CON THỨ TỪ BIỂN LÊN
(1)
Trong bài này, chứng ta đến với con thú từ biển lên (13:1). Chương 12 và 13 dường như đứng riêng một mình và suốt nhiều năm tôi không biết mối liên hệ giữa hai chương ấy. Mối liên hệ là biển được đề cập trong 12:18 và 13:1. Khải Thị 12:18 (13:1 Bản King James) chép: “Rồng đứng trên bãi cát của biển.” Sau đó, 13:1 chép: “Đoạn, tôi thấy một con thú từ dưới biển lên.” Biển trong cả 12:18 lẫn 13:1, cũng như biển lớn trong Đa-ni-ên 7:2, đều tượng trưng cho Địa Trung Hải. (Địa Trung Hải có nghĩa là “biển trong đất liền”). Cho nên, biển là sự kết nối chương 12 và 13.
Trong chương 12, con rồng bị đánh bại và bị ném từ trời xuống đất. Sau khi xuống đất, hắn liền bắt đầu khuấy động con thú từ biển lên. Cát biển ở đây chắc chắn tượng trưng cho bờ biển của Đất Thánh, tức ngay biên giới quốc gia Israel. Con rồng sẽ đứng tại đó và khiến con thú, tức Anti-christ, từ biển đi lên. Sự kiện con rồng đứng trên cát biển và sự kiện thành thánh là Giê-ru-sa-lem sẽ bị giày đạp dưới chân 42 tháng (11:2) hàm ý rằng sự bắt bớ của Sa-tan trong đại nạn sẽ được thực hiện chủ yếu tạl xứ Israel.
Trong các sứ điệp về Khải Thị chương 13, tôi có gánh nặng chỉ ra tất cả những phương diện khác nhau của Anti-christ, như được khải thị chi tiết trong sách Đa-ni-ên, sách Khải Thị và sách 2 Tê-sa-lô-ni-ca để thánh đồ có thể hiểu rõ nhân vật gian ác này.
Hầu như không có gì trong sách Khải Thị là hoàn toàn mới lạ. Trái lại, gần như mọi chi tiết ở đây đều được đề cập trong Cựu Ước. Nếu muốn hiểu sách Khải Thị, chúng ta phải truy nguyên những điều được tìm thấy ở đây về tận Cựu Uớc là nơi chúng được đề cập lần đầu tiên. Theo cách ấy, chúng ta sẽ vừa thấy được khải thị nguyên thủy vừa thấy sự phát triển của khải thị ấy. Về nguyên tắc, đó là trường hơp của Anti-christ. Anti-christ được khải thị trong sách Đa-ni-ên nhưng sách Khải Thị khai triển thêm về hắn.
Nhiều người trong chúng ta khá quen thuộc với những lời tiên tri trong sách Đa-ni-ên. Trong các bài này, chúng ta cần xem xét bốn chương trong Đa-ni-ên: chương 2, thuật lại giấc mơ của Nê-bu-cát-nết-sa; chương 7, khải thị về bốn con thú từ biển lên; chương 8, chiên đực và dê đực giao chiến với nhau; và chương 11, các vua từ phương bắc và phương nam. Trong chương 8, một chiếc sừng nhỏ ra từ một trong bốn sừng của dê đực, và một điều gì đó cũng ra từ vị vua phương bắc trong chương 11. Hai điều này là như nhau.
Pho tượng lớn trong chương 2 bao gồm bốn phần: đầu, ngực và cánh tay, bụng và vế, ống chân, kể cả mười ngón chân. Phần thứ tư được chia nhỏ ra thành 2 chân và 10 ngón chân. Những giai đoạn lịch sử được tượng trưng bởi ba phần đầu của pho tượng và hai ống chân thì đã được ứng nghiệm nhưng 10 ngón chân thì chưa được ứng nghiệm. Bốn con thú trong chương 7 tương ứng với 4 phần của pho tượng lớn trong chương 2. Con thú thứ nhất tương ứng với đầu, con thú thứ hai tương ứng với ngực và cánh tay, con thú thứ ba tương ứng với bụng và vế và con thú thứ tư tương ứng với ống chân cùng các ngón chân.
Cuối cùng, theo khải tượng trong chương 7, con thú thứ tư sẽ có mười sừng. Mười sừng của con thú thứ tư thật ra chính là mười ngón chân trong phần thứ tư của pho tượng lớn.
Hai con vật trong chương 8 là chiên đực và dê đực tương đương với con thú thứ hai và thứ ba được đề cập trong chương 7. Vì thế, dê đực tương đương với con thú thứ ba và phần thứ ba của pho tượng lớn. Theo chương 8, trên dê đực có bốn sừng và từ các sừng ấy ra một sừng nhỏ.
Trong Đa-ni-ên chương 11, chúng ta có hai vị vua, vua phương nam và vua phương bắc. Vua phương bắc là hình bóng về Anti-christ và ra từ các sừng của dê đực trong chương 8.
Xin chú ý đến mối liên hệ giữa 4 chương này trong Đa-ni-ên. Bốn con thú trong chương 7 tương đương vói bốn phần của pho tượng lớn trong chương 2. Chiên đực và dê đực trong chương 8 tương đương với con thú thứ hai và thứ ba trong chương 7. Vị vua phương bắc trong chương 11 ra từ một trong bốn sừng của dê đực trong chương 8. Cuối cùng, vị vua phương bắc sẽ là bóng, hình bóng về Anti-christ, tức cái sừng nhỏ được đề cập trong chương 8.
Trong Đa-ni-ên 9:24-27, chúng ta có lời tiên tri về 70 tuần lễ. Theo chương này, 70 tuần đã được Đức Chúa Trời ấn định trong lịch sử của Israel. Mỗi tuần tượng trưng cho một giai đoạn 7 năm. Sau 69 tuần, thái tử Titus đến hủy diệt Giê-ru-sa-lem, và Giê-ru-sa-lem bị giày đạp dưới chân dân ngoại. Trong thời gian ấy, có cảnh hoang vu cùng với sự gớm ghiếc (Đa. 9:27). Vào năm 70 s.c, Titus đã phá hủy thành Giê-ru-sa-lem. Từ thời điểm ấy cho đến 1967, Giê-ru-sa-lem ở dưới sự kiểm soát của dân ngoại. Việc trả lại Giê-ru-sa-lem cho dân Do Thái vào năm 1967 là dấu hiệu cho thấy chúng ta ở rất gần thời kì cuối cùng. Qua Anti-christ, cảnh hoang vu với sự gớm ghiếc không lâu sau sẽ đến cách trọn vẹn.
I. CON THÚ THỨ TƯ TRONG ĐA-NI-ÊN CHƯƠNG 7
Con thú từ biển lên trong 13:1 là phần cuối cùng và trọng yếu của con thú thứ tư trong Đa-ni-ên (Đa. 7:7-8, 19-26). Trong cả sách Đa-ni-ên lẫn Khải Thị, con thú từ biển lên không những tượng trưng cho đế quốc La Mã mà còn đặc biệt tượng trưng cho Anti-christ. Vì thế, cuối cùng Anti-christ chính là con thú từ biển lên, tức con thú thứ tư trong Đa-ni-ên chương 7.
A. Dữ tợn và khủng khiếp
Con thú này thật dữ tợn và khủng khiếp (Đa. 7:7, 19). Xưa kia, đế quốc La Mã đã làm những điều ghê sợ và khủng khiếp. Trong tưong lai, Anti-christ cũng sẽ làm những điều khủng khiếp để hại người ta. Cả hai đều tàn bạo và khủng khiếp.
B. Rất mạnh
Đa-ni-ên 7:7 cho biết con thú “rất mạnh.” Trong lịch sử, đế quốc La Mã là thế lực ngoại bang mạnh nhất và Anti-christ cũng sẽ mạnh mẽ cách phi thường, thậm chí mạnh mẽ trong sức mạnh của Sa-tan. Như đế quốc La Mã đã chinh phục tất cả những thế lực lân cận thì Anti-christ cũng sẽ đánh bại và chinh phục tất cả những thế lực chung quanh Địa Trung Hải.
C. Có răng lớn bằng sắt và móng bằng đồng
Con thú ấy cũng có răng lớn bằng sắt và móng bằng đồng (Đa. 7:7, 19). Răng bằng sắt là để ăn hoặc cắn nuốt và móng bằng đồng là để đứng hay giày đạp.
D. Cắn nuốt cả trái đất và nghiền nát đất thành từng mảnh
Con thú này cắn nuốt cả trái đất và nghiền nát đất thành từng mảnh (Đa. 7:7, 19, 23). Đi kèm với tất cả những phương diện mô tả về con thú, phương diện này trước hết áp dụng cho đế quốc La Mã cổ đại với các Sê-sa của nó và sau đó áp dụng cho Anti-christ sắp đến.
E. Dùng chân giày đạp vật gì còn lại
Con thú thứ tư dùng chân giày đạp vật gì còn lại (Đa. 7:7,19, 23). Bất cứ những gì còn lại sau khi đã bị cắn nuốt và nghiền nát sẽ bị con thú giày đạp. Đế quốc La Mã đã làm như vậy trong quá khứ, và Anti-christ cũng sẽ làm như vậy trong tương lai.
F. Có mười sừng
Con thú ấy cũng có mười sừng (Đa. 7:7, 20, 24). Mười sừng này tương ứng với mười ngón chân của pho tượng lớn trong chương 2. Theo khải tượng về pho tượng lớn trong Đa-ni-ên chương 2, trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, mười vua được, tượng trưng bởi mười ngón chân là phần thấp nhất của thân thể. Tuy nhiên, theo khải tượng trong Đa-ni-ên chương 7, mười vương quốc được đại diện bởi mười vua thì được tôn cao là mười sừng. Trong chương 2, các vua ấy thấp nhất và trong chương 7, họ lại cao nhất. Các vua ấy thấp nhất hay cao nhất tùy thuộc vào quan điểm của chúng ta. Nếu chúng ta nhìn họ từ góc độ trên trời thì họ thấp nhất. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn họ từ góc độ thế giới thì các vương quốc ấy dường như cao nhất. Hơn nữa, theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, chính trị thuộc thế giới và vương quốc của thế giói giống như dã thú, không làm gì ngoài việc làm hại và cắn nuốt người ta. Nhưng theo cách nhìn của Nê-bu-cát-nết-sa, tức theo cái nhìn của con người thì các vương quốc của thế giới dường như là một pho tượng to lớn và lộng lẫy.
G. Có một sừng nhỏ mọc lên giữa mười sừng
Con thú thứ tư có một sừng nhỏ, tức Anti-christ, mọc lên giữa mười sừng (Đa. 7:8, 20, 24-26). Antl-christ sẽ mọc lên từ một trong mười sừng.
1. Có mắt như mắt người
Sừng nhỏ ấy sẽ có mắt như mắt người (Đa. 7:8, 20). Ở đây, mắt tượng trưng cho sự thấu hiểu. Sự kiện sừng có mắt như mắt người hàm ý rằng Anti-christ sẽ rất thông minh. Hắn sẽ là một người uyên bác và rất sáng suốt. Hắn có thể vừa biết khoa học chính trị vừa quen thuộc với mọi tri thức khoa học cập nhật. Hãy ghi nhớ điểm này khi anh em quan sát tình hình thế giới và đọc báo chí. Không bao lâu nữa, một người như vậy sẽ xuất hiện.
2.Có miệng nói những lời xấc xược với Đấng Chí Cao
Sừng nhỏ ấy cũng sẽ có miệng nói những lời xấc xược với Đấng Chí Cao (Đa. 7:8, 20, 25). Hắn sẽ nói những lời ngạo mạn và thốt lên những lời báng bổ Đức Chúa Trời. Anti-christ sẽ là một diễn giả hùng biện. Thậm chí ngày nay, ứng cử viên cho chức vụ chính trị nào cũng đều phải vừa thông minh vừa nói năng lưu loát. Một ứng cử viên càng nói những lời lẽ cường điệu thì người ấy càng có thể được đắc cử. Khi thấy một người tài giỏi và hùng biện thốt lên những lời lẽ ngạo mạn và báng bổ Đức Chúa Trời thì anh em phải chú ý - người ấy có thể là Anti-christ.
3. Có dáng vẻ cường tráng hơn những sừng khác
Sừng nhỏ sẽ có dáng vẻ cường tráng hơn những sừng khác (Đa. 7:20). Dáng vẻ bề ngoài của hắn sẽ rất cường tráng, cao lớn, oai nghiêm và thu hút đến nỗi hắn có thể khuất phục nhiều người chỉ nhờ năng lực từ sự hiện diện của hắn. Kinh Thánh không để chúng ta lại trong tối tăm. Kinh Thánh không những bày tỏ Đấng Christ mà còn mô tả rõ về Anti-christ. Khi hắn xuất hiện, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra hắn.
4.Tranh chiến cùng các thánh đồ và tháng họ
Đa-ni-ên 7:21 chép: “Ta nhìn xem, cái sừng đó tranh chiến cùng các thánh đồ và thắng họ.” Anti-christ không những ngạo mạn và báng bổ mà còn tranh chiến cùng các thánh đồ. Hắn sẽ bắt bớ những người Do Thái kính sợ Đức Chúa Trời và những Cơ Đốc nhân tin Đấng Christ.
5.Làm hao mòn các thánh đồ suốt 3 năm rưỡi
Đa-ni-ên 7:25 cho biết sừng nhỏ ấy sẽ “làm hao mòn các thánh của Đấng Chí Cao.” Anti-christ sẽ khống chế các thánh đồ và dần dần làm hao mòn họ. Làm thế nào hắn thực hiện được điều đó thì tôi không biết. Chịu sự hao mòn này thì khó hơn bị giết chết bất thình lình. Đừng chờ đợi đến khi chính anh em kinh nghiệm điều này. Trái lại, anh em hãy cầu nguyện để có thể ‘ thoát khỏi tình cảnh ấy. Càng nhìn thấy một người giống như vậy lộ ra, chúng ta càng cần cầu nguyện: “Chúa ơi, nếu đây là hắn thì xin cất con đi trước khi hắn lên nắm quyền. Con không muốn bị ở dưới bàn tay của hắn.”
6.Cố thay đổi những thời kì và các luật
Đa-ni-ên 7:25 cũng khải thị rằng sừng nhỏ ấy sẽ “định ý đổi những thời kì và các luật.” Việc thay đổi các thời kì và các luật tượng trưng cho sự thay đổi các lễ tiệc đã được chỉ định cho con cái Israel. Theo Lê-vi Kí, Đức Chúa Trời đã ấn định ít nhất bảy kì tiệc hàng năm cho dân Do Thái. Vì các kì tiệc ấy liên quan đến việc thờ phượng Đức Chúa Trời, và vì Anti-christ sẽ chống đối mọi tôn giáo, nên hắn sẽ hủy bỏ tất cả những kì lễ tiệc và thay đổi tất cả các luật. Các luật ấy tượng trưng cho kinh luật mà Đức Chúa Trời đã ban cho dân Ngài qua Môi-se. Vì thế, Anti-christ sẽ thay đổi Do Thái giáo, hủy bỏ các kì lễ tiệc và thay đổi các luật mà họ đã nhận được từ Đức Chúa Trời qua tổ tiên họ.
7. Quyền thế của hán sẽ bị cất đi
Đa-ni-ên 7:26 chép: “Nhưng sự xét đoán sẽ đến, và người ta sẽ cất quyền thế khỏi nó.” Quyền thế của sừng nhỏ là Anti-ehrist sẽ bị cất đi.
8. Bị tiêu trừ và hủy diệt
Câu 26 cũng khải thị rằng Anti-christ sẽ bị tiêu trừ và hủy diệt “đến cuối cùng.” Tuy sách Đa-ni-ên không cho chúng ta biết rõ Anti-christ sẽ bị hủy diệt như thế nào, nhưng trong những phần lời khác, chúng ta biết hắn sẽ bị hồ lửa hủy diệt (19:20).
II. SỪNG NHỎ TRONG ĐA-NI-ÊN CHƯƠNG 8
Bây giờ, chúng ta đến với Đa-ni-ên chương 8, ở đó chúng ta thấy cái sừng nhỏ (cc. 8-12, 21-25). Anti-christ sẽ là con thú thứ tư trong Đa-ni-ên chương 7 và cũng là sừng nhỏ được đề cập trong Đa-ni-ên chương 8. Lòi khải thị trong Đa-ni-ên chương 8 chủ yếu liên quan đến hai điều: chiên đực tượng trưng cho Ba Tư và dê đực tượng trưng cho Hi Lạp. Trong một cuốn sách của G. H, Pember về những lời tiên tri lớn, ông nói rằng suốt thời cổ đại của Ba Tư, đặc biệt tại thủ đô, người ta tìm thấy biểu tượng con chiên đực. Hơn nữa, ở Hi Lạp cổ cũng có nhiều biểu tượng dê đực. Kinh Thánh dùng chiên đực để tượng trưng cho Ba Tư và dùng dê đực để tượng trưng cho Hi Lạp. Dê đực trong chương này tượng trưng cho Alexander Đại đế. Alexander nắm quyền trong khoảng 12 năm và thình lình chết ở độ tuổi ngoài 30. Không như sức mạnh của chiên đực, sức mạnh của ông như sức mạnh của dê đực. Lịch sử cho biết rằng khi Alexander Đại đế đến Ma-xê-đô-ni-a, ông đội vương miện là sừng dê.
Đa-ni-ên 8:8 chép: “Con dê đực làm mình nên lớn lắm; nhưng khi nó đã mạnh thì cái sừng lớn của nó gãy đi, và ở chỗ đó, có bốn cái sừng mọc rõ ra hướng về bốn gió trên trời.” Alexander Đại đế có bốn viên tướng. Sau khi Alexander chết, các viên tướng ấy chiếm cứ những vùng nào đó và biến những vùng ấy thành các vương quốc của riêng họ. Vì thế, sau cái chết của Alexander, vương quốc cổ xưa của Ma-xê-đô-ni-a bị chia thành bốn vương quốc. Khi đọc lời tiên tri này, vốn được viết rất lâu trước thời Alexander, chúng ta không thể không tin rằng Kinh Thánh đã được chính Đức Chúa Trời cảm thúc. Năm mươi năm trước, khi đọc và nghiên cứu các vấn đề này, tôl hoàn toàn được thuyết phục là Kinh Thánh được chính Đức Chúa Trời cảm thúc. Tâm trí loài người không thể nào nghĩ ra một lời tiên tri ngắn gọn nhưng sự khải thị thì bao hàm như vậy.
A. Ra từ một trong bốn sừng của dê đực
Sừng nhỏ trong Đa-ni-ên chương 8 ra từ một trong bốn sừng của dê đực, tức là ra từ một trong bốn vương qưốc của Ma-xê-đô-ni-a và Hi Lạp cổ đại (cc. 8-9, 21-23).
B. Lớn lên rất mạnh, về phưong nam, phương đông,
lại hướng về miền đất xinh đẹp
Đa-ni-ên 8:9 chép: “Bởi một trong các sừng, có mọc ra một cái sừng nhô, lớn lên rất mạnh, về phương nam, phương đông, lại hướng về miền đất xinh đẹp.” “Phương nam” tượng trưng cho Ai Cập, “phương đông” tượng trưng cho Tiểu Á, và “miền đất xinh đẹp” tượng trưng cho Đất Thánh. Biết sự kiện này sẽ giúp chúng ta xác định vùng mà từ đó cái sừng nhỏ sẽ mọc lên. Hắn hoặc ra từ Hi Lạp hoặc ra từ Ma-xê-đô-ni-a, có lẽ là ra từ Hi Lạp. Đó là lí do tại sao hắn sẽ rất tài giỏi về phương diện trí tuệ, vì từ thời cổ đại, Hi Lạp đã nổi tiếng về những thành tựu trí tuệ.
Tuy nhiên, đôi khi những lời tiên tri trong Kinh Thánh có phần nào “bí mật.” Ví dụ: Mi-chê 5:1 báo trước rằng Đấng Christ sẽ được sinh tại Bết-lê-hem. Dù lời tiên tri này đã được ứng nghiệm, nhưng khó có ai truy nguyên được nguồn gốc của Đấng Christ về tới Bết-lê-hem. Mẹ Ngài là Ma-ri có thai tại Na-xa-rét, chứ không phải tại Bết-lê-hem. Khi gần đến thời kì sinh nở, bà đến Bết-lê-hem và ở lại đó một thời gian vừa đủ để sinh Chúa Jesus ra. Không lâu sau khi Ngài được sinh ra, Jesus được cha mẹ đưa đến Ai Cập và sau đó đến Na-xa-rét là nơi Ngài lớn lên (Mat. 2:19-23). Do đó, ai cũng biết Ngài là Jesus người Na-xa-rét. Hầu như không ai biết rằng Ngài thực ra được sinh tại Bết-lê-hem một cách “bí mật.”
Ông Pember nói Napoleon là hậu tự của người Hi Lạp. Dù khó mà biết chắc được, nhưng tôi có cảm nhận mạnh mẽ là Anti-christ cũng sẽ là hậu tự của người Hi Lạp. Tuy nhiên, khó xác định chính xác Anti-christ sẽ xuất hiện ở đâu. Dù sao đi nữa, chắc chắn hắn liên quan mật thiết với Hi Lạp ở một phương diện nào đó. Đây không phải là sự phỏng đoán của tôi, thậm chí cũng không phải là sự giải nghĩa của tôi; điều này được hàm ý rõ ràng trong Đa-ni-ên 8:9. Anti-christ chắc chắn sẽ ra từ một trong bốn vương quốc thuộc đế quốc Ma-xê-đô-ni-a và Hi Lạp cổ đại dưới quyền thống trị của Alexander Đại đế.
Ở điểm này, chúng ta hãy suy xét thêm như phần mở ngoặc, sự ứng nghiệm Đa-ni-ên 2:31-33, 38-45 và 7:3-7 về phương diện lịch sử. Đầu của pho tượng lớn, tức con thú đầu tiên là đế quốc Ba-by-lôn (605 T.C. đến 539 T.C.). Ngực và hai cánh tay của pho tượng lớn, tức con thú thứ hai đại diện cho đế qụốc Mê-đô-Ba Tư (549 T.C. đến 330 T.C.). Mê-đô và Ba Tư giống như hai cánh tay, nhưng đó là một đế quốc. Bụng và vế của pho tượng lớn, tức con thú thứ ba, tượng trưng cho đế quốc Ma-xê-đô-ni-a và Hi Lạp (336 T.C. đến 323 T.C.). Như chúng ta đã thấy, sau cái chết của Alexander Đại đế, đế quốc Ma-xê-đô-ni-a và Hi Lạp bị chia thành bốn phần: vương quốc của Ptolemy ở Ai Cập, Cyrene, Ceolo-Syria và những phần thuộc Tiểu Á; vương quốc của Cassander ở Ma-xê-đô-ni-a và Hi Lạp; vương quốc của Lysimachus ở Thrace, tây Bithynla, Lesser Phrygia, Mysla và Lydia; và vương quốc của Seleucus ở phần còn lại của Tiểu Á và Syria (323 T.C. đến 31 T.C.). Vì vậy, sự kiện cái sừng nhỏ sẽ lớn lên mạnh mẽ về phương nam, phương đông và hướng về miền đất xinh đẹp là bằng chứng cho thấy Anti-christ dấy lên từ nguồn Hi Lạp và Ma-xê-đô-ni-a. Hai ống chân của pho tượng lớn, tức con thú thứ tư, là đế quốc La Mã (30 T.C. đến 476 S.C.). Lãnh thổ của tây đế quốc La Mã bao gồm Gaul, Tây Ban Nha, Anh Quốc, Ý và phân nửa phía tây của Bắc Phi. Lãnh thổ của đông đế quốc La Mã bao gồm Ma-xê-đô-ni-a, Hi Lạp, Thrace, Tiểu Á, Syri, Giu-đê, Ai Cập và phần phía đông của Bắc Phi. Sau năm 476 S.C., đế quốc La Mã bị đình chỉ. Trong thời gian đình chỉ ấy, tức khoảng thời gian sau hai chân và trước mười ngón chân, đế quốc La Mã được thay thế bằng Công giáo La Mã.
C. Nó lớn lên mạnh mẽ thậm chí đến cơ binh trên trời
Đa-ni-ên 8:10 chép: “Nó lớn lên đến cơ binh trên trời.” Cái sừng nhỏ sẽ không những lớn lên mạnh mẽ về phương nam, phương đông và hướng về miền đất xinh đẹp, mà thậm chí còn đến cơ binh trên trời. Hắn kiêu ngạo biết bao! Tất cả chúng ta đều biết con người đã lên được mặt trăng. Kĩ thuật không gian có thể sẽ giúp Anti-christ thực hiện điều gì đó liên quan đến cơ binh trên trời, bao gồm các hành tinh và ngôi sao. Anti-christ sẽ rất ngạo mạn, vĩ đại và kiêu ngạo đến nỗi hắn thậm chí dám chạm đến cơ binh trên trời.
D. Ném xuống đất một phần cơ binh và một phần các ngôi
sao, rồi giày đạp lên
Đa-ni-ên 8:10 cũng chép rằng cái sừng nhỏ “ném xuống đất một phần cơ binh và một phần trong các ngôi sao, rồi nó giày đạp lên”. Hắn sẽ là một nhân vật phi thường biết bao! Điền gì đó đưực phát triển trong lĩnh vực khoa học làm cho Anti-christ có thể đem các cơ binh trên trời xuống. Anti-christ sẽ kiêu ngạo đến nỗi hắn dám thực hiện điều ấy.
E. Hắn làm mình nên lén thậm chi đến tướng cơ binh
Đa-ni-ên 8:11 chép: “Nó làm mình nên lớn cho đến tướng cơ binh”, và câu 25 chép: “Người nổi lên chống với Vua của các vua.” Điều này có nghĩa là hắn sẽ tự tôn mình lên chống lại Đức Chúa Trời.
F. Cất đi sinh tế hằng dâng
Cái sừng nhỏ cũng sẽ cất đi sinh tế hằng dâng (c. 11). Điều này có nghĩa là hắn sẽ ngăn chặn người Do Thái thờ phượng Đức Chúa Trời. Chúng ta đã thấy Anti-christ sẽ thay đổi các kì lễ và kinh luật của người Do Thái. Bây giờ, chúng ta thấy hắn sẽ làm gián đoạn sinh tế dâng lên hằng ngày hay liên tục. Câu 12 chép: “Và một thời gian thử thách được định cho sinh tế hằng dâng vì cớ sự quá phạm” (Darby). Điều này có nghĩa là sinh tế sẽ chịu thử thách vì sự can thiệp của Anti-christ. Sự thử thách ấy xảy ra vì cớ sự quá phạm của người Do Thái. Những người Do Thái trở về xứ của tổ tiên họ hiện ở trong một tình trạng rất tồi tệ, đầy dẫy tội lỗi và sự quá phạm. Tình trạng này sẽ tiếp diễn cho đến thời Anti-christ. Dù người Do Thái thờ phượng Đức Chúa Trời bằng cách dâng sinh tế lên cho Ngài, nhưng họ vẫn tội lỗi. Vì vậy, Đức Chúa Trời sẽ ghê tởm những của lễ của họ, và do sự quá phạm của họ, Ngài sẽ cho phép Anti-christ chấm dứt việc dâng sinh tế.
G. Ném xuống nơi thánh biệt của tướng cơ binh
Anti-christ là cái sừng nhỏ cũng sẽ ném xuống nơi thánh biệt của tướng cơ binh (Đa. 8:11). Điều ấy hàm ý rằng hắn sẽ phá hủy đền thờ của Đức Chúa Trời, Điều này cũng hàm ý rằng đền thờ sẽ được xây dựng lại. Nếu Anti-christ xuất hiện hôm nay thì không có đền thờ để hắn phá hủy Tôi tin rằng đền thờ sắp được xây dựng lại. Không lâu sau đó, Anti-christ sẽ dấy lên và phá đổ đền thờ một lần nữa,
H. Ném lẽ thật xuống đất
Đa-ni-ên 8:12 bày tỏ rằng Anti-christ sẽ “ném lẽ thật xuống đất.” Điều này nghĩa là đối với Anti-christ thì không có lẽ thật. Hắn sẽ hủy bỏ và phá đổ mọi lẽ thật. Xu hướng của tình hình thế giới ngày nay cũng giống như vậy. Có rất ít sự thật trong các mối quan hệ quốc tế. Về việc phản đối mọi lẽ thật, Anti-christ sẽ đi đến chỗ hết sức cực đoan.
I. Làm những việc lớn lao và được thịnh vượng
Anti-christ sẽ làm những việc lớn lao và được thịnh vượng (Đa. 8:12, Darby; c. 24). Từ ngữ Hê-bơ-rơ được dịch là làm những việc lớn lao (Darby) là một từ ngữ đặc biệt cho thấy một việc làm tuyệt vời và kì diệu. Anti-christ sẽ làm những việc lớn lao, những việc trước nay chưa từng được thực hiện, và hắn sẽ thịnh vượng.
J.Có bộ mặt hung dữ
Đa-ni-ên 8:23 mô tả Anti-christ là một vị vua “có bộ mặt hung dữ.” Như chúng ta đã thấy, dáng vẻ của Anti-christ sẽ cường tráng, lực lưỡng.
K. Hiểu những lời mầu nhiệm
Anti-christ cũng sẽ hiểu “những lời mầu nhiệm” (Đa. 8:23). Những lời mầu nhiệm ấy sẽ là những điều khó hiểu, những lời lừa dối mơ hồ, lưỡng nghĩa. Không thể nào biết chính xác là hắn nói gì, vì những lời của hắn sẽ có hai nghĩa.
L. Quyền thế hắn lớn thêm nhưng không bởi sức mình
Đa-ni-ên 8:24 chép: “Quyền thế hắn sẽ lớn thêm nhưng không phải bởi sức mình.” Quyền thế của Anti-christ sẽ là quyền thế của Sa-tan. Khải Thị 13:2 chép: “Con rồng lấy năng lực mình, ngôi mình, và uy quyền rất lớn mà cho nó.” Theo một ý nghĩa, Anti-christ sẽ là hiện thân của Sa-tan.
M. Tàn phá lạ thường
Chúng ta cũng được cho biết rằng Anti-christ sẽ “tàn phá lạ thường” (Đa. 8:24). Điều này hàm ý rằng Anti-christ sẽ phá hủy đến một móc độ lạ thường. Hắn sẽ tàn phá những thành phố và thậm chí những quốc gia một cách chưa từng có. Tôi không muốn quan sát cảnh ấy ở trên đất. Tôi muốn quan sát cảnh ấy từ các tầng trời hơn.
N. Hủy diệt những kẻ có quyền và dân thánh
Anti-christ cũng sẽ “hủy diệt những kẻ có quyền và dân thánh” (Đa. 8:24), tức dân của Đức Chúa Trời.
O. Xảo quyệt và gian dối
Đa-ni-ên 8:25 chép: “Người dùng quyền thuật làm nên chước gian dối mình được thắng lợi,” Điều này hày tỏ Anti-christ sẽ xảo quyệt và gian dối.
P. Hủy diệt nhiều người trong lúc họ ở yên ổn
Đa-ni-ên 8:25 cũng chép rằng “trong lúc dân ở yên ổn”, Anti-christ “sẽ hủy diệt nhiều người.” Khi nhiều người đang an toàn và yên ổn thì Anti-christ sẽ đến hủy diệt họ.
Q. Bị bẻ gãy chẳng bởi tay người ta
Đa-ni-ên 8:25 cũng cho biết rằng Anti-christ “sẽ bị bẻ gãy chẳng bởi tay người ta”. Cuối cùng, Anti-christ sẽ bị bẻ gãy bởi Đấng Christ, chứ không phải bởi tay người ta.
Tất cả những điểm này cho chúng ta một bức tranh đầy đủ về Anti-christ là cái sừng nhỏ trong Đa-ni-ên chương 8, Xin ghi nhớ rằng Anti-christ trước hết là con thú thứ tư trong Đa-ni-ên chương 7 và sau đó là cái sừng nhỏ trong Đa-ni-ên chương 8.