Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 61



GIÊ-RU-SA-LEM MỚI
(3)
Trong bài này, chúng ta sẽ suy xét thêm những đặc đim của Giê-ru-sa-lem Mới, cụ thể là kích thước và tường của thành.
IX. KÍCH THƯỚC CỦA THÀNH
A. Dụng cụ đo
Trước hết, chúng ta hãy suy xét kích thước của Giê-ru-sa-lem Mới. Khải Thị 21:15 chép: “Thiên sứ nói cùng tôi đó cầm một cây thước, tức là cây lau bằng vàng để đo thành, các cửa và tường của thành”. Cây lau là để đo, và đo có nghĩa là sở hữu (Êxê. 40:5; Xa. 2:1-2; Khải. 11:1). Xin lưu ý rằng dụng cụ đo là một cây lau, chứ không phải cây roi. Cây roi tượng trưng hay hàm ý đến sự phán xét, kỉ luật hay sửa phạt. Theo 11:1 thì “một cây lau giống như cây roi” được dùng để “đo đền thờ Đức Chúa Trời, bàn thờ, và những kẻ thờ lạy tại đó.” Vì cây roi hảm ý đến sự sửa phạt (Châm. 10:13; Ês. 10:5; 11:4) nên cây lau giống như cây roi hàm ý đến việc đo cùng với sửa phạt. Tuy nhiên, trong 21:15, chúng ta có cây lau, chứ câu ấy không đề cập gì đến cây roi. Ở đây không hàm ý đến sự phán xét, kỉ luật hay sự sửa phạt Giê-ru-sa-lem Mới thì trọn vẹn và hoàn hảo trong mọi phương diện. Thành phố này đã vượt qua mọi sự thử nghiệm rồi. Người nữ hoàn vũ sáng láng mà sự tổng kết của bà là Giê-ru-sa-lem Mới, đã trải qua nhiều loại xử lí và đã được đo bằng nhiều cây roi trong bốn thời kì. Thậm chí ngày nay, Hội thánh cũng được đo bằng cây roi, chứ không phải bằng cây lau. Khi bốn thời kì này chấm dứt và trời mới đất mới đến thì không còn cần đo bằng roi nữa.

Sự kiện Giê-ru-sa-lem Mới đưc đo bằng cây lau có nghĩa là thành ấy được đo để sở hữu. Giả sử, anh em có ý định mua đất thì trước hết anh em đo khu đất ấy, và sau đó mới sở hữu nó. Phụ nữ cũng làm như vậy khi đi mua vải. Khúc vải họ đo chính là khúc vải họ mua và sở hữu. Cũng vậy, Giê-ru-sa-lem Mới đưc đo bằng cây lau bằng vàng sẽ hoàn toàn được Chúa sở hữu theo cách tích cực.
Xin lưu ý rằng cây lau ấy bằng vàng. Vì vàng chỉ về bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời nên “vàng” ở đây nói lên rằng việc đo thành phố, cổng thành và tường thành đều phù hợp với bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời. Điều gì không xứng hợp vi bản chất của Đức Chúa Trời đều không thuộc về Giê-ru-sa-lem Mới. Đức Chúa Trời không thể sở hữu bất cứ điều gì không xứng hp với bản chất của Ngài. Toàn thành phố với cổng thành và tường thành có thể qua đưc sự đo đạt và thử nghiệm của bản chất Đức Chúa Trời; do đó, thành ấy có đủ điều kiện đ được Đức Chúa Trời sử hữu.
Thậm chí ngày nay, Đức Chúa Trời cũng đo các Hội thánh bằng tiêu chuẩn vàng trong sự đo đạt thần thượng của Ngài. Khi đo Hội thánh, Đức Chúa Trời không quan tâm đến trí thông minh, các hoạt động hay khẩu tài của chúng ta. Nhưng Ngài rất quan tâm đến lượng bản chất của Ngài đươc ban phát vào chúng ta. Vàng thần thượng có phải là chất liệu rắn của Hội thánh không? Hội thánh có được cấu tạo bằng thể yếu thần thượng của Đức Chúa Trời không? Hội thánh phải thân thượng về thực chất; tức là thực chất thần thượng phải được đem vào trong chính bản thể của nếp sống Hội thánh. Vì vậy, tiêu chuẩn đo lường không phải là bn chất con người của chúng ta, mà là bản chất của Đức Chúa Trời.
Khi sắp bày tỏ tình yêu ca mình với nhau, chúng ta phải xác định xem tình yêu đang được bày tỏ là loại gì; ấy là tình yêu con người hay tinh yêu thần thượng, về sự khiêm nhường và lòng tốt cũng vậy. Dù phải khiêm nhường và có lòng tốt, nhưng chúng ta phải xét xem tính khiêm nhường và lòng tốt của mình là phàm nhân hay thần thượng. Nguyên tắc này áp dụng cho mọi phương diện trong nhân tính của chúng ta. Chúng ta cần phải là con người cách thần thượng; điều đó có nghĩa là chúng ta phải có bản chất thần thượng được đem vào bên trong. Xin nhớ rằng Đức Chúa Trời đo Hội thánh theo bản chất thần thượng. Bản chất vàng của Đức Chúa Trời là tiêu chun duy nhất.
B. Kích thước của thành
Trong câu 16, chúng ta thấy kích thước của thành. “Thành hình vuông, bề dài bề rộng bằng nhau. Người dùng cây lau mà đo thành, được một vạn hai ngàn dặm, bề dài, bề rộng, và bề cao cũng bằng nhau.” Khi còn trẻ, tôi bối rối bởi sự kiện chiều cao của tường là 144 cúp-bít và chiều cao của thành là 12.000 sta-đi-om. Kích thước của thành hàm ý thành giống như một ngọn núi cao 12.000 sta-đi-om, trong khi tường thành từ nền đến đỉnh là 144 cúp-bít. 12.000 sta-đi-om là hơn 7 triệu bộ, hoặc hơn 1.360 dặm (khoảng 2.000 km).
Một điều khác làm cho tôi bối rối về thành phố ấy là nó chỉ có một con đường. Tôi tự hỏi làm sao một con đường lại có thể đến với tất cả mười hai cổng. Theo ý tôi thì ít nhất phải có mười hai con đường, mỗi cổng một con đường. Một ngày nọ, khi tôi ở chung vi anh Nee tại Thượng Hải, anh ch ra rằng Giê-ru-sa-lem Mới là một ngọn núi, và một con đường ra từ ngai đi xuống núi theo hình xoắn ốc đi qua tất cả mười hai cổng. Dù vào cổng nào, chúng ta cũng thấy mình ở trên cùng một con đường. Vì con đường có hình xoắn ốc, nên không ai bị lạc trong thành phố ấy. Cho dù có nhắm mắt đi dọc theo con đường, anh em cũng không bao giờ bị lạc.
Câu 16 chép rằng: Thành hình vuông”. Chiều dài bằng với chiều rộng. Sự kiện Giê-ru-sa-lem Mới hình vuông cho thấy rằng thành ấy hoàn hảo và trọn vẹn trong mọi phương diện, hoàn toàn ngay thẳng và không có chút gì quanh co.
Chiều dài, chiều rộng và chiều cao của Giê-ru-sa-lem Mới đều bằng nhau; mỗi chiều là 12.000 sta-đi-om. 12.000 là 1.000 nhân với 12. Vì số mười hai chỉ về sự hoàn hảo tuyệt đối và sự trọn vẹn đời đời trong sự quản trị của Đức Chúa Trời, nên 12.000 có nghĩa là 1.000 nhân với 12.
Theo kích thước thì Giê-ru-sa-lem Mới có hình lập phương. Nơi chí thánh trong cả nhà trại lẫn đền thờ có chiều dài, chiều rộng và chiều cao bằng nhau (Xuất. 26:2-8; 1 Vua. 6:20). Nơi chí thánh trong nhà trại là một hình lập phương mỗi chiều đo được 10 cúp-bít, và Nơi chí thánh trong đền thờ cũng là hình lập phương mỗi chiều là 20 cúp-bít. Sự kiện chiều dài, chiều rộng và chiều cao của Giê-ru-sa-lem Mới bằng nhau cho thấy rằng toàn thể Giê-ru-sa-lem Mới là Nơi chí thánh. Vì thế, Giê-ru-sa-lem Mới là Nơi chí thánh được mở rộng đến cực điểm.
Trong Nghiên cứu sự sống sách Hê-bơ-rơ, chúng tôi đã chỉ ra rằng kinh nghiệm của chúng ta về Nơi chí thánh phải liên tục gia tăng (bài 52). Điều này có nghĩa là trong kinh nghiệm của chúng ta, Nơi chí thánh phải liên tục được mở rộng. Mới đầu chúng ta có Nơi chí thánh nhỏ trong Xuất Ai Cập Kí; sau đó chúng ta có Nơi chí thánh lớn hơn trong sách 1 Các Vua; và cuối cùng chúng ta có Nơi chí thánh lớn nhất trong sách Khải Thị. Nơi chí thánh của chúng ta cuối cùng sẽ có chiều dài, chiều rộng và chiều cao hơn 1,360 dặm (khoảng 2.000 km).
Bây giờ chúng ta cần thấy nguyên tắc của Nơi chí thánh là gì. Nguyên tắc của Nơi chí thánh là con người có thể trực tiếp sống và bước đi trong hiện diện của Đức Chúa Trời Theo Cựu Ước thì ch có thầy tế lễ thượng phẩm mới được phép vào Nơi chí thánh. Nhưng sách Hê-bơ-rơ bày tỏ rằng nhờ huyết cứu chuộc của Đấng Christ, Nơi chí thánh được mở ra cho tất cả những người tin Ngài (Hê, 10:19-22). Tất cả những người đã được cứu chuộc đều có thể vào trong hiện diện của Đức Chúa Trời, sống ở đó, và ở lại đó, vui hưởng sự tương giao với Đức Chúa Trời trong sự hiệp một. Giê-ru-sa-lem Mới sắp đến sẽ là một nơi như vậy. Mọi người trong đó đều sẽ nhìn thấy Đức Chúa Trời, chạm đến Đức Chúa Trời, thờ phượng Đức Chúa Trời, phục vụ Đức Chúa Trời, thậm chí sống và ở trong hiện diện của Đức Chúa Trời. Nếp sống Hội thánh ngày nay phải là Nơi chí thánh. Hội thánh phải là một hình lập phương, và bản chất của Hội thánh phải hoàn toàn thánh.


C. Kích thước của tường
Câu 17 chép: Người lại đo tường thành, được 144 cup-bít, theo thước của loài người, tức là thước của thiên sứ”. 144 là 12 nhân với 12, Mười hai nhân với mười hai hàm ý đến sự hoản hảo tuyệt đối và sự trọn vẹn đời đời của những sự hoàn hảo tuyệt đối và những sự trọn vẹn đời đời. Tường của thành thánh trong sự quản trị đời đời của Đức Chúa Trời thì hoàn hảo và trọn vẹn biết bao! Câu này chép rằng tường theo thước của loài người, tức là thước của thiên sứ”. Chính trong sự sống lại mà con người sẽ giống như thiên sứ (Mat. 22:30). Do đó, “thước của loài người, tức là thước của thiên sứ” ngụ ý rằng tường thành không có tính chất thiên nhiên, nhưng trong sự phục sinh.
X. TƯỜNG THÀNH
A. Được xây bằng bích ngọc
Câu 18 chép: Tường thì xây bằng bích ngọc.” Bích ngọc là một loại đá quý được biến đổi (1 Cô. 3:12) mang dáng vẻ của Đức Chúa Trời. Loại đá này trong suốt và có màu xanh lá cây đậm. Khải Thị 4:3 chép: Đấng ngự đó xem giống như bích ngọc và hồng bửu thạch.” Theo câu nầy, Đức Chúa Trời trên ngai có dáng vẻ giống như bích ngọc và hồng bửu thạch. Màu xanh đậm của bích ngọc chỉ về sự sống trong sự phong phú của nó. Cỏ xanh, cánh dồng xanh và núi xanh đều nói lên sự phong phú của sự sống. Nếu một bãi cỏ hay cánh đồng có màu nâu, chúng ta có ấn tượng là ở đó không có sự sống. Nhưng màu xanh đậm chỉ về sự phong phú của sự sống. Đức Chúa Trời là Đấng ngồi trên ngai trong chương 4 cũng có đáng vẻ như hồng bửu thạch, tức một loại đá quý nhất, có màu đỏ chỉ về sự cứu chuộc. Trong khí bích ngọc chỉ về Đức Chúa Tri là Đức Chúa Trời vinh hiển trong sự sống phong phú của Ngài, thì hồng bửu thạch tượng trưng cho Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời cứu chuộc. Đức Chúa Trời của chúng ta ngày nay là Đức Chúa Trời của sự sống và Đức Chúa Trời của sự cứu chuộc. Tuy nhiên, khi vào Giê-ru-sa-lem Mới, chúng ta sẽ không còn cần sự cứu chuộc nữa. Vì thế, màu sắc của tường thành sẽ là màu bích ngọc, xanh đậm, bày tỏ sự sống trong sự phong phú của nó.
B. Cao một trăm bốn mưoi bốn cúp-bít
Chúng ta đã thấy rằng tường cao 144 cúp-bít, và kích thước ấy là theo thước của loài người, tức thước của thiên sứ. Chúng tôi đã chỉ ra rằng điều này cho thấy tường thành khồng có tính chất thiên nhiên, nhưng ở trong sự phục sinh. Đây là một vấn đề rất quan trọng. Mọi lời chúng ta nói, mọi việc chúng ta làm và mọi điều chúng ta là trong nếp sống Hội thánh ngày nay đều phải ở trong sự phục sinh. Nguyên tắc của phục sinh là sự sống thiên nhiên bị giết chết và thay vào đó, sự sống thần thượng phải trỗi dậy. Đó là sự phục sinh.
Rất nhiều lần khi tôi sắp nổi giận thì tôi vận dụng linh để đống đinh người thiên nhiên. Mỗi khi làm như vậy, tôi đều ở trong sự phục sinh. Chúng ta không những phải thực hành điều này đối với tính nóng giận mà còn phải thực hành điều này đối với tình yêu của mình nữa. Đừng yêu thương người khác theo cách thiên nhiên. Hãy yêu thương họ trong sự phục sinh. Tình yêu thiên nhiên giống như mật ong. Thay vì có tình yêu “mật ong”, chúng ta cần có tình yêu ở trong sự phục sinh, tức một tình yêu đã bị thập tự giá giết chết và được phục sinh bằng sự sống thần thưng. Trong một tình yêu như vậy không có mật. Thay vì mật thì nên có nhũ hương và muối. Theo Lê-vi Kí chương 2, của lễ bột mịn có nhũ hương và muối, chứ không được có mật. Tình yêu giữa vòng hầu hết các Cơ Đốc nhân ngày nay hiếm khi là tình yêu trong sự phục sinh, tức tình yêu thật. Phần lớn tình yêu này không chỉ giống như mật mà còn đầy dẫy men. Dù nhiều Cơ Đốc nhân nói về tình yêu, nhưng tình yêu ấy có thể không phải là tình yêu đã được thập tự giá xử lí và được phục sinh bằng sự sống thần thượng. Điều chúng ta cần có là tình yêu phục sinh, tức tình yêu ở trong sự sống thần thượng.
Tôi thích nhìn thấy các anh chị em lớn lên trong sự sống và kinh nghiệm sự xây dựng, nhưng tôi không thích nhìn thấy tình yêu thiên nhiên nào. Tốt hơn là nên giữ khoảng cách giữa anh em và người khác. Đừng mặc áo quần của họ; thậm chí đừng dùng Kinh Thánh của họ. Nếu sự sống thiên nhiên của anh em đã được xử lí thì anh em sẽ không muốn dùng Kinh Thánh của người khác. Dùng Kinh Thánh của người khác không cho thấy anh em yêu người ấy trong linh, mà chứng tỏ anh em yêu người ấy theo sở thích thiên nhiên. Anh em dành quá nhiều thời giờ cho người anh em ấy vì người đó hợp với sở thích của anh em. Anh em có thể nghĩ rằng mình đang lớn lên trong sự sống khi tương giao với người ấy. Thật ra, vì tình yêu của anh em dành cho người ấy quá thiên nhiên nên anh em không lớn lên chút nào. Chúng ta càng yêu thương người khác thì khoảng cách giữa chúng ta với họ phải càng lớn.
Trong nếp sống Hội thánh, chúng ta phải học tập làm mọi sự trong sự phục sinh ch không phải trong sự sống thiên nhiên. Nếu anh em không biết chắc việc mình sắp làm có ở trong sự phục sinh hay không thì xin đừng làm việc ấy. Hãy cầu nguyện và chờ đợi cho đến khi anh em biết chắc là mình đang trong sự phục sinh. Sự kiện tường của thành Giê-ru-sa-lem Mới được đo theo thước của loài người, tức theo thước của thiên sứ, không những có nghĩa là tường thành được đo theo bản chất thần thương mà còn được đo theo sự phục sinh. Anh em phải yêu thương tôi và tôi phải yêu thương anh em, không phải trong sự sống thiên nhiên của mình mà trong sự sống thần thượng. Đừng bao giờ nhượng bộ dù chi một chút cho sự sống thiên nhiên. Dù có yêu thương người khác nhiều bao nhiêu đi nữa, anh em vẫn phải giữ một khoảng cách giữa mình với họ. Nếu làm như vậy, anh em sẽ tránh được sự sống thiên nhiên, và anh em sẽ yêu thương người khác trong sự phục sinh, theo nhân tính nhưng trong hình trạng của thiên sứ.
Năm 1932 tôi bước vào nếp sống Hội thánh, bài học đầu tiên của tôi là làm thế nào để thực hiện nhiều điều trong sự phục sinh chứ không trong sự sống thiên nhiên. Có một chị em kia là người luôn luôn giúp đỡ những người khác, nhưng cũng là người không có đủ tiền để mua một quyển Kinh Thánh tốt cho chính mình. Chị tiêu xài tiền bạc của mình cho những người có nhu cầu chứ không cho chính mình. Tôi được biết tình cảnh của chị, và để ý thấy chị phải dùng một quyển Kinh Thánh rất cũ. Tự phát tôi có gánh nặng mua cho chị một quyển Kinh Thánh loại tốt có bìa da, và âm thầm tặng chị. Khi đến với Chúa về vấn đề này, tôi nói: “Chúa ơi, con sắp mua một quyển Kinh Thánh cho chị em này. Con thực hiện việc này trong sự sống thiên nhiên của mình hay trong sự sống phục sinh của Ngài?” Bởi hỏi Chúa như vậy mà tôi học tập được rất nhiều. Vì không chắc là tôi hành động theo sự sống phục sinh nên tôi không thể mua quyển Kinh Thánh ấy ngay. Tôi chờ đợi một thời gian cho đến khi biết chắc là mình không hành động theo sự sống thiên nhiên nhưng theo sự sống phục sinh của Đấng Christ. Một ngày nọ, tôi mua một quyển Kinh Thánh và âm thầm tặng chị. Qua việc nhận được món quà là quyển Kinh Thánh mà đức tín của chị được củng cố, và chị lớn lên trong đức tin với Chúa. Nếu tôi tặng chị quyển Kinh Thánh vài tuần trước thì chị đã không được giúp đỡ về phương diện này. Ngày tôi biết chắc mình có thể tặng chị một quyển Kinh Thánh trong sự phục sinh chính là ngày chị cần nhận được quyển Kinh Thánh ấy.