Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 56



VƯƠNG QUỐC THIÊN HI NIÊN
Trong bài này, chúng ta đến với vương quốc thiên hi niên. Trong Cựu Ước có nhiều câu đề cập đến vương quốc thiên hi niên (Thi. 2:6, 8-9; Ês. 2:2-5; 11:1-10; 65:20-25; 30:26; Xa. 8:20-23; Thi. 72:1-17; Ês. 4:2-6; 9:7; 12:1-5; 16:5; 32:1-2; 40:9-11; 61:4-9; Xa. 14:16-21). Vương quốc là tin mừng được các tiên tri trong Cựu Ước loan báo cho nhân loại.
Giữa sự kiện những người đắc thắng được cất lên và bắt đầu vương quốc thiên hi niên có nhiều điều sẽ xảy ra. Ngay sau khi người con trai được cất lên, một tiếng lớn trên trời nói: “Bây giờ sự cứu rỗi, quyền năng, vương quốc của Đức Chúa Trời chúng ta, và uy quyền của Đấng Christ của Ngài đã đến” (12:10). Nhưng khi ấy vương quốc thật ra chưa đến, vì đại nạn trong 3 năm rưỡi vẫn chưa xảy ra. Tuy nhiên, theo cách nhìn của những người đã đưc cất lên các tầng trời thì vương quốc đã đến rồi. Trong 3 năm rưỡi cuối cùng của thời đại này, những việc sau đây sẽ xảy ra: phần lớn các thánh đồ được cất lên; Ba-by-lôn tôn giáo bị hủy diệt, tức là Thi-a-ti-rơ bị phá hủy hoàn toàn; Do Thái giáo bị hủy diệt; và Ba-by-lôn vật chất sụp đổ. Theo sau tất cả những sự kiện ấy sẽ có cuộc chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn. Toàn cầu phải được dọn dẹp sẵn sàng để vương quốc Đức Chúa Trời đến. Vào thời điểm của chương 20, hầu như mọi sự đều đã được dọn sạch. Điều duy nhất còn lại là Sa-tan, nguồn gốc của tất cả những nan đề. Vì vậy, điều đầu tiên được đề cập trong chương 20, một chương đề cập đến thiên hi niên là việc cột trói Sa-tan.

I. SA-TAN BỊ CẦM TÙ
Trong 20:1-3, chúng ta thấy Sa-tan bị cầm tù. Theo sau sự đánh bại Anti-christ là sự cột trói và cầm tù Sa-tan để dọn sạch trái đất phản loạn hầu vương quốc của Đấng Christ có thể đến (cc. 4-6). Sa-tan sẽ bị trói lại và ném vào vực sâu ở trong lòng đất. Sa-tan sẽ bị cầm tù tại đó suốt một ngàn năm. Sau đó, “nó cần phải đưc thả ra ít lâu” (c. 3). Chúa Jesus sẽ ném Anti-christ và tiên tri giả thẳng vào hồ lửa vì Ngài không còn dùng đến chúng nữa. Tuy nhiên, thậm chí sau cuộc chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn, Sa-tan vẫn hữu dụng phần nào cho Chúa.
Sau cuộc chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn, Chúa sẽ thiết lập ngai vinh hiển của Ngài tại Giê-ru-sa-lem và tập họp tất cả các dân vẫn còn trên đất đến trước mặt Ngài. Sau đó, Ngài sẽ phán xét họ. Như chúng tôi đã chỉ ra, đây chính là Đấng Christ phán xét những người đang sống theo phúc âm đời đời được một thiên sứ rao giảng ở giữa trời (14:6). “Dê” sẽ bị ném vào lửa sắm sẵn cho Ma quỷ và các sứ giả của hắn, còn “chiên” thì được vào vương quốc thiên hi niên để làm công dân (Mat. 25:34). Dù “chiên” này sẽ được phục hồi, nhưng họ không được tái sinh. Họ vẫn còn bản chất phản loạn bên trong, và do đó cần được thử nghiệm thêm sau một ngàn năm. Vì Chúa sẽ dùng Sa-tan để thử nghiệm họ nên Ngài không ném Sa-tan vào hồ lửa vào đầu thiên hi niên. Trái lại, Sa-tan sẽ bị giam trong vực sâu suốt một ngàn năm. Khi một ngàn năm đã mãn, Chúa sẽ thả Sa-tan khỏi vực sâu và dùng hắn để thử nghiệm những công dân trên đất trong thiên hi niên. Trong bài sau, chúng ta sẽ thấy rằng Gót và Ma-gót, người Nga, sẽ không qua được cuộc thử nghiệm ấy. Do bị Sa-tan xúi giục, họ sẽ phản loạn chống lại Đc Chúa Trời một lần nữa. Trong vấn đề này, chúng ta thấy rằng Sa-tan vẫn còn hữu dụng trong bàn tay của Đức Chúa Trời để thanh lọc nhân loại.
II. THIÊN HI NIÊN
Công vụ các Sứ đồ 3:21 đề cập đến “thi điểm phục hồi mọi sự, là điều Đức Chúa Tri đã phán qua miệng các tiên tri thánh của Ngài từ xa xưa” (Hi văn). Sự phục hồi này không những sẽ ảnh hưởng đến con người mà còn ảnh hưởng đến cả cõi thọ tạo là các tầng trời, trái đất, các loài vật và thậm chí cây cối. Mọi sự bị rủa sả qua sự sa ngã của con người đều sẽ được phục hồi, Ê-sai 30:26 chép: “Sự sáng mặt trăng sẽ chói lói như sự sáng mặt trời, và sự sáng mặt trời sẽ lớn hơn bảy lần, như là sự sáng của bảy ngày.” Ngày nay mặt trời và mặt trăng không bình thường vì chúng đã bị rủa sả qua sự phản loạn của Sa-tan và sự sa ngã của con người. Như Sáng Thế Kí 3:17 và 18 hàm ý, trái đất đã bị rủa sả vì sự sa ngã của con người. Thế nên, trái đất ngày nay không bình thường.
Khi con cái Israel sắp vào miền đất tốt tươi, một miền đất đượm sữa và mật thì Môi-se sai 12 thám tử đi do thám xứ (Dân. 13:1-2). Các thám tử ấy đem về một chùm nho lớn đến nỗi cần đến hai người khiêng (Dân. 13:23). Vào năm 1958, tôi đi thăm vùng ấy và cố ý tìm hiểu xem đó là loại nho gì. Người hướng dẫn đem đến cho tôi một chùm nho với những trái nhỏ xíu. Khi tôi hỏi tại sao nho lại nhỏ như vậy thì được biết là [nơi ấy] ít mưa và đất không màu mỡ. Trải qua các thế kỉ, gió thổi đi hết lớp đất ở bề mặt. Do đó, hầu như không có gì có thể mọc lên tại đó. Theo những lời tiên tri trong Phục Truyền Luật Lệ Kí, miền đất ấy đã bị rủa sả vì tình trạng tội lỗi của con cái Israel. Vì vậy, miền đất ấy trở nên không bình thường. Cũng vậy, cả vũ trụ không bình thường. Tuy nhiên, khi thiên hi niên đến thì mọi sự đều sẽ được phục hồi.
Trong sách Ê-sai, Xa-cha-ri và Thi Thiên có nhiều lời tiên tri về thiên hi niên. Vào thời điểm phục hồi, không những nhân loại được phục hồi trở về tình trạng nguyên thủy mà toàn cõi thọ tạo cũng sẽ được như vậy. Dã thú và gia súc được phục hồi đến mức độ “muông sói sẽ ở vi chiên con, beo nằm với dê con” (Ês. 11:6). Quang cảnh ấy sẽ không phải là phép lạ mà là điều bình thường và thông thường. Ê-sai 11:8 chép: "Trẻ con đương bú sẽ chơi kề ổ rắn hổ mang, trẻ con thôi bú sẽ thò tay vào hang rắn lục.” Thậm chí những con muỗi hay quấy rầy cũng sẽ được bao gồm trong sự phục hồi ấy. Khi bị muỗi chích, tôi nhớ lại muỗi cần được phục hồi. Sau khi được phục hồi thì chúng sẽ tạo ra những âm thanh du dương chứ không chích. Đừng ghét những tạo vật như ruồi, muỗi, chuột. Thay vào đó, anh em phải đổ lỗi cho A-đam vì sự sa ngã của ông đã đem đến sự rủa sả cho cõi thọ tạo. Nhưng khi Đấng Christ trở lại, mọi sự đều được phục hồi. Cây cối sẽ tươi tốt, và bông hoa sẽ nở rộ. Ê-sai 35:1 và 2 chép: "Hoang mạc và đất khô hạn sẽ vui vẻ; nơi sa mạc sẽ mừng rỡ, và trổ hoa hồng. Nó trổ hoa nhiều và vui mừng, cất tiếng hát hớn hở.” Hơn nữa, "có những dòng nước trào lên trong hoang mạc, và những suối chảy ra trong nơi sa mạc. Cát nóng sẽ biến ra hồ, ruộng khô sẽ biến thành suối nước” (Ês. 35:6-7), Ngoài ra, "Tại đó sẽ có một đường cái, và một lối gọi là đường thánh” (Ês, 35:8). Sách Ê-sai đầy những lời mô tả về thiên hi niên.
Theo những lời tiên tri trong Kinh Thánh, vương quốc thiên hi niên có hai phần: phần thuộc trời ở trên và phần thuộc đất ở dưới. Phần trên của thiên hi niên được gọi là vương quốc của Cha (Mat. 13:43), và phần dưới được gọi là vương quốc của Con Loài Người (Mat. 13:41). Vương quốc của Đấng Mê-si-a hay vương quốc Mê-si-a là một tên gọi khác chỉ về phần dưới của thiên hi niên.
Trong vương quốc thiên hi niên sẽ có ba loại người. Loại thứ nhất là những thánh đồ đắc thắng trong cả Cựu Ước lẫn Tân Uớc. Các thánh đồ đắc thắng ấy sẽ đồng lầm vua với Đấng Christ. Đấng Christ là Vua tối cao, còn chúng ta sẽ là những vị vua thuộc cấp. Vì vậy, phần trên là phần hoàng gia của thiên hi niên,
Nhóm người thứ hai được thấy trong phần dưới là những người Do Thái đúng đắn được bảo toàn; họ là những người được cứu vào thời điểm Chúa trở lại, Theo Xa-cha-ri 12:10-14, những người Do Thái y sẽ nhìn xem Đấng mà họ đã đâm, và sau đó ăn năn. Đó là những người Do Thái tạo nên phần thứ ba, tức những người trải qua lửa và đưc luyện lọc (Xa. 13:9). Những người Do Thái được cứu ấy sẽ vào vương quốc thiên hi niên với tư cách là các thầy tế l để dạy các dân tìm kiếm và biết Đức Chúa Trời. Khi ấy, Ê-sai 2:2-3 sẽ được ứng nghiệm. Câu 3 chép: "Và nhiều dân tộc sẽ đến mà nói rằng: Hãy đến; chúng ta hãy lên núi Đức Giê-hô-va, nơi nhà Đức Chúa Trời của Gia-cốp: Ngài sẽ dạy chúng ta về đường lối Ngài, chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài. Vì luật pháp sẽ ra từ Si-ôn, lời Đức Giê-hô-va sẽ ra từ Giê-ru-sa-lem.” Các dân sẽ biết được Đức Chúa Trời qua những người Do Thái là các thầy tế lễ chỉ dạy, Ê-sai 61:6 chép rõ rằng: "Nhưng các ngươi thì sẽ được gọi là thầy tế lễ của Đức Giê-hô-va; sẽ được xưng là những chấp sự của Đức Chúa Trời chúng ta ” Lời này cũng sẽ được ứng nghiệm trong thiên hi niên, khi các dân sẽ nhìn nhận người Do Thái là các thy tế lễ của Đức Chúa Tri.
Xa-cha-ri 8:23 chép: "Đức Giê-hô-va vạn quân phán như vầy: Sẽ xảy ra trong những ngày đó, có mười người từ mọi thứ tiếng trong các nước ra, nắm chặt vạt áo của một người Giu-đa, mà nói rằng: Chúng ta sẽ đi cùng các ngươi, vì chúng ta có nghe rằng Đức Giê-hô-va cùng các ngươi .” Câu này cho thấy rằng người Do Thái nào cũng sẽ quý báu. Khi ấy, số người Do Thái được cứu sẽ rất ít đến nỗi mười người từ một quốc gia sẽ nắm lấy một người Do Thái và nói: “Xin giúp chúng tôi biết Đức Chúa Trời. Chúng tôi muốn được anh chỉ dạy vì nghe nói Đức Chúa Trời đã ban phước cho các anh. Chúng tôi muốn có phần trong ơn phước của các anh. Xin cho chúng tôi biết về Đức Chúa Trời và dạy chúng tôi cách thờ phượng Ngài.” Vào những ngày ấy, người Do Thái sẽ được chào đón nồng nhiệt.
Nhóm người thứ ba trong vương quốc thiên hi niên sẽ là “chiên” trong Ma-thi-ơ chương 25. Chúng ta đã thấy rằng “chiên” ấy sẽ được chuyển dời vào vương quốc thiên hi niên để làm những công dân tại đó.
Trong phần dưới của vương quốc thiên hi niên, tức phần còn được gọi là vương quốc ca Con Loài Người, Jesus là dòng dõi của Đa-vít sẽ làm Vua trên những người Do Thái, và cũng sẽ làm Vua trên tất cả các quốc gia qua người Do Thái. Đây là vương quốc của Con Loài Người và vương quốc của Đấng Mê-si-a; đây cũng là nhà trại của Đa-vít được đề cập trong Công vụ các Sứ đồ 15:16. Nhà trại của Đa-vít đã sụp đổ. Nhưng khi thiên hi niên đến, Đấng Christ sẽ dựng lại nhà trại của Đa-vít. Nhà trại của Đa-vít là vương quốc của Đa-vít. Trong 2 Sa-mu-ên chương 7, Đức Chúa Trời đã hứa thiết lập vương quốc của Đa-vít đến mãi mãi (c. 16). Vương quốc trường tồn này sẽ là phần dưới của thiên hi niên, cũng là vương quốc ca Con Loài Người và của Đấng Mê-si-a. Những người đắc thắng thuộc nhà Vua sẽ ở phần trên của thiên hi niên, và những người Do Thái thầy tế lễ cùng với các công dân sẽ ở phần dưới.
Sáng tỏ về những vấn đề này sẽ giúp chúng ta rất nhiều, Nếu hiểu những vấn đề này thì khi đọc Kinh Thánh, anh em sẽ biết câu nào chỉ về phần trên và câu nào chỉ về phần dưới. Anh em sẽ biết câu nào chỉ về những vị vua, câu nào chỉ về các thầy tế lễ và câu nào chỉ về các dân.
A. Những ngai và các sự phán xét
Khải Thị 20:4 chép: “Tôi lại thấy những ngai, và những kẻ ngồi trên đó, họ được quyền xét đoán ” Chữ “họ” ở đây chỉ về những người đắc thắng. Bấy giờ, họ ngồi trên các ngai, và quyền phán xét được giao cho họ. Có quyền phán xét nghĩa là có vương quốc (đc. Đa. 7:10,18, 22). Vì vậy, câu này cho thấy rằng những người đắc thắng đã nhận được vương quốc và đang vui hưởng vương quốc.
B. Các tín đồ đắc thắng đưc đồng làm vua vi Đấng Christ
một ngàn năm
Câu 4 cũng chép: “Tôi cũng thấy hồn của những kẻ vì chứng cớ của Jesus và lời Đức Chúa Trời mà bị chém, cùng những kẻ chẳng thờ lạy con thú hoặc hình tượng nó, chẳng nhận dấu hiệu trên trán và trên tay mình, chúng đều được sống và đồng làm vua với Đấng Christ một ngàn năm.” Những người “vì chứng cớ của Jesus và lời Đức Chúa Trời mà bị chém” chính là những người tử đạo trong suốt thời đại Hội thánh như được đề cập trong 6:9. Chắc chắn Phi-e-rơ, Phao-lô, Gia-cơ, Ê-tiên và nhiều người khác bị giết hại trải qua các thế kỉ sẽ được bao gồm trong số những người ấy. Những thánh đồ tử đạo vì chứng cớ của Jesus và vì lời Đức Chúa Trời đều sẽ sống lại để đồng làm vua với Đấng Christ,
Những người tử đạo trong đại nạn là những người không thờ lạy con thú hay hình tượng hắn, và cũng không nhận dấu hiệu trên trán hay trên tay mình. Sau khi những người đắc thắng được cất lên, nhiều thánh đồ sẽ chịu tử đạo vì họ không chịu thờ lạy Anti-christ, cũng chẳng nhận dấu hiệu của hắn trên trán hay trên tay mình. Các thánh đồ tử đạo ấy cũng sẽ được sống lại để đồng làm vua trong vương quốc thiên hi niên.
Về nguyên tắc, những người đồng làm vua ấy chắc hẳn cũng bao gồm những người đắc thắng còn sống được cất lên. Nếu những người trong người con trai sẽ được đồng làm vua thì chắc chắn những người cấu thành trái đầu mùa cũng sẽ được như vậy
Trong Ma-thi-ơ 25:21 và 23, Chúa phán: “Giỏi lắm, nô lệ tốt và trung tín! Anh đã trung tín trong vài điều, ta sẽ đặt anh trên nhiều điều. Hãy vào sự vui mừng của chủ anh” Các câu này chỉ về sự vui hưởng của những người đắc thắng trong vương quốc thiên hi niên. Đối với tôi tớ siêng năng, Chúa sẽ nói: “Giỏi lắm! Hãy vào sự vui mừng của chủ anh. Ta có vài điều muốn anh cai trị.” Đó sẽ là sự vui hưởng của các tín đồ đắc thắng trong vương quốc thiên hi niên.
C. Sự sống lại thứ nhất
1. Sự sống lại tốt nhất
Những người đắc thắng sẽ vui hưởng sự sống lại tốt nhất. Câu 6 đề cập đến “sự sống lại thứ nhất.” Chữ Hi Lạp được dịch là thứ nhất là cùng một chữ được dịch là tốt nhất trong Lu-ca 15:22, ở đó người cha nói về người con trai hoang đàng vừa trở về “Hãy mau lấy chiếc áo tốt nhất đó ra mặc cho cậu.” Vì thế, sự sống lại thứ nhất trong câu 6 thật ra có thể được dịch là “sự sống lại tốt nhất.” Những người đc thắng sẽ vui hưởng sự sống lại ấy.
2. Sự phục sinh vượt trỗi
Sự sống lại thứ nhất cũng là sự phục sinh vượt trỗi, tức sự phục sinh phi thường mà sứ đồ Phao-lô theo đuổi (Phil. 3:11). Từ Hi Lạp này có thể được dịch là “sự phục sinh ngoại hạng”. Điều này có nghĩa là sự sống lại này khác với sự sống lại thông thường; đây là sự sống lại với sự tôn trọng, có thể ví như sự tốt nghiệp với sự tôn trọng. Sự sống lại này là sự sống lại thuộc vương quyền là phần thưởng cho những người đắc thắng hầu họ có thể cai trị như những người đồng làm vua với Đấng Christ trong vương quốc thiên hi niên. Vì vậy, “Phước thay cho kẻ có phần trong sự sống lại thứ nhất!” (20:6). Không những người đắc thắng được sống lại như người con trai trong 12:5 và những người tử đạo về sau trong 15:2 có phần trong sự sống lại này mà những người được cất lên khi còn sống như trái đầu mùa trong 14:1-5 cũng có phần trong đó.
3. Sng lại đ được sự sống
Khi còn trẻ, tôi nghĩ rằng chỉ những tín đồ, mới được sống lại còn những người vô tín sẽ không được sống lại. Đối với tôi, sự sống lại dường như là ơn phước đặc biệt được ban cho tín đồ. Cuối cùng, tôi đưc biết những người vô tín cũng sẽ được sống lại. Giăng 5:29 đề cập đến việc “sự phục sinh của sự sống” và “sự phục sinh của sự phán xét.” Sống lại đ được sự sống chính là sự sống lại trước thiên hi niên của những tín đồ đã được cứu, và sống lại để bị phán xét là sự sống lại sau thiên hi niên của những người không được cứu. Những tín đồ đã chết sẽ được sống lại để vui hưởng sự sống đời đời khi Chúa Jesus trở lại. Vì vậy, sự sống lại của họ được gọi là sự sống lại để được sự sống. Nhưng tất cả những người vô tín đã chết thì sẽ đưc sống lại sau một ngàn năm để chịu phán xét tại ngai trắng lớn (20:11-15), Thế nên, sự sống lại của họ được gọi là sự sống lại để chịu phán xét.
4. Sống lại để được thưởng/
Sự sống lại thứ nhất cũng sẽ là sự sống lại để được thưởng. Lu-ca 14:14 chép: "Thì ngươi sẽ được phước, vì họ không có gì để đền đáp ngươi; còn ngươi sẽ được đền đáp trong lúc kẻ công chính sống lại.” Đây là sự sống lại đ được thưởng.
Không phải tất cả các thánh đồ đã chết đều sẽ được sống lại cùng một lúc. ít nhất, hai chứng nhân trong chương 11 sẽ sống lại vào thời điểm khác với những người khác, Ba ngày rưỡi sau khi họ chết, họ sẽ sống lại (11:11). Hơn nữa, người con trai được cất lên trước tiếng kèn thứ năm sẽ sống lại sớm hơn phần lớn tín đồ là những người được sống lại trước tiếng kèn thứ bảy. Chúng ta có thể dùng 1 Cô-rin-tô chương 15 và 1 Tê-sa-lô-ni-ca chương 4 để nói về sự sống lại cách tổng quát cho người ta biết tín đồ đã chết sẽ được sống lại khi Chúa trở lại. Thế nhưng, biết những chi tiết về sự sống lại của tín đồ vẫn là điều cần thiết, Chẳng hạn, người con trai sẽ sống lại trước đại nạn, và phn lớn các thánh đồ đã chết sẽ sống lại vào thời điểm gần cuối đại nạn, Hơn nữa, sự sống lại của những người đắc thắng muộn, tức những người đứng trên biển pha lê sẽ ở vào một thời điểm khác nữa. Họ chắc chắn sẽ không cùng sống lại với người con trai, vì họ sẽ chịu tử đạo trong đại nạn. Và không chắc là họ sẽ cùng sống lại với phần lớn các thánh đồ đã chết. Vì vậy, sẽ có ba hay bốn sự sống lại khác nhau của tín đồ: sự sống lại của người con trai, sự sống lại của hai chứng nhân, sự sống lại của những người đắc thắng muộn và sự sống lại của phần lớn các tín đồ đã chết. Chứng ta không nên chỉ thỏa mãn với sự sống lại chung chung của các tín đồ, mà cần phải mong muốn ở trong sự sống lại tốt nhất.
5. D  phần trong sự sống lại là được phước.
Câu 6 chép: "Phước và thánh thay cho kẻ có phần trong sự sống lại thứ nhất.” Đây chắc hẳn là phước hạnh cao nhất - thừa hưởng vương quốc được hiển lộ trên đất và thậm chí làm vua trong vương quốc ấy.
6. Sự chết thứ hai không có quyền gì trên nhng người dự phn trong s sống lại này
Về những người dự phần trong sự sống lại thứ nhất, câu 6 chép: "Sự chết thứ hai không có uy quyền gì trên họ.” Điểm này thật khó hiểu. Hồ lửa được gọi là sự chết thứ hai (20:14). Một số người có thể nói: "Tín đồ sẽ sống lại trước thiên hi niên và sẽ không bao giờ bị bỏ vào hồ lửa, tức sự chết thứ hai.” Kinh Thánh thật không đơn giản. Chúng ta đã thấy rằng Sa-tan hữu dụng trong bàn tay của Đức Chúa Trời. Tương tự như vậy, sự chết cũng có phần nào hữu dụng đối với Ngài. Tất cả những hoàn cảnh tiêu cực đều liên quan đến sự chết. Hãy lấy sự yếu đuối làm ví dụ. Tất cả những yếu đuối về phương diện thuộc thể, tâm trí và thuộc linh đều thuộc về sự chết. Sự yếu đuối là thiệp mời của sự chết. Khi sự chết sắp thăm viếng một người, nó không đến ngay. Thay vào đó, trước hết nó đến trong hình dạng của sự yếu đuối. Theo sau sự yếu đuối là bệnh tật, và theo sau bệnh tật là sự chết. Vì vậy, cả sự yếu đuối lẫn bệnh tật đều thuộc về sự chết. Hơn nữa, tất cả những rắc rối và gian khổ mà chúng ta đối diện trong cuộc sống cũng đều thuộc về sự chết. Khi những người đắc thắng vào phần trên của vương quốc thiên hi niên để đồng làm vua với Đấng Christ, họ sẽ không còn yếu đuối, bệnh tật, rắc rối và gian khổ nữa. Nói cách khác, họ sẽ không còn bị sự chết quấy rầy nữa.
Sự chết trưc sự sống lại là sự chết thứ nhất, và sự chết sau sự sống lại là sự chết thứ hai. Sự chết thứ hai, tức hồ lửa, chỉ về sự chết sau sự sống lại, Trong sự chết thứ nhất, linh và hồn lìa thân thể, thân thể được chôn, linh và hồn đi đến Ha-đét - linh và hồn của tín đồ đến phần dễ chịu ca Ha-đét, còn linh và hồn của người vô tín thì đến phần đau khổ của Ha-đét. Chúa Jesus sẽ quyết định ai từ trong kẻ chết được sống lại trước thiên hi niên và ai phải ở lại trong mồ mả thêm một ngàn năm nữa rồi mới sống lại sau thiên hi niên. Sau khi những người vô tín sống lại, họ sẽ bị phán xét tại ngai trắng lớn (20:11-15). Những người vô tín đã chết sẽ bị ném vào hồ lửa, tức sự chết thứ hai. Điều này có nghĩa là thậm chí sau khi đưc sống lại, họ vẫn phải chịu sự chết thứ hai.
Đừng như nhiều Cơ Đốc nhân nghĩ rằng sau khi anh em sống lại thì mọi sự chắc chắn sẽ ổn thỏa. Sau khi sống lại, chúng ta sẽ đứng trước ngai phán xét ca Đấng Christ (2 Cô. 5:10). Nếu chắc chắn chúng ta không có nan đề gì thì tại sao chúng ta sẽ bị phán xét sau khi sống lại? Khi đứng trước ngai phán xét của Đấng Christ, chúng ta sẽ sự hãi và run rẩy, tự hỏi Chúa Jesus sẽ nói gì về mình. Phải, anh em đã được cứu, và anh em được cứu cho đến đời đời. Về vấn đ này thì không có nan đề, Chúng ta không tin rằng một người đã được cứu lại có thể bị hư mất. Giăng 10:28 và 29 cho thấy rằng một khi đã nhận được sự sống đời đời thì chúng ta không bao giờ có thể bị diệt vong. Tuy nhiên, trong 1 Cô-rin-tô 3:15, Phao-lô nói: “Nếu công trình của ai bị thiêu huỷ, thì người ấy sẽ bị lỗ, còn chính người thì sẽ được cứu, song dường như qua lửa vậy.” Dù đã được cứu, nhưng chúng ta vẫn có thể bị lỗ; tức là chúng ta vẫn có thể còn nan đề. Đừng nghĩ rằng sau khi đưc sống lại và cất lên thì ngay lập tức anh em lên trời. Không, trước hết anh em phải bị tra xét, Đừng mong đợi đi thẳng vào vương quốc thiên hi niên để đồng làm vua với Đấng Christ. Trước hết, anh em phải đứng trước ngai phán xét của Đấng Christ.
Khi chúng ta đứng trước ngai phán xét này, “mỗi người trong chúng ta đều sẽ khai trình việc của chính mình với Đức Chúa Trời” (La. 14:12). Có lẽ anh em sẽ nói: “Chúa ơi, sau khi được cứu, con vẫn uống rượu và đi xem phim. Con được bảo là phải yêu Ngài nhưng con không có lòng yêu Ngài. Con đã nghe những bài giảng về vương quốc nhưng con vẫn bê bối. Chúa ơi, xin tha thứ cho con. Dù ngày nay anh em có thể chỉ trích những người khác nhưng khi đứng trước ngai phán xét ấy, anh em sẽ phải chỉ trích chính mình. Sự phán xét tại ngai phán xét của Đấng Christ sẽ quyết định chúng ta được thưởng mà vào trong vương quốc của Ngài hay chịu hình phạt. Hình phạt ấy sẽ là điều gì đó liên quan đến sự chết thứ hai, cũng như sự yếu đuối, bệnh tật, sự khó khăn và khổ sở liên quan đến sự chết thứ nhất.
Ngày nay, Đức Chúa Trời dùng sự yếu đuối, bệnh tật, sự khó khăn và khổ sở để kỉ luật và sửa phạt chúng ta hầu chúng ta có thể lớn lên trong sự sống. Nếu anh em chết trong tình trạng chưa trưởng thành thì đừng nghĩ rằng anh em đột nhiên trưởng thành sau khi sống lại. Không, anh em sẽ sống lại và được cất lên trong tình trạng chưa trưởng thành. Nếu qua đi trong tình trạng chưa trưởng thành, anh em cũng sẽ sống lại trong tình trạng chưa trưởng thành. Hãy lấy vấn đề tốt nghiệp làm ví dụ. Nếu anh em rời khỏi trường trước khi tốt nghiệp và sau đó trở lại thì anh em vẫn phải hoàn tất chương trình học của mình. Anh em phải tiếp tục học cho đến khi hoàn tất giáo trình để tốt nghiệp.
Chúng ta cần nhanh chóng lớn lên và trưởng thành. Đừng làm chậm lại tiến trình lớn lên và trưởng thành. Anh em phải sợ cảnh qua đời trong tình trạng chưa trưởng thành. Nếu qua đời trong tình trạng chưa trưởng thành thì sau khi sống lại, anh em sẽ đứng trước ngai phán xét của Chúa trong tình trạng chưa trưởng thành. Chúa sẽ không cần nói gì, mà chính anh em sẽ nói: “Chúa ơi, con xin lỗi. Con đã chết trong tình trạng chưa trưởng thành, và con vẫn chưa trưởng thành. Chúa ơi, xin thương xót con và cho con thêm thời gian để được trưởng thành.” Nhưng có thể Chúa sẽ nói: “Thời đại đã thay đổi. Con phải được đặt vào một hoàn cảnh để giúp con lớn lên.” Chắc chắn hoàn cảnh ấy sẽ không mấy thoải mái. Ai trong hoàn cảnh ấy cũng sẽ được xử lí bởi điều gì đó liên quan đến sự chết thứ hai. Điều này có nghĩa là ngay cả sau khi một tín đồ sống lại, người ấy vẫn có thể bị điều gì đó của sự chết thứ hai chạm đến, nghĩa là sự chết thứ hai vẫn còn có thẩm quyền trên người ấy. Ch những người đắc thắng, tức những người dự phần trong sự sống lại tốt nhất mới không nếm trải bất cứ điều gì ra từ sự chết thứ hai. Bấy giờ, họ đã tốt nghiệp khỏi mọi sự yếu đuối, bệnh tật, khó khăn và khổ sở. Đây là cách hiểu đúng câu 6.
Đừng tin những lời giảng dạy không chính xác rằng nếu anh em đã được rửa sạch trong huyết và được tái sinh bởi Linh thì mọi sự đều sẽ ổn thỏa. Anh em tuy đã được cứu cho đến đời đời, nhưng vẫn cần lớn lên, trưởng thành và được làm cho hoàn hảo để có thể ở giữa vòng những người đồng làm vua với Đấng Christ. Nếu không trưởng thành, anh em sẽ bị lỗ. Nếu anh em bị lỗ trước khi sống lại thì sự lỗ ấy thuộc về sự chết thứ nhất. Nhưng nếu anh em bị lỗ sau khi sống lại thì sự lỗ ấy liên quan đến sự chết thứ hai. Dù anh em có thể là một tín đồ được sống lại, nhưng anh em vẫn ở dưới uy quyền của sự chết thứ hai, và điều gì đó từ sự chết thứ hai sẽ quấy nhiễu anh em. Đây là lẽ thật thuần khiết, soi sáng và cảnh tnh chúng ta. , tất cả chúng ta cần được soi sáng, được cảnh tnh và được làm cho nghiêm túc biết bao!
Tình trạng của anh em ngày nay ra sao? Anh em còn thuộc xác thịt không? Anh em còn yêu thế giới không? Anh em còn tranh cãi với vợ hay chị em còn phản loạn với chồng không? Nếu có tình trạng như vậy thì anh chị em sẽ nói gì với Chúa lúc đứng trước ngai phán xét của Đấng Christ sau khi sống lại? Và Ngài sẽ nói gì với anh chị em? Ngài sẽ nói rằng anh chị em cần chịu khổ để trưởng thành, và cần điều gì đó từ sự chết thứ hai hành động trên mình. Nhưng ngợi khen Chúa về những người đắc thắng là những người dự phần vào sự sống lại tốt nhất và sự chết thứ hai không có quyền gì trên họ!
D. Vui hưởng chức tế lễ và vương quyền trong thiên hi niên
Câu 6 cũng chép rằng những người đắc thắng “sẽ làm thầy tế lễ của Đức Chúa Trời và của Đấng Christ, và sẽ đồng cai trị với Ngài một ngàn năm.” Những người đắc thắng sẽ là những thầy tế lễ tiếp xúc với Đức Chúa Trời và là những người đồng làm vua với Đấng Christ để cai trị trên các dân trong thiên hi niên (2:26-27; 12:5). Là thầy tế lễ, họ sẽ đem con người có nhu cầu đến với Đức Chúa Trời và cung ứng Đức Chúa Trời cho con người; và là vua, họ sẽ đem Đức Chúa Trời uy quyền đến với con người và thay mặt Đức Chúa Trời mà chăn dắt con người. Đây là phần thưởng cho họ. Những tín đồ thất bại trong thời đại này sẽ bị mất phần thưởng ấy. Tuy nhiên, sau khi được Chúa xử lí trong thiên hi niên, họ sẽ tham gia phụng sự Đức Chúa Trời và dự phần vưong quyền trong trời mới đất mi cho đến đời đời (22:3-5).
Ngày nay, các Cơ Đốc nhân đúng đắn đem con người và nhu cầu của con người đến với Đức Chúa Trời và Đấng Christ, và họ cũng cung ứng Đức Chúa Trời và Đấng Christ cho con người. Họ cũng đem uy quyền của Đức Chúa Trời đến với con người và thay mặt cho Đức Chúa Trời mà đến với con người. Khi tham dự vào phần ở trên của vưong quốc thiên hi niên, chúng ta sẽ vừa là các thầy tế lễ vừa là các vua. Chúng ta sẽ đáp ứng nhu cầu của cả Đức Chúa Trời lẫn con người, đem con người đến với Đức Chúa Trời và đem Đức Chúa Trời đến vi con người. Qua chức vụ tế lễ và vương quyền của chúng ta, cả Đức Chúa Trời lẫn con người đều sẽ hoàn toàn thỏa mãn. Chúng ta sẽ là một dân vừa làm thầy tế lễ vừa làm vua, một dân không có liên hệ với bất cứ điều gì từ sự chết thứ hai. Trong lĩnh vực này sẽ không còn sự yếu đuối, bệnh tật, khó khăn và khổ sở. Điều này sẽ tuyệt diệu biết bao!