị trước để làm Chiên Con Cứu Chuộc của Ngài (Gi. 1:29) cho tuyển dân Ngài theo sự biết trước của Ngài trước khi lập nền thế giới (lPhi. 1:20). Điều đó được thực hiện theo mục đích và kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời, chứ không ngẫu nhiên. Vì vậy, theo cách nhìn đời đời của Đức Chúa Trời, từ khi lập nền thế giới, tức là từ sự sa ngã của con người như một phần của thế giới, Đấng Christ đã bị giết (Khải. 13:8).
Chúng ta đã thấy Đấng Tam—Nhất thần thượng có một quyết nghị về sự chết của Đấng Christ. Quyết nghị ấy định rằng Thân Vị thứ hai của Đấng Tam-Nhất sẽ trở nên một người và chết trên thập tự giá. Vì vậy sự đóng đinh của Chúa, vốn theo sự biết trước của Đức Chúa Trời Tam-Nhất, là kết quả do Đấng Tam- Nhất quyết định trong chỉ định đời đời. Thay vì ngẫu nhiên, sự đóng đinh của Chúa đã xảy ra theo quyết định đời đời của Đức Chúa Trời Tam-Nhất.
Công Vụ 2:23 nói rằng Chúa Jesus đã bị đóng đinh vào thập tự giá và bị giết bởi tay những kẻ bất pháp. Những kẻ bất pháp ấy gồm có Giu-đa ích-ca-ri-ốt (Lu. 22:3-6), các thầy tế lễ cả, các quan chức của Đền Thờ, các trưởng lão (Lu. 22:52-53), Phi-lát, Hê-rốt, và những người lính La-mã (Lu. 23:1-25) —chủ yếu là các những người theo tôn giáo Do-thái cùng với các đại diện của họ và các chính trị gia Ngoại Bang cùng với những thuộc hạ của họ. Điều này cho thấy Jesus bị giết bởi cả nhân loại.
Công Vụ 2:23 nói rằng Chúa Jesus bị đóng đinh vào thập tự giá. Người Do-thái xử tử bằng cách ném đá (Lê. 20:2, 27; 24:23; Phục. 13:10; 17:5). Đóng đinh là cách của người ngoại giáo (Exr. 6:11), được người La-mã dùng để xử tử nô lệ và những phạm nhân rất tàn ác. Chúa Jesus bị đóng đinh không những ứng nghiệm Cựu Ước (Phục. 21:23; Ga. 3:13; Dân. 21:8-9), mà còn ứng nghiệm chính lời Chúa nói về cách Ngài chịu chết (Gi. 3:14; 8:28; 12:32), là điều không thể ứng nghiệm bằng cách ném đá. Do sự tể trị của Đức Chúa Trời, không bao lâu trước khi Chúa Jesus bị giết, Đế Quốc La-mã thông qua luật tử tội phải bị đóng đinh. Chúa đã bị xử tử bằng cách ấy.
Sự Phục Sinh Của Ngài
-Đức Chúa Trời Thừa Nhận Ngài Là Đấng Mê-si
Trong 2:24-32, Phi-e-rơ nói về sự phục sinh của Chúa Jesus. Sự phục sinh của Ngài là việc Đức Chúa Trời thừa nhận Ngài là Đấng Mê-si. Qua sự phục sinh của Đấng Christ, Đức Chúa Trời tuyên bố Đấng Christ Phục Sinh là Đấng Mê-si thật, là Đấng được Đức Chúa Trời xức dầu và chỉ định để thực hiện sứ mạng đời đời của Ngài.
Công Vụ 2:24 chép: “Nhưng Đức Chúa Trời đã giải thống khổ của sự chết, khiến Người sống lại, vì sự chết không thể giữ Người được”. Ở đây và trong câu 32, Phi-e-rơ nói rằng Đức Chúa Trời đã làm cho Jesus sống lại. Trong 10:40-41, ông lặp lại điều này và nói thêm rằng: “Ngài từ kẻ chết sống lại”. Xem Chúa là một con người, Tân Ước cho biết Đức Chúa Trời làm cho Ngài từ kẻ chết sống lại (La. 8:11). Xem Ngài là Đức Chúa Trời, Tân Ước nói Ngài tự sống lại từ kẻ chết (La. 14:9). Theo cùng nguyên tắc, vì xem Ngài là cọn người nên Tân Ước cho biết Ngài đã bị loài người giết chết (Mác 9:31). Nhưng vì xem Ngài là Đức Chúa Trời, Tân Ước nói Ngài tự phó mạng sống Mình (Gi. 10:18). Điều này cũng chứng minh địa vị nhị diện của Ngài -phàm nhân và thần thượng.
Công Vụ 2:24 nói rằng sự chết không thể giữ được Chúa. Chúa vừa là Đức Chúa Trời vừa là sự phục sinh (Gi. 1:1; 11:25), sở hữu sự sống bất diệt (Hê. 7:16). Vì Ngài là Đấng sông đời đời như vậy nên sự chết không thể giữ Ngài được. Ngài tự phó mình cho sự chết, nhưng sự chết không cách nào giam giữ Ngài; trái lại, sự chết bị Ngài đánh bại, và Ngài sống lại từ sự chết.
Công Vụ 2:25 chép: “Bởi Đa-vít có nói về Người rằng: “Tôi hằng thấy Chúa ở trước mặt tôi, vì Ngài ở bên hữu tôi, khiến tôi chẳng bị rúng động”. Từ “tôi thấy” đưa ra lời tuyên bô" về Đấng Christ trong sự phục sinh, ở đây “Chúa” chỉ về Đức Chúa Trời. Khi Đấng Christ được Đức Chúa Trời nắm giữ (như trong Ê-sai 41:13; 42:6), Đức Chúa Trời ở bên hữu Ngài. Nhưng khi Ngài được Đức Chúa Trời tôn cao, Ngài ngồi bên hữu Đức Chúa Trời (Công. 2:33; Thi. 110:1; Êph. 1:20-21).
Công Vụ 2:26 chép tiếp: “Cho nên lòng tôi vui mừng, lưỡi tôi hớn hở, xác thịt tôi cũng sẽ ở yên trong sự hi vọng”. Đó là lời trích từ Thi Thiên 16:9 trong Bản Bảy Mươi. Nhưng theo bản gốc tiếng Hê-bơ-rơ, từ lưỡi là “vinh hiển”, một từ đồng nghĩa với hồn, theo Sáng Thế Ký 49:6 và Thi Thiên 7:5. Khi tin cậy Đức Chúa Trời, lòng của Đấng Christ được làm cho vui mừng và hồn Ngài hớn hở khi Ngài ở trong Âm Phủ (Công. 2:27).
Từ “ở yên” tiếng Hy-lạp cũng có thể dịch là cư ngụ, cư trú, cắm lều. Sau khi Đấng Christ chết trên thập tự giá, trong khi hồn Ngài hớn hở trong Âm Phủ, thì xác thịt (thân thể) Ngài an nghĩ trong mồ mả trong hi vọng, tin cậy nơi Đức Chúa Trời.
Công Vụ 2:27 chép tiếp: “Vì Chúa sẽ chẳng bỏ hồn tôi trong Âm Phủ, cũng chẳng cho Đấng Thánh Ngài thấy sự hư nát đâu” (RcV.). Âm Phủ cũng giống như Sheol trong Cựu Ước (Sáng. 37:35; Thi. 6:5) là nơi giữ lại hồn và linh của người chết (Lu. 16:22-23). Ở đây trong Công Vụ 2:27 “hư nát” chỉ về hư nát của thân thể trong mồ mả.
Công Vụ 2:28 chép tiếp: “Chúa đã cho tôi biết đường sự sống. Cũng sẽ khiến tôi đầy vui mừng trong hiện diện Ngài”. Ớ đây đường sự sống là đường ra khỏi sự chết vào trong sự phục sinh. Từ Hi-lạp cho “hiện diện” cũng có nghĩa là gương mặt. Đấng Christ được phục sinh vào trong hiện diện của Đức Chúa Trời, đặc biệt trong sự thăng thiên của Ngài (2:34; Hê. 1:3).
Trong 2:29-31 Phi-e-rơ nói: “Hỡi anh em, tôi có thể nói dạn dĩ với anh em về tổ Đa-vít rằng người đã chết, cũng đã chôn rồi, mồ mả người vẫn còn giữa chúng ta cho đến ngày nay. Vậy, vì người là tiên tri, và biết Đức Chúa Trời đã thề hứa với mình rằng sẽ dấy lên một Đấng trong dòng dõi mình để ngồi trên ngôi mình, nên người đã thấy trước điều nầy mà nói về sự sống lại của Đấng Christ rằng, Ngài chẳng bị bỏ lại trong Âm Phủ, xác thịt Ngài cũng chẳng thấy sự hư nát”. Từ Hi-lạp dịch là “dòng dõi” trong câu 30 là karpos, dùng chỉ về Đấng Christ theo ý nghĩa dòng dõi ở dây và trong Lu-ca 1:42. Từ này được sử dụng để chỉ bông trái của Cây Sự Sống trong Khải Thị 22:2. Đấng Christ là nhánh của Giê-hô-va (Ês. 4:2) và của Đa-vít (Giê. 23:5), và bông trái của Ma- ri và của Đa-vít, để chúng ta có thể ăn Ngài như Cây Sự Sống.
Công Vụ 2:30 nói về Đấng Christ là Đấng ngồi trên ngai Đa- vít. Điều này cũng được các thiên sứ tuyên bố với Ma-ri khi bà hoài thai Đấng Christ (Lu. 1:32-33).
Trong Công Vụ 2:32, Phi-e-rơ kết luận về sự phục sinh của Đấng Christ rằng: “Jesus nầy Đức Chúa Trời đã khiến sống lại, và chúng tôi đều là chứng nhân về sự đó”. Từ Hi-lạp cho “sự đó” ở đây cũng có thể dược dịch là “Đấng ấy”. Các sứ đồ là những chứng nhân về Đấng Christ Phục Sinh, không phải chỉ bằng lời nói, nhưng cũng bởi đời sống và hành động của họ. Đặc biệt là họ làm chứng về sự phục sinh của Ngài (4:33), và sự phục sinh là trọng điểm trong việc thi hành gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời.
Sự Thăng Thiên Của Ngài
-Đức Chúa Trời Tôn Cao Ngài
-Đức Chúa Trời Tôn Cao Ngài
Sự thăng thiên của Đấng Chríst là việc Đức Chúa Trời tôn cao Ngài. Trong sự tôn cao Đấng Christ, Đức Chúa Trời lập Ngài vừa là Chúa vừa là Christ.
Công Vụ 2:33 chép: “Vậy, vì Ngài đã được tôn cao lên bên hữu Đức Chúa Trời, và đã nhận lãnh Thánh Linh mà Cha đã hứa, nên Ngài đã đổ Thánh Linh ra như các ông dương thấy và nghe”. Đó không phải lời Chúa hứa trong Giăng 14:16-17 và 15:26, mà là lời Cha hứa trong Giô-ên 2:28, được Phi-e-rơ trưng dẫn trong Công Vụ 2:17 và được Chưa nhắc đến trong Lu-ca 24:49 và Công Vụ 1:4, về Thánh Linh. Việc Đấng Christ tôn cao nhận được lời hứa về Thánh Linh thật ra là nhận được chính Thánh Linh. Đấng Christ được hoài thai bởi Linh về phương diện thể yếu là để Ngài hiện hữu trong nhân tính (Lu. 1:35; Mat. 1:18, 20), và Ngài được xức dầu bằng Linh về mặt gia tể là vì chức vụ của Ngài giữa loài người (Mat. 3:16; Lu. 4:18). Sau khi phục sinh và thăng thiên, Ngài vẫn cần nhận lãnh Linh về mặt gia tể một lần nữa để có thể đổ chính Ngài ra trên Thân Thể Ngài hầu thực hiện chức vụ thiên thượng của Ngài trên đất nhằm hoàn thành gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời.
Trong Công Vụ 2:34-35, Phi-e-rơ nói tiếp: “Bởi Đa-vít chẳng từng thăng thiên, nhưng chính người có nói: ‘Chúa đã phán cùng Chúa tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu Ta, cho đến chừng nào Ta đặt kẻ thù nghịch Ngươi làm bệ chơn Ngươi’ “. Điều này chứng tỏ rằng cho đến thời điểm Lễ Ngũ Tuần, Đa-vít vẫn chưa thăng thiên lên các từng trời. Điều này hủy bỏ sự dạy dỗ sai lầm dựa trên Ê-phê-sô 4:8-10 rằng khi Đấng Christ thăng thiên, Ngài đem Pa-ra-đi, với tất cả các thánh đồ Cựu Ước, từ Âm Phủ lên các từng trời.
Trong câu 34, theo lời trích dẫn, Đa-vít nói: “Chúa đã phán cùng Chúa tôi...” Từ “Chúa” đầu tiên chỉ về Đức Chúa Trời, và từ Chúa thứ hai chỉ về Đấng Christ, là Đấng Đa-vít gọi là “Chúa tôi” (Mat. 22:44-45).
Công Vụ 2:34 nói về việc Chúa Jesus ngồi bên hữu Đức Chúa Trời, ở đây “bên hữu” ngụ ý vị trí vinh hiển, tôn trọng và quyền năng (Xuất. 15:6; lVua. 2:19; Mác 14:62).
Theo 2:35, Chúa ngồi bên hữu Đức Chúa Trời cho đến khi các thù nghịch Ngài làm bệ chân Ngài. Điều này cho thấy sau khi Đấng Christ thăng thiên, Đức Chúa Trời vẫn hành động để đánh bại các kẻ thù của Đấng Christ để Ngài có thể trở lại cai trị trong Vương Quốc hoàn vũ của Đức Chúa Trời (1CÔ. 15:25; Khải. 11:15).
Trong 2:36, Phi-e-rơ kết luận: “Vậy, cả nhà I-xra-ên khá biết chắc rằng, Jesus nầy mà các ông đã đóng đinh trên thập tự giá, thì Đức Chúa Trời đã lập lên làm Chúa và Christ”. Trong câu này, “các ông” được nhấn mạnh.
Là Đức Chúa Trời, Chúa lúc nào cũng là Chúa (Lu. 1:43; Gi. 11:21; 20:28). Nhưng là người, Ngài được lập làm Chúa trong sự thăng thiên sau khi đem nhân tính Ngài vào trong Đức Chúa Trời trong sự phục sinh. Là Đấng được Đức Chúa Trời sai phái và xức dầu, Ngài là Christ từ thời điểm được sinh ra (Lu. 2:11; Ma. 1:16; Gi. 1:41; Ma. 16:16). Nhưng là một Đấng như vậy, Ngài cũng chính thức được lập làm Christ của Đức Chúa Trời trong sự thăng thiên của Ngài. Chúa được lập làm Chúa, là Chúa của tất cả (Công. 10:36), để sở hữu tất cả; và Ngài được lập làm Đấng Christ, là Đấng Chịu Xức Dầu của Đức Chúa Trời (Hê. 1:9) để thực hiện sứ mạng của Đức Chúa Trời.