SỰ LAN RỘNG Ở GIÊ-RU-SA-LEM,
GIU-ĐÊ VÀ SA-MA-RI
QUA CHỨC VỤ
GIU-ĐÊ VÀ SA-MA-RI
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHI-E-RƠ
(11)
Kinh Thánh: Công 4:1-31
Trong chương 3 của Sách Công Vụ, Phi-e-rơ giới thiệu Đấng Christ, Đấng Chữa Lành, là Tôi Tớ của Đức Chúa Trời, Đấng Thánh, Đấng Công Chính, Căn Nguyên của sự sống, Tiên Tri, và Dòng Giống mà trong Ngài mọi gia đình trên đất đều được phước. Vì Đấng Chữa Lành này là Căn Nguyên của sự sống, nên bất cứ khi nào kêu cầu Ngài, chúng ta đều vui hưởng một thời kỳ thơ thái. Là Tiên Tri, Ngài nói Đức Chúa Trời cho chúng ta, và trong Ngài là Dòng Giống của Áp-ra-ham, chúng ta được phước. Tất cả những phương diện này của Đấng Christ là Đấng Chữa Lành kỳ diệu đều vì chúng ta. Tuy nhiên, trong Công Vụ chương 3, chúng ta không thấy Đấng Chữa Lành này vì gia tể của Đức Chúa Trời, mục đích của Đức Chúa Trời, sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Nhưng trong chương 4, Phi-e-rơ được dịp trình bày Đấng Chữa Lành này cách sâu xa hơn, trình bày Ngài là Đá cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Về điều này, 4:11-12 chép: “Đấng ấy là hòn đá, bị các ông, là thợ xây nhà, loại ra, mà đã trở nên đá đầu góc nhà. Chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác, vì dưới trời chẳng có danh nào khác ban cho loài người để chúng ta cần phải nhờ đó mà được cứu”. Trong bài này, chúng tôi sẽ nói thêm về Đấng Christ là đá cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời.
ĐÁ GÓC TRONG NƠI Ở CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Đức Chúa Trời nhục hoá để trở nên đá cho việc xây dựng chỗ ở hoàn vũ của Ngài, nhưng các nhà lãnh đạo Do-thái, lẽ ra phải là các thợ xây, lại khinh miệt Đá này. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời lập Ngài làm Đá Góc. Các nhà lãnh đạo Do-thái càng khước từ Ngài, Đức Chúa Trời càng sử dụng Ngài. Trước hết, Ngài là Đá chỉ theo cách chung chung. Nhưng sau khi bị các nhà lãnh đạo Do-thái khước từ, thì trong sự phục sinh, Đức Chúa Trời làm cho Ngài thành Đá Góc. Ban đầu Ngài là Đá thường. Sau đó các nhà lãnh đạo Do-thái khước từ Ngài bằng cách giết Ngài. Nhưng Đức Chúa Trời tôn trọng Ngài qua việc làm cho Ngài từ kẻ chết sống lại và làm cho Ngài thành một viên Đá đặc biệt, Đá Góc, tức viên Đá nổi bật, liên kết các bức tường của tòa nhà. Đấng Christ là Đá Góc của nơi ở Đức Chúa Trời.
KIẾN THỨC CỦA PHI-E-RƠ
VỀ ĐẤNG CHRIST LÀ ĐÁ
Trong Giăng chương 1, chúng ta thấy Anh-rê đem em mình là Si-môn Phi-e-rơ đến với Chúa Jesus. “Jesus nhìn Si-môn, mà phán rằng: ‘Ngươi là Si-môn, con của Giăng, ngươi sẽ được gọi là Sê-pha’ (có nghĩa là đá)” (c. 42). Về sau, tại Sê-sa-rê Phi-líp, Chúa Jesus hỏi môn đồ Ngài rằng: “Còn các ngươi thì nói Ta là ai?” (Mat. 16:15). Phi-e-rơ đi đầu tuyên bố “Ngài là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống” (c. 16). Để trả lời Phi-e-rơ, Chúa phán: “Còn Ta lại bảo ngươi rằng: “Ngươi là Phi-e-rơ, Ta sẽ lập Hội Thánh Ta trên vầng đá này” (c. 18). Ở đây tên “Phi-e-rơ” có nghĩa là viên đá, tức vật liệu cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Dường như Chúa Jesus nói: “Ngươi là Phi-e-rơ, một viên đá. Ta sẽ xây Hội Thánh Ta bằng những viên đá”.
Chắc chắn lời Chúa nói hẳn đã có ấn tượng sâu xa trên Phi-e-rơ, mặc dầu dường như lúc ấy ông chưa hiểu. Nhưng sau khi Linh Ban Sự Sống đã được thở vào trong ông và sau khi Linh gia tể đã thổi trên ông, Phi-e-rơ trở nên một con người của Linh, một con người có Linh thể yếu bên trong và Linh gia tể ở trên. Là một người như vậy, chắc chắn ông bắt đầu hiểu lời Chúa nói ông là một viên đá. Có lẽ Phi-e-rơ tự nhủ: “Tôi nhớ lại rằng khi tôi mới gặp Chúa, Ngài nói Ngài sẽ ban cho tôi một tên mới có nghĩa là viên đá. Về sau Ngài gọi tôi là ‘Phi-e-rơ’ và nói rằng Ngài sẽ xây dựng Hội Thánh trên một vầng đá. Bây giờ tôi hiểu điều Ngài nói lúc ấy”.
Bởi hiểu biết như vậy nên trong Công Vụ chương 4, Phi-e-rơ có thể giới thiệu Chúa Jesus là Hòn Đá bị các thợ xây khinh miệt nhưng đã trở nên Đá Góc. Sau này, khi về già, ông viết Thư Tín Thứ Nhất, trong đó ông nói về Chúa là Hòn Đá Sống và tín đồ là các viên đá sống cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời: “Hãy đến cùng Ngài là Hòn Đá Sống, thật bị người ta loại ra, song đối với Đức Chúa Trời thì được lựa chọn và quí trọng; anh em cũng như đá sống được xây nên nhà thuộc linh” (lPhi. 2:4-5a). Theo Công Vụ chương 3 và 4, không những Phi-e-rơ biết Đấng Chữa Lành là Tôi Tớ của Đức Chúa Trời, Đấng Thánh, Đấng Công Chính, Căn Nguyên của sự sống, Tiên Tri, và Dòng Giông mà trong Ngài cả trái đất sẽ được phước, mà còn biết Ngài là Hòn Đá cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời.
Tôi không tin suốt bao nhiêu thế kỷ, có nhiều người đã dạy theo Lời rằng Jesus Christ là một Hòn Đá cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Ngài không những là Tôi Tớ, Đấng Thánh, Đấng Công Chính, Căn Nguyên của sự sống, Tiên Tri, và Dòng Giống, mà còn là một Hòn Đá cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Theo 4:12, Đá ấy là Đấng mà trong Ngài chúng ta được cứu. Vì vậy, Ngài là Cứu-Chúa-Hòn-Đá. Là Cứu-Chúa-Hòn-Đá, Ngài thật vững chắc, mạnh mẽ và đáng tin cậy. Chúng ta có thể nương cậy nơi Ngài và đứng trên Ngài. Đá này là Vầng Đá, Đá Nền Tảng và Đá Góc. Trong Xa-cha-ri 4:7, chúng ta thấy thậm chí Ngài là Đá Đỉnh. Đấng Christ là vật liệu xây dựng của Đức Chúa Trời. Sự xây dựng của Đức Chúa Trời hoàn toàn thuộc về Đấng Christ.
ĐƯỢC CỨU
TRONG DANH CỦA ĐẤNG BAO HÀM TẤT CẢ
Khi nghe chúng tôi nói rằng theo Kinh Thánh, Đấng Christ là Đá Góc, Đá Nền, Đá Đỉnh và thậm chí là tất cả các viên đá trong sự xây dựng của Đức Chúa Trời, một số người buộc tội chúng tôi dạy Phiếm Thần Thuyết. Đó là buộc tội sai. Vâng, chúng ta nói Đấng Christ là Thức Ăn, Không Khí, Nước Uống, Ánh Sáng, Cánh Cửa, Y Phục và Nơi ở của chúng ta, nhưng đó chắc chắn không phải là Phiếm Thần Thuyết. Đấng Christ không đủ điều kiện làm Thức Ăn và Thức uống của chúng ta sao? Ngài không đủ điều kiện làm Không Khí, Y Phục, Cánh Cửa và Nơi Ở của chúng ta sao? Ngài không phải là Đá Nền, Đá Góc, Đá Đỉnh và tất cả những viên đá cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời sao? Chắc chắn Đấng Christ đủ điều kiện để làm tất cả những điều này. Tuy nhiên, ngày nay một số người làm giảm phẩm chất của Đấng Christ và buộc tội sai những người dạy theo Kinh Thánh rằng Đấng Christ là bao-hàm-tất-cả, Ngài là tất cả trong tất cả như những người theo Phiếm Thần Thuyết. Tân Ước khải thị rằng Đấng Christ là tất cả trong tất cả (Côl. 3:11), và chúng ta là sự đầy đủ của Đấng là tất cả trong tất cả này (Êph. 1:23), Thật kỳ diệu khi chúng ta là sự đầy đủ của Đấng Christ để biểu lộ Ngài!
Chính là trong danh của Jesus Christ là Đấng Bao Hàm Tất Cả mà chúng ta được cứu. Anh em có biết tại sao danh Ngài quyền năng như vậy không? Danh Ngài quyền năng vì Ngài là Đấng kỳ diệu, bao-hàm-tất-cả. Chúng ta đã được cứu trong danh của Jesus Christ, và Ngài là Đấng Bao Hàm Tất Cả. Là Đấng Bao Hàm Tất Cả, Đấng Christ là Đức Chúa Trời, Con Người, Cha, Con, Linh, vầng Đá, Nền Tảng, Đá Đầu Góc, Đá Đỉnh, Cánh Cửa, Thức Ăn, Nước Uống, Y Phục, Sự Sống, Sức Mạnh, Khả Năng, Chức Năng, Bước Đi, Nếp Sống, Lời Nói, Hơi Thở, Thị Giác, Thính Giác của chúng ta. Ô, không thể nói hết tất cả những gì Đấng Christ là đối với chúng ta!
Do ảnh hưởng của truyền thống, một số người nói chúng ta không nên dùng các từ ngữ mới để bày tỏ những gì Đấng Christ là. Họ cho rằng chúng ta chỉ nên dùng những từ mà các giáo phụ của Hội Thánh, các hội nghị, và những sự dạy dỗ truyền thông đã dùng mà thôi. Điều nay là áp đặt một hạn chế lớn trên dân Chúa. Chúng ta cần phá vỡ hạn chế này và dùng từ liệu mới khi cần để chuyển tải tính bao-hàm-tất-cả của Đấng Christ. Chúng ta không nên tin cậy vào thần học truyền thống, vì thần học ấy hạn chế chúng ta và thậm chí dẫn chúng ta đi lầm đường. Chúng ta cần nhìn thấy trong Lời tất cả những phương diện của Đấng Christ. Đặc biệt Đấng Christ của chúng ta có phương diện là một viên đá cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Ha-lê-lu-gia về viên đá xây dựng này!
ĐÁ GÂY VẤP NGÃ, ĐÁ NGHIỀN NÁT,
ĐÁ LAN RỘNG VÀ ĐÁ XÂY DỰNG
Đấng Christ không những là Đá xây dựng của Đức Chúa Trời, mà còn là Đá Gây Vấp Ngã và Đá Nghiền Nát. Về chính Ngài là Đá Gây vấp Ngã và Đá Nghiền Nát, Chúa Jesus nói: “Kẻ nào rơi trên Đá này phải bị giập nát, còn hễ Đá ấy rơi nhằm ai, thì sẽ làm cho nấy tan ra như bụi” (Mat. 21:44). Đối với tín đồ, Đấng Christ là Đá Nền mà chúng ta tin cậy (Ês. 28:16). Nhưng đối với người Do-thái vô tín, Ngài là Đá Gây vấp Ngã (Ês. 8:14-15; La. 9:32-33), và đối với các nước, Ngài sẽ là Đá Nghiền Nát. Theo Đa-ni-ên 2:34-35, Đấng Christ là Đá sẽ nghiền nát các hước khi Ngài trở lại.
Đối với chúng ta là tín đồ, Đấng Christ không phải là Đá Vấp Ngã, cũng không phải là Đá Nghiền Nát, mà là Đá Xây Dựng, thậm chí là Đá Lan Rộng. Đối với chúng ta, Ngài đã trở nên Đá Xây Dựng. Trước hết chúng ta trở nên sự lan rộng của Ngài, và bây giờ Ngài đang xây dựng chúng ta với nhau thành nơi ở của Đức Chúa Trời. Ngài vừa là Thợ Xây vừa là Vật Liệu cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Ngài là Cứu-Chúa-Hòn-Đá. Trong gia tể của Đức Chúa Trời, Ngài đang xây dựng nơi ở đời đời của Ngài. Đối với người Do-thái, Ngài là Đá Gây Vấp Ngã, và đối với các nước, Ngài là Đá Nghiền Nát. Nhưng đối với chúng ta Ngài là Đá Lan Rộng và Đá Xây Dựng.
TỪ MỘT NGƯỜI-BẰNG-ĐẤT-SÉT
ĐẾN MỘT THÀNH-PHÔ-BẰNG-ĐÁ
Trong Kinh Thánh, đá là yếu tố chính. Trong Sáng Thế Ký, Đức Chúa Trời tạo dựng con người bằng đất sét (Sáng. 2:7). Vì vậy, con người đầu tiên là một người-đất-sét. Sau đó chính Đức Chúa Trời đến để làm một con người, và con người này là một người-đá. Ở cuối Kinh Thánh, trong Sách Khải Thị, chúng ta có một thành-phố-đá, một thành phố xây dựng bằng đá. Vì vậy, Kinh Thánh bắt đầu với một người-đất-sét, tiếp tục với một người-đá và tổng kết trong thành-phố-đá. Đó là gia tể của Đức Chúa Trời.
KHẢI THỊ TRONG KINH THÁNH VỀ ĐÁ
Nghiên cứu Kinh Thánh không phải dễ. Chúng ta cần những kỹ năng nếu muốn nghiên cứu Lời Đức Chúa Trời cách đúng đắn. Những ai thiếu các kỹ năng cần thiết khi đọc Sách Công Vụ có thể chú ý đến những điều như dấu kỳ, phép lạ và bóng của Phi- e-rơ (5:15). Có thể họ không chú ý đến đá bị các thợ xây loại ra. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn thấy tầm quan trọng của Đấng Christ là Đá Xây Dựng.
Trong Cựu Ước
Ở đầu Kinh Thánh, chúng ta có Cây Sự Sông, một dòng sông và đá. Theo Sáng Thế Ký chương 2, sau khi Đức Chúa Trời tạo dựng con người, Ngài đặt con người trước Cây Sự Sống (cc. 8-9). Chúng ta cũng được biết rằng “một con sông chảy ra từ Ê-đen đặng tưới vườn; rồi từ đó chia ra làm bốn ngả” (c. 10). Về dòng sông này, Sáng Thế Ký chương 2 nói đến vàng, nhũ hương, và bích ngọc (c. 12). Đó là lần đầu tiên đá được đề cập trong Kinh Thánh.
Trong Cựu Ước, chúng ta đọc thấy đá được đề cập nhiều lần. Chẳng hạn như bích ngọc ở trên vai của Ê-phót thầy tế lễ thượng phẩm mặc, và mười hai viên đá được cẩn vào bảng đeo ngực của thầy tế lễ thượng phẩm (Xuất. 28:8-12, 21). Trên những viên đá này có khắc tên của mười hai chi phái I-xra-ên. Điều này ngụ ý rằng tuyển dân của Đức Chúa Trời cần phải trở nên đá trong cách nhìn của Ngài.
Trong Cựu ước, chúng ta cũng đọc thấy vầng đá bị nứt và từ đó có nước sống tuôn ra (Xuất. 17:5-6). Trong lCô-rin-tô, Phao-lô nói rằng vầng đá này là Đấng Christ: “Họ uống nơi một vầng đá thuộc linh theo họ, vầng đá ấy là Đấng Christ” (1Cô. 10:4).
Ê-sai 8:14-15 nói về vầng đá gây vấp ngã. Nhưng Ê-sai 28:16 chép: “Nầy, Ta đặt tại Si-ôn một hòn đá để làm nền, là đá đã thử nghiệm, là đá đầu góc quí báu, làm nền bền vững”. Đối với những người chống đối, Đấng Christ là đá gây cho họ vấp ngã, nhưng đối với chúng ta, Ngài là đá làm nền và đá góc. Hơn nữa, Xa-cha- ri nói về Đấng Christ là đá đỉnh: “Nó sẽ đem đá chóp ra; sẽ có tiếng kêu rằng: Xin ban ơn, ban ơn cho nó!” (Xa. 4:7).
Trong Tân ước
Chúng ta đọc thấy Tân ước nói về đá nhiều hơn. Chúa Jesus gọi Phi-e-rơ là một hòn đá, và Ngài bày tỏ chính Ngài là Vầng Đá (Gi. 1:42; Ma. 16:18). Đấng Christ sẽ xây dựng Hội Thánh Ngài trên vầng đá này với tín đồ là những viên đá. Trong lCô- rin-tô 3:11, Phao-lô nói rằng Đấng Christ là nền tảng duy nhất đã được lập và chúng ta nên xây dựng trên nền ấy bằng vàng, bạc, và đá quí. Sau đó, trong lPhi-e-rơ 2:4-5, chúng ta thấy Chúa Jesus là Đá Sống và chúng ta cũng là đá sống được xây dựng nên nhà thuộc linh. Sau đó, trong Sách Khải Thị, Chúa nói những người đắc thắng sẽ nhận được một viên đá trắng tượng trưng cho việc họ trở nên đá quí trong cách nhìn của Ngài (Khải. 2:17). Hơn nữa, trong Khải Thị chương 4, Đức Chúa Trời ngồi trên ngai có dáng vẻ bên ngoài như bích ngọc và hồng bửu thạch” (c. 3). Cuối cùng, chúng ta có Giê-ru-sa-lem Mới, là Thành Phố có ánh sáng “giống như bửu thạch rất quí, dường như bích ngọc” (Khải. 21:11), một bức tường cao lớn bằng bích ngọc (cc. 12, 18), và mười hai nền gồm các đá quí. Nếu suy gẫm về Thành Phố này, chúng ta sẽ thấy nó gồm có vàng, ngọc trai, và đá quí. Đó là sự khải thị rõ ràng về đá trong Kinh Thánh.
Nhiều người dạy Kinh Thánh không nhìn thấy rằng đá là điều chính yếu trong Kinh Thánh. Anh em có bao giờ nghe Chúa Jesus là Cứu-Chúa-Hòn-Đá chưa? Có bao giờ người ta nói với anh em rằng Đức Chúa Trời có dáng vẻ của bích ngọc không? Theo Khải Thị chương 4, chúng ta có thể nói Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức-Chúa-Trời-bích-ngọc. Nếu một số người nói rằng từ ấy không được tìm thấy trong Kinh Thánh, chúng ta có thể nêu lên rằng Kinh Thánh không dùng cụm từ “Đức Chúa Trời Tam-Nhất”, nhưng sự kiện Đức Chúa Trời là Tam-Nhất -Cha, Con, và Linh- chắc chắn có trong Lời. Tương tự như vậy, Kinh Thánh không dùng từ “Đức-Chúa-Trời-bích-ngọc”, nhưng rõ ràng Kinh Thánh khải thị rằng Đức Chúa Trời có dáng vẻ bích ngọc. Như vậy, theo một ý nghĩa rất thật, Ngài không phải là Đức-Chúa-Trời-bích- ngọc sao?
Một lần nữa tôi muốn khích lệ anh em đừng tin cậy nơi thần học truyền thông. Với một thần học như vậy có quá nhiều giới hạn, mù lòa, và che khuất nhiều vấn đề trong Kinh Thánh. Chúng ta chỉ mới thấy một phần nhỏ của những gì trong Lời. Khải thị của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh không thể dò thấu được. Khi ở trong cõi đời đời, có lẽ chúng ta sẽ nói: “Ôi, tôi đã thấy quá ít!”
Khi nghiên cứu Kinh Thánh, không nên bất cẩn mà cần tuân theo các nguyên tắc chủ đạo của Kinh Thánh. Nếu tuân theo các nguyên tắc ấy, chúng ta sẽ tránh được lỗi lầm. Mặc dầu không nên bị thần học truyền thông giới hạn, nhưng vẫn cần được hướng dẫn bởi các nguyên tắc chủ đạo khi giải thích Kinh Thánh. (Có lẽ vào một dịp khác chúng ta sẽ xem xét những nguyên tắc chủ đạo ấy là gì).
Trong Kinh Thánh có một sợi dây xuyên suốt về đá từ Sáng Thế Ký chương 2 suốt đến Khải Thị chương 22. Trong Sáng Thế Ký chương 2, ban đầu chúng ta có đá mã não, và sau đó trong Khải Thị chương 21 và 22, chúng ta có thành phố bích ngọc là sự tổng kết. Vẻ bề ngoài, tường và nền thứ nhất của thành ấy đều toàn bằng bích ngọc. Vì vậy, việc Phi-e-rơ nói đến Đấng Christ là đá bị các thợ xây loại ra nhưng được Đức Chúa Trời lập làm đá góc trong sự phục sinh nói lên và hàm ý nhiều lẽ thật biết bao!