SỰ LAN RỘNG Ở GIÊ -RU-SA-LEM,
GIU-ĐÊ VÀ SA-MA-RI
QUA CHỨC VỤ
GIU-ĐÊ VÀ SA-MA-RI
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHI-E-RƠ
(3)
Kinh Thánh: Công 2:1-13
Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét vấn đề nói tiếng lạ. Sự ứng nghiệm lời tiên tri của Giô-ên về ngày Lễ Ngũ Tuần ngụ ý việc nói tiếng lạ.
BIỂU TƯỢNG CỦA SỰ PHÁT NGÔN
Công Vụ 2:3 chép: “Lại có lưỡi như lửa hiện đến, chia ra, đậu trên mỗi người trong họ”, ở đây “lưỡi” là biểu tượng của sự phát ngôn, nói lên rằng Linh Quyền Năng về mặt gia tể của Đức Chúa Trời chủ yếu là để phát ngôn. Ngài là Lính phát ngôn.
Câu 3 nói rằng lưỡi như lửa đậu trên từng người trong 120 người. Trong câu này, “lửa” tượng trưng cho quyền năng thiêu đốt để thanh tẩy và thúc đẩy trong chuyển động mang tính gia tể của Đức Chúa Trời. Động từ “đậu” ở số ít cho thấy một cái lưỡi đậu trên mỗi người giữa vòng họ.
TẤT CẢ ĐỀU ĐƯỢC ĐẦY DẪY THÁNH LINH
Công Vụ 2:4 chép: “Hết thảy đều được đầy dẫy Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Linh cho họ nói”, Ở đây “hết thảy” chỉ bổ nghĩa cho “đầy dẫy” trong mệnh đề đầu, không bổ nghĩa cho “khởi sự nói” trong mệnh đề thứ hai. Từ ‘hết thảy” không thể dùng làm bằng cứ chứng tỏ tất cả các môn đồ được đầy dẫy Thánh Linh đều bắt đầu nói các thứ tiếng.
Không Phải Tất Cả Đều Nói Các Thứ Tiếng
Chúng ta cần đọc kỹ câu 4, chú ý đến cách chấm câu. Xin lưu ý rằng có một dấu phẩy sau “Thánh Linh”. Câu này nói: “Hết thảy đều được đầy dẫy Thánh Linh, và họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác nhau theo như Linh cho họ nói”. Dấu phẩy sau “Thánh Linh” có thể giúp chúng ta nhìn thấy “hết thảy” ở đây không bổ nghĩa cho cả “đầy dẫy” lẫn “bắt đầu nói”. Ở đây chúng ta có hai vị ngữ “được đầy dẫy” và “bắt đầu nói”. Chúng ta cần biện biệt để biết từ bổ nghĩa “hết thảy” bổ nghĩa cho cả hai vị ngữ hạy chỉ vị ngữ đầu mà thôi. Nếu bổ nghĩa cho cả hai vị ngữ, thì câu 4 nói tất cả đều nói các thứ tiếng. Nhưng nếu chỉ bổ nghĩa cho vị ngữ đầu tiên, thì câu này nói rằng tất cả đều được đầy dẫy Thánh Linh, nhưng không phải tất cả đều nói các thứ tiếng. Nếu ý của Lu-ca là tất cả đều nói các thứ tiếng, lẽ ra ông nên dùng từ “hết thảy” lẫn thứ hai, trước từ “khởi sự”.
Theo văn phạm, câu 4 không nói tất cả đều được đầy dẫy Thánh Linh và tất cả đều bắt đầu nói các thứ tiếng khác nhau. Chẳng hạn, giả sử chúng ta nói: “Tất cả các thánh đồ đều đến buổi nhóm, và họ bắt đầu cầu nguyện”. Phải chăng đó có nghĩa là tất cả đều cầu nguyện? Không, không phải vậy. Tượng tự, câu 4 không nói tất cả những người đầy dẫy Thánh Linh đều nói các thứ tiếng.
Những người thúc đẩy việc nói tiếng lạ ngày nay có thể khăng khăng cho rằng “hết thảy” trong 2:4 bổ nghĩa cho vị ngữ thứ hai cũng như cho vị ngữ thứ nhất. Rồi họ tiếp tục dùng câu này làm nền tảng để tuyên bố rằng vào ngày Lễ Ngũ Tuần, từng người trong 120 môn đồ đều nói các thứ tiếng. Tuy nhiên, sau khi dành nhiều thì giờ nghiên cứu câu này, tôi dám nói chắc rằng “hết thảy” không bổ nghĩa cho vị ngữ thứ hai. Trái lại, từ này chỉ cho thấy tất cả 120 người đều được đầy dẫy Thánh Linh. Vì vậy, câu 4 không cho thấy tất cả đều nói các thứ tiếng.
Một Ngôn Ngữ Có Thể Hiểu Được
“Các thứ tiếng” được đề cập trong 2:4 là các thứ tiếng địa phương (cc. 6, 8). Các môn đồ là người Ga-li-lê (c. 7), nhưng họ nói các ngoại ngữ khác nhau của những người đến tham dự từ các miền khác nhau trên thế giới. Đó là bằng cớ mạnh mẽ cho thấy việc nói các thứ tiếng phải là nói ngôn ngữ có thể hiểu được, không chỉ là âm thanh hay tiếng do lưỡi tạo ra. Từ “nói” trong câu 4 theo tiếng Hy-lạp là “một từ đặc biệt và cố ý được chọn để chỉ về lời phát biểu lớn và rõ ràng” (Vincent).
Chúng tôi đã nêu lên rằng các thứ tiếng trong câu 4 là tiếng địa phương, về điều này, các câu từ 5 đến 8 chép: “Bấy giờ có người Do-thái, là kẻ kỉnh kiền, từ các dân thiên hạ đến, trọ tại Giê-ru-sa-lem. Lúc tiếng ấy vang ra, quần chúng kéo đến, đều luống cuống vì mỗi người đều nghe các môn đồ nói tiếng xứ mình. Ai nấy đều sững sờ và lấy làm lạ mà nói rằng: ‘Kìa, những người nói đó há chẳng phải là người Ga-li-lê sao? Vậy thì sao mỗi người chúng ta đều nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta? “. Người Do- thái trong câu 5 là những người Do-thái sùng đạo ở tản mác đã đến Giê-ru-sa-lem để giữ Lễ Ngũ Tuần. Câu 10 nói về những người mới theo đạo, là dân Ngoại mới theo Do-thái Giáo (6:5; 13:43). Từ “tiếng mẹ đẻ” trong các câu 6 và 8 đồng nghĩa với “các thứ tiếng” trong câu 4.
Theo câu 11, người ta kêu lên: “Chúng ta đều nghe họ lấy tiếng chúng ta mà nói những việc cả thể của Đức Chúa Trời”. Từ “tiếng” ở đây theo tiếng Hy-lạp là glossa. Trong chương này, glossa được dùng cho hai điều: cơ quan nói (c. 3) và tiếng địa phương (cc. 4, 11), chỉ về tiếng mẹ đẻ trong câu 6 và 8. Bằng cớ này không tạo cơ sở để cho rằng việc nói các thứ tiếng có thể chỉ là một âm thanh hay tiếng tạo ra bằng lưỡi là cơ quan phát ngôn. Trái lại, nói các thứ tiếng phải là nói một ngôn ngữ, vì các thứ tiếng các môn đồ nói đều là những tiếng địa phương khác nhau. Theo ý nghĩa ấy, các thứ tiếng và các ngôn ngữ đồng nghĩa với nhau, được dùng hoán đổi cho nhau trong các câu này.
Những người thúc đẩy việc.nói tiếng lạ có thể khăng khăng cho rằng ngôn ngữ được nói ra không nhất thiết phải là một ngôn ngữ mà loài người có thể hiểu được. Họ có thể tuyên bố nói tiếng lạ chỉ là thốt lên một loại âm thanh nào đó. Những người thúc đẩy việc nói tiếng lạ nói như vậy vì nhiều trường hợp gọi là tiếng lạ ngày nay không phải là các thứ tiếng địa phương mà là những âm thanh vô nghĩa, tuy nhiên, các thứ tiếng được nói vào ngày Lễ Ngũ Tuần là một phép lạ do Thánh Linh thực hiện. Vì vậy, người Ga-li-lê nói các thứ tiếng vào ngày Lễ Ngũ Tuần không nói với giọng Ga-li-lê. “Mỗi người đều nghe các môn đồ nói tiếng xứ mình”. Mặc dầu các thứ tiếng được nói vào ngày Lễ Ngũ Tuần là các tiếng địa phương, nhưng có lẽ anh em không nghe những người nói tiếng lạ ngày nay nói được tiếng địa phương nào trong các buổi nhóm được tổ chức vì mục đích ấy.
Một ngày nọ vào năm 1936, tôi nói chuyện với một giáo sĩ Ngũ Tuần hằng đầu về những câu Kinh Thánh trong Công Vụ chương 2. Cầm quyển Kinh Thánh Tân Ước Song Ngữ Hi-Anh trong tay, tôi chỉ cho ông thấy ở đây, glossa được dùng theo hai cách: một là cái lưỡi, là cơ quan phát ngôn và hai là tiếng địa phương, ông không thể trả lời cho tôi, nhưng thay vì thế, ông vỗ vào đầu tôi và nói: “Cái đầu của anh lớn quá”.
Mặc dầu chính tôi đã thực hành cái gọi là nói tiếng lạ và đã dẫn dắt người khác làm như vậy, nhưng tôi đã bỏ thực hành ấy sau khi nói chuyện với giáo sĩ này. Tôi di đến chỗ nhận thức rằng phần lớn cái gọi là nói tiếng lạ không phải là nói một ngôn ngữ theo phép lạ, mà là một điều gì đó do con người chế ra. Điểm chúng tôi đang nhấn mạnh ở đây là việc nói các thứ tiếng vào ngày Lễ Ngũ Tuần là những ngôn ngữ thật chứ không chỉ là những âm thanh do lưỡi tạo ra.
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP
LIÊN QUAN ĐẾN NÓI TIÊNG LẠ
Trong khóa Huấn Luyện Mùa Hè vào năm 1963, tôi mời một anh em đọc cho các khóa sinh một bài báo trong tạp chí của một phong trào linh ân nọ. Người viết bài báo ấy nói rằng ông đã tiếp xúc 200 người tuyên bố mình nói tiếng lạ. Không một trường hợp ngoại lệ nào, tất cả 200 người ấy đều nghi ngờ không biết ngôn ngữ mình nói có thật không. Rồi tôi hỏi các khóa sinh rằng Phi- e-rơ và những người vào ngày Lễ Ngũ Tuần có nghi ngờ ngôn ngữ họ nói không. Chắc chắn Phi-e-rơ và những người đó không hề nghi ngờ như vậy. Tuy nhiên hai trăm người nói tiếng lạ được dề cập trong bài báo ấy đã nghi ngờ vì ngôn ngữ họ nói không có thật.
Đầu năm 1963, tôi được mời đến nói chuyện với một nhóm Cơ- đốc nhân tại San Diego. Nhóm này đặc biệt nhấn mạnh đến tiếng lạ. Trong một buổi nhóm, một thiếu phụ nói một lời rất ngắn bằng tiếng lạ. Rồi một thanh niên dịch lời ấy rất dài. Sau buổi nhóm, tôi hỏi người lãnh đạo nhóm ấy xem ông nghĩ lời dịch những gì người phụ nữ nói bằng tiếng lạ là thật hay giả. Ông ta bảo tôi ông e rằng lời dịch ấy không thật. Rồi tôi hỏi tại sao ông lại thực hành một điều như vậy trong khi chúng ta có một Đấng Christ phong phú để cung ứng cho người khác. Tôi nói: “Anh ơi, chúng ta có Đấng Christ Bao Hàm Tất Cả. Rao giảng Ngài không đủ cho chúng ta sao?” Ông không có gì để trả lời câu hỏi của tôi.
Trong khi chúng tôi thăm viếng tại San Diego, một người lãnh đạo khác trong nhóm bảo rằng ông được ban cho khả năng nói tiếng Hoa. Một ngày nọ, ông phát ra một số âm thanh kỳ lạ, và tin rằng mình đang nói tiếng Hoa. Tôi và một anh em nói tiếng Hoa khác nói cho ông biết rằng chúng tôi không thể hiểu một từ nào ông nói, mặc đầu tôi nói tiếng Quan Thoại, anh em kia nói tiếng Quảng Đông, và chúng tôi đều hiểu phần nào các tiếng địa phương khác. Tuy nhiên, người tuyên bố mình có thể nói tiếng Hoa ấy tiếp tục phát ra những âm thanh khác nhau. Chúng tôi cũng phải nói với ông rằng chúng tôi không thể nhận ra những âm thanh ấy là ngôn từ trong tiếng Hoa. Khì nghe như vậy, ông thất vọng. Trong tình trạng tự lừa dôi mình,'ông nghĩ mình có thể nói tiếng Hoa. Nhưng tiếng Hoa ông nghĩ mình đang nói thật sự là một ngôn ngữ bịa đặt. Những sự việc như vậy phổ biến trong giáo phái Ngũ Tuần ngày nay.
Gần đây, tôi có đọc một bài báo của một nhà ngôn ngữ học, nêu lên rằng từ thời xa xưa cho đến nay, một số người đã kinh nghiệm những lời nói được gọi là “hiện tượng ngất trí”. Vì nhiều trường hợp gọi là nói tiếng lạ ngày nay không phải là ngôn ngữ thật, nên có thể được xem là hiện tượng ngất trí.
Tôi xin nêu cho anh em hai ví dụ nữa về việc nói tiếng lạ không có thật. Trong một buổi nhóm, một thiếu phụ chia sẻ vài lời bằng tiếng lạ. Lời thông dịch như vầy: “Hỡi dân Ta, thì giờ ngắn ngủi. Ta đến mau chóng. Hãy thức canh và cầu nguyện”. Rồi trong một buổi nhóm khác cùng ngày, chính thiếu phụ ấy chia sẻ một lần nữa bằng tiếng lạ. Lời chia sẻ thứ hai bằng tiếng lạ ấy gần giống như lời chia sẻ thứ nhất. Tuy nhiên lần này lời thông dịch như sau: “Hỡi dân Ta, các ngươi rất phóng túng và cẩu thả. Ta cảnh cáo các ngươi rằng nếu các ngươi không thay đổi, Ta sẽ nhả các ngươi ra khỏi miệng Ta”. Mặc dầu tiếng lạ trong hai trường hợp ấy gần như giống nhau hoàn toàn, nhưng lời thông dịch lại rất khác nhau. Chắc chắn đó không phải là những trường hợp nói các thứ tiếng thật.
Tôi muốn đề cập đến một trường hợp khác xảy ra tại Đài-loan cách đây vài năm. Một nhóm Ngũ Tuần thuê một vận động trường lớn cho vài buổi nhóm. Vận động trường ấy có thể chứa đến 12 ngàn người, nhưng chỉ có 2 hoặc 3 ngàn người tham dự các buổi nhóm đó. Kết quả là nhóm Ngũ Tuần này không có đủ tiền để trả tiền thuê sân vận động. Trong một buổi nhóm của họ, một người nào dó nói tiếng lạ, và có thông dịch. Người thông dịch nói rằng Chúa muốn một thiếu phụ nọ giữa vòng họ, là người rất giàu có, trả tiền thuê. Sau đó, chính thiếu phụ này nói tiếng lạ và thông dịch những gì bà nói. Trong lời dịch của bà, bà nói Chúa nói với bà đừng trả tiền thuê. Điều đó minh họa thêm rằng nhiều trường hợp nói các thứ tiếng ngày nay không phải là nói các thứ tiếng thật.
Một số người tham gia vào cái gọi là nói tiếng lạ cũng đưa ra những lời tiên tri đã được chứng minh là giả. Chẳng hạn, vào năm 1963 và 1964, báo chí có tường thuật về những lời tiên tri của giáo phái Ngũ Tuần nói rằng một trận động đất sẽ đánh vào thành phố Los Angeles và thành phố này sẽ rơi xuống biển. Tuy nhiên ngày tiên đoán về trận động đất ấy trôi qua và không có gì xảy ra, Tất nhiên các lời tiên tri ấy không ứng nghiệm đủ chứng minh đó là các lời tiên tri giả.
Những người cho là mình nói tiếng lạ nên xem lại kinh nghiệm của họ. Cụ thể là họ cần kiểm nghiệm lại xem những gì họ thốt lên khi nói tiếng lạ có phải là một tiếng địa phương, tức một ngôn ngữ có thể hiểu được, hay không. Nếu thành thật, nhiều người sẽ thừa nhận rằng khi nói tiếng lạ, họ không nói một tiếng dịa phương nào. Nhưng như chúng tôi đã nêu lên từ chương 2 của Sách Công Vụ, những gì .được những người đầy dẫy Thánh Linh vào ngày Lễ Ngũ Tuần nói ra là tiếng địa phương có thể nhận biết được. Vì vậy, nói các thứ tiếng thật không chỉ là tiếng hay âm thanh. Tiếng lạ đích thực là một tiếng địa phương.