CUỘC CHIẾN
TẠI HẠT-MA-GHÊ-ĐÔN
Trong
bài này, chúng ta đến với cuộc chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn
(19:11-21). Sau tiệc cưới của Ngài, Đấng Christ như một vị Tướng chiến đấu sẽ
cùng đến với Cô dâu của Ngài, tức các tín đồ đắc thắng là quân
đội của Ngài, để giao chiến với Anti-christ, các vua dưới quyền hắn và các đạo
quân của chúng tại Hạt-ma-ghê-đôn. Dù bấy giờ phe thứ ba là đại kĩ nữ đã bị hủy
diệt, nhưng Chúa vẫn còn ba kẻ thù: Sa-tan là con rồng, Anti-christ là con thú
ra từ biển, và tiên tri giả là con thú ra từ đất. Ba kẻ này sẽ tiếp tục chống đối
Ngài. Do Anti-christ xúi giục, ngay cả loài người cũng sẽ trực tiếp giao chiến
chống lại Chúa của các chúa và Vua của các vua. Anti-christ, tiên tri giả, và
mười vua cùng các quân đội của chúng sẽ giao chiến với
Chiên con. Thật là kinh khủng! Nếu sự kiện này không được chép trong Kinh
Thánh, tôi không thể tin rằng con người có thể thực sự tuyên chiến với Đức Chúa
Trời.
Trong
19:11-21, chúng ta thấy rằng Chàng rể với sự giúp đỡ của Cô dâu Ngài sẽ đến chiến
đấu với các kẻ thù của Ngài. Chàng rể là Tổng tư lệnh, còn Cô dâu là quân đội.
Đó sẽ là tuần trăng mật tuyệt diệu! Trong tuần trăng mật ấy, Đấng Christ sẽ làm sạch
vũ trụ. Anti-christ và tiên tri giả sẽ bị ném vào hồ lửa, còn Sa-tan sẽ bị trói
lại và ném vào vực sâu. Khi ấy, Đấng Christ sẽ hạnh phúc, và chúng ta là Cô
dâu của Ngài cũng sẽ hạnh phúc khi chúng ta vui hưởng tuần trăng mật tuyệt diệu với Chàng rể của mình.
Trước
cuộc chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn, nhiều sự kiện
quan trọng sẽ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn. Các sự kiện ấy bao gồm sự
cất lên của trái đầu mùa, người con trai, những người đắc thắng muộn, đa số các
thánh đồ và lúa sót, sự hủy diệt Thi-a-ti-rơ và kết liễu Do Thái giáo, sự phán
xét tại ngai phán xét của Đấng Christ trên không trung để quyết định xem ai đủ
điều kiện làm Cô dâu trong thiên hi niên, dự tiệc cưới và cùng Đấng Christ chiến đấu
chống lại kẻ thù, lễ cưới trên không trung, và có lẽ bao gồm sự hủy diệt Ba-by-lôn
vật chất. Sau khi tất cả những sự kiện ấy đã xảy ra thì còn một sự kiện nữa là
cuộc chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn. Các kẻ thù của Đấng Christ sẽ trở
nên gian ác hơn nhiều, thậm chí còn tuyên chiến với Ngài. Vì vậy, Đấng Christ là Chàng
rể sẽ cùng đến với Cô dâu của Ngài để giao chiến với chúng.
I.
SAU HÔN LỄ CỦA CHIÊN CON
Trong
chương 19, lễ cưới và cuộc chiến được đặt chung
với nhau. Thậm chí chúng ta có thể đặt tên cho chương này là: “Lễ Cưới và Cuộc
Chiến.” Ngay sau lễ cưới, Đấng Christ sẽ đến giao chiến với kẻ thù. Ngài sẽ
không chờ đợi dù chỉ một ngày.
II. TRƯỚC
THIÊN HI NIÊN
Cuộc
chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn sẽ dẹp đi tất cả những trở ngại cho vương quốc thiên
hi niên sắp đến. Trước khi dự tiệc, chúng ta phải dọn dẹp sạch sẽ phòng đãi tiệc.
Toàn thể vũ trụ sẽ là
phòng đãi tiệc, và Đấng Christ
cùng
Cô dâu sẽ chung sức làm việc quét bụi đất
vào “thùng rác” là hồ lửa. Việc Đức Chúa Trời quét dọn vũ trụ bắt đầu với Sáng
Thế Kí chương 1. Trước hết, Đức Chúa Trời quét bụi
đất vào biển (Sáng. 1:2), vì khi ấy biển là “thùng rác” của vũ trụ. Cuối cùng,
tất cả bụi đất sẽ được bỏ vào “thùng
rác” sau cùng là hồ lửa. Trong Ma-thi-ơ
25:41, Chúa Jesus
phán:
“Hỡi những người bị rủa sả, hãy lìa khỏi Ta mà vào lửa đời đời đã chuẩn bị cho
ma quỷ cùng các thiên sứ của hắn.” Vì “dê” theo Ma quỷ nên chúng sẽ bị ném vào
hồ lửa là nơi sắm sẵn cho hắn và các thiên sứ của hắn. Đức Chúa Trời đã sắm sẵn
hồ lửa là “thùng rác” để vứt bỏ tất cả rác rưởi trong vũ trụ. Anti-christ, tiên
tri giả và những quân đội của hắn sẽ bị quét
vào đồ hốt rác rồi bị đổ vào hồ lửa. Sau thiên hi niên, chính Sa-tan cũng sẽ nhập
bọn với chúng. Sau sự phán xét tại ngai trắng lớn, tất cả những người vô tín đã
chết cũng sẽ bị ném vào hồ lửa. Từ thời điểm ấy
trở đi sẽ không còn bụi đất nữa. Trong Giê-ru-sa-lem Mới sẽ không còn bụi đất nữa,
mà chỉ có vàng, ngọc trai và đá quý. Chúa chiến
đấu trong cuộc chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn thật ra là quét bụi đất vào “thùng rác”
hoàn vũ. Có thể Chúa phán với Anti-christ rằng: “Ngươi đang làm gì tại đây vậy?
Ngươi tuyên chiến với
Ta sao? Điều này cho Ta cơ hội tốt nhất để quét ngươi đi. Cô dâu của Ta sẽ hợp
tác với Ta thực hiện công việc này.”
Ngợi
khen Chúa, chúng ta không phải là rác rưởi mà là báu vật! Thay vì bị ném vào hồ
lửa, chúng ta sẽ được tập hợp lại
thành Giê-ru-sa-lem Mới. Để Chúa vui hưởng tuần trăng mật vui thỏa và vương quốc
ngàn năm, tất cả rác rưởi đều phải bị quét đi. Tôi mong đợi tham dự công tác
quét dọn này. Công tác ấy sẽ vui thỏa biết bao!
III. CHIẾN
BINH
A.
Cưỡi trên ngựa trắng
Câu
11 chép: “Đoạn, tôi thấy trời mở ra, kìa, có một con ngựa trắng, Đấng cỡi ngựa ấy
gọi là Thành tín Chân thật, Ngài phán xét và tranh chiến theo sự công chính ” Ở
đây, Đấng Christ là Chàng rể xuất hiện với tư cách là Tổng
tư lệnh cưỡi trên ngựa trắng. Con ngựa của ấn thứ
nhất cũng có màu trắng và chỉ về sự rao giảng
phúc âm (6:2). Vì thế, cả Đấng Christ lẫn phúc âm đều cưỡi trên con ngựa trắng.
Trong sách Khải Thị, màu trắng chỉ về sự thuần khiết, sáng láng, được xưng công
chính và được chấp thuận. Điều này khác xa những gì được
hàm ý bởi màu sắc của ba con ngựa kia trong chương 6 - đỏ, đen và xanh tái.
Thậm chí, ngày nay chúng ta cũng đang cưỡi trên con ngựa trắng ấy. Việc chúng
ta rao giảng phúc âm là thuần khiết, sáng láng, được xưng công chính và hoàn
toàn được Chúa chấp thuận. Đấng Christ sẽ cưỡi trên con ngựa ấy khí chiến
đấu với kẻ thù của Ngài.
B. Được gọi là Thành tín Chân thật
Trong
câu 11, Đấng Christ
được
gọi là “Thành tín Chân thật.” Đấng Christ thành tín đối với cả Đức Chúa Trời
lẫn những người tin Ngài. Trong sự thành tín của Ngài, Ngài đánh bại và tiêu diệt
những người chống đối Đức Chúa Trời và bắt bớ các tín đồ. Ngài chân thật trong
việc thi hành gia tể của Đức Chúa Trời và chăm sóc những người tin Ngài. Ngài
thật đáng tin cậy, và với Ngài không có gì giả dối.
C. Phán xét và
tranh chiến theo sự công chính
Câu
11 cũng chép: “Ngài phán xét và tranh chiến theo sự công chính.” Đấng Christ sẽ phán
xét và chiến đấu theo sự công chính. Ngài
phán xét bằng cách chiến đấu. Thậm chí ngày nay, sự thật là những
phạm nhân sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa án nếu chính quyền không có lực
lượng cảnh sát hậu thuẫn những phán quyết ấy. Bản án chỉ có thể được thi hành bởi
lực lượng cảnh sát. Khi Đấng Christ đến phán xét Anti-christ,
Anti-christ sẽ nổi loạn đến cùng.
Vì thế, Đấng Christ cần chiến đấu để khuất phục cuộc nổi loạn
và xét đoán những kẻ phiến loạn ấy theo sự công chính. Việc Ngài phán xét bằng
cách chiến đấu không những theo sự công chính mà còn để duy trì sự công chính.
D. Có
mắt như ngọn lửa
Câu
12 chép: “Mắt Ngài như ngọn lửa.” Điều này tượng trưng cho mắt phán xét của Đấng
Christ.
Ngài
sẽ phán xét theo những gì Ngài thấy. Cặp mắt rực lửa của Ngài sẽ thi hành sự
phán xét của Ngài.
E. Đội nhiều vương miện
Là
Chiến binh, Đấng Christ
đội
nhiều vương miện trên đầu (c. 12). Mỗi vương miện là một loại vinh hiển. Đấng Christ được đội
vương miện và được tôn vinh. Vì được đội mũ miện bằng nhiều loại vinh hiển (Hê.
2:9) nên Ngài đội nhiều vương miện.
F. Viết một danh, ngoài Ngài ra không
ai biết được
Là
Đấng cưỡi trên ngựa trắng, Chúa “có một
danh được viết, ngoài Ngài ra không ai biết được”
(c. 12). [Chúng ta] không bao giờ có thể kinh nghiệm được hết về Christ. Khi kinh
nghiệm Ngài, chúng ta đến chỗ nhận biết một phương diện nào đó của Ngài. Tuy
nhiên, có những phương diện nào đó của Christ mà chúng ta không kinh nghiệm được.
Chỉ chính Ngài mới biết được các phương diện ấy là gì. Điều này
chứng tỏ rằng Đấng Christ
mà
chúng ta kinh nghiệm là vô tận. Vì đã kinh nghiệm sự cứu chuộc
của Ngài nên chúng ta biết Ngài là Đấng Cứu Chuộc. Vì đã kinh nghiệm Ngài là
ánh sáng, sự sống, ma-na, quyền năng, sức lực, sự thánh khiết và sự yên ủi, nên
chúng ta biết Ngài trong tất cả những phương diện ấy.
Chúng ta đã kinh nghiệm rất nhiều điều về những điều phong phú của Đấng Christ. Nhưng vì
có vài điều chúng ta chưa kinh nghiệm được nên
Ngài vẫn còn một danh mà chỉ có Ngài mới biết. Vì vậy, chúng ta không biết danh
ấy. Dù chúng ta đã kinh nghiệm Christ bao nhiêu đi nữa thì vẫn còn điều gì đó
về Ngài mà chúng ta không biết vì chưa kinh nghiệm điều ấy.
G. Mặc áo nhuộm huyết
Câu
13 chép: "Ngài mặc áo nhuộm huyết.” Áo của Đấng Christ nhuộm
huyết và trở nên đỏ vì Ngài đạp bàn ép rượu thịnh nộ phừng phừng của Đức Chúa
Trời (c. 15; Ês. 63:1-3) tại Hạt-ma-ghê-đôn (16:14, 16), là nơi có huyết lên đến
khớp ngựa (14:20).
H. Danh Ngài gọi là Lòi Đức Chúa Trời
Câu
13 cũng chép: "Danh Ngài gọi là Lời Đức Chúa Trời,” Lời Đức Chúa Trời là sự
định nghĩa, giải thích và bày tỏ về Đức Chúa Trời. Là Lời Đức Chúa Trời, Đấng Christ phát
ngôn cho Đức Chúa Trời không những bằng cách truyền sự sống là ân
điển cho những người được chọn của Đức
Chúa Trời trong Phúc Âm Giăng (Gi, 1:1, 4, 14) mà còn bằng cách thi hành sự
phán xét của Đức Chúa Trời trên dân phản loạn trong sách Khải Thị của Giăng,
Thậm chí, khi đang chiến đấu, Chúa cũng phát ngôn cho Đức Chúa Trời và bày tỏ Đức
Chúa Trời. Sự tranh chiến của Đấng Christ là sự phát ngôn của Lời Đức Chúa
Trời. Đức Chúa Trời thì công chính và tối cao. Ngài cũng là Đức Chúa Trời của sự
trật tự, và không thể chịu được tình trạng lộn xộn và phản loạn. Khi Đấng Christ đang chiến
đấu với kẻ thù, Ngài sẽ phán rằng Đức Chúa Trời là Đấng tối cao, công chính và
có trật tự. Ngài sẽ tuyên bố rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời ở trên mọi người
và không chịu được tình trạng phản loạn chống lại uy quyền của Ngài. Vì vậy,
Chiến binh là Lời. Sự chiến đấu của Ngài là sự phát ngôn của Lời Đức Chúa Trời,
Giả sử, tôi đến phòng nhóm và thấy mọi sự ở trong
tình trạng bừa bãi; không nói một lời nào, tôi bắt đầu dọn dẹp phòng nhóm. Hành
động dọn dẹp ấy nói lên rằng tôi là một người ngăn nắp, và không thể chịu nổi cảnh
tượng bừa bãi. Tôi không cần nói gì vì hành động dọn dẹp đã nói thay cho tôi. Cũng vậy, sự chiến
đấu của Chúa trong cuộc chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn sẽ là một sự phát ngôn đầy quyền
năng. Hành động ấy sẽ nói vói Sa-tan, Anti-christ, tiên tri giả và toàn thể vũ
trụ rằng Đức Chúa Trời là tối cao và không ai có thể phản loạn chống lại Ngài.
Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của trật tự, và Ngài sẽ quét sạch mọi phản loạn.
Lời Đức Chúa Trời vừa được đề cập trong Phúc Âm của
Giăng (1:1) vừa được đề cập trong sách Khải Thị của Giăng. Trong Phúc Âm Giăng,
Lời Đức Chúa Trời không nói gì liên quan đến chiến đấu mà nói về sự cứu chuộc,
ánh sáng, sự sống và sự xây dựng. Trong Phúc Âm Giăng, Lời Đức Chúa Trời
nói về sự sống và xây dựng. Trong sách Khải Thị của Giăng, Lời Đức Chúa Trời không những
nói về sự sống và xây dựng mà còn nói về chiến đấu. Trước khi Đức Chúa Trời có thể có được
sự xây dựng mà Ngài mong muốn, trước hết Ngài phải dọn dẹp vũ trụ của Ngài.
Trong sách này, sự chiến đấu của Đấng Christ cũng là sự phát ngôn của Ngài cho Đức Chúa Trời. Là
Lời Đức Chúa Tròi, sự chiến đấu của Ngài tuyên bố với cả vũ trụ về
Ngài là Đức Chúa Trời như thế nào. Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời của
sự hỗn loạn mà là Đức Chúa Trời tối cao, một Đức Chúa Trời của sự trật
tự, không chịu nổi tình trạng phản loạn. Qua sự chiến đấu của Ngài, Đấng Christ tuyên bố điều này cho vũ trụ.
I. Có lưỡi gươm bén ra từ miệng Ngài
Câu
15 chép: “Có lưỡi gươm bén từ miệng Ngài ra để đánh các nước.” Lưỡi gươm ra từ
miệng Đấng Christ,
tức
Lời Đức Chúa Trời, chính là lời phán xét những kẻ phản loạn (Gi. 12:48). Khi
Chúa Jesus
đến
chiến đấu với Anti-christ, Ngài không cần vũ khí hạt nhân. Ngài chỉ cần nói một
lời. Nếu Ngài nói: “Anti-christ kia, hãy vào hồ lửa”, ngay lập tức hắn sẽ bị
ném vào đó. Lời của Chúa còn mạnh hơn cả vũ khí hạt nhân. Khi Chúa đang phán
thì chúng ta là những người theo Ngài sẽ đáp “A-men ” Khi Chúa phán:
“Anti-christ kia, hãy vào hồ lửa” thì tất cả chúng ta đều sẽ đáp “A-men”, và
ngay lập tức Anti-christ sẽ bị ném vào hồ lửa. Đó là cách Chúa chiến đấu. Chắc
chắn Anti-christ sẽ sử dụng những vũ khí tối tân nhất, nhưng Đấng Christ sẽ đánh
bại hắn bằng lưỡi gươm bén, tức lời toàn năng
ra từ miệng Ngài.
J. Chăn các dân bằng gậy sắt
Chúa
sẽ không những đánh các dân mà còn chăn họ bằng gậy sắt (c. 15).
Ở đây, chăn có nghĩa là cai trị, và gậy sắt chỉ về quyền năng mạnh
mẽ. Đấng Christ
trước
hết sẽ đánh các dân bằng lời phán xét của Ngài, và
sau đó sẽ chăn những người còn lạì bằng quyền năng mạnh mẽ của Ngài. Ngài cai
trị bằng quyền năng mạnh mẽ chính là Ngài chăn dắt. Ngài sẽ cai trị các dân bằng
cách chăn họ. Ngày nay, các trưởng lão chăn Hội thánh bằng tình yêu chứ không
phải bằng gậy sắt. Tuy nhiên, vì các dân vẫn còn bản chất phản loạn của con người
nên trong thời đại một ngàn năm, Chúa sẽ chăn họ bằng gậy sắt. Sự kiện các dân
sẽ theo Sa-tan mà giao chiến với Đấng Christ vào cuối thiên hi niên (20:7-9)
chính là bằng chứng cho thấy họ vẫn còn bản chất phản loạn.
K. Đạp bàn ép rượu thịnh nộ của Đức Chứa Trời
Câu
15 cũng chép: “Ngài đạp bàn ép rượu thịnh nộ phừng phừng của Đức Chúa Trời Toàn
Năng.” Việc Chúa giao chiến tại cuộc chiến ở Hạt-ma-ghê-đôn chính là đạp bàn ép
rượu lớn. Các thế lực quân sự dân ngoại đều sẽ được gom lại bỏ vào bàn
ép rượu và bị Chúa Jesus
giẫm
đạp.
L. Danh Vua của các vua và Chúa của các
chúa được viết
trên áo
và đùi Ngài
Câu
16 chép: “Trên áo và trên đùi Ngài có danh đề: Vua của các vua và Chúa của các
chúa.” Sự kiện Đấng Christ
là
Vua của các vua và Chúa của các chúa sẽ không còn ẩn giấu hay huyền nhiệm nữa.
Danh này sẽ được viết trên áo và đùi Ngài cho nên sẽ được công khai bày tỏ và
được mọi người biết đến. Áo chỉ về những thuộc tính của Đấng Christ, đặc biệt
là sự công chính của Ngài trong nhân tính của Ngài. Và đùi chỉ về sức mạnh đứng
vững của Đấng Christ,
tức
tính chất vững vàng của Ngài. Danh xưng của Ngài là Vua của các vua và Chúa của
các chúa được biểu lộ trong sự công chính và tính chất vững vàng của Ngài.
IV. CÁC
ĐẠO QUÂN
Câu
14 chép “Các đạo quân trên trời đều mặc vải lanh mịn, trắng và sạch, cưỡi ngựa
trắng theo Ngài.” Các đạo quân ở đây là những tín đồ được gọi và được chọn
trong 17:14. Họ vừa là Cô dâu vừa là khách được mời đến tiệc cưới Chiên con
(cc. 7-9). Khách được mời đến tiệc cưới và Cô dâu là một. Cô dâu bao gồm những
khách được mời, còn khách được mời cấu tạo nên Cô dâu. Sau tiệc cưới, tất cả
khách mời sẽ trở thành quân đội.
Câu
14 nói rằng các đạo quân được mặc vải lanh mịn, trắng và thuần khiết. Trong bài
trước, chúng ta thấy rằng các thánh đồ đắc
thắng có hai chiếc áo, một chiếc vì sự cứu rỗi và chiếc kia vì phần thưởng. Vải
lanh ở đây là chiếc áo thứ hai. Chiếc áo thứ
hai của những người đắc thắng làm cho họ có đủ tư cách vừa tham dự tiệc cưới
Chiên con (c. 8“9) vừa cùng Chúa đánh trận với kẻ thù của Ngài.
Vì thế, áo cưới trở thành áo đánh trận. Chiếc áo thứ hai làm cho chúng ta không
những đủ tư cách tham dự tiệc cưới mà còn tham gia vào quân đội. Như chúng ta
đã thấy, chiếc áo này là Đấng Christ được chúng ta sống ra để làm sự công
chính hằng ngày của mình. Ngay cả hôm nay, chúng ta cũng đang đánh trận bởi Đấng
Christ
là
chiếc áo của mình. Ê-phê-sô chương 6 cho thấy rằng cả khí giáp của
Đức Chúa Trời là Đấng Christ.
Hơn
nữa, quân đội của Chúa sẽ cưỡi trên ngựa trắng. Chúng ta không phải là lính du
kích mà sẽ là quân đội thuộc trời chính quy.
Ha-lê-lu-gia!
V.
BỮA TIỆC LỚN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Theo
câu 17 và 18, một thiên sứ kêu lớn tiếng và nói với tất cả chim chóc đang bay
giữa trời rằng: “Hãy đến nhóm hiệp nơi tiệc lớn của Đức
Chúa Trời”, và chim chóc sẽ ăn thịt các vua, các tướng lĩnh, các dũng sĩ, ngựa,
những kẻ cưỡi ngựa và thịt của tất cả mọi người, cả người tự do lẫn nô lệ, cả
nhỏ lẫn lớn. Cuộc chiến của Chúa tại Hạt-ma-ghê-đôn sẽ chuẩn bị một bữa tiệc lớn
cho chim chóc. Tiệc lớn của Đức Chúa Trời tương phản với tiệc cưới của Chiên
con. Tiệc cưới Chiên con dành cho những người đắc thắng được mời; tiệc lớn của
Đức Chúa Trời dành cho chim chóc được mời. Mặc dù chim chóc sẽ ăn thịt của các
vua nhưng chúng sẽ không ăn Anti-christ và tiên tri giả vì cả hai kẻ này sẽ bị
ném vào hồ lửa.
VI.
NHỮNG KẺ THÙ
Trong
câu 19, chúng ta thấy các kẻ thù của Chúa. Câu này chép: “Tôi thấy con thú và các vua trên đất cùng đạo quân của họ đều nhóm họp để giao chiến với Đấng cỡi ngựa và với đạo quân của Ngài.” Theo câu này, các kẻ
thù của Đấng Christ là con thú, tức
Anti-christ (tất nhiên bao gồm cộng sự của hắn là tiên tri giả), và các vua
trên đất cùng quân đội của họ. Các vua trên đất
(16:12-16), đặc biệt gồm có mười vua dưới quyền Anti-christ (17:12-14), và các đạo quân gồm có hai
trăm triệu kị binh từ “hướng mặt
trời mọc”
(9:16; 16:12).
VII.
ANTT-CHBIST VÀ CÁC ĐẠO QUÂN CỦA HẮN
BỊ ĐÁNH
BẠI
Trong
câu 20 và 21, chúng ta thấy Anti-christ và các đạo quân của hắn bị đánh bại.
Câu 20 chép: “Con thú bị bắt luôn với tiên tri giả, là kẻ đã làm dấu lạ trước mặt
nó, để lừa dối những người đã nhận dấu hiệu con thú và những kẻ thờ lạy hình tượng
nó, cả hai đều đang sống bị ném xuống hồ lửa lưu hoàng đang cháy.” Anti-christ
và tiên tri giả sẽ bị diệt vong trước tiên trong hồ lửa. Tất cả những người
khác đều sẽ bị giết “bởi lưỡi gươm ra từ miệng Đấng cỡi ngựa” (c. 21), và tất cả
chim chóc đều ăn no nê thịt của chúng nó, dự một bữa ăn thịnh soạn.
VIII. CUỘC
CHIẾN TẠI THUNG LŨNG GIÔ-SA-PHÁT
Cuộc
chiến được đề cập trong chương này chính là cuộc chiến tại thung lũng
Giô-sa-phát (G-ên. 3:9-12; Xa. 14:2-3, 12-15). Nơi này rất gần Giê-ru-sa-lem
(bài 48).
IX.
ĐẠP BÀN ÉP RƯỢU LỚN
Việc
Đấng Christ
giao
tranh tại cuộc chiến Hạt-ma-ghê-đôn sẽ chính là việc đạp bàn ép rượu lớn. Đó sẽ
là sự phán xét tất cả các thế lực gian ác trên thế giới, là đòn chí tử đối với
tất cả bọn chúng.
Chúng
ta cần xem xét tình hình thế giới ngày nay trong ánh sáng của lời tiên tri về
cuộc chiến sắp đến tại Hạt-ma-ghê-đôn, Lúc tôi mới nghiên cứu những lời tiên
tri này cách đây 50 năm, tình hình thế giới khi ấy khác xa tình hình ngày nay.
Lúc đó, quốc gia Israel chưa được hình thành, Giê-ru-sa-lem
chưa được trả về cho người Do Thái, và hầu như không ai lưu ý đến vùng Trung
Đông. Sau Thế chiến thứ hai, quốc gia Israel được tái lập vào năm 1948, và người
ta bắt đầu chú ý đến vùng Trung Đông. Khi đọc tin tức trên báo về sự thành lập
quốc gia Israel, tôi thật kinh ngạc và xúc động. Năm 1967, tôi phấn khỏi khi
nghe tin Giê-ru-sa-lem được trả cho người Do Thái. Ngày nay, vùng Trung Đông là
trung tâm của tình hình thế giới.
Liên
Xô ngấm ngầm làm mọi cách để đánh bại Israel. Như chúng ta sẽ thấy trong một
bài khác, sự kiện này phù hợp với những lời tiên tri trong Ê-xê-chi-ên chưong
38 và 39. Các chương ấy khải thị rằng Liên Xô sẽ giữ vai trò lãnh đạo trong việc
tiêu diệt Israel. Tất cả các nước Ả-rập quanh Israel đang âm mưu chống lại
Israel. Không một quốc gia nào ở Trung Đông ủng hộ Israel. Hầu như mọi sự đều sẵn
sàng cho cuộc chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn. Tuy nhiên, tình hình châu Âu thì vẫn
chưa rõ ràng. Nhưng sớm muộn gì cũng sẽ có một điều gì đó xảy ra, vì
dân chúng tại cả châu Âu lẫn Trung Đông đều đang tìm một lãnh tụ mạnh mẽ.
Người Do Thái cũng đang tìm cơ hội để tái thiết đền thờ. Hiện tại, địa điểm của đền thờ
đang bị chiếm bởi một ngôi đền Hồi giáo mà ngôi đền ấy là ngôi đền quan trọng
thứ hai của họ. Địa điểm của đền thờ ở ngay nơi Áp-ra-ham dâng Y-sác. Cách ngôi
đền ấy không xa là bức tường than khóc, di tích duy nhất của đền thờ. Chúng ta
thiết tha mong đợi ngày trả lại địa điểm của đền thờ để đền thờ
có thể được tái thiết. Tôi tin rằng không bao lâu
nữa, địa điểm ấy sẽ được trả lại.
Tình
hình thế giới ngày nay trước đây chưa từng có. Thậm chí nan đề về dầu hỏa cũng
có thể được Chúa dùng để thực hiện lời tiên
tri liên quan đến cuộc chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn.
Gần thời điểm xảy ra cuộc chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn, hai phần ba dân Do Thái sẽ
bị tàn sát. Một phần ba những người sống sót sẽ bị thử nghiệm qua lửa và được bảo
toàn (Xa. 13:8-9). Ở thời điểm này, Chúa sẽ từ trời ngự xuống
và đặt chân Ngài trên núi Ô-liu (Xa. 14:4). Núi Ô-liu sẽ tách ra làm hai mà tạo
ra một thung lũng, và những người Do Thái bị bắt bớ sẽ lánh nạn tại đó. Khi ấy
có lẽ sẽ có một trận động đất lớn. Theo Xa-cha-ri chuông 14, các đội quân của
Anti-christ sẽ bị hủy diệt. “Vả, nầy sẽ là tai vạ mà Đức Giê-hô-va dùng để phạt
mọi dân tranh chiến cùng Giê-ru-sa-lem: Ngài sẽ làm cho
ai nấy khi chân đương đứng thì thịt mục nát ra, mắt mục trong vành nó, lưỡi mục
trong miệng nó” (Xa. 14:12).
Kinh
Thánh bày tỏ kết cuộc của quốc gia Israel. Vì rất nhiều người Israel vẫn còn ở
trong tình trạng vô tín nên trước khi Chúa trở lại,
Giê-ru-sa-lem sẽ giống như Sô-đôm theo cách nhìn của Đức Chúa Trời (11:18). Vì
vậy, Đức Chúa Trời sẽ dùng Anti-christ và mười
vua với quân đội của họ mà thanh trừng và thanh tẩy quốc gia Israel. Những người
còn lại sẽ được Đức Chúa Trời bảo toàn cho vương quốc thiên hi niên. Như Ê-sai
2:2-3 và Xa-cha-ri 8:20-23 nêu rõ, trong vương quốc, những người Do Thái được cứu
và được bảo toàn sẽ làm những thầy tế lễ dạy các dân biết Đức Chúa Trời và phụng
sự Ngài.