Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 67



KT LUẬN
Khải Thị 22:6-21 là phần kết luận của sách này. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét những điểm khác nhau được thấy trong phần kết luận này.
Câu 6 chép: Thiên sứ lại nói với tôi rằng: Những lời nầy là đáng tin và chân thật, Chúa là Đức Chúa Trời của linh của các tiên tri, đã sai thiên sứ Ngài đặng tỏ ra cho các đầy tớ Ngài những điều kíp phải xảy đến.” Chúa, Đức Chúa Trời của linh của các tiên tri, tức Đấng đã sai thiên sứ Ngài đến để cho thấy những điều trong sách này, chính là Chúa Jesus (1:1; 22:16). Câu 16 chép: Ta là Jesus, đã sai thiên sứ Ta vì các Hội thánh mà làm chứng những điều nầy cho các ngươi”. Chứng cớ của sách này được Chúa ban cho các Hội thánh. Vì vậy, muốn hiểu và giữ được chứng cớ này, chúng ta cần ở trong các Hội thánh và vì các Hội thánh.
Trong sách này, Chúa là Đức Chúa Trời được gọi là Đức Chúa Trời của linh của các tiên tri. Điều này cho thấy rằng tất cả những lời tiên tri trong sách này đều được cảm thúc bởi chính Đức Chúa Trời là Đấng cảm thúc linh của các tiên tri trong cả Cựu Ước lẫn Tân Uớc. Điều này cũng biểu thị rằng những lời tiên tri ở đây liên quan đến những người trong Cựu Ước và Tân Ước, và tất cả những lời tiên tri ấy đều đưc các tiên tri nói ra trong linh mình dưới sự cảm thúc của Đức Chúa Trời. Thế nên, để hiểu các lời tiên tri này, chúng ta cũng cần ở trong linh dưới sự xức dầu của Đức Chúa Trời.

I. CẢNH BÁO CHÚA SẮP ĐẾN
Trong các câu 7, 12 và 20, chúng ta có lời cảnh báo là Chúa sắp đến. Trong mỗi câu ấy, Chúa Jesus đều phán: Ta đến mau chóng.” Đó là lời cảnh báo của Chúa. Nếu lưu ý đến lời cảnh báo này, chúng ta sẽ được phước; bằng không, chúng ta sẽ mất phước hạnh này. Đừng nghĩ rằng vì Chúa đã chịu đựng tình trạng này hơn 19 thế kỉ, nên Ngài chậm trở lại. Hãy xem tình hình thế giới ngày nay. Chúng ta không biết chuyện gì sẽ xảy ra vào vài ngày tới. Trong thời đại này, mọi điều diễn ra rất nhanh. Vì vậy, chúng ta phải cầu nguyện và thức canh. Chúng ta cũng phải chuẩn bị trong linh và trong đời sống hằng ngày của mình. Nguyện Chúa bao phủ chúng ta để chúng ta có thể làm một dân thức canh, cầu nguyện và chuẩn bị sẵn sàng.
II. PHƯỚC HẠNH DO GIỮ NHỮNG LI TIÊN TRI
CỦA SÁCH NÀY
Trong câu 7, Chúa cũng phán: Phước cho kẻ giữ những lời tiên tri trong sách nầy!” Ở đây Chúa nêu rõ rằng nếu giữ những lời tiên trì này thì chúng ta sẽ được phước. Trong 1:3, Chúa đã phán một lời tương tự. Trong câu đó Chúa phán: Phước cho kẻ đọc cùng kẻ nghe lời tiên tri nầy, và giữ những điều đã chép trong đó; vì thì giờ đã gần rồi.” Sách này chủ yếu được viết để Đức Chúa Trời ban phước cho dân Ngài. Chúng ta sẽ có phần trong phước hạnh này hay không tùy thuộc vào cách chúng ta chấp nhận những lời trong sách này. Chúng ta phải nhận lấy và giữ những lời này. Những người làm như vậy sẽ được phước.
III. CẢNH BÁO KHÔNG ĐƯỢC NIÊM LỜI TIÊN TRI
CỦA SÁCH NÀY
Câu 10 chép: Người cũng nói cùng tôi rằng: Chớ niêm những lời tiên tri trong sách nầy, vì thì giờ đã gần rồi.” Những li tiên tri của Đa-ni-ên bị niêm, vì những lời ấy được ban cho trước thời kì cuối cùng rất lâu, trong khi những lời tiên tri của sách này không nên bị niêm vì thì giờ đã gần. Thay vì bị niêm, sách Khải Thị cần phải liên tục được mở ra cho chúng ta và những người khác. Tuy nhiên, suốt nhiều thế kỉ, sách này bị đóng lại, và cùng với các sách khác trong Kinh Thánh, đã bị giáo hội Công giáo La Mã cất khỏi dân chúng Qua Martin Luther, Kinh Thánh đã trở nên sẵn sàng cho mọi người, nhưng không được m ra cho họ bao nhiêu. Sau khi đã đọc qua tất cả những bài Nghiên cứu sự sống này, chúng ta không thể nói rằng sách Khải Thị bị đóng kín đối với chúng ta. Sách này thực sự đã được mở ra cho các thánh đồ. Vì vậy, đừng đ sách này bị niêm đối với anh em hay những người khác. Trái lại, anh em phải giữ sách này trong tình trạng mở ra bằng cách chuyên chú vào mọi phương diện của li tiên tri này và bằng cách chìm vào dòng chảy. Chúng ta càng sống trong lời của sách này thì sách này càng mở ra cho chúng ta. Nếu chúng ta làm như vậy, thì sách Khải Thị sẽ cứ mở ra cho chúng ta, cho gia đình chúng ta và cho tất cả những người chung quanh chúng ta.
Câu 11 chép: “Kẻ bất chính cứ để nó làm bất chính nữa, kẻ ô uế cứ để nó bị ô uế nữa, kẻ công chính cứ để người làm công chính nữa, kẻ thánh cứ để người nên thánh nữa.” Bất chính hay công chính, ô uế hay thánh biệt, là vấn đề rất nghiêm trọng trong thời đại của sách này. Công chính là bước đi theo đường lối công chính của Đức Chúa Trời ở bên ngoài, trong khi thánh biệt là sống theo bản chất thánh của Đức Chúa Trời ở bên trong. Trong thời đại của sách này, chúng ta phải bước đi và sống theo cách như vậy để có thể nhận được phần thưởng; bằng không, chúng ta sẽ bị định tội là bất chính và ô uế, và chịu sửa phạt khi Chúa trở lại (c. 12).
Người nào cứng lòng và không mở sách này ra cho chính mình hay mở chính mình ra cho sách này thì người ấy vẫn ở trong tình trạng đáng thương. Nếu người nào bất chính và ô uế thì người ấy vẫn cứ bất chính và ô uế. Tuy nhiên, nếu anh em công chính, thánh biệt, cứ mở chính mình ra cho sách này và mở sách này cho chính mình, anh em sẽ tiếp tục ở trong tình trạng công chính và thánh biệt. Điều này có nghĩa là nếu cứ để những lời này mở ra cho anh em, anh em sẽ liên tục trở nên thánh biệt hơn và công chính hơn. Nhưng nếu không cứ mở sách này ra, anh em sẽ tr nên bất chính và ô uế hơn, cứ trong tình trạng đáng thương cho đến kì phán xét.
IV. LỜI CẢNH BÁO VỀ PHẦN THƯỞNG CỦA CHÚA
Câu 12 chép: “Kìa, Ta đến mau chóng, đem phần thưởng theo để trả cho mỗi người tùy công việc của họ.” “Ta đến mau chóng” là lời cảnh báo mà Chúa lặp đi lặp lại để chúng ta nghĩ đến phần thưởng khi Ngài trở lại. Chữ Hi Lạp được dịch là “phần thưởng” có nghĩa là “tiền công.” Khi Chúa đến, phần thưởng ấy sẽ được thưởng cho mỗi tín đồ tại tòa án của Đấng Christ sau khi họ được cất lên (2 Cô. 5:10; 1 Cô. 4:5; La. 14:10; Math. 16:27).
Câu 13 chép: “Ta là An-pha và Ô-mê-ga, đầu tiên và sau chót, ban đầu và cuối cùng.” Đây là lời Chúa tuyên bố cuối sách này, tương ứng với điều Đức Chúa Trời tuyên bố ở đầu sách này (1:8). Điều này cho thấy Chúa Jesus là chính Đức Chúa Trời. Chúa mà chúng ta phụng sự chính là An-pha và Ô-mê-ga. Ngài là mẫu tự thứ nhất, là mẫu tự cuối cùng và là tất cả những mẫu tự ở giữa. Điều này có nghĩa là Ngài có khả năng và có đủ điều kiện để hoàn thành tất cả những gì được đề cập về Ngài trong sách này. Chúng ta không nên bào chữa cho chính mình rằng: “Khải tượng này thật tuyệt diệu, nhưng quá cao đối với tôi. Tôi không thể đạt đến khải tượng ấy.” Chúa là An-pha và Ô-mê-ga để hậu thuẫn và thực hiện li Ngài. Chúng ta phải vận dụng toàn bản thể mình để tin li Ngài. Đừng nhìn vào chính mình, trông cậy vào chính mình hay xem xét chính mình. Tất cả chúng ta đều không là gì cả. Nếu nhìn vào chính mình, chúng ta không thể làm được gì cả. Vì vậy, chúng ta phải quay nhìn Ngài, cứ ngắm xem Ngài và tin nơi li Ngài. Dù li Ngài có vượt quá khả năng của chúng ta thế nào đi nữa, chúng ta vẫn phải nói “A-men” đối với bất cứ điều gì Ngài phán. Mỗi khi nói “A-men” với lời Ngài, chúng ta được làm cho mạnh mẽ và có một đức tin sống động. Đức tin không ra từ chúng ta mà bắt nguồn từ chính Ngài. Nếu xoay khỏi mọi sự mà ngắm nhìn Ngài, chúng ta sẽ vui hưởng Ngài là An- pha, Ô-mê-ga và mọi sự. Và chắc chắn Ngài sẽ thực hiện mọi sự mà Ngài đã hứa trong sách này. Tất cả những gì chúng ta cần làm là vận dụng đức tin trong Ngài.
Theo câu 13, Chúa Jesus không những là Đầu tiên mà còn là ban đầu, không những là Sau Chót mà còn là cuối cùng. Đầu tiên hàm ý rằng không ai có trước Ngài, và sau chót nghĩa là không ai có sau Ngài, trong khi ban đầu có nghĩa Ngài là nguồn gốc của mọi sự, và cuối cùng có nghĩa Ngài là tổng kết của mọi sự. Vì vậy, điểm này chẳng những hàm ý là không có gì trước hay sau Chúa Jesus, mà còn hàm ý là thiếu Ngài thì không có nguồn gốc hay chung cuộc. Điều này bảo đảm với chúng ta rằng Chúa hứa với chúng ta, khích lệ chúng ta và củng cố chúng ta một cách mạnh mẽ. Ngài sẽ hoàn thành bất cứ điều gì Ngài đề cập trong sách này.
Vì Chúa là mọi sự đối với chúng ta và vì Ngài rất mạnh mẽ, nên chúng ta không nên bào chữa cho mình rằng: “, tôi yếu đuối, gia cảnh của tôi thật khó khăn, còn hoàn cảnh thì bất lợi.” Hoàn cảnh của chúng ta càng khó khăn thì Chúa sẽ càng phong phú đối với chúng ta. Tình thế càng khó khăn thì Chúa sẽ càng mạnh mẽ đối với chúng ta. Chúng ta phải vận dụng đức tin nơi Đấng bao-hàm-tất-cả này; Đấng ấy là An-pha, Ô-mê-ga, đầu tiên, sau chót, ban đầu và cuối cùng. Với Ngài không có nan đề gì. Vì vậy, chúng ta cần chìm sâu vào tròng Ngài, tin nơi Ngài và an ngh trong Ngài.
V.        BAN LỜI HỨA VỀ CÂY SỰ SỐNG VÀ THÀNH THÁNH
Trong câu 14 và 19, chúng ta có các lời hứa của Chúa liên quan đến cậy sự sống và thành thánh. Cây sự sống là để cung ứng sự sống, còn thành thánh là để cư ngụ và phụng sự.
VI. CẢNH BÁO VỀ SỰ DIỆT VONG CỦA TỘI NHÂN
Câu 15 chép: “Còn ngoài thành thì có loài chó, thuật sĩ, kẻ gian dâm, kẻ giết người, kẻ thờ hình tưng, cùng hết thảy những kẻ ưa mến nói dối và làm dối.” “Ở ngoài” có nghĩa là ở ngoài thành, tức nơi hồ lửa giữ lại tất cả những tội nhân bị diệt vong. Tất cả những người ô uế, tội lỗi đều sẽ bị ném vào hồ lửa, tức “thùng rác” của vũ trụ. Tất cả chúng ta đều phải được cảnh báo bởi điều này.
VII. LÀM CHỨNG RẰNG CHÚA LÀ CỘI GỐC VÀ HẬU TỰ
CỦA ĐA-VÍT VÀ LÀ SAO MAI SÁNG CHÓI
Trong câu 16, Jesus phán: “Ta là Cội gốc và Hậu tự của Đa-vít, là sao mai sáng chói.” Trong thần tính của Ngài, Đấng Christ là Cội gốc của Đa-vít, tức nguồn gốc của ông; trong nhân tính của Ngài, Ngài là Hậu tự của Đa-vít, tức bông trái của ông. Vì thế, Ngài vừa là Chúa, tức Cội gốc, vừa là dòng dõi, nhánh của Đa-vít, tức Hậu tự (Mat. 22:42-45; La. 1:3; Giê, 23:5).
Khi trở lại, Đấng Christ sẽ là Mặt Trời cho dân Ngài cách chung chung (Ma. 4:2), nhưng là sao mai cho những người yêu đang thức canh của Ngài một cách đặc biệt. Đây sẽ là phần thưởng cho những người đắc thắng (2:28). Đấng Christ là Cội gốc và Hậu tự của Đa-vít liên quan đến Israel và vương quốc, trong khi sự kiện Ngài là Sao mai liên quan đến Hội thánh và sự cất lên. Sao mai xuất hiện trước giờ tối tăm nhất, trước bình minh. Đại nạn sẽ là giờ tối tăm nhất và sau thời điểm ấy sẽ là buổi bình minh của vương quốc. Trong vương quốc, Chúa sẽ công khai xuất hiện như là Mặt Tri cho dân Ngài, nhưng trước đại nạn, Ngài sẽ xuất hiện cách riêng tư như là sao mai cho những người đắc thắng của Ngài.
VIII. LINH VÀ CÔ DÂU ĐÁP LẠI LỜI CHÚA
Câu 17 chép: “Linh và Cô dâu cùng nói: Hãy đến!’ Kẻ nghe hãy nói: Hãy đến! Ai khát cũng hãy đến. Kẻ nào muốn, hãy nhận lấy nước sự sống cách vô điều kiện.” Trong chương 2 và 3 có Linh phán cùng các Hội thánh; còn ở đây, ở cuối sách này thì có Linh và Cô dâu, tức Hội thánh, cùng nói với nhau như một. Điều này cho thấy sự tiến bộ của Hội thánh trong việc kinh nghiệm Linh.
“Hãy đến” là sự đáp ứng của Linh và Cô dâu đối với lời Chúa trong câu 16 và đối với lời cảnh báo mà Ngài lặp đi lặp lại trong câu 7 và 12. Đây là lòng mong muốn về việc Chúa đến. Người nào nghe lời đáp ứng này cũng nên nói: “Hãy đến”, nhờ đó bày tỏ lòng mong muốn chung về việc Chúa đến. Tất cả các tín đồ yêu quý sự hiện đến của Chúa (2 Tim. 4:8) đều cần phải bày tỏ lòng mong muốn chung như vậy.
Trong các câu trước câu 17, chúng ta có lời của Chúa. Bây giờ trong câu 17, Linh và Cô dâu đáp lại lời Ngài. Lời đáp của họ là ước muốn của lòng họ về việc Chúa đến. Câu “Hãy đến!” mà Linh và Cô dâu nói chắc chắn là nói với Chúa. Sự kiện Linh và Cô dâu nói như là một cho thấy rằng cả hai đã trở nên một. Trong chương 2 và 3, Linh là Đấng phán, còn các Hội thánh là đối tượng tiếp nhận li phán của Linh. Nhưng vào cuối sách này, Linh và Cô dâu, Cô dâu và Linh đã trở nên một. Hội thánh không còn chỉ là người nhận sấm ngôn thần thưng nữa mà còn trở nên một với Đấng phát ngôn.
Chữ “đến” được tìm thấy 3 lần trong câu này. Lần đầu chữ này xuất hiện ch về sự trở lại của Chúa Jesus. Như chúng ta đã thấy, điều này được Linh và Cô dâu nói ra. Tuy nhiên, người nghe Linh và Cô dâu nói ra điều ấy thì cũng tham gia nói rằng: “Hãy đến!” Linh và Cô dâu một mặt muốn Chúa đến, và mặt khác mong mỏi các tội nhân đói khát cũng đến nhận lấy nước sự sống để được thỏa mãn. Khi chân thành mong muốn Chúa đến, chúng ta cũng thiết tha quan tâm đến sự cứu rỗi tội nhân. Vì vậy, lần thứ ba đề cập tới chữ “đến” trong câu này ch về sự đến của tội nhân ăn năn. Người nào khát, hãy đến nhận lấy nước sự sống cách nhưng không. Vì vậy, câu này đề cập đến ba vấn đề: sự đáp ứng của Linh và Cô dâu; li của người nghe lòi tuyên bố của Linh và Cô dâu; và ước muốn của tội nhân đói khát, tức người chưa được cứu, đến uống nước sự sống.
Câu 17 mạnh mẽ ngụ ý rằng nếu mong muốn Chúa trở lại, chúng ta sẽ rất quan tâm đến việc cứu rỗi người khác. Anh em có mong muốn Chúa Jesus trở lại không? Nếu anh em mong muốn Chúa trở lại thì ước muốn ấy sẽ khơi dậy bên trong anh em lòng quan tâm về việc cứu rỗi người khác. Khi anh em nói: “Chúa Jesus ơi, hãy đến” thì gánh nặng về cha mẹ, anh em họ, hàng xóm, bạn cùng lp và bạn hữu của anh em có thể dấy lên bên trong anh em. Sau khi đã đọc tất cả những bài này, anh em có thể thiết tha mong muốn Chúa trở lại. Tôi hoàn toàn tin chắc rằng ước muốn này sẽ khiến anh em quan tâm đến việc cứu rỗi người khác. Anh em sẽ nói với Chúa: “Hãy đến”, và quay sang nói với những người vô tín rằng: “Chúa Jesus đang đến. Các bạn không đến sao? Hãy đến và được cứu. Hãy đến nhận lấy sự cứu rỗi để các bạn có thể chuẩn bị gặp Đấng Cứu Rỗi sắp đến.” Kinh nghiệm của chúng ta làm chứng rằng đây là sự hiểu biết đúng đắn về câu 17.
IX. LỜI KÊU GỌI VỀ NƯỚC SỰ SỐNG
Câu 17 cũng chép: “Kẻ nào muốn, hãy nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.” Đây là lời kêu gọi những người khát đến uống nước sự sống cách nhưng không. Nếu so sánh câu này với câu 14, chúng ta sẽ nhận thấy rằng trong câu 17, chúng ta có một lời kêu gọi, và trong câu 14, chúng ta có một lời hứa. Vì vậy, sách Khải Thị kết thúc bằng một li hứa và một lời kêu gọi. Lời hứa là hứa về cây sự sống, còn lời kêu gọi là kêu gọi đến nước sự sống.
X. CẢNH BÁO KHÔNG ĐƯỢC LẤY ĐI LỜI CỦA
SÁCH TIÊN TRI NÀY
Câu 18 và 19 chép: “Tôi làm chứng cho mọi người nghe lời tiên tri trong sách nầy: nếu ai thêm gì vào lời nầy, thì Đức Chúa Trời sẽ gia cho người ấy tai họa đã chép trong sách nầy. Nếu ai bớt lời gì của sách tiên tri nầy, thì Đức Chúa Trời cũng sẽ cất phần họ về cây sự sống và thành thánh đã chép trong sách nầy.” “Tôi” trong câu 18 phải là Chúa Jesus theo câu 16 và 20, hay có thể chỉ về Giăng theo 1:2. Dù sao đi nữa, Giăng cũng hiệp một với Chúa trong linh trong lời cảnh báo nghiêm trọng này.
Phương diện đầu tiên của lời cảnh báo này là không được thêm gì vào lời tiên tri của sách này, và phương diện thứ hai là không được bớt gì từ lời tiên tri. Những người thêm vào sẽ nhận lấy tai họa được đề cập trong sách này, và những người bớt đi sẽ bị cất phần họ về cây sự sống và thành thánh. Các điểm chính của những tai họa được bày tỏ trong sách Khải Thị là ba khốn khổ của đại nạn và lần chết thứ hai, tức sự diệt vong của cả con người - linh, hồn và thân thể - trong hồ lửa. Những điểm nổi bật của phước hạnh được bày tỏ trong sách Khải Thị là cây sự sống và thành thánh. Một người chịu những tai họa hay được dự phần vào phước hạnh thì tùy thuộc vào cách người ấy đối xử với li tiên tri của sách này. Chúng ta không được thêm gì vào lời tiên tri này, và cũng không được bớt gì từ lời tiên tri này. Lời tiên tri được viết ra như thế nào thì chúng ta phải nhận lấy như thể ấy. Đừng thêm quan niệm, suy nghĩ, sáng kiến, ý kiến, giáo lí, sự dạy dỗ hay thần học của anh em vào sách này. Anh em cũng không nên lấy điều gì khỏi sách này. Nếu thêm gì vào sách này, anh em sẽ chịu sự khốn khổ; và nếu bớt gì từ sách này, anh em sẽ mất đi các phước hạnh, chủ yếu là các phước hạnh về cây sự sống và thành thánh. Đây là một lời cảnh báo nghiêm trọng. Nếu chúng ta nghe theo lời cảnh báo này thì lời trong sách này được viết ra làm sao, chúng ta sẽ nhận lấy y như vậy.
XI. UỚC MUỐN VÀ LỜI CẦU NGUYỆN CỦA TÁC GIẢ
VỀ VIỆC CHÚA ĐẾN
Câu 20 chép: “Đấng làm chứng những điều nầy phán rằng: ‘Phải, Ta đến mau chóng’. A-men. Chúa Jesus, xin Ngài đến!” Phần đầu của câu 20 là li cảnh báo thứ ba của Chúa trong chương này liên quan đến việc Chúa sớm đến. Phần sau là lời cầu nguyện và sự đáp ứng của sứ đồ Giăng đối với lời cảnh báo của Chúa. Đây cũng là lời cầu nguyện cuối cùng trong Kinh Thánh. Sau khi đọc sách này, chúng ta cần phải có một li cầu nguyện và một sự đáp ứng như vậy - “Chúa Jesus ơi, xin Ngài đến!” Đây là ước muốn của Giăng được bày tỏ như một li cầu nguyện. Vì vậy, toàn bộ Kinh Thánh được kết thúc với ước muốn Chúa đến, và ước muốn ấy được bày tỏ như là một lời cầu nguyện.
XII. TÁC GIẢ CHÚC PHƯỚC CHO TẤT CẢ THÁNH ĐỒ
Sau lời cầu nguyện kết thúc này, tác giả chúc phước cho người đọc rằng: “Nguyện ân điển của Chúa Jesus ở với các thánh đồ. A-men ” Chúng ta cần ân điển ấy để nhận lấy, gìn giữ và sống trong sách này. Sau khi nhìn thấy tất cả những khải tượng và nghe tất cả những lời tiên tri của sách này, chúng ta vẫn cần ân điển của Chúa. Chỉ ân điển của Chúa Jesus mới có thể giúp chúng ta sống và bước đi theo các khải tượng và lời tiên tri này. Không chỉ riêng sách Khải Thị, mà toàn bộ Kinh Thánh, khép lại với ân điển này, tức ân điển để kinh nghiệm Đấng Christ bao-hàm-tất-cả và dự phần trong Đức Chúa Trời Tam Nhất hầu chúng ta có thể trở nên sự biểu lộ tập thể đi đời của Ngài nhằm thực hiện mục đích đời đời của Ngài, hầu cho Ngài và chúng ta có thể hưởng sự thỏa mãn tuyệt đối và sự an nghỉ hoàn toàn cách hỗ tương cho đến đời đời.