Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 60



GIÊ-RU-SA-LEM MỚI
(2)
Ý nghĩa của Khải Thị chương 21 và 22 bị giấu kín đối với Cơ Đốc nhân suốt nhiều thế k. Nhiều người hiểu các chương này một cách rất thiên nhiên và cho đây là lời mô tả về một thành phố vật chất. Khi còn trẻ, chúng tôi từng nghe những bài hát phúc âm về thành phố bằng vàng và đường bằng vàng này.
Câu đầu tiên của sách Khải Thị bày tỏ rằng khải thị về Jesus Christ được tỏ ra qua các dấu hiệu. Nếu muốn hiểu sách này, chúng ta phải biết ý nghĩa của tất cả những dấu hiệu ấy. Chẳng hạn, bảy giá đèn bằng vàng trong chương 1 và người nữ hoàn vũ sáng láng trong chương 12 là dấu hiệu. Hơn nữa, trong sách này, Đấng Christ được gọi là Sư tử và Chiên con; các từ ngữ ấy cũng là dấu hiệu. Tương tự như vậy, toàn thể Giê-ru-sa-lem Mới là một dấu hiệu.
Trải qua nhiều thế kỉ, những gì Cơ Đốc nhân nói về Hội thánh đều xuất phát từ quan niệm sai lầm về Hội thánh là gì. Khi đề cập đến việc đi đến Hội thánh, một số người có ý nói về một tòa nhà có tháp chuông cao. Theo quan niệm của họ, tòa nhà theo một kiểu nào đó là Hội thánh. Thậm chí, một số biểu đồ về các thời đại cũng dùng hình ảnh tòa nhà mái nhọn để chỉ về Hội thánh. Hình ảnh ấy có thể là một giáo đường, nhưng chắc chắn không phải là Hội thánh.

Hội Anh Em dấy lên vào thế kỉ 19 có sự hiểu biết tiến bộ hơn về Hội thánh. Đối với họ, Hội thánh không phải là một tòa nhà, mà là sự tập hợp những người được kêu gọi. Khi các tín đồ nhóm lại vi nhau thì buổi nhóm của họ chính là Hội thánh. Sự hiểu biết này tuy đúng đắn nhưng có phần nông cạn. Hội thánh sâu nhiệm hơn như vậy nhiều. Giả sử có 1.000 Cơ Đốc nhân đã được tái sinh nhóm họp lại với nhau nhưng họ cãi cọ, tranh chấp, ch trích nhau, và sống trong xác thịt thì đó có phải là Hội thánh không? Không, đó không phải là Hội thánh, cũng không phải là một s tập hợp các thánh đồ; theo cách nhìn của Đức Chúa Trời thì đó là sự tập hợp của xác thịt. Trong một buổi nhóm của ban trị sự Hội thánh, một thành viên của ban trị sự thậm chí còn ném quyển Kinh Thánh vào một người khác. Một buổi nhóm như vậy chắc chắn không phải là buổi nhóm của Hội thánh.
Trong sách cuối cùng của Kinh Thánh, Hội thánh được tượng trưng bởi giá đèn bằng vàng sáng ngi, thuần khiết và tỏa sáng. Chúa dùng giá đèn làm biểu tượng về Hội thánh vì Hội thánh thật sâu nhiệm, huyền nhiệm và không thể nào dùng ngôn ngữ loài người mà mô tả đầy đủ được. Vì vậy, Chúa buộc phải dùng một dấu hiệu, một biểu tượng để đại diện cho Hội thánh. Khi thấy Hội thánh là giá đèn bằng vàng, anh em sẽ biết Hội thánh là gì. Tuy nhiên, nếu-có người yêu cầu anh em định nghĩa về Hội thánh, anh em vẫn không thể định nghĩa được. Hội thánh thật huyền nhiệm, thần thượng và thuần khiết và lời lẽ của con người không thể nào định nghĩa về Hội thánh cách đầy đủ. Do đó, trong Tân Ước chúng ta không thấy chỗ nào định nghĩa về Hội thánh cách đầy đủ. Ê-phê-sô 1:22 và 23 chép rằng Hội thánh là Thân thể Đấng Christ, sự đầy đủ của Đấng làm đầy dẫy mọi sự trong mọi sự. Nhưng từ “sự đy đủ” có nghĩa là gì, và “làm đầy tất cả trong tất cả” có nghĩa là gì? Từ liệu Hội thánh đã khó hiểu thì những từ liệu như "Thân thể”, "sự đầy đủ” và “tất cả trong tất cả” còn khó hiểu hơn. Vì vậy, trong sách Khải Thị, phần kết luận sau cùng của Kinh Thánh, có nhiều dấu hiệu được dùng để chuyển tải những thực tại thuộc linh.
Khi nói Hội thánh là giá đèn bằng vàng, chúng ta không có ý nói Hội thánh thực sự là cái giá gồm có bảy ngọn đèn, Hiểu vấn đề này như vậy là sai. Việc mô tả Đấng Christ là Chiên con cũng vậy. Chắc chắn, Chúa chúng ta không phải là chiên con theo nghĩa đen có bốn chân và một cái đuôi. Hiểu các biểu tượng của Kinh Thánh theo cách đó thì sai lầm biết bao! Chiên con là dấu hiệu nói lên điều gì đó về Chúa. Vì vậy, khi sách Khải Thị mô tả Hội thánh là giá đèn bằng vàng thì điều đó có nghĩa là Hội thánh vốn thần thượng và thuần khiết; Hội thánh cũng có ánh sáng chiếu ra trong nơi tối tăm. Đó là ý nghĩa thật sự về Hội thánh là giá đèn bằng vàng.
Thành Giê-ru-sa-lem Mới cũng là một dấu hiệu, một dấu hiệu bao-hàm-tất-cả. Để hiểu dấu hiệu này, tâm trí chúng ta phải hoàn toàn được đổi mới và đưc soi sáng. Chúng ta không được hiểu Giê-ru-sa-lem Mi theo quan niệm thiên nhiên. Một số người tranh luận rằng Giê-ru-sa-lem Mới thật ra là một thành phố phố vật chất, vuông vức. Nếu có quan niệm thiên nhiên như vậy, chúng ta sẽ không thể hiểu Giê-ru-sa- lem Mới là một dấu hiệu. Giê-ru-sa-lem Mi là dấu hiệu ch về toà nhà đời đi của Đức Chúa Trời, tức là nơi ở của Ngài. Toà nhà đi đời của Đức Chúa Tri chắc chắn không phải là một nơi vật chất, mà là điều gì đó sống động. Thay vì là một thành phố vật chất, Giê-ru-sa-lem Mới là một thực thể được cấu tạo bằng sự sống thần thượng. Điều này rất huyền nhiệm, sâu nhiệm và thâm thúy đến nỗi ngôn ngữ loài người không thể mô tả cách đầy đủ được. Vì vậy, trong sự khôn ngoan của Ngài, Đức Chúa Trời dùng một bức tranh, một dấu hiệu để bày tỏ Giê-ru-sa-lem Mi cho chúng ta. Nắm lấy nguyên tắc này, bây giờ chúng ta xem xét những chi tiết và các khía cạnh khác nhau của thành Giê-ru-sa-lem Mới.
VII. MỘT KẾT CẤU SỐNG ĐỘNG BAO GỒM TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC ĐC CHÚA TRỜI CỨU CHUỘC
Giê-ru-sa-lem Mới là một kết cấu sống động bao gồm tất cả những người đã được Đức Chúa Trời cứu chuộc. Sự kiện Giê-ru-sa-lem Mi là một kết cấu như vậy hàm ý đó là một toà nhà sống động. Ý tưởng dân Đức Chúa Trời là một toà nhà sống động không phải là lần đầu tiên được tìm thấy trong sách Khải Thị. Trong Cựu Ước chúng ta thấy rằng dân Đức Chúa Trời được xem là vật liệu được xây dựng với nhau làm nơi ở của Ngài.
Kinh Thánh đề cập đến hai điều chính là sự sáng tạo và sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Mở đầu Kinh Thánh, chúng ta có sự sáng tạo, và kết thúc Kinh Thánh, chúng ta có sự xây dựng. Giữa hai đầu ấy, chúng ta thấy công tác xây dựng của Đức Chúa Trời. Trong sự sáng tạo, Đức Chúa Trời tạo ra vật liệu xây dựng. Khi thực hiện công tác xây dựng của Ngài, Ngài ráp tất cả những vật liệu ấy lại với nhau thành một đơn vị là toà nhà của Ngài.
Trong Sáng Thế Kí chương 2, chúng ta thấy một khu vườn được tạo dựng, và trong Khải Thị chương 21, chúng ta thấy một thành phố được xây dựng. Khu vườn là điều gì đó thiên nhiên được Đức Chúa Trời dựng nên, và thành phố là điều gì đó được Ngài xây dựng. Giê-ru-sa-lem Mới không phải là một khu vườn thiên nhiên, mà là một thành phố đưc xây dựng. Khu vườn trong Sáng Thế Kí chương 2 có cây sự sống, và gần cây sự sống có một dòng sông chảy ra bốn hướng (Sáng, 2:8-10), Bởi dòng chảy của con sông ấy mà chúng ta có vàng, ngọc châu và mã não, một loại đá quý, Ngọc châu ở đây là một loại nhựa cây mà khi rắn lại thì trở nên một chất tương tự như ngọc trai. Loại đá được đề cập lần đầu tiên trong Kinh Thánh không phải là một loại đá tầm thường, mà là mã não, một loại đá quý.
Ba vật liệu quý báu trong Sáng Thế Kí chương 2 là vàng, ngọc châu và mã não được dùng làm gì? Để tr lời câu hỏi này, chúng ta phải đọc toàn bộ Kinh Thánh.
Trên bảng đeo ngực của thầy tế lễ thượng phẩm có đính mười hai loại đá quý (Xuất. 28:15-21), loại thứ nhất là hồng bửu thạch và loại cuối cùng là bích ngọc. Trong mười hai loại đá quý ấy có mã não. Điều này cho thấy rằng bảng đeo ngực của thầy tế lễ thượng phẩm vừa liên quan đến Sáng Thế Kí chương 2 vừa liên quan đến Khải Thị chương 21, vì trong Sáng Thế Kí chương 2, chúng ta thấy có mã não còn trong Khải Thị chương 21, chúng ta thấy có bích ngọc. Trong lời mô tả về bảng đeo ngực của thầy tế lễ thượng phẩm và về hai viên mã não có khắc tên con cái Israel (Xuất, 28:9-12), chúng ta thấy mô hình thu nhỏ của toà nhà của Đức Chúa Trời. Các viên đá quý trên cả bảng đeo ngực lẫn đai vai đều có tên mười hai chi phái của Israel. Điều này cho thấy rằng những người Israel được cứu chuộc là dành cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Mười hai viên đá quý trên bảng đeo ngực được khảm trong vàng. Đế bằng vàng để giữ tất cả các viên đá quý, Đây chắc chắn là một bức tranh về sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Bảng đeo ngực này là một toà nhà biểu lộ Đức Chúa Trời.
Trên bảng đeo ngực cũng có gắn U-rim và Thu-mim (Xuất. 28:30). Trong tiếng Hê-bơ-rơ, U-rim có nghĩa là ánh sáng, và Thu-mim có nghĩa là hoàn hảo hay trọn vẹn. Cách đây nhiều năm, tôi từng đọc một bài viết của một nhà văn Hê-bơ-rơ; bài ấy nói rằng Thu-mim là một loại đá quý trên đó có khắc 4 mẫu tự tiếng Hê-bơ-rơ. Trên bảng đeo ngực của thầy tế lễ thượng phẩm có tên 12 chi phái của Israel được khắc trên 12 viên đá. Tên các chi phái ấy chỉ bao gồm 18 trong số 22 mẫu tự của bảng chữ cái tiếng Hê-bơ-rơ. Vì vậy, trên bảng đeo ngực của thầy tế lễ thượng phẩm thiếu 4 mẫu tự. Tuy nhiên, bốn mẫu tự ấy được khắc trên Thu-mim, và khi viên đá này được gắn vào bảng đeo ngực thì có sự trọn vẹn và hoàn hảo. Có đủ 22 chữ cái của bảng chữ cái tiếng Hê-bơ-rơ. U-rim là viên đá được gắn vào bảng đeo ngực đ cung cấp ánh sáng. Tác giả bài viết ấy nói tiếp rằng khi thầy tế lễ thượng phẩm đến trước mặt Chúa thì những viên đá nào đó trên bảng đeo ngực với những mẫu tự thích hợp sẽ sáng lên, và vào những thời điểm khác thì những viên đá khác với các mẫu tự của chúng sẽ sáng lên. Trong khi những viên đá khác nhau chiếu sáng thì thầy tế lễ thượng phẩm ghi lại tất cả những mẫu tự từ chúng, và bởi làm như vậy mà ông tạo thành những từ ngữ và câu văn. Cuối cùng ông nhận được trọn sứ điệp hay sự phán xét từ Chúa. Vì vậy, bởi sự chiếu sáng từ bảng đeo ngực, Đức Chúa Trời bày tỏ ý tưởng, tâm trí và cảm nghĩ của Ngài, và thầy tế lễ thượng phẩm có thể biết tâm trí ca Đức Chúa Trời bằng cách ấy. Đó là mô hình thu nhỏ của sự xây dựng của Đức Chúa Trời ngày nay. Ngày nay, chúng ta biết ý muốn của Đức Chúa Trời qua sự xây dựng là Hội thánh.
Theo kí thuật trong Sáng Thế Kí chưong 28, Gia-cốp là kẻ tiếm vị có một giấc mơ thn thượng, trong giấc mơ đó ông thấy một chiếc thang bắt từ dưới đất lên tận tri. Khi tỉnh dậy, ông gọi nơi ấy là nhà của Đức Chúa Trời (Sáng. 28:17). Sau đó, ông lấy hòn đá đã được dùng làm gối, dựng lên làm trụ, xức dầu trên đó, và gọi đó là nhà của Đức Chúa Trời (Sáng. 28:18-19,22).
Tảng đá cũng được đề cập trong sách Xa-cha-ri. Xa-cha-ri 4:7 nói về đá đầu, còn 3:9 thì đề cập đến đá có bảy mắt. Đá trong Xa-cha-ri không phải là đá nền, cũng không phải là đá góc mà là đá đỉnh có bảy mắt. Bảy mắt ấy lại xuất hiện trong sách Khải Thị như bảy mắt của Chiên con (5:6). Vì vậy, bảy mắt ấy liên quan đến đá đối với Chiên con, cũng là Sư tử (5:5). Do đó, chúng ta nói Sư tử-Chiên con-Đá.
Khi Phi-e-rơ gặp Chúa Jesus lần đầu, Ngài đổi tên ông từ Si-môn thành Sê-pha, có nghĩa là viên đá (Gi. 1:42). Sau khi Phi-e-rơ nhận được khải thị cho biết Chúa là Đấng Christ, tức Con Đức Chúa Trời hằng sống thì Chúa phán: “Ta cũng nói với anh rằng anh là đá, trên vầng đá này, Ta sẽ xây dựng Hội thánh của Ta” (Mat. 16:18). Trong câu Kinh Thánh này, chúng ta có viên đá và vầng đá. Về sau, trong Thư tín thứ nhất của ông, Phi-e-rơ nói: “Hãy đến cùng Ngài là hòn đá sống, thật bị người ta loại ra, song đối với Đức Chúa Trời thì được lựa chọn và quý trọng; anh em cũng như đá sống được xây nên nhà thuộc linh” (1 Phi. 2:4-5). Vì vậy, khái niệm tín đồ là những viên đá được xây dựng trở thành nơi ở của Đức Chúa Trời không phải là mới mẻ trong sách Khải Thị. Khái niệm này được tìm thấy ở những nơi khác trong Cựu Ước và Tân Ước.
Phao-lô cũng có quan niệm này trong 1 Cô-rin-tô chương 3; trong chương ấy ông nói rằng Hội thánh là ruộng và nhà của Đức Chúa Trời, và ông là một tay kiến trúc khôn khéo (cc. 9-10). Trong phân đoạn Kinh Thánh này, Phao-lô cũng cảnh báo chúng ta phải cẩn thận trong việc dùng vật liệu để xây dựng. Chúng ta không được xây dựng bằng gỗ, cỏ khô và rơm rạ, mà phải xây bằng vàng, ngọc trai và đá quý (cc. 10, 12).
Nếu kết hợp lại tất cả những phần lời về đá lại với nhau, chúng ta sẽ thấy rằng những viên đá quý tượng trưng cho dân được Đức Chúa Trời cứu chuộc, tái sinh và biến đổi. Tất cả những viên đá xây dựng nên Giê-ru-sa-lem Mới chính là các thánh đồ đã được cứu chuộc, tái sinh và biến đổi của Đức Chúa Trời. Sứ đồ Phi-e-rơ đã nêu rõ chúng ta là những viên đá sống. Chúng ta hiện đang trong tiến trình biến đổi và xây dựng thành toà nhà của Đức Chúa Trời. Trước hết, Đức Chúa Trời biến đổi chúng ta, sau đó Ngài xây dựng chúng ta. Vì vậy, Giê-ru-sa-lem không phải là một đống vật liệu, mà là một kết cấu các vật liệu đã được xây dựng với nhau. Toàn thành Giê-ru-sa-lem Mới là toà nhà của Đức Chúa Trời, một kết cấu sống bao gồm tất cả những thánh đồ đã được cứu chuộc, tái sinh và biến đổi.
A. Các thánh đồ Cựu Ước được đại diện bởi mưi hai tên của mười hai chi phái Israel trên mười hai cổng
Giê-ru-sa-lem Mới trước hết gồm có các thánh đồ Cựu Ước. Khải Thị 21:12 minh chng điều này, và câu ấy chép rằng tên của mười hai chi phái của các con trai Israel được ghi trên các cổng thành. Mỗi cổng mang tên của một chi phái. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy rằng các cổng thành là những người sống động. Chúng ta đã thấy rằng ý nghĩa của Hội thánh như giá đèn bằng vàng là Hội thánh chiếu sáng để soi sáng. Chúng ta cần biết ý nghĩa thật của các cổng ấy.
Các cổng trước hết được dùng như phương tiện truyền bá cho thành, và sau đó được dùng như lối vào thành. Trước khi bất cứ điều gì có thể bước vào qua các cổng thì trước hết phải có điều gì đó từ cổng đi ra. Điều ra khỏi các cổng sẽ đem điều gì đó trở về qua các cổng. Vì vậy, trước hết cổng có chức năng như là phương cách truyền bá, rồi sau đó có chức năng như là các lối vào.
Xin nhớ rằng những người đầu tiên rao giảng và truyền bá phúc âm chính là người Do Thái, Chẳng hạn, cả Phi-e-rơ lẫn Phao-lô đều là người Do Thái. Do đó, Chúa nói với người nữ Sa-ma-ri rằng s cứu rỗi là thuộc về người Do Thái (Gi. 4:22). Nói cách khác, phúc âm, tức tin mừng ra từ dân Do Thái. Vì vậy, các thánh đồ Cựu Ước, tức con cái Israel, là các cổng để rao giảng và truyền bá. Tất cả các tiên tri thời Cựu Ước, bao gồm Ê-sai, Giê-rê-mí, Đa-ni-ên, Ê-xê-chi-ên và các tiểu tiên tri, đều là những người rao giảng. Ê-sai đã rao giảng rất nhiều, thậm chí đã công bố một sứ điệp phúc âm độc nhất vô nhị được ghi lại trong Ê-sai chương 53. Ngoài ra, Giăng Báp-tít và các sứ đồ đều là hậu duệ của mười hai chi phái Israel. Vì thế, mười hai chi phái của Israel là các cổng qua đó sự phong phú của Giê-ru-sa-lem Mới được cung ứng cho nhân loại.
Sự cung ứng từ các cổng ấy dẫn đến một kết quả là đem con người vào qua việc rao giảng phúc âm, Tất cả chúng ta đều đã vào trong Giê-ru-sa-lem Mới qua các cổng Do Thái ấy Dù một số người có thể không đánh giá cao từ liệu này, nhưng chắc chắn tôi đánh giá cao. Tôi không bước vào qua cánh cổng dân ngoại mà bước vào qua cánh cổng mang tên một trong mười hai chi phái của Israel. Chúng ta đừng bao giờ nói rằng mình bước vào qua cánh cổng mang tên nước Anh, nước Đức hay bất cứ tên dân ngoại nào khác. Trong Giê-ru-sa-lem Mới không có những tên như vậy. Các cổng chỉ có tên mười hai chi phái của con cái Israel. Đó là các cổng để truyền bá và làm lối vào. Như chúng ta đã thấy, các tên này tượng trưng cho thánh đồ Cựu Ước là thành phần cấu tạo của thành đó.
B. Các tín đồ Tân Uớc đưc đi din bởi tên của
mười hai sứ đồ của Chiên con trên mười hai nền
Câu 14 chép: “Tường thành có mười hai nền, trên đề mười hai danh của mười hai sứ đồ của Chiên con” Sự kiện tên mười hai sứ đồ ở trên mười hai nền của tường cho thấy rằng Giê-ru-sa-lem Mới không những bao gồm các thánh đồ Cựu Ước, được đại diện bởi dân Israel, mà còn bao gồm các thánh đồ Tân Ước, được đại diện bởi các sứ đồ. Tín đồ Tân Ước không phải để làm cổng mà để xây tường. Cổng là để truyền bá và bước vào, nhưng tường là để phân rẽ và bảo vệ. Trong một bài khác, chúng ta sẽ đề cập chi tiết về cổng và tường.
VIII. ĐƯỢC XÂY DỰNG BẰNG CÁC BÁU VẬT
Thành Giê-ru-sa-lem Mới được xây dựng bằng các báu vật. Thành ấy được xây dựng bằng ba loại đá quý, ch về sự xây dựng bởi Đức Chúa Trời Tam Nhất. Thứ nhất, chính thành phố cùng với đường thành là bằng vàng (cc. 18, 21). Vàng, tượng trưng cho bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời, tiêu biểu cho Cha là nguồn sản sinh ra yếu tố để thành tồn tại cách thiết thực. Thứ hai, mười hai cổng thành là ngọc trai, chỉ về sự chết đắc thắng và sự phục sinh truyền-sự-sống của Con, mà qua ngọc trai ấy chúng ta có được lối vào trong thành. Thứ ba, tường thành và nền được xây bằng các loại đá quý. Điều này chỉ về công tác của Linh biến đổi các thánh đồ đã được cứu chuộc và tái sinh thành đá quý để xây dựng nơi ở đời đời của Đức Chúa Trời hầu họ có thể biểu lộ Đức Chúa Trời cách tập thể trong vinh hiển tràn ngập của Ngài. Trong vườn Ê-đen, ba loại báu vật ấy ch là những vật liệu (Sáng. 2:11-12), trong khi trong thành Giê-ru-sa-lem Mới, các vật liệu quý báu ấy được xây dựng để hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời, tức sự biểu lộ tập thể của Ngài.
A. Vàng dành riêng cho thành phố
Giê-ru-sa-lem Mới là một núi bằng vàng. Là một núi bằng vàng, Giê-ru-sa-lem Mới là giá đèn vàng chung cuộc, duy nhất và đời đời. Theo hình bóng, vàng tượng trưng cho bản chất thần thượng. Vì vậy, thành ấy hoàn toàn được tạo thành bởi bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời. Vàng này tinh ròng và trong suốt. Nếu nhìn thấy khải tượng Giê-ru-sa-lem Mới được xây dựng bằng bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ từ bỏ mọi sự không thuộc về bản chất của Đức Chúa Trời và khước từ bất cứ điều gì không phù hợp với bản chất ấy. Hội thánh ngày nay cũng phải được xây dựng bằng bản chất của Đức Chúa Trời, chứ không phải bằng gạch, đất sét hay gỗ.
B. Mười hai viên đá quý dành cho mười hai nền
Trong câu 19 và 20, chúng ta thấy các nền của tường thành được trang trí bằng những viên đá quý. Điều này biểu thị rằng mười hai sứ đồ đã được biến đổi thành đá quý để làm mười hai lớp nền của thành.


C. Bích ngọc dành cho tường
Câu 18 chép: “Tường thì xây bằng bích ngọc.” Bích ngọc là dáng vẻ của Đức Chúa Trời (4:3). Vì vậy, tường bích ngọc ngụ ý rằng: là sự biểu lộ tập thể của Đức Chúa Trời trong cõi đời đời, cả thành đều mang dáng vẻ của Đức Chúa Trời. Khi ở trong Giê-ru-sa-lem Mới, chúng ta sẽ rất ngạc nhiên thấy rằng cả thành đều có cùng một dáng vẻ, dáng vẻ của bích ngọc. Điều này có nghĩa là tất cả chúng ta đều phải nói cùng một điều, biểu lộ cùng một điều và có cùng một dáng vẻ. Tuy nhiên, Cơ Đốc giáo ngày nay thì rất khác, vì ở đó ai cũng có màu sắc riêng, ý kiến riêng, và ai cũng bày tỏ suy nghĩ riêng. Nhưng Giê-ru-sa-lem Mi chỉ có một dáng vẻ, một sự biểu lộ và một màu sắc.
D. Mười hai viên ngọc trai dành cho mười hai cổng
Câu 21 chép: “Mười hai cổng bằng mười hai ngọc trai, mỗi cổng bằng một ngọc trai.” Vì vậy, ngay cả các cổng thành cũng được xây dựng bằng báu vật