Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

SÁCH CÔNG VỤ BÀI MƯỜI LĂM



SỰ LAN RỘNG Ở GIÊ-RU-SA-LEM,
GIU-ĐÊ VÀ SA-MA-RI
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHI-E-RƠ
(10)
Kinh Thánh: Công 4:1-31
Trong bài này, chúng ta sẽ suy gẫm 4:1-31. Những câu này mô tả bước đầu sự bắt bớ của những người tôn giáo Do-thái. Công Vụ 4:1-31 có thể chia làm sáu phần: Công Hội bắt giữ và chất vấn (cc. 1-7), lời chứng của Phi-e-rơ (cc. 8-12), sự ngăn cấm của Công Hội (cc. 13-18), câu trả lời của Giăng và Phi-e-ro' (cc. 19-20), Công Hội thả Phi-e-rơ và Giăng (cc. 21-22), lời ngợi khen và cầu nguyện của Hội Thánh (cc. 23-31). Chúng ta hãy suy gẫm 4:1-31 cách tổng quát, sau đó đến câu 11-12 cách chi tiết.
CÔNG HỘI BẮT GIỮ VÀ CHẤT VẤN
Câu 1-2 chép: “Phi-e-rơ và Giăng đương nói với dân chúng, thì các thầy tế lễ, quan giám điện, và người Sa-đu-sê thoạt đến, phiền tức vì hai người dạy dân chúng nhơn Jesus mà rao giảng sự từ kẻ chết sốhg lại”. “Quan giám điện” ở đây là đội trưởng đội bảo vệ Đền Thờ. Người Sa-đư-sê là một phái trong Do-thái Giáo (5:17). Họ không tin sự phục sinh, không tin thiên sứ, và cũng không tin các linh (Mat. 22:23; Công. 23:8). Cả người Pha-ri-si lẫn người Sa-đu-sê đều bị Giăng Báp-tít và Chúa Jesus lên án là dòng giống rắn độc (Mat. 3:7; 12:34; 23:33). Chúa cảnh cáo các môn đồ hãy coi chừng giáo lý của họ (Mat. 16:6-12).

Người Sa-đu-sê rất phiền tức vì Phi-é-rơ và Giăng dạy dỗ quần chúng, và tuyên bố sự sống lại từ kẻ chết trong Jesus. Trong 4:12, giới từ “trong” nổi lên trong quyền năng với bản chất và tính chất.
Phi-e-rơ và Giăng bị giam giữ (c. 3). “Sáng ngày sau, các quan, các trưởng lão, và các văn sĩ nhóm họp tại Giê-ru-sa-lem, có An- ne, là thầy tế lễ thượng phẩm, Cai-phe, Giăng, A-léc-xan-trơ, và bao nhiêu thân tộc của thầy tế lễ thượng phẩm cũng đều ở đó nữa” (cc. 5-6). Đó là buổi họp của Công Hội Do-thái (c. 15). Trong bốn Sách Phúc Âm chính Công Hội này, gồm có các nhà lãnh đạo Do-thái, đã trở nên thế lực mạnh mẽ nhất chống đối Chúa Jesus và chức vụ Ngài, và đã kết án tử hình Ngài (Mat: 26:59). Bây giờ trong Sách Công Vụ chính Công Hội này với các thành viên của nó đã khởi sự bắt bớ các sứ đồ và chức vụ của họ (5:21; 6:12; 22:30). Điều này cho thấy Do-thái Giáo đã rơi vào tay kẻ thù của Đức Chúa Trời, là Sa-tan, Ma Quỉ, và đang bị hắn dùng để ngăn trở và ra sức phá hoại chuyển động của Đức Chúa Trời trong gia tể Tân Ước của Ngài; là kế hoạch nhằm thực hiện mục đích đời đời của Ngài, đó là đem Vương Quốc của Ngài đến trên đất bằng cách thiết lập và xây dựng các Hội Thánh qua sự rao giảng Phúc Âm của Đấng Christ.
Ngoài An-ne là thầy tế lễ thượng phẩm, 4:6 còn đề cập đến Cai-phe, Giăng và A-léc-xan-trơ. Cai-phe là một thầy tế lễ thượng phẩm (Lu. 3:2). Giăng và A-léc-xan-trơ chắc hẳn là thân tộc của thầy tế lễ thượng phẩm. Dầu sao đi nữa, chắc hẳn họ cũng là người có địa vị cao giữa vòng dân Do-thái, vì họ được liệt kê chung với những nhà lãnh đạo của Công Hội Do-thái (Công. 4:15)7
Công Vụ 4:7 chép: “Họ để hai người đứng giữa mà tra hỏi rằng: ‘Các ngươi bởi quyền năng nào hay là nhơn danh nào mà làm điều này?”’. Câu hỏi của họ chỉ về việc chữa lành người què trong chương 3. Theo nguyên văn, các từ Hi-lạp được dịch là “bởi quyền năng nào hay là nhơn danh nào” có nghĩa là “bởi loại- quyền năng nào và trong loại danh nào”.
LỜI CHỨNG CỦA PHI-E-RƠ
Trong 4:8-12, chúng ta có lời chứng của Phi-e-rơ. Các câu từ 8 đến 10 chép: “Bấy giờ Phi-e-rơ đầy dẫy Thánh Linh, nói rằng: ‘Thưa các quan của dân và các trưởng lão, nếu ngày nay chúng tôi bị xét hỏi vì việc lành đã làm cho một người tàn tật, và bởi cách nào người đó được lành, thì hết thảy các ông và cả dân I-xra-ên đều khá biết, ấy là nhơn danh Jesus Christ, người Na-xa-rét, mà các ông đã đóng đinh trên thập tự giá, và Đức Chúa Trời đã khiến từ kẻ chết sông lại, nhờ Đấng ấy mà người nầy được lành mạnh, đương đứng trước mặt các ông”. Trong câu 8, Phi-e-rơ được đầy dẫy Thánh Linh ở bề ngoài và về mặt gia tể. Sau đó, Phi-e- rơ nói với họ rằng người què được chữa lành “nhơn danh Jesus Christ người Na-xa-rét”. Chúng ta đã thấy từ “người Na-xa-rét” chỉ về Đấng bị các nhà lãnh đạo Do-thái Giáo khinh miệt (Gi. 1:45-46; Công. 22:8; 24:5). Trong câu 10, “các ông” được nhấn mạnh, ở đây Phi-e-rơ nhấn mạnh sự kiện họ đã đóng đinh Chúa Jesus, nhưng Đức Chúa Trời làm cho Ngài từ kẻ chết sống lại.
Trong câu 11-12, Phi-e-rơ nói tiếp: “Đấng ấy là hòn đá bị các ông, là thợ xây nhà, loại ra, mà đã trở nên đá đầu góc nhà. Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác, vì dưới trời chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta cần phải nhờ đó mà được cứu”. Câu 11 được trích từ Thi Thiên 118:22. Chúa Jesus cũng trích dẫn câu này trong Ma-thi-ơ 21:42, là câu cho thấy Ngài là Đá xây dựng của Đức Chúa Trời (Ês. 28:16; Xa. 3:9; lPhi 2:4), và “thợ xây nhà” là các nhà lãnh đạo Do-thái, tức những người lẽ ra phải công tác cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Lời Ngài cho thấy các nhà lãnh đạo Do-thái đã khước từ Ngài còn Đức Chúa Trời thì tôn trọng Ngài vì sự xây dựng nơi ở của Ngài giữa vòng dân Ngài trên đất. Bởi lời này, Phi-e-rơ ngộ ra rằng Chúa là Đá Quí được Đức Chúa .Trời tôn trọng, như ông giải thích về Ngài trong Thư Tín Thứ Nhất của ông (lPhi 2:4-7). Việc Phi- e-rơ trích dẫn lời này cho thấy ông rao giảng Đấng Christ không những là Đấng Cứu Rỗi để cứu tội nhân, mà còn là Đá cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Chính một Đấng Christ như thế, Đấng là sự cứu rỗi duy nhất cho tội nhân, và trong danh duy nhất của Đấng ấy ở dưới trời là- danh bị các nhà lãnh đạo Do-thái khinh miệt và khước từ nhưng lại được Đức Chúa Trời tôn trọng và tôn cao (Phil. 2:9-10, tội nhân phải được cứu (Công. 4:12).
Trong câu 11, từ Hi-lạp được dịch là “bị khinh” cũng có nghĩa là bị khước từ (xem Ma. 21:42). Đá bị các thợ xây khinh miệt, khước từ đã trở nên đá góc. Theo nguyên văn, các từ Hi-lạp dịch là “đá góc” nghĩa là đầu của góc. Đấng Christ không những là đá nền (Ês. 28:16) và đá đỉnh (Xa. 4:7) mà còn là đá đầu góc.

LỜI NGỢI KHEN VÀ CẦU NGUYỆN
CỦA HỘI THÁNH
Sau sự cấm đoán của Công Hội (cc. 13-18), câu trả lời của Phi- e-rơ và Giăng (cc. 19-20), và việc Công Hội thả Phi-e-rơ và Giăng ra (cc. 21-22), chúng ta có lời ngợi khen và cầu nguyện của Hội Thánh (cc. 23-31), Câu 23 chép: “Khi đã được thả, hai người bèn đến cùng thuộc hữu, thuật lại mọi điều các thầy tế lễ cả và các trưởng lão đã nói với mình”. Thuộc hữu của họ là những người trong Hội Thánh, tức là những người đã được làm cho trở nên khác biệt và phân rẽ khỏi người Do-thái bằng cách kêu cầu danh Jesus (9:14).
Các câu từ 24 đến 26 chép tiếp: “Họ nghe vậy thì đồng lòng hiệp ý cất tiếng lên cầu Đức Chúa Trời rằng: ‘Lạy Chúa, là Đấng dựng nên trời, đất, biển, cùng muôn vật trong đó, đã nhờ Thánh Linh dùng miệng tổ phụ chúng tôi là Đa-vít, tôi tớ Ngài, rằng: Nhơn sao Ngoại bang sôi nổi, các dân toan mưu hư không? Các vua trên đất đều rập lên, các quan hiệp lại địch cùng Chúa và Đấng chịu xức dầu của Ngài “. Từ Hi-lạp dịch là “Chúa” trong câu 24 không phải là kurios, tức từ thường dùng cho Chúa, mà là despotesy có nghĩa là chủ của một nô lệ, người có quyền tể trị tuyệt đối, như trong Lu-ca 2:29, Giu-đe 4, Khải Thị 6:10, và lTi- mô-thê 6:1-2. Từ “sôi nổi” trong câu 25 vốn có nghĩa là khịt mũi như ngựa; vì vậy đó là kiêu căng, xấc xược.
Câu 27 và 28 chép tiếp: “Vì thật cả Hê-rốt lẫn Bôn-xơ Phi-lát, với người Ngoại bang và dân I-xra-ên, đều đã nhóm họp trong thành này nghịch cùng Tôi Tớ thánh Ngài là Jesus, mà Ngài đã xức dầu cho, để làm thành mọi điều gì tay Ngài và chỉ định Ngài đã định trước phải xảy đến”. Từ “định trước trong câu 28 có thể nhắc nhở chúng ta về “chỉ định và sự biết trước của Đức Chúa Trời” trong 2:23. Sự đóng đinh của Chúa Jesus là ứng nghiệm chỉ định thần thượng do Đức Chúa Trời Tam-Nhất đã quyết.
Theo 4:29-31, họ cầu nguyện để được dạn dĩ nói lời Chúa. “Khi đã cầu nguyện rồi, thì nơi nhóm lại rúng động; ai nấy đều được đầy dẫy Thánh Linh, giảng đạo Đức Chúa Trời cách dạn dĩ” (c. 31). Gịống như Phi-e-rơ trong câu 8, họ dược đầy dẫy Thánh Linh ở bên ngoài và về mặt gia tể.
PHI-E-RƠ VÀ GIĂNG TRƯỚC CÔNG HỘI
Điểm quan trọng trong Công Vụ chương 4 về Đấng Christ là Đấng Chữa Lành được khải thị trong chương 3. Sự chữa lành được ghi lại trong Công Vụ chương 3 không xảy ra ở ngoài Thành Thánh, không những xảy ra trong Thành mà còn xảy ra trong phạm vi Đền Thờ. Vì vậy, nhiều người trong Đền Thờ dính líu đến vụ này. Tuy nhiên, các quan và nhà chức trách trong Do-thái Giáo không đồng ý với bất cứ hoạt động nào thực hiện trong danh của Đấng họ đã chối bỏ, kết án tử hình và giết đi. Nhưng họ không thể phủ nhận sự kiện người què được chữa lành, và được chữa lành trong danh của Jesus, không phải bởi khả năng của loài người. Hơn nữa, Phi-e-rơ và Giăng là người Ga-li-lê, không phải cư dân Giê-ru-sa-lem. Họ đến từ miền Ga-li-lê bị khinh miệt. Cuối cùng, có một sự rối loạn lớn và khó cho các nhà lãnh đạo Do-thái quản lý tình hình. Các nhà lãnh đạo Do-thái không thể tán thành với những ngư phủ Ga-li-lê, cũng không thể đồng ý vớí điều những ngư phủ này làm trong danh Đấng mà họ đã khước từ và đóng đinh. Vì vậy, không thể giữ im lặng, họ họp lại và bàn thảo với nhau.
Công Vụ 4:15 chép: “Chúng bèn truyền hai người ra khỏi Công Hội, rồi bàn cùng nhau”. Công Hội là hội đồng gồm các thầy tế lễ cả, các trưởng lão, các luật sư, và các chuyên gia Kinh Luật. Đó là tòa án cao nhất của người Do-thái (Lu. 22:66; Công. 5:27, 34, 41). Công Hội có thẩm quyền quyết định các vấn đề mà không cần hỏi ý kiến của thế lực cao hơn.
Trong Công Vụ chương 4, chúng ta thấy Công Hội giải quyết vấn đề liên quan đến Phi-e-rơ và Giăng cách rất cẩn thận. Họ bàn thảo với nhau rằng: “ ‘Ta phải xử hai người này thể nào? Vì thật họ đã làm một dấu lạ rõ ràng, sờ sờ trước mọi người trú tại Giê-ru-sa-lem, ta không thể chối được. Nhưng để cho việc ấy khỏi đồn ra trong dân hơn nữa, ta khá ngăm dọa họ, để họ không còn nhơn danh đó mà nói cho ai nữa’. Họ bèn đòi hai người mà răn bảo rằng chớ nhơn danh Jesus mà nói hay là dạy gì nữa cả” (cc. 16-18). Sau khi đe dọa, “họ thả [hai môn đồ] đi, và tại dân chúng nên không tìm được cớ gì hình phạt họ, bởi ai nấy đều tôn vinh Đức Chúa Trời về việc đã xảy ra” (c. 21). Có lẽ vì sợ dân chúng sẽ ném đá nếu họ trừng phạt Phi-e-rơ và Giăng, nên Công Hội thả hai người đi.
ĐẤNG CHRIST LÀ ĐÁ
CHO SỰ XÂY DỰNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Khi họ hỏi Phi-e-rơ và Giăng bởi quyền năng nào hay nhân danh nào họ đã chữa lành cho người què, Phi-e-rơ nắm lấy cơ hội nói thêm về Đấng Christ là Đấng Chữa Lành. Vì vậy, chương 4 thật sự là phần Phi-e-rơ trình bày tiếp về Đấng Chữa Lành. Trong chương 3, ông trình bày Đấng Chữa Lành này theo sáu phương diện: Tôi Tớ của Đức Chúa Trời, Đấng Thánh, Đấng Công Chính, Căn Nguyên của sự sống, Tiên Tri, và Dòng Giống trong đó mọi gia đình trên đất đều được phước. Tất cả những phương diện này của Đấng Chữa Lành đều vì ích lợi của chúng ta. Nhưng trong chương 4 Phi-e-rơ trình bày một phương diện của Đấng Chữa Lành, là phương diện đặc biệt đối với Đức Chúa Trời; ông trình bày Đấng Christ là đá cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời.
Cứu-Chúa-Hòn-Đá
Công Vụ 4:12 chép: “Chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác, vì dưới trời chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta cần phải nhờ đó mà được cứu”. Câu này thường được dùng trong rao giảng Phúc Âm. Nhưng anh em có bao giờ nghe câu này được dùng liên quan đến câu 11 chưa? Công Vụ 4:11 chép: “Đấng ấy là hòn đá bị các ông, là thợ xây nhà, loại ra, mà đã trở nên đá đầu góc nhà”. Các câu này cho thấy đá trong câu 11 là Đấng Cứu Rỗi. Đá bị các thợ xây khinh miệt đã trở nên đá đầu góc nhà, và không có sự cứu rỗi trong danh nào khác. Chúng ta chỉ được cứu trong danh Jesus, và Jesus là Đá. Điều này có nghĩa là chúng ta có Cứu-Chúa-Hòn-Đá. Trong bốn Sách Phúc Âm, chúng ta có Cứu-Chúa-Nhà-Vua trong Sách Ma-thi-ơ, Cứu- Chúa-Nô-Lệ trong Sách Mác, Cứu-Chúa-Con-Người trong Sách Lu-ca, và Đức-Chúa-Trời-Cứu-Chúa trong Sách Giăng. Bây giờ trong Sách Công Vụ, chúng ta có Cứu-Chúa-Hòn-Đá. Cứu Chúa của chúng ta không những là Vua, Nô Lệ, Con Người và Đức Chúa Trời mà Ngài còn là Đá Xây Dựng của Đức Chúa Trời.
Trong 4:7, họ hỏi Phi-e-rơ và Giăng bởi quyền năng nào hay trong danh nào hai ông đã chữa lành cho người què. Sau đó, trong câu 10, Phi-e-rơ nói: “Thì hết thảy các ông và cả dân I-xra-ên đều khá biết, ấy là nhơn danh Jesus Christ, người Na-xa-rét, mà các ông đã đóng đinh trên thập tự giá, và Đức Chúa Trời đã khiến từ kẻ chết sống lại, nhờ Đấng ấy mà người nầy được lành mạnh, đương đứng trước mặt các ông”, ở đây Phi-e-rơ dạn dĩ nói về danh Jesưs Christ. Kế đến trong câu 11, ông nói rằng danh này là đá mà các thợ xây khinh miệt. Mặc dầu thất học và không được giáo dục (c. 13) nhưng Phi-e-rơ có thể tuyên bố rằng Jesus Christ là Đá bị các thợ xây khinh miệt. Các thợ xây mà đã khinh miệt Đá này là ai? Họ là những nhà lãnh đạo trong Công Hội.
Sự Xây Dựng Nơi Ở Đời Đời Của Đức Chúa Trời
Khi đọc Sách Công Vụ, có lẽ chúng ta vẫn chịu ảnh hưởng của thần học truyền thống. Do ảnh hưởng này, có lẽ chúng ta chỉ nhận biết rằng danh Jesus dành cho sự cứu rỗi, và không có danh nào khác ban cho để chúng ta được cứu rỗi. Có lẽ chúng ta không tiếp tục xem xét ý nghĩa của đá và thợ xây. Nói cách cụ thể, có lẽ chúng ta không hỏi những thợ xây này đang xây dựng điều gì? Họ đang xây dựng điều gì vậy? Một số người nghĩ họ đang xây dựng Do-thái Giáo, tức là xây dựng một tôn giáo. Tuy nhiên Đức Chúa Trời không có ý định xây dựng Do-thái Giáo hay bất cứ một tôn giáo nào.
Các nhà lãnh đạo Do-thái, tức các thợ xây, không biết gia tể của Đức Chúa Trời. Tương tự như vậy, nhiều tín dồ ngày nay không biết gia tể của Đức Chua Trời là gì. Chúng tôi đã xuất bản hàng trăm bài Nghiên Cứu Sự Sông, và trong những bài ấy chúng tôi đã đề cập đến nhiều điều về gia tể của Đức Chúa Trời. Chúng tôi đã nêu lên rằng gia tể của Đức chúa Trời là xây dựng nơi ở của Ngài trong vũ trụ này. Trời không phải là nơi ở lâu dài của Đức Chúa Trời, mà là nơi ở tạm thời của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh khải thị rõ rằng Đức Chúa Trời không thỏa lòng ở mãi trên trời.
Sự Hòa Quyện Của Đức Chúa Trời Với Con Người
Kinh Thánh khải thị rằng Đức Chúa Trời có một gia tể. Gia tể của Đức Chúa Trời là một kế hoạch, một sự sắp đặt, quản trị để hoàn thành một điều gì đó. Điều Đức Chúa Trời dự định hoàn thành trong gia tể của Ngài là xây dựng nơi ỗ đời đời của Ngài. Nơi ở đời đời của Đức Chúa Trời là gì? Nơi ở đời đời của Đức Chúa Trời là sự hòa quyện chính Ngài với con người, sự hòa quyện của Đức Chúa Trời với nhân loại. Trời và đất đều không phải là nơi ở làm thỏa mãn Đức Chúa Trời. Không điều gì đủ điều kiện làm nơi ở của Đức Chúa Trời ngoài sự hòa quyện của Đức Chúa Trời với con người. Mặc dầu chúng ta ít thấy điều này trong Cựu Ước nhưng điều này được bày tỏ đầy đủ trong Tân Ước, đặc biệt là trong Phúc Âm Giăng.
Giăng 1:14 chép: “Lời đã trở nên xác thịt, đóng trại (lập Đền Tạm) giữa chúng ta”. Lời này nói về sự nhục hoá: Lời, tức là Đức Chúa Trời (Gi. 1:1), đã trở nên xác thịt và lập đền tạm giữa vòng chúng ta. Từ “lập đền tạm” trong câu này có ý nghĩa phong phú. Từ này có nghĩa là Đấng nhục hoá chính là sự hòa quyện của Đức Chúa Trời và con người. Sự hòa quyện này là Đền Tạm của Đức Chúa Trời, nơi Đức Chúa Trời có thể cư ngụ. Hơn nữa, trong Đền Tạm này, những người Đức Chúa Trời lựa chọn có thể phục vụ Ngài và ở với Ngài. Vì vậy trong Giăng 1:14, chúng ta thấy sự hòa quyện của Đức Chúa Trời với con người trong sự nhục hoá để trở nên Đền Tạm của Đức Chúa Trời, nơi ở của Ngài.
Trong Giăng 14:23, Chúa Jesus phán: “Nếu ai thương yêu Ta, thì giữ lời Ta, Cha Ta sẽ thương yêu người, Chúng Ta đều đến cùng người và lập cư với người”. Ở đây chúng ta thấy Con và Cha sẽ đến với người yêu Chúa Jesus và lập chỗ ở với người ấy.
Kế đến trong Giăng 15:4, Chúa phán tiếp: “Hãy cứ ở trong Ta, Ta cũng ở trong các ngươi”. Ở đây Chúa cho thấy Ngài có thể trở nên chỗ ở của chúng ta và chúng ta cần làm nơi ở của Ngài. Dường như Chúa phán: “Hãy cứ ở trong Ta để Ta có thể ở trong các ngươi. Hãy làm nơi ở của Ta để Ta có thể làm nơi ở của các ngươi”. Ở đây chúng ta có sự hòa quyện của Đức Chúa Trời và con người để làm nơi ở hỗ tương. Anh em có bao giờ nghe điều này chưa? Không có một khái niệm như vậy trong các sự dạy dỗ của thần học truyền thông.
Một Nơi Ở Trong Sự Phục Sinh
Trong Giăng 2:19, Chúa Jesus phán: “Hãy phá hủy Đền Thờ này đi, rồi trong ba ngày Ta sẽ dựng lại”. Theo Giăng 2:21, “Ngài nói về Đền Thờ của thân thể Ngài”, ở đây dường như Chúa phán: “Các ngươi là những nhà lãnh đạo Do-thái nên làm các thợ xây. Tuy nhiên, cuối cùng các ngươi sẽ phá hủy Đền Thờ này. Nhưng Ta sẽ xây dựng nó lại trong 3 ngày. Trong sự phục sinh, Ta sẽ xây dựng điều các ngươi phá hủy”. Sự xây dựng này trong sự phục sinh không những bao hàm chính Chúa Jesus Christ mà cũng bao hàm tất cả những người tin Ngài. Cuối cùng, Ngài và tất cả tín đồ sẽ được xây dựng với nhau thành nơi ở của Đức Chúa Trời, là điều Tân Ước gọi là Nhà của Đức Chúa Trời, tức Hội Thánh (1Ti. 3:15).
Bây giờ chúng ta có thể thấy gia tể của Đức Chúa Trời là xây dựng một nơi ở đời đời cho chính Ngài và cho tuyển dân Ngài. Nơi ở này thật sự là sự hòa quyện của Đức Chúa Trời với tuyển dân Ngài.
Một Nơi Ở Hỗ Tương
Ý tưởng về việc có Đức Chúa Trời là nơi ở của chúng ta được tìm thấy trong Cựu Ước. Chẳng hạn, Phục Truyền Luật Lệ Ký 33:27 chép: “Đức Chúa Trời hằng sống là nơi ở của ngươi”. Trong Thi Thiên 90:1 Môi-se nói: “Lạy Chúa, từ đời này qua đời kia, Chúa là nơi ở của chúng tôi”. Trong những câu này chúng ta thấy rõ Đức Chúa Trời là nơi ở của chúng ta. Tuy nhiên, trong Cựu Ước, chúng ta không thấy câu nào nói rằng là tuyển dân của Ngài, chúng ta là nơi ở của Ngài. Nhưng Tân Ước khải thị rõ rằng có một Nơi Ở hoàn vũ và Nơi Ở này là Nơi Ở hỗ tương của Đức Chúa Trời và tuyển dân Ngài. Thật ra, nơi ở này là Đức Chúa Trời là chỗ ở của chúng ta và chúng ta là chỗ ở của Đức Chúa Trời. Nơi ở kỳ diệu này là sự xây dựng của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời có ý định dùng Môi-se, các vua, các tiên tri, và tất cả những nhà lãnh đạo Do-thái để xây dựng nơi ở này. Vì vậy, các thợ xây trong Công Vụ 4:11 đúng ra chỉ về các thợ xây nơi ở hoàn vũ của Đức Chúa Trời.