Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

SÁCH CÔNG VỤ BÀI NĂM MƯƠI LĂM



SỰ LAN RỘNG TẠI TIỂU Á VÀ ÂU CHÂU

QUA CHỨC VỤ

CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHAO-LÔ

(21)

Kinh Thánh: Công. 20:13-38

Trong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục suy gẫm lời Phao-lô khuyên bảo các trưởng
lão tại Ê-phê- sô được ghi lại trong 20:13-38.

MUÔNG SÓI VÀ NHỮNG NGƯỜI LẦM LẠC

Câu 29 chép: “Tôi biết rằng sau khi tôi đi, sẽ có muông sói dữ tợn xen vào
trong vòng anh em, chẳng tiếc bầy đâu”, ở đây, Phao-lô cho thấy muông sói sẽ đến
từ bên ngoài để phá hoại bầy, là Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Trong câu 29,
Phao-lô không quan tâm đến chính mạng sống mình mà rất quan tâm đến tương lai
của Hội Thánh, là báu vật đối với ông cũng như đối với Đức Chúa Trời.
Trong câu 30, Phao-lô nói tiếp: “Lại từ trong anh em cũng sẽ có người dấy lên
nói lời bội nghịch, dẫn dụ môn đồ theo họ”. Những người lầm lạc giữa vòng các
tín đồ trong Hội Thánh luôn luôn bị Ma Quỉ, là kẻ ghét Hội Thánh, sử dụng để kéo
chiên đi lập một “bầy” khác.

Suốt nhiều năm ở trong nếp sống Hội Thánh, chúng tôi đã kinh nghiệm cả
muông sói lẫn những người lầm lạc. Muông sói đến từ bên ngoài Hội Thánh, còn
những người lầm lạc dấy lên từ bên trong Hội Thánh.
Khi những người lầm lạc dấy lên trong Hội Thánh, có lẽ chúng ta nghĩ rằng
điều này chứng tỏ chúng ta chưa cẩn thận trong công tác và chúng ta đã đem đến
hạt giống sinh ra những người lầm lạc. Nhiều người trong chúng ta sẽ suy nghĩ
như vậy mỗi khi thấy những người lầm lạc dấy lên. Tuy nhiên, có thể chúng ta
không liên hệ gì đến việc những người như vậy dấy lên. Hãy suy xét công tác của
Phao-lô tại Ê-phê- sô. Hội Thánh tại Ê-phê- sô đã được dấy lên, thiết lập, và được
chức vụ của Phao-lô hướng dẫn suốt ba năm. Chắc chắn Phao-lô thực hiện công
tác của mình cách rất cẩn thận. Nhưng thậm chí Phao-lô cũng thấy trước những
người nào đó sẽ dấy lên nói những lời lầm lạc để kéo các thánh đồ theo họ lập
“bầy” khác.
Một trong những ẩn dụ của Chúa trong Ma-thi- ơ chương 13 nói về việc gieo cỏ
lùng giữa lúa mì (cc. 24-30, 36-43). Tôi đã nghiên cứu ẩn dụ này nhiều năm, cố
tìm hiểu cỏ lùng đến từ đâu. Có lẽ một số người nói gió thổi hạt cỏ lùng đến. Mặc
dầu không biết hạt cỏ lùng đến từ đâu, nhưng tôi biết bất cứ nơi nào có “lúa mì”,
nơi đó cũng sẽ có “cỏ lùng”. Điều này cho thấy nơi nào có tín đồ thật, nơi đó cũng
sẽ có tín đồ giả. Đó là điều không thể tránh được. Điều đó không thể tránh được
trong công tác của Phao-lô, và sẽ không thể tránh được trong công tác của chúng
ta ngày nay.
Sau khi công tác tại Ê-phê- sô suốt ba năm, Phao-lô cảnh giác các trưởng lão
của Hội Thánh tại đó rằng muông sói sẽ vào giữa họ và môt số người sẽ dấy lên
nói những điều lầm lạc. Chúng tôi đã thấy điều này xảy ra cả tại Viễn Đông lẫn tại
Phương Tây. Chúng ta không nên mong rằng sẽ có lúa mì mà không có cỏ lùng.
Có thể tại bất cứ địa phương nào cũng sẽ có những người bội nghịch nào đó dấy
lên. Khi nghe điều này, có lẽ một số người nói: “Ôi xin đừng nói trước điều như
vậy. Giữa vòng các anh chị em tại địa phương chúng tôi sẽ không bao giờ có
người lầm lạc đâu”. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tiếp nhận lời của Phao-lô. Mặc
dầu ông không biết ai sẽ là người lầm lạc, nhưng ông vẫn nói trước về việc họ sẽ
dấy lên.
Theo lời của Phao-lô trong câu 30, mục đích của những người lầm lạc là kéo

các môn đồ theo họ. Ý định của họ là kéo các thánh đồ đi để lập một “bầy” khác.
Chúng tôi đã quan sát điều này nhiều năm. Chúng tôi đã thấy rằng ý định của
những người lầm lạc là lấy riêng ra một nhóm tín đồ để trở nên những người theo
họ. Vì vậy, chúng ta nên lưu tâm đến lời của Phao-lô về muông sói từ bên ngoài
vào trong bầy và những người lầm lạc dấy lên từ bên trong.
LỜI ÂN ĐIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Trong câu 31-32, Phao-lô nói tiếp: “Vậy nên, hãy thức canh, nhớ lại rằng trọn
ba năm, đêm liền ngày, tôi không ngớt nước mắt mà khuyên răn mỗi người. Bây
giờ tôi giao thác anh em cho Đức Chúa Trời và cho Lời ân điển Ngài, là lời có thể
gây dựng và ban cho anh em cơ nghiệp trong vòng hết thảy những người được nên
thánh”, ở đây, Phao-lô phó thác các tín đồ cho Đức Chúa Trời và cho Lời ân điển
của Ngài. Ân điển là Đức Chúa Trời Tam-Nhất được tín đồ nhận lãnh và vui
hưởng. Tôi tin rằng trong ba năm Phao-lô ở tại Ê-phê- sô, hằng ngày ông nói Lời
ân điển của Đức Chúa Trời cho các thánh đồ.
Chúng tôi có thể làm chứng rằng bởi sự thương xót của Chúa, Lời ân điển của
Đức Chúa Trời có thể được tìm thấy trong các bài Nghiên Cứu Sự Sống. Gần đây,
một anh em trẻ tuổi khuyên các thanh niên trong sự khôi phục của Chúa hãy làm
cho mình được cấu tạo bằng mọi sự phong phú của bộ Nghiên Cứu Sự Sống. Tôi
đồng ý với lời anh em ấy nói. Nếu những người trẻ tuổi được cấu tạo như vậy, thì
trong sự khôi phục sẽ có một sự chuyển đổi mang tính thời đại. Tôi muốn khích lệ
những người trẻ dành thì giờ trong nhiều năm tới để làm cho mình được cấu tạo
bằng tất cả các bài Nghiên Cứu Sự Sống. Nếu những người trẻ dầm thấm các bài
ấy trong những năm tới, dầm thấm Lời về gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, thì
nhiều người sẽ hữu dụng trong sự hầu việc Chúa trọn thì giờ. Họ sẽ có thể đi đến
các thành phố và các quốc gia khác để truyền đạt gia tể Tân Ước của Đức Chúa
Trời cho người khác. Điều đó sẽ cải thiện tình hình giữa vòng các Cơ-đốc nhân
ngày nay. Bằng cách ấy, sự phong phú trong bộ Nghiên Cứu Sự Sống sẽ được toàn
thể cộng đồng Cơ-đốc nhận biết. Tuy nhiên, điều chính yếu là giữa vòng chúng ta,
nhiều chiếc bình sống động đã được dấy lên và được cấu tạo gia tể Tân Ước của
Đức Chúa Trời.
Chúng ta không nên nghĩ rằng chỉ những người trẻ mới cần được cấu tạo bằng
các bài trong bộ Nghiên Cứu Sự Sống. Ngay cả những người lớn tuổi hơn vẫn nên
có thì giờ để được cấu tạo những bài ấy và sau đó có nhiều năm để hầu việc Chúa
bằng cách thực hiện gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời khắp đất.

Xây Dựng Thánh Đồ

Trong 20:32, chúng ta thấy chức năng của Lời ân điển Đức Chúa Trời. Trước
hết, Lời này có thể xây dựng thánh đồ. Xây dựng thánh đồ đòi hỏi phải lớn lên
trong sự sống thần thượng, và việc lớn lên trong sự sống thần thượng cần được
nuôi dưỡng bởi yếu tố thần thượng và sự gây dựng, sự trang bị kiến thức thần
thượng. Tất cả những điều này chỉ có được nhờ Lời ân điển dồi dào của Đức Chúa
Trời, đó là chính Đức Chúa Trời Tam- Nhất đã trải qua tất cả các tiến trình nhục
hoá, cuộc sống làm người, chịu đóng đinh, được phục sinh và thăng thiên, và Ngài
đã được ban cho thánh đồ để họ vui hưởng.

Ban Cho Chúng Ta Một Cơ nghiệp

Thứ hai, Lời ân điển của Đức Chúa Trời thực hiện chức năng ban cho chúng ta
“cơ nghiệp trong vòng hết thảy những người được nên thánh”. Cơ nghiệp thần
thượng là chính Đức Chúa Trời Tam-Nhất với tất cả những gì Ngài có, tất cả
những gì Ngài đã làm, và tất cả những gì Ngài sẽ làm cho những người được cứu
chuộc của Ngài. Đức Chúa Trời Tam-Nhất này được hiện thân trong Đấng Christ
Bao Hàm Tất Cả (Côl. 2:9), là phần chia cho thánh đồ để làm cơ nghiệp (Côi.
1:12). Thánh Linh, Đấng đã được ban cho thánh đồ, là tiền vị, là của đặt cọc và sự
bảo đảm của cơ nghiệp thần thượng này (La. 8:23; Êph. 1:14) mà chúng ta đang
dự phần và vui hưởng ngày nay trong sự hân hĩ Tân Ước của Đức Chúa Trời như
tiền vị, và sẽ dự phần và vui hưởng cách đầy đủ trong thời đại sắp đến và suốt cõi
đời đời (lPhi. 1:4).
Cơ nghiệp đời đời của chúng ta liên quan đến sự sống thần thượng mà chúng ta
đã nhận được qua tái sinh, và là điều chúng ta hiện đang kinh nghiệm và vui
hưởng suốt đời sống Cơ-đốc của mình. “Cơ nghiệp này là sự sở hữu trọn vẹn
những gì đã hứa cho Áp-ra- ham và tất cả tín đồ (Sáng. 12:3; xem Ga-la- ti 3:6),
một cơ nghiệp cao hơn nhiều so với những gì đã giao cho con cái I-xra- ên khi họ
chiếm hữu xứ Ca-na- an, chẳng hạn như quyền làm con của người được tái sinh, là
người đã nhận được lời hứa nhận được Linh bởi đức tin như của đặt cọc cho cơ
nghiệp của họ, cao hơn quyền làm con của I-xra- ên: so sánh Ga-la- ti 3:18-29; lCô-
rin-tô 6:9; Ê-phê- sô 5:5; Hê-bơ- rơ 9:15” (Wiesinger, do Alford trích dẫn).
Cơ nghiệp là sự sở hữu đúng đắn và hợp pháp. Chúng ta không chiếm hữu
được cơ nghiệp bằng năng lực, tài năng, hay việc làm của mình. Trái lại, cơ nghiệp
là được một người khác ban cho cách hợp pháp. Chúng ta không làm việc để được
cơ nghiệp nhưng chỉ nhận lãnh mà thôi.
Vào ngày được tái sinh, chúng ta được ban cho quyền thừa hưởng một cơ
nghiệp. Cơ nghiệp này bao hàm tất cả những ơn phước liên quan đến sự sống đời
đời. Hằng ngày chúng ta cần chiếm hữu cơ nghiệp ấy và vui hưởng. Cơ nghiệp ấy
đúng luật, đúng đắn và hợp pháp vì Đấng Christ đã chết để mua cơ nghiệp ấy cho
chúng ta, đã trả giá bằng huyết báu của Ngài. Hằng ngày, chúng ta có thể tham dự
và vui hưởng cơ nghiệp thuộc về mình ngày nay và suốt cõi đời đời.
Theo lời của Phao-lô trong Công Vụ 20:32, cơ nghiệp ở giữa vòng những
người được nên thánh. Để dự phần cơ nghiệp của Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta
phải được thánh hóa, được thánh hóa đòi hỏi phải có Lời ân điển của Đức Chúa
Trời. Trong Giăng 17:17, Chúa Jesus cầu nguyện: “Xin Cha lấy lẽ thật khiến họ
nên thánh; Lời Cha là lẽ thật”. Được thánh hóa (Êph. 5:26; lTê 5:23) là được phân
rẽ khỏi thế gian và khỏi sự chiếm hữu của nó, phân rẽ cho Đức Chúa Trời và mục
đích của Ngài, không những về mặt địa vị (Mat. 23:17, 19) mà còn về mặt tính khí
(La. 6:19, 22). Lời sống động của Đức Chúa Trời hành động trong tín đồ để phân
rẽ họ khỏi bất cứ điều gì thuộc thế gian. Đó là được thánh hóa trong Lời Đức Chúa
Trời là lẽ thật, là thực tại.

LÀM VIỆC ĐỂ CHU CẤP CHO CHÍNH MÌNH

VÀ GIÚP ĐỠ ĐỒNG CÔNG

Trong 20:33-34, Phao-lô nói tiếp: “Tôi chẳng từng tham lam bạc, vàng, hay là
áo quần của ai hết. Chính anh em biết rằng hai bàn tay nầy đã tự cung cấp sự cần
dùng của tôi và của đồng bạn tôi”. Phao-lô may lều bằng chính đôi tay của ông

(18:3) để cung cấp cho chính ông và cho những người ở với ông. Ông làm việc để
giúp đỡ các đồng công trẻ tuổi của mình. Điều này cho thấy phương cách của
Phao-lô không giống hàng giáo phẩm ngày nay, tức những người lấy việc rao
giảng làm nghề nghiệp.
Giống như Phao-lô, tất cả chúng ta nên mang gia tể Tân Ước đến bất cứ nơi
nào chúng ta đến. Nếu hoàn cảnh cho phép, chúng ta có thể dành trọn thì giờ cho
công tác của chức vụ. Nếu không, chúng ta nên làm một điều gì đó để tự cung cấp
cho mình và cũng để giúp đỡ người khác nữa.
Trong 20:35, Phao-lô nói: “Tôi từng treo gương cho anh em thể nào anh em
đáng phải chịu lao khổ, để giúp đỡ kẻ yếu đuôi, và nhớ lại lời chính Chúa Jesus đã
phán rằng: Bân cho thì có phước hơn là nhận lãnh”. Từ “kẻ yếu đuối” trong tiếng
Hi-lạp cũng có thể dịch là “người ốm yếu” chỉ về những người ốm yếu về thuộc
thể (1CÔ. 11:30); vì vậy, có nghĩa là những người nghèo khó. Trong câu 35, Phao-
lô bảo các trưởng lão nhớ lại Lời của Chúa Jesus: “Ban cho thì có phước hơn là
nhận lãnh”. Lời này không được ghi lại trong các Sách Phúc Âm, chắc hẳn Lời
này đã nhận lãnh do truyền khẩu.
Nếu cẩn thận đọc lời Phao-lô nói với các trưởng lão của Hội Thánh tại E-phê-
sô, chúng ta sẽ thấy Phao-lô không xem việc rao giảng như một nghề nghiệp. Trái
lại, ông có một gánh nặng thật để thực hiện gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời.

CÓ GÁNH NẶNG THỰC HIỆN
GIA TỂ TÂN ƯỚC CỦA ĐỨC CHỨA TRỜI

Tình trạng trên đất ngày nay cần một chứng cớ mạnh mẽ, và chứng cớ mạnh
mẽ đòi hỏi nhiều công lao. Do đó, một nhu cầu lớn lao là, cần có nhiều người hầu
việc Chúa trọn thì giờ. Nhưng để lao khổ cho Chúa, anh em cần hoàn toàn được
cấu tạo bằng Lời.
Tôi muốn nêu lên một lần nữa rằng sự khôi phục của Chúa không phải là công
tác Cơ-đốc thông thường. Trái lại, sự khôi phục là sự chuyển động cập nhật của
Chúa để thực hiện gia tể Tân Ước của Ngài, là điều chưa được thực hiện cách đầy
đủ trong quá khứ. Là những người đã nghe Lời Ngài về gia tể Tân Ước của Đức
Chúa Trời, chúng ta nên nói với Ngài rằng: “Chúa ơi, chúng con ở đây vì chuyển
động của Ngài trên đất. Chúng con không muôn chỉ có tri thức Kinh Thánh.
Chúng con muốn mang gánh nặng được cấu tạo với mọi sự dạy dỗ của Tân Ước để
giống như Phao-lô, chúng con muốn được trở nên những chiếc bình thực hiện gia
tể của Ngài. Thậm chí chúng con muốn lao tác trọn thì giờ”. Nếu hoàn cảnh đòi
hỏi chúng ta có nghề nghiệp để chu cấp cho chính mình và người khác, chúng ta
nên làm như vậy. Nếu không, chúng ta nên sẵn lòng dâng trọn thì giờ cho chức vụ
của Chúa.
Về gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, ngày nay nhu cầu trên đất rất lớn. Nhu
cầu hiện nay lớn hơn nhiều so với những thế kỷ qua khi các giáo sĩ ra đi rao giảng
Phúc Âm và dạy Kinh Thánh đạt đến mức độ rộng lớn theo cách nông cạn. Rao
giảng Phúc Âm và dạy Kinh Thánh cách nông cạn sẽ không bao giờ thực hiện
được gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Sự rao giảng và dạy dỗ ấy không thể cho
Đức Chúa Trời một phương cách để thực hiện kế hoạch đời đời của Ngài.
Vì Chúa đã soi sáng chúng ta về gia tể của Ngài, thậm chí đã làm cho chúng ta

có gánh nặng, và giao cho chúng ta sứ mạng thực hiện gia tể, nên tất cả chúng ta
cần suy xét điều này cách nghiêm túc. Chúng ta không nên tự nhủ: “Tôi đã thăm
nhiều giáo phái và các nhóm khác nhau, nhưng không một giáo phái hay nhóm nào
làm tôi thỏa mãn. Bây giờ, tôi cảm thấy các Hội Thánh trong sự khôi phục của
Chúa khá tốt, và tôi chỉ thỏa lòng vui hưởng nếp sông Hội Thánh tại đây”. Thái độ
này hoàn toàn không đủ. Mọi thánh đồ trong sự khôi phục cần được xây dựng để
có gánh nặng về gia tể Tân Ước.
Khi một số thánh đồ nghe nội về nhu cầu có gánh nặng thực hiện gia tể Tân
Ước của Đức Chúa Trời, có lẽ họ cảm thấy họ không có ta-lâng hay tài năng, và vì
vậy, không thể làm gì nhiều. Nhưng nếu các thánh đồ hết lòng với Chúa và được
dầm thấm sự phong phú của gia tể Đức Chúa Trời, đặc biệt là sự phong phú trong
các bài Nghiên Cứu Sự Sống, họ có thể chăm sóc nhiều người khác giữa vòng họ
hàng, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp, và bạn học. Ít nhất tất cả chúng ta đều có
thể chăm sóc 10 người khác, không rao giảng Phúc Âm cách nông cạn hay trình
bày sự dạy dỗ chung chung mà cung ứng những lẽ thật sâu xa hơn của gia tể Tân
Ước. Nếu dầm thấm gia tể của Đức Chúa Trời thì bất cứ khi nào chúng ta nói về
gia tể ấy, lẽ thật sẽ tuôn ra. Hơn nữa, người ta có thể hiểu được những gì chúng ta
chia sẻ. Nếu mỗi thánh đồ trong sự khôi phục của Chúa chăm lo cung ứng cầc lẽ
thật về gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời cho 10 người khác, thì sẽ có kết quả
hoàn hảo cho điều Chúa quan tâm. Qua chúng ta, người khác sẽ được cấu tạo lẽ
thật, và đến lượt họ sẽ chuyển giao lẽ thật ấy cho người khác nữa. Điều đó sẽ đưa
đến tình trạng kết quả bội phần rất kỳ diệu.
Chúng ta cần nhận biết rằng tại bất cứ quốc gia nào, người ta cũng tìm kiếm lẽ
thật. Có thể họ gian ác và thế gian, nhưng họ vẫn khao khát lẽ thật. Họ muốn biết ý
nghĩa thật của đời người. Vì vậy, tất cả chúng ta đều cần nhận lấy gánh nặng làm
lan tràn lẽ thật về gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Trong việc thực hiện gánh
nặng ấy, chúng ta không nên đi theo xu hướng của Cơ- đốc Giáo ngày nay. Thay
vào đó, chúng ta nên theo gương mà sứ đồ Phao-lô trình bày trong Công Vụ. Vì sự
lan rộng của Chúa, tất cả chúng ta hãy dầm thấm gia tể của Đức Chúa Trời và rồi
giúp đỡ người khác được dầm thấm gia tể ấy.
Tôi khích lệ những người trẻ sau khi tốt nghiệp đại học, hãy dành trọn hai năm
cho Chúa. Tôi đề nghị những thanh niên trọn thì giờ này để ra nửa ngày nghiên
cứu Tân Ước cách thấu suốt với sự trợ giúp của Bản Khôi Phục, phần chú thích và
các bài trong bộ Nghiên Cứu Sự Sống: Bằng cách ấy, dầu họ có tiếp tục hầu việc
Chúa trọn thì giờ sau hai năm hay không, họ sẽ hoàn tòan dầm thấm lẽ thật và
được vững lập trong lẽ thật về gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Ngoài việc
nghiên cứu vào buổi sáng, những anh em dành trọn thì giờ này có thể dùng phần
thì giờ còn lại trong ngày để rao giảng Phúc Âm và tiếp xúc người khác. Tôi khích
lệ những anh em trẻ tuổi hãy suy xét vấn đề này cách nghiêm túc.
Trong sự khôi phục của Chúa, chúng ta không ở đây để làm những thành viên
tầm thường của một Hội Thánh làm công tác Cơ-đốc thông thường. Giống như
Phao-lô, công tác của.chúng ta nên cách mạng hóa tình trạng trên đất. Phao-lô là
gương mẫu tuyệt hảo cho chúng ta ngày nay. Không những ông thực hiện gánh
nặng gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời mà còn dùng chính tay mình lao khổ may
lều để cung cấp cho chính mình và giúp đỡ người khác. Nếu chúng ta cũng trung

tín công tác cho mục đích của Chúa, Ngài sẽ chăm lo cho cuộc sống của chúng ta.
Khi ấy chúng ta sẽ có thể cung cấp cho nhiều người công tác trọn thì giờ không
những ở đất nước này mà còn tại nhiều quốc gia khác. Chẳng hạn, nếu 10 thánh đồ
trung tín tài trự cho một người công tác trọn thì giờ, thì trong số một ngàn thánh
đồ sẽ có một trăm người hầu việc Chúa trọn thì giờ. Điều đó đặc biệt đúng tại Mỹ,
là nơi theo sự tể trị của Chúa, có nền kinh tế rất mạnh.
Những người có gánh nặng đi ra lao khổ trọn thì giờ trong việc thực hiện gia tể
Tân Ước của Đức Chúa Trời không nên ra đi tay không. Nhưng họ phải ra đi bằng
sự thông biết lẽ thật, ít nhất là thông biết Tân Ước. Cảm tạ Chúa đã mở trọn Tân
Ước cho chúng ta. Tôi tin rằng trong những năm sắp đến, các thánh đồ sẽ thấy sự
phong phú trong Lời nhiều hơn. Nguyện tất cả thánh dồ trong sự khôi phục của
Chúa được dầm thấm sự phong phú của gia tể Đức Chúa Trời và rồi đào sâu hơn
trong Lời để khám phá thêm sự phong phú nữa.
Khi tiến tới trong việc mang gánh nặng về gia tể của Đức Chúa Trời, chúng ta
không nên quan tâm đến sự chống đối. Những người xây dựng xa lộ thường gặp
phải cản trở. Tuy nhiên, họ tiến tới dẹp bỏ các cản trở và lấp đầy những hố ngăn
trỏ' để xây dựng xa lộ. Chúng ta hãy tiến tđi với một linh như vậy để thực hiện gia
tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, trình bày sự dạy dỗ về gia tể của Đức Chúa Trời
cho những người đang cần. Khi nghe điều này, nhiều người sẽ được thuyết phục
và tiếp nhận. Người khác có thể chống đốỉ nhưng thay vì tranh luận, chỉ hãy đơn
giản trình bày lẽ thật cho họ. Mặc dầu có thể họ sẽ khước từ lẽ thật nhiều lần,
nhưng cuối cùng, Chúa sẽ chinh phục họ bởi sự trung tín của chúng tạ.
Nguyện tất cả chúng ta được đầy dẫy sự phong phú của gia tể Tân Ước Đức
Chúa Trời và sau đó thực hiện gánh nặng cho gia tể của Đức Chúa Trời cách tích
cực và nhiệt thành. Tất cả chúng ta đều có thể trở nên nhiệt thành nếu được đầy
dẫy và dầm thấm. Tôi hi vọng trong những năm sắp đến sẽ. có sự gia tăng lớn lao
cho sự lan rộng của Chúa. Nguyện có sự dức dấy thật trên khắp đất!