PHẦN GIỚI THIỆU VÀ CHUẨN BỊ
(3)
Kinh Thánh: Công. 1:1-26
Công Vụ 1:3-26 là phần nói về việc chuẩn bị. Như chúng ta đã thấy trong 1:3-8, Đấng Christ chuẩn bị cho các môn đồ trong sự phục sinh của Ngài. Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục suy gẫm sự thăng thiên của Đấng Christ (cc. 9-11) và việc chuẩn bị của các môn đồ (cc. 12-26).
SỰ THĂNG THIÊN CỦA ĐẤNG CHRIST
Công Vụ 1:9 chép: “Ngài phán như vậy rồi, thì được cất lên đương lúc họ nhìn, có đám mây tiếp Ngài khuất khỏi mắt họ”. Phúc Âm Lu-ca kết thúc với sự thăng thiên của Chúa (Lu. 24:51) và Sách Công Vụ bắt đầu với sự thăng thiên này. Phúc Âm của ông thuật lại chức vụ của Jesus nhục hoá ở trên đất. Sách Công Vụ của ông ghi lại chức vụ tiếp theo của Đấng Christ Phục Sinh và Thăng Thiên ở trên trời được thực hiện qua tín đồ của Ngài trên đất. Trong các Sách Phúc Âm, chức vụ của Chúa trên đất được chính Ngài thực hiện, chỉ gieo chính Ngài như hạt giống Vương Quốc của Đức Chúa Trời vào trong tín đồ của Ngài nhưng chưa xây dựng Hội Thánh. Trong Sách Công Vụ, chức vụ của Chúa trên các từng trời được thực hiện qua tín đồ của Ngài trong sự phục sinh và thăng thiên, làm lan rộng Ngài như sự phát triển Vương Quốc của Đức Chúa Trời nhằm xây dựng Hội Thánh (Mat. 16:18) trên khắp thế giới để cấu tạo Thân Thể Ngài, là sự đầy đủ của Ngài (Êph. 1:23), để biểu lộ Ngài, thậm chí là sự đầy đủ của Đức Chúa Trời (Êph. 3:19) hầu biểu lộ Đức Chúa Trời.
Công Vụ 1:10 và 11 chép: “Đương khi Ngài lên, họ ngó chăm trên trời, bỗng có hai người mặc áo trắng đứng bên họ, mà nói rằng: “Gác ông Ga-li-lê ơi, sao các ông đứng ngóng lên trời làm chi? Jesus nầy đã được tiếp lên trời khỏi các ông, cũng sẽ trở xuống như cách các ông dã thấy Ngài lên vậy”’. Sự thăng thiên của Chúa chỉ về sự trở lại của Ngài. Giữa sự thăng thiên và sự tái lâm của Ngài có thời đại ân điển để Ngài là Đấng Christ Thể Linh, tức Linh Ban Sự Sống (1CÔ. 15:45), có thể áp dụng sự cứu chuộc bao hàm tất cả của Ngài cho tuyển dân của Đức Chúa Trời dể họ được cứu rỗi trọn vẹn, để Ngài có thể sản sinh và xây dựng Hội Thánh là Thân Thể Ngài hầu thành lập Vương Quốc Đức Chúa Trời trên đất.
Khải tượng về sự thăng thiên của Đấng Christ làm mạnh mẽ đức tin của các môn đồ vào Ngài và vào những gì Ngài đã làm cho họ qua sự chết và sự phục sinh. Điều này mở rộng tầm nhìn của họ về gia tể thiên thượng của Đức Chúa Trời, là điều đã đem họ vào hợp tác với chức vụ của Đấng Christ trên các từng trời để thực hiện gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời trên đất.
Sau khi Chúa Jesus nói với các môn đồ trong 40 ngày về Vương Quốc Đức Chúa Trời, Ngài được cất lên khỏi họ cách hiển nhiên. Ngài thăng thiên cách vật lý trước mắt họ. Chúng ta có thể nói Chúa cũng dùng điều này để “giáo huấn” các môn đồ.
Các môn đồ hẳn có ấn tượng sâu xa và rất phấn khởi khi chứng kiến Ngài thăng thiên. Khi nhìn Ngài thăng thiên, chắc chắn họ không khóc. Trái lại, có lẽ họ rất vui mừng, nhận biết mình đang xem một điều rất lạ lùng.
Đang khi các môn đồ nhìn chăm lên trời, thì có hai người mặc áo trắng đứng bên cạnh. Hai người này thật ra là các thiên sứ đã hỏi các môn đồ tại sao họ đứng nhìn lên trời. Rồi hai thiên sứ nói tiếp rằng chính Jesus đã được cất lên trời khỏi họ sẽ trở lại như cách họ đã thấy Ngài lên trời. Điều này cho thấy Chúa Jesus đã thăng thiên cách vật lý như thế nào thì Ngài cũng sẽ trở lại cách vật lý như thế ấy. Đấng Christ thăng thiên bằng một đám mây, mắt người nhìn thấy được thì Ngài cũng sẽ trở lại trên một đám mây (Mat. 24:30). Hơn nữa, Ngài thăn thiên từ đỉnh núi Ô-li-ve (Công. 1:12) và Ngài cũng sẽ trở lại cũng trên núi này (Xa 14:4). Chúng ta tin chắc rằng khi Chúa trở lại, Ngài sẽ đặt chân trên núi ô-li-ve.
SỰ CHUẨN BỊ CỦA CÁC MÔN ĐỒ
Trở Về Giê-ru-sa-lem
Trở Về Giê-ru-sa-lem
Sau khi chứng kiến Chúa thăng thiên, các môn đồ “từ núi gọi là ô-li-ve trở về Giê-ru-sa-lem, núi ấy cách Giê-ru-sa-lem ước đi một ngày Sa-bát” (c. 12). Các môn đồ trở về Giê-ru-sa-lem để giữ lời Chúa trong Lu-ca 24:49 và Công Vụ 1:4 hầu cho có thể được nhận lãnh Linh Quyền Năng về phương diện gia tể như Cha đã hứa. Họ đều là người Ga-li-lê (c. 11). Đối với họ, ở lại Giê-ru-sa- lem, đặc biệt là dưới sự đe dọa của các nhà lãnh đạo Do-thái, nghĩa là họ đang bị nguy hiểm đến tính mạng.
Câu 12 nói rằng Giê-ru-sa-lem cách Núi Ô-li-ve khoảng đường đi một ngày Sa-bát. Theo truyền thống Do-thái, quãng dường đi một ngày Sa-bát tương đương với khoảng ba phần tư dặm.
Bền Đỗ Cầu Nguyện
Công Vụ 1:13 và 14 chép: “Khi đến rồi, họ bèn lên một phòng trên lầu kia, là nơi Phi-e-rơ, Giăng, Gia-cơ, Anh-rê, Phỉ-líp, Thô- Ma, Ba-thê-lê-my, Ma-thi-ơ, Gia-cơ con của Anh-phê, Si-môn người đảng Phấn Nhuệ và Giu-đa con của Gia-cơ thường ở, với mấy người đờn bà, cùng Ma-ri mẹ Jesus, và anh em Ngài đều đồng lòng hiệp ý, cứ bền đỗ mà cầu nguyện luôn”. Ở đây Ma-ri được nhắc đến lần cuối trong Tân Ước.
Trước khi Chúa chết, các môn đồ không quan tâm gì đến việc cầu nguyện cho những điều thuộc linh (Lu. 22:40, 45-46). Trái lại, họ cãi nhau xem ai là người lớn hơn (Lu. 22:24). Nhưng bây giờ, sau khi Chúa phục sinh và thăng thiên, tình trạng thuộc linh của họ thay đổi triệt để. Họ không còn cãi nhau, nhưng có gánh nặng đồng lòng hiệp ý bền đỗ cầu nguyện, thậm chí trước ngày Lễ Ngũ Tuần, là ngày họ nhận được Linh Quyền Năng đổ ra về mặt gia tể (Công. 2). Đó là dấu hiệu và bằng cớ mạnh mẽ cho thấy họ đã nhận được Linh Sự Sống nội cư về mặt thể yếu vào ngày Chúa phục sinh (Gi. 20:22). Đó cũng là bằng chứng cho thấỵ họ được làm cho mạnh mẽ trong gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời bởi khải tượng về Chúa thăng thiên.
Trong 1:14, chúng ta được biết các môn đồ, cùng yới những người đàn bà, Ma-ri, và các anh em của Chúa, đã đồng lòng kiên trì cầu nguyện. Các từ được dịch là “đồng lòng hiệp ý” theo tiếng Hi Lạp là “đồng một tâm trí”.
Có lẽ các môn đồ dã cầu nguyện để được mặc lấy Linh Quyền Năng, là điều Cha đã hứa, Chúa dã truyền cho họ ở lại Giê-ru-sa- lem về điều đó (Lu. 24:49; Công. 1:4), và cũng vì sứ mạng Chúa ban cho họ trong Lu-ca 24:47, 48 và Công Vụ 1:8 để mang chứng cớ của Ngài đến nơi xa xôi nhất trên trái dất.
Đức Chúa Trời muôn đổ Linh Ngài ra để thực hiện gia tể Tân Ước của Ngài và Ngài đã hứa làm điều đó. Tuy nhiên, Ngài cần tuyển dân Ngài cầu nguyện cho điều đó. Là Đức Chúa Trời trên trời, Ngài cần con người trên đất hợp tác với Ngài để thực hiện kế hoạch của Ngài. Một trăm hai mươi môn đồ cầu nguyện suốt 10 ngày đã đáp ứng nhu cầu này của Đức Chúa Trời.
Các môn đồ hẳn đã rất vui mừng, phấn khởi khi nhóm lại với nhau để cầu nguyện trên phòng cao. Chúng ta có thể suy luận rằng đang khi bền đỗ cầu nguyện, họ cầu xin Thánh Linh đổ ra. Tôi tin rằng suốt 10 ngày ấy, họ cầu xin báp-têm bằng Thánh Linh.
Đấng Christ Phục Sinh đã trở lại với các môn đồ và đã thở chính Ngài vào trong họ như Linh Ban Sự Sống để làm sự sống và thân vị của họ. Sau đó suốt 40 ngày ở với các môn đồ, Đấng Christ Phục Sinh tiếp tục hiện ra và biến đi. Suốt những ngày ấy Ngài dạy họ về Vương Quổc Đức Chúa Trời. Sau đó, Ngài thăng thiên cách hữu hình. Khi ấy Chúa đã hoàn thành việc giáo huấn và chuẩn bị các môn đồ. Sự thăng thiên của Ngài đánh dấu việc hoàn tất “khóa học bốn năm” của các môn đồ trong “đại học thần thượng”.
Là người đã hoàn tất khóa học ấy, Phi-e-rơ bây giờ là một người khác. Như chúng ta sẽ thấy, trong Công Vụ chương 1, ông có thể hiểu và giải thích lời tiên tri trong Cựu Ước về Giu-đa và dạy dỗ người khác theo Kinh Thánh. Phi-e-rơ có như vậy trong các Sách Phúc Âm không? Chắc chắn là không. Nhưng Phi-e-rơ trong Công Vụ chương 1 rất khác với Phi-e-rơ trong các Sách Phúc Âm, vì Đấng Christ Phục Sinh đã vào trong ông để làm sự sống và thân vị của ông.
Sự kiện 120 người đồng lòng cầu nguyện suốt 10 ngày là một việc lớn. Họ có thể đồng lòng cầu nguyện suốt một thời gian dài như vậy vì họ có Đấng Christ ở bên trong làm sự sống và thân vị của mình. Hơn nữa, họ là những người Ga-li-lê ở lại Giê-ru-sa- lem dưới sự đe dọa của người Do-thái, là những người đang bắt bớ những ai theo Jesus. Tuy nhiên, họ không sợ lời đe dọa ấy mà cứ ở lại Giê-ru-sa-lem đồng lòng hiệp ý cầu nguyện. Điều này chắc chắn không thể thực hiện được bằng khả năng con người. Điều này đã có thể xảy ra vì 120 người đã kinh nghiệm một sự thay đổi về mặt thể yếu hơn là về mặt gia tể. Về mặt thể yếu, họ đã được chuyển dời từ bản thể cũ vào trong bản thể mới. Do kết quả chuyển dời này, họ có Đấng Christ là sự sống và thân vị của mình và có thể đồng lòng hiệp ý cầu nguyện mà không sợ bị bắt bớ.
Lựa Chọn Ma-thia
Để Thay Thế Giu-đa Làm Một Trong 12 sứ đồ
Công Vụ 1:15 và 16 chép: “Trong những ngày đó Phi-e-rơ đứng dậy giữa anh em (số người nhóm lại ước chừng 120), mà nói rằng: ‘Hỡi anh em, lời Kinh Thánh mà Thánh Linh nhờ miệng Đa-vít phán trước về Giu-đa, là kẻ dẫn đường cho bọn bắt Jesus cần phải ứng nghiệm”. Trước khi Chúa chết, Phi-e-rơ thường phát ngôn cách vô nghĩa (Mat. 16:22-23; 17:24-26; 26:33-35), nhưng sau khi Chúa phục sinh, ông có thể giải nghĩa lời tiên tri trong cựu ước cách đúng đắn theo đúng ý nghĩa trong các câu từ 16 đến 20. Đó cũng là bằng cớ chứng tỏ rằng trước khi các môn đồ nhận được Linh Quyền Năng về mặt gia tể vào ngày Lễ Ngũ Tuần, họ đã nhận được Linh Sự Sống về mặt thể yếu vào ngày Chúa phục sinh.
Trong 1:16, Phi-e-rơ dùng cách diễn đạt “Thưa các ông, các anh em” (RcV). Cách nói này có tính cách long trọng và trang nghiêm hơn là chỉ nói “Thưa anh em” (xem 1:11; 2:22, 29; 3:12).
Nói về Giu-đa, Phi-e-rơ nói tiếp trong câu 17 rằng: “Vì nó vốn thuộc trong số chúng ta, và đã được phần trong chức vụ này”. Chức vụ này cũng được đề cập trong câu 25, là chức vụ mang chứng cớ của Jesus (c. 8). Dầu có 12 sứ đồ, nhưng chỉ có một chức vụ; chức vụ này là một chức vụ tập thể theo nguyên tắc Thân Thể của Đấng Christ. Tất cả các sứ đồ thực hiện cùng một chức vụ để mang chứng cớ không cho bất kỳ tôn giáo, giáo lý, hay thực hành nào, mà chỉ cho Jẹsus Christ nhục hoá, phục sinh, và thăng thiên, là Chúa của tất cả.
Để Làm Chứng Nhân
về Sự Phục Sinh Của Đấng Christ
về Sự Phục Sinh Của Đấng Christ
Sau khi nói thêm về cái chết của Giu-đa và những lời tiên tri về hắn, Phi-e-rơ nói tiếp: “Vậy, nội những người đã theo cùng chúng ta trọn lúc Chúa Jesus ra vào giữa chúng ta, kể từ khi Giăng làm báp-têm cho đến ngày Ngài được tiếp lên khỏi chúng ta, cần phải có một người cùng chúng ta làm chứng về sự sống lại của Ngài”(c. 21-22). Sự phục sinh của Chúa là trọng tâm lời làm chứng của các sứ đồ. Sự phục sinh của Ngài nhắc lại sự nhục hoá, nhân tính, đời sống làm người của Ngài trên đất, sự chết được Đức Chúa Trời chỉ định (2:23), và cũng hướng đến sự thăng thiên, chức vụ cùng sự cai trị của Ngài trên trời và sự trở lại của Ngài. Như vậy lời chứng của các sứ đồ về Jesus Christ, Chúa của tất cả, là lời chứng tổng bao hàm, như được mô tả trong toàn bộ Sách Công Vụ. Họ rao giảng và cung ứng Đấng Christ Bao Hàm Tất Cả như được khải thị trong cả Kinh Thánh.
Theo câu 23, hai người được đề nghị thay thế Giu-đạ là Giô- sép gọi là Bạt-sa-ba, biệt danh là Giút-tu, và Ma-thia. Sau dó, các sứ đồ “cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, Ngài biết lòng mọi người, xin tỏ ra trong hai người nầy Chúa lựa chọn ai để dự phần chức vụ và chức sứ đồ, mà Giu-đa đã lìa bỏ để đi đến nơi của nó” (cc. 24-25). “Ngài biết lòng mọi người” theo nguyên văn tiếng Hi Lạp có nghĩa là “Đấng biết lòng mọi người”. Trong câu 25, các từ Hi-lạp dịch là “lìa bỏ” cũng có thể dịch là “ly khai”.
Sau khi cầu nguyện, “họ bắt thăm, trúng nhằm Ma-thia; người bèn được liệt vào mười một sứ đồ” (c. 26). Ở đây chúng ta thấy sau khi Chúa thăng thiên và trước ngày Lễ Ngũ Tuần, các sứ đồ ở trong giai đoạn chuyển tiếp, như được chỉ ra bởi họ nhận thức rằng phải tìm kiếm sự dẫn dắt của Chúa. Họ nhận được Linh Nội Cư vào ngày Chúa phục sinh và được Chúa huấn luyện để thực hành sự hiện diện vô hình của Ngài suốt 40 ngày trước khi Ngài thăng thiên (c. 3). Nhưng họ vẫn khó bỏ đường lối truyền thống cũ kỹ khi tìm kiếm sự dẫn dắt của Chúa bằng cách bắt thăm (Lê. 16:8; Giô-suê. 14:2; lSa. 14:41; Nê. 10:34; 11:1; Châm 16:33). Họ vẫn chưa quen với sự dẫn dắt và hướng dẫn của Linh Nội Cư (La. 8:14) như sứ đồ Phao-lô sau này trong 16:6-8. Họ vẫn còn ở trong giai đoạn khởi đầu của gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời trước ngày Lễ Ngũ Tuần.
Trong gia tể Tân ước, không cần phải bắt thăm để được Chúa dẫn dắt. Phương cách đúng đắn là bước theo Đấng Christ nội cư, bước theo sự xức dầu ở bề trong. Mặc dầu Đấng Christ đã lìa khỏi các sứ đồ về mặt gia tể, Ngài vẫn ở trong họ về mặt thể yếu. Nếu trong Công Vụ chương 1, họ quen với hiện diện về mặt thể yếu của Đấng Christ ở bên trong, họ đã không quay lại với cách bắt thảm cũ kỹ. Việc họ tiếp tục theo cách cũ là dấu hiệu cho thấy rằng mặc dầu có Chúa ở bên trong về mặt thể yếu, nhưng họ vẫn quen với những lề thói cũ.
Qua bất thăm, Ma-thia được chọn và được thêm vào mười một người để làm đủ số. Với việc lựa chọn Ma-thia, chúng ta thấy việc chuẩn bị các môn đồ đã hòan tất cho sự lan rộng sắp đến.