Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

SÁCH CÔNG VỤ BÀI NĂM MƯƠI HAI




SỰ LAN RỘNG TẠI TIỂU Á VÀ ÂU CHÂU

QUA CHỨC VỤ

CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHAO-LÔ

(18)
Kinh Thánh: Công. 19:23¾20:12
Trong bài này, chúng ta sẽ suy gẫm 19:23-20:12. Trong 19:23- 41, chúng ta
có phần tường thuật về sự náo động tại Ê-phê- sô. Trong 20:1-12, chúng ta có phần
mô tả cuộc hành trình của Phao-lô qua Ma-xê- đô-ni và Hi-lạp đến Trô-ách.

SỰ NÁO ĐỘNG LỚN TẠI Ê-PHÊ- SÔ

Công Vụ 19:23 chép: “Xảy lúc đó có sự náo động chẳng nhỏ nổi lên vì đường
lối”. Như chúng tôi đã chỉ ra, trong Công Vụ “đường lối” nói đến sự cứu rỗi trọn
vẹn của Chúa trong gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời.
Sa-tan Chống Lại Việc Lan Rộng
Vương Quốc Đức Chúa Trời


Các câu 24-26 chép tiếp: “Số là có thợ bạc kia, tên là Đê-mê- triu, vốn làm
khám bạc thờ Đi-anh, khiến cho sự nghiệp các nghệ sĩ phát đạt chẳng ít. Người
bèn nhóm họ lại với những nhân công đồng nghệ mà nói rằng: Các bạn ơi, các bạn
biết chúng ta nhờ nghề này mà phát tài. Các bạn lại thấy và nghe, không những tại
Ê-phê- sô, nhưng gần khắp cả A-si, Phao-lô nầy đã dỗ dành rất nhiều người xoay
lại, mà nói rằng các thần bởi tay người ta làm nên chẳng phải là thần”. Đê-mê- triu
trong câu 24 không phải là Đê-mê- triu trong 3Giăng câu 12. Đê-mê- triu này là thợ
bạc, làm những ngôi đền bằng bạc thờ Ạt-tê- mit, nữ thần của người Ê-phê- sô.
Trong tiếng La-tinh, đó là Diana, nữ thần của người La-mã. Nghề dựng những
ngôi đền bằng bạc là nghề nghiệp ô dơ và thuộc về ma quỉ, một nghề nghiệp hợp
tác với ma quỉ để chiếm hữu và chiếm đoạt người ta cho vương quốc gian ác của
Sa-tan (Mat. 12:26). Phía sau sự thờ lạy hình tượng là các quĩ xúi giục việc dấy
loạn chống lại các sứ đồ để làm náo động và ngăn trở việc rao giảng Phúc Âm. Đó
là Sa-tan chống lại việc mở rộng Vương Quốc của Đức Chúa Trời trên đất.
Tại Ê-phê- sô, lời Phao-lô rao giảng thật thắng thế và làm cho người ta bàn

bạc về hình tượng trong thành phố. Các nghệ nhân lo rằng công việc làm ăn của họ
sẽ bị tiếng xấu (c.27). Kết quả là có một sự náo động lớn. Những người do Đê-mê-
triu qui tụ trở nên rất giận dữ và “kêu lên rằng: Lớn thay là Đi-anh của người Ê-
phê-sô! Cả thành đều đầy hỗn độn; chúng bèn đồng lòng hiệp ý xông vào trường
diễn kịch, kéo theo Gai-út và A-ri- tạc, là người Ma-xê- đô-ni, bạn đồng hành với
Phao-lô” (cc. 28-29). Gai-út được nhắc đến trong câu 29 không phải là Gai-út ở
Đẹt-bơ trong 20:4, cũng không phải là Gai-út ở Cô-rin- tô trong lCô-rin- tô 1:14 và
La-mã 16:23, cũng không phải Gai-út được Giăng nhắc đến trong 3Giăng câu 1.
Vào thời đó, tên Gai-út rất phổ biến. Út được nhắc đến trong câu 29 không phải là
Gai-út ở Đẹt-bơ trong 20:4, cũng không phải là Gai-út ở Cô-rin- tô trong lCô-rin-
tô 1:14 và La-mã 16:23, cũng không phải Gai-út được Giăng nhắc đến trong
3Giăng câu 1. Vào thời đó, tên Gai-út rất phổ biến.

Gây Rối Loạn Qua Một Chức Vụ Thắng Thế

Trong Công Vụ 19:23-41, chúng ta thấy một nguyên tắc quan trọng. Nguyên
tắc ấy là nếu ở lại lâu dài tại một địa phương, chúng ta nên có một chức vụ thắng
thế, một chức vụ có thể khuấy động người khác. Theo một ý nghĩa, khi Phao-lô ở
tại Ê- phê-sô, ông là một người gây rối. Trước khi ông đến, thành phố ấy bình
lặng, thờ hình tượng Đi-anh. Nhưng sự có mặt của Phao-lô tại Ê-phê- sô cuối cùng
đã gây nên náo động lớn. Ông không tấn công Đi-anh đích danh, mà thực hiện một
chức vụ thắng thế, và chức vụ ấy khuấy động cả thành phố, ảnh hưởng cả xã hội.
Điều này cho thấy nếu ở lại một nơi nào đó, chức vụ của chúng ta cần phải thắng
thế đến nỗi khuấy động tình hình tại đó cách đúng đắn.
Trong 19:23-41, chúng ta có một khuôn mẫu khác-khuôn mẫu gây rối qua
một chức vụ thắng thế. Nếu đi theo khuôn mẫu ấy, chúng ta sẽ gây rối qua việc rao
giảng Phúc Âm thắng thế. Trước khi chúng ta đến một nơi nào, người ta có lẽ sống
bình yên và thờ hình tượng. Nhưng sau khi chúng ta ở đó một thời gian, thành phố
có thể bị rối loạn vì chức vụ thắng thế của chúng ta.
Một số vấn đề liên quan đến sự náo động tại Ê-phê- sô thật buồn cười. Chúng
ta được biết “người thì reo lên thể nầy, kẻ thì la lên thể khác; vì hội chúng hỗn
độn, phần đông cũng không biết vì cớ nào mình nhóm lại” (c. 32). Hơn nữa,
“chúng bèn kéo A-léc- xan-trơ từ trong quần chúng ra, và người Do-thái xô người
Phao-lô. Ông cũng không phải A-léc- xan-trơ trong lTi-mô- thê 1:20 và 2Ti-mô- thê
4:14. về sự náo động này, viên thư ký toà thị chính nói: “Vì chúng ta ngại rằng
phải bị tố cáo về sự vô cớ rối loạn ngày nay, lại cũng không thể viện lẽ gì để binh
vực cuộc tụ hội nầy được” (c. 40). Qua những câu này chúng ta thấy sự rối loạn do
chức vụ thắng thế của Phao-lô gây nên rất lớn.
Một số người đọc lời tường thuật về sự náo động tại Ê-phê- sô có thể nói:
“Khi đi đến một nơi để công tác cho Chúa, tôi không muốn thấy náo động như
vậy”. Tuy nhiên, nếu công tác của anh em thật sự thắng thế, cuối cùng, sự thắng
thế ấy thế nào cũng đụng chạm đến trung tâm của quyền lực tối tăm. Tại Ê-phê- sô,
trung tâm của quyền lực tối tăm là đền thờ của nữ thần Đi-anh. Càng có nhiều
người Ê-phê- sô trở nên tín đồ của Chúa, ảnh hưởng của đền thờ ấy sẽ càng giảm
đi. Bề ngoài dường như một số nghệ nhân đã gây náo động, nhưng thật ra, các quỉ

ở hậu trường mới là kẻ gây nên náo động ấy.
Chức vụ của chúng ta là lan rộng Đấng Christ Phục Sinh như Vương Quốc
của Đức Chúa Trời. Nhưng ngày nay, mỗi thành phố đều là vương quốc của Ma
Quỉ. Vì vậy, chức vụ thắng thế để làm cho Đấng Christ lan rộng là cuộc xung đột,
là chiến trận cho Vương Quốc Đức Chúa Trời. Cả trái đất là vương quốc tối tăm.
Nếu chúng ta rất tử tế và hiền hòa khi thi hành công tác, tìm cách làm đẹp lòng
mọi người, thì sẽ không có chống đối, dầu chúng ta có ở một nơi nào đó lâu đến
đâu chăng nữa. Nếu chức vụ của chúng ta thật sự thắng thế, chống đối chắc chắn
sẽ xảy đến.
Tuy nhiên, chúng ta không nên tự mình làm gì để gây rối, nghĩ rằng đó là
bằng chứng cho thấy chức vụ của mình quyền năng và thắng thế. Làm như vậy là
kinh khủng, vĩ quyền lực tối tăm sẽ sử dụng điều đó. Khi ấy, thay vì làm một phần
trong sự lan rộng của Đấng Christ cho Vương Quốc Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ là
một phần của vương quốc tối tăm cách thực tế.
Tất cả chúng, ta đều cần nhận thấy có một cuộc chiến đang diễn ra giữa Đức
Chúa Trời và Sa-tan. Vì vậy, chúng ta cần biết chắc rằng những gì mình làm tuyệt
đối thuộc về phía Vương Quốc của Đức Chúa Trời và không có điều gì liên quan
đến vương quốc tối tăm.
Vì có một cuộc chiến giữa Đức Chúa Trời và Sa-tan, chúng ta nên chuẩn bị vì
kẻ thù sẽ tấn công. Nếu thực hiện chức vụ thắng thế, cuối cùng chúng ta sẽ bị tấn
công. Các mũi tên của quỉ sẽ nhắm vào chúng ta. Tuy nhiên, thay vi sợ hãi, chúng
ta cần được khích lệ giống như Phao-lô.
Phao-lô mạnh mẽ đương đầu với sự tấn công. Tại Ê-phê- sô, ông không chạy
trốn khỏi sự náo động do các quĩ gây ra. Thật ra, thậm chí ông dự định đi đến nơi
quần chúng tụ tập ấy, nhưng các môn đồ không để cho ông đến (c. 30). “Cũng có
mấy quan trưởng A-si, là bạn hữu người, sai khuyên người chớ mạo hiểm vào
trường diễn kịch” (c. 31). Các quan trưởng này là những người đứng đầu miền A-
si. Ở đây, chúng ta thấy ngay cả các bạn của Phao-lô giữa vòng các chính khách
cũng lo cho sự an toàn của ông. Nếu Phao- lô liều mình đi vào rạp hát, những
người Do-thái chống đối có thể nắm lấy cơ hội giết ông.
Công Vụ 19:35-41 mô tả thế nào đám đông bị dẹp yên. Sau khi viên thư ký
toà thị chính nói chuyện với đám đông, ông giải tán cuộc tụ họp ấy (c. 41). Đây là
tể trị của Chúa để gìn giữ sứ đồ của Ngài khỏi sự náo loạn của các quỉ.
Chúa Giữ Gìn Phao-lô Trong Quyền Tể Trị Của Ngài
Trong chức vụ của ông, Phao-lô thường xuyên chiến đấu chống lại quyền lực
tối tăm. Như chúng tôi đã chỉ ra, quyền lực tối tăm ở phía sau sự thờ lạy hình
tượng tại Ê-phê- sô. Nói theo thường tình, người dân tại Ê-phê- sô không có lý do
nào để cư xử cách dại dột như vậy, họ kêu la mà không biết mình đang làm gì. Các
quĩ đã xúi giục họ cư xử như vậy. Các quỉ trong những người thờ lạy hình tượng
xúi giục họ làm điều gì đó để chống lại chức vụ nhân rộng của Đức Chúa Trời. Bởi
tể trị của Chúa, sự náo động ấy xảy ra vào cuối ba năm Phao-lô ở tại thành phố ấy.
Như 20:1 cho chúng ta biết: “Khi sự náo loạn đã yên, Phao-lô mời các môn đồ

đến, khuyên lơn họ, rồi từ giã mà đi qua Ma-xê- đô-ni”.

ĐI NGANG QUA MA-XÊ- ĐÔ-NI VÀ HI-LẠP

ĐẾN TRÔ-ÁCH

Trong 20:1-3, chúng ta có thể thấy rõ hơn tình cảnh của Phao- lô. Câu 1 nói
ông lìa môn đồ và đi đến Ma-xê- đô-ni. Tại đây, Phao-lô viết Thư Tín Thứ Hai cho
Hội Thánh tại Cô-rin- tô (2Cô. 2:13; 7:5-6; 8:1; 9:2, 4). Thư Tín Thứ Nhất của
Phao-lô gửi cho Hội Thánh tại Cô-rin- tô (1Cô. 16:3-10, 19) được viết từ Ê-phê- sô
vào thời điểm của 19:22. Chúng ta cũng thấy vào thời điểm của 18:5, Phao-lô viết
Thư Tín Thứ Nhất cho người Tê-sa- lô-ni- ca. Có lẽ Thư Tín Thứ Hai gửi cho người
Tê-sa- lô-ni- ca được viết ra không lâu sau đó. Hơn nữa, trong giai đoạn này, có lẽ
Phao-lô đã viết thư cho người Ga-la- ti.
Theo Công Vụ 20:2-3, sau khi Phao-lô đi ngang qua Ma-xê- đô- ni, ông đến
Hi-lạp và trải qua ba tháng tại đó. Vào thời điểm ấy tại Cô-rin- tô, vị sứ đồ đã viết
Thư Tín gửi cho các thánh đồ tại La-mã (La. 15:22-32; ss. Công. 19:21; 1Cô. 16:3-
7).

Một Gánh Nặng Gồm Có Bốn Phương Diện

Khi đọc các chương 18 đến 20 của Sách Công Vụ, chúng ta thấy Phao-lô có ít
nhất một gánh nặng gồm bốn phương diện: gánh nặng về Hội Thánh tại Cô-rin- tô,
gánh nặng về Hội Thánh tại Ê-phê- sô, và một gánh nặng hơn nữa về tình trạng tại
Giê- ru-sa- lem, ông cũng có gánh nặng về Hội Thánh tại La-mã. Trong bài trước,
chúng tôi đã nhấn mạnh đến sự kiện lòng Phao-lô hướng về Giê-ru- sa-lem. Ông dự
định trong linh sẽ đến Giê-ru- sa-lem và sau đó thăm La-mã. Vì gánh nặng của
mình nên ông viết hai Thư Tín cho người Cô-rin- tô và một Thư Tín cho người La-
mã. Mặc dầu ông có gánh nặng công tác tại khu vực Địa Trung Hải, nhưng ông
vẫn có gánh nặng nhiều cho tình trạng của Hội Thánh tại Giê-ru- sa-lem.
Công Vụ 20:3 chép: “ở đó ba tháng. Lúc sắp đáp thuyền qua Sy-ri, thì người
Do-thái lập kế hại người, nên người định trải qua Ma-xê- đô-ni mà trở về”. Ban
đầu, Phao-lô dự định đi đến Giê-ru- sa-lem từ A-chai thuộc Hi-lạp ngang qua Sy-ri
(19:21; 1Cô. 16:3- 7). Vì người Do-thái âm mưu hại ông, nên ông thay đổi lộ trình
đi về phía bắc đến Ma-xê- đô-ni. Từ đó, ông trở về Giê-ru- sa-lem. Ông biết âm
mưu của người Do-thái và chịu khổ vì âm mưu đó (Công. 20:19). Vì vậy, ông nài
xin các thánh đồ tại La-mã cầu nguyện cho ông về việc ông trở về Giê-ru- sa-lem
(La. 15:25-26, 30-31). Đó có lẽ cũng là lý do ông bị ràng buộc trong linh muốn đi
đến Giê-ru- sa-lem (Công. 20:22). Cuối cùng sau khi trở về Giê-ru- sa-lem, ông bị
người Do-thái bắt giữ (21:27-30), họ là những người tìm giết ông (21:31; 23:12-
15).
Phao-lô rất thận trọng về việc người Do-thái tìm cách hại mình. Khi biết âm
mưu của họ, ông khôn ngoan thay đổi lộ trình. Qua đó, chúng ta có thể thấy tình
cảnh khó khăn của Phao-lô. Mặc dầu ở trong tình cảnh ấy, ông vẫn có gánh nặng
quan tâm đến mối quan tâm của Chúa cách hoàn vũ, không chỉ ở Cô-rin- tô và Ma-
xê-đô- ni, nhưng cũng ở Giê-ru- sa-lem và La-mã nữa. Điều rất quan trọng là chúng
ta thấy gánh nặng có bốn phương diện của Phao-lô cho Cô-rin- tô, Ê-phê- sô, Giê-

ru-sa- lem và La-mã.

Bẻ Bánh Tại Trô-ách

Theo 20:5-6, Phao-lô và đồng bạn của ông đến Trô-ách, họ ở lại đó bảy ngày.
“Ngày thứ nhất trong tuần lễ, chúng tôi nhóm lại để bẻ bánh, Phao-lô giảng luận
cho chúng, và vì sắp đi ngày mai, nên cứ giảng luôn đến nửa đêm” (c. 7). Ngày
đầu tiên trong tuần là Chúa Nhật (Khải. 1:10). Phao-lô ở lại Trô-ách bảy ngày,
nhưng chỉ vào ngày thứ nhất trong tuần, họ nhóm họp để bẻ bánh nhớ Chúa. Điều
này cho thấy vào thời đó, vị sứ đồ và Hội Thánh xem ngày đầu tuần là ngày nhóm
họp cho Chúa.
Tân Ước không nói rõ có một Hội Thánh tại Trô-ách. Nhưng khi đọc phần
này trong Lời Chúa, chúng ta dễ dàng nhận biết có một Hội Thánh tốt tại đó. Mặc
dầu rất bận rộn, Phao-lô vẫn ở lại với các thánh đồ tại Trô-ách bảy ngày, và vào
Chúa Nhật, ông nắm lấy cơ hội cung ứng cho họ đến khuya. Qua đó, chúng ta thấy
Phao-lô thật sự có gánh nặng vì Thân Thể Chúa.
Trong khi nhóm họp với các thánh đồ tại Trô-ách vào Chúa Nhật, Phao-lô
giảng dài đến nửa đêm. Sau việc một thanh niên ngồi trên cửa sổ té xuống, họ bẻ
bánh (cc. 8-11a). Sau đó, Phao- lô “giảng luận lâu đến hừng sáng, rồi mới đi” (c.
11b). Điều này cho thấy Phao-lô hoàn toàn có gánh nặng vì gia tể Tân Ưởc của
Đức Chúa Trời.

Phao-lô Quan Tâm Đến Tình Trạng Tại Giê-ru- sa-lem

Chúng ta cần thấy hình ảnh sứ đồ Phao-lô được trình bày trong những
chương này của Sách Công Vụ và trong các Thư Tín như Ga-la- ti, La-mã, Cô-rin-
tô Thứ Nhất và Thứ Nhì. Khi nghiên cứu những phần này của Tân Ước, chúng ta
có thể thấy rằng ở Phao-lô, Chúa đã có được một chiếc bình xuất sắc. Phao-lô là
một người hoàn toàn được gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời cấu tạo. Vì được
cấu tạo như vậy, ông có gánh nặng về Hội Thánh tại Giê- ru-sa- lem.
Thật ra, không ai phân công Phao-lô phải mang gánh nặng Hội Thánh tại Giê-
ru-sa- lem và các Hội Thánh tại Giu-đê. Trong Ga-la- ti 2:8, Phao-lô nói rõ Chúa đã
chỉ định Phi-e- rơ làm sứ đồ cho người chịu cắt bì, bao gồm các Hội Thánh tại xứ
Do-thái, và Ngài chỉ định Phao-lô làm sứ đồ cho người không chịu cắt bì, tức là
cho dân Ngoại. Vì vậy, dường như Phao-lô mang gánh nặng về tất cả các Hội
Thánh Ngoại Bang từ An-ti- ốt đến A-si và từ Ma- xê-đô- ni đến La-mã là đủ rồi.
Bề ngoài dường như Phao-lô không cần mang gánh nặng cho Giê-ru- sa-lem. Tuy
nhiên, ông đã thấy tình trạng tại đó. Là người trung tín và nhìn thấy tình trạng,
Phao-lô không thể yên lòng về Giê-ru- sa-lem. Phao-lô lo ngại rằng “chất độc” từ
gốc, từ “đầu nguồn”, ở Giê-ru- sa-lem, có thể làm nhiễm độc cả Thân Thể Đấng
Christ.
Thậm chí vào thời xưa cũng đã có nhiều đường giao thông quanh vùng Địa
Trung Hải. Chính quyền La-mã đã xây dựng nhiều đường sá. Cụ thể đã có đường
dẫn đến Giê-ru- sa-lem từ nhiều thành phố khác nhau, đặc biệt vào thời điểm của
các kỳ lễ. Vì có những đường giao thông như vậy nên sự pha trộn tôn giáo tại Giê-
ru-sa- lem có thể lan đến thế giới dân Ngoại cách dễ dàng.

Như chúng ta đã thấy, lẽ ra Phi-e- rơ và Gia-cơ nên giải quyết nan đề tại Giê-
ru-sa- lem. Tuy nhiên, họ có phần yếu đuối, nhút nhát và không giải quyết vấn đề
này. Do đó, cuối cùng Phao-lô có gánh nặng giải quyết tình trạng tại đó.
Trong Công Vụ chương 15, Phao-lô và Ba-na- ba lên Giê-ru- sa-lem nhằm
mục đích giải quyết nan đề về cắt bì. Nan đề đã được giải quyết, nhưng giải pháp
chưa tuyệt đối. Vì giải pháp có tính cách thỏa hiệp, nên nan đề chưa được nhổ tận
gốc. Trái lại, rễ vẫn còn được phép tồn tại. Vì vậy, Phao-lô không yên lòng về tình
trạng tại Giê-ru- sa-lem.
Gia-cơ thỏa hiệp, Phi-e- rơ yếu đuối và tình trạng đáng thương ấy tiếp tục tồn
tại ở Giê-ru- sa-lem. Vì vậy, là tôi tớ trung tín của Chúa, Phao-lô có gánh nặng với
một lòng quan tâm lớn. Ông không thể bình an tiếp tục chức vụ của mình tại thế
giới Ngoại Bang vì chất độc từ nguồn ở Giê-ru- sa-lem đang chảy về phía A-si, Âu
Châu, và La-mã. Đó là lý do Phao-lô không được bình an, chắc chắn và yên ủi để
tiến hành việc thực hiện gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời tại thế giới dân Ngoại.
Lòng ông vì Giê-ru- sa-lem, và ông dự định trong linh đến đó để giải quyết vấn đề
nguồn bị pha trộn.
Phao-lô lên Giê-ru- sa-lem trong chương 15 và một lần nữa trong chương 18,
vào cuối cuộc hành trình chức vụ lần thứ hai (c. 22). Sau khi hoàn tất cuộc hành
trình chức vụ lần thứ hai, Phao- lô đến Sê-sa- rê. Theo lộ trình, lẽ ra ông nên đi
thẳng về An-ti- ốt. Nhưng ông cố ý đi đến Giê-ru- sa-lem để dần dần giải độc cho
tình trạng tại đó. Bây giờ, Phao-lô dự định trong linh đi lên Giê-ru- sa-lem một lần
nữa.
Trong khi xem xét bức tranh được mô tả trong Sách Công Vụ, chúng ta thấy
trong khi Phao-lô đang lao khổ để chăm lo cho chuyển động của Chúa tại khu vực
quanh Địa Trung Hải, ông vẫn có gánh nặng cho Giê-ru- sa-lem, vì đó là nguồn
chất độc lan đến thế giới dân Ngoại. Vì không bình an để tiếp tục công tác tại Âu
Châu và A-si, với tấm lòng trung tín, ông tìm cách lên Giê-ru- sa-lem để xử lý
nguồn chất độc liên quan đến sự pha trộn tôn giáo là điều đã tuôn ra từ Giê-ru- sa-
lem đến thế giới dân Ngoại.