PHẦN GIỚI THIỆU VÀ PHẦN CHUẨN BỊ
(1)
Kinh Thánh: Công 1:1-26
Sách Công Vụ có ba phần chính: phần giới thiệu (1:1-2), phẩn chuẩn bị (1:3-26) và phần truyền bá (2:1-28:31). Phần giới thiệu rất ngắn gọn, bao gồm chỉ có hai câu, và phần chuẩn bị bao gồm phần còn lại của chương 1. Phần đề cập đến sự truyền bá bao gồm các chương từ 2 đến 28. Phần này có lẽ là phần dài nhất trong cả 66 Sách của Kinh Thánh. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét phần giới thiệu của Sách Công Vụ, sau đó tiếp tục xem xét phần chuẩn bị. Trong phần giới thiệu, Sách này được trình bày cho chúng ta. Như chúng ta sẽ thấy, phần chuẩn bị bao hàm một điều gì đó về phía Chúa và về phía các môn đồ Ngài.
PHẦN GIỚI THIỆU
Do Lu-ca
Công Vụ 1:1 và 2 chép: “Thê-ô-phi-lơ ơi, Sách trước nhứt tôi đã thuật về mọi điều Jesus khởi làm và dạy, cho đến ngày Ngài được tiếp lên, sau khi nhờ Thánh Linh mà truyền dạy các sứ đồ Ngài đã lựa chọn”. Trong câu 1, “tôi” chỉ về Lu-ca, là người viết Sách Công Vụ. Hội Thánh đầu tiên công nhận Lu-ca là tác giả của cả Phúc Âm Lu-ca (Lu. 1:3) và Sách Công Vụ. Nguồn gốc tác giả của Sách Lu-ca được thấy rõ qua phong cách viết trong cả hai Sách. Lu-ca là một người Ngoại Bang (Côl. 4:14), có lẽ là người Hi-lạp gốc Á Châu, và là một thầy thuốc. Bắt đầu từ Trô-ách, ông kết hợp với Phao-lô trong chức vụ, và đi cùng Phao-lô trong ba cuộc hành trình sau cùng của Phao-lô (Công. 16:10-17; 20:5-21:18; ' 27:1-28:15). ông là người đồng hành trung tín của Phao-lô cho đến khi Phao-lô tuân đạo (Plm. 24; 2Ti. 4:11).
Gửi Cho Thê-ô-phi-lơ
Cả Phúc Âm Lu-ca lẫn Sách Công Vụ đều được viết cho một người tên Thê-ô-phi“lơ. Tên này trong tiếng Hi-lạp có nghĩa là “được Đức Chúa Trời yêu mến”, hay “bạn của Đức Chúa Trời”. Thê-ô-phi-lơ có lẽ là một tín đồ dân Ngoại có một chức vụ gì đó trong Đế Quốc La-mã.
Tiếp Nối Phúc Âm Lu-ca
Sách Công Vụ nối tiếp Phúc Âm Lu-ca. Điều này có thể minh chứng bằng cách so sánh 1:1-2 với Lu-ca 1:1-4. Những từ “Sách trước nhứt” trong Công Vụ 1:1 chỉ về Phúc Âm Lu-ca là “Sách theo thứ tự” (Lu. 1:3) được Lu-ca viết cho Thê-ô-phi-lơ.
Công Vụ 1:2 nói rằng Chúa Jesus đã “nhờ Thánh Linh mà truyền dạy các sứ đồ Ngài đã lựạ chọn”. Đấng Christ Phục Sinh đã trở nên Linh Ban Sự Sông (1CÔ. 15:45), nhưng vẫn ỏ' trong sự phục sinh, Ngài đã làm nhiều điều nhờ Thánh Linh (Gi. 20:22).
SỰ CHUẨN BỊ
Chúa Huấn Luyện Các Môn Đồ
Như chúng tôi đã nêu, 1:3-26 đề cập đến sự chuẩn bị, là sự chuẩn bị về phía Chúa và về phía các môn đồ. Trong phần này của Sách Công Vụ, chúng ta thấy Đấng Christ chuẩn bị các môn đồ trong sự phục sinh của Ngài (cc. 3-8). Ngài nói với họ những điều liên quan đến Vương Quốc Đức Chúa Trời (c. 3) và truyền bảo họ chờ đợi báp-têm trong Thánh Linh (cc. 4-8). Sau khi Đấng Christ thăng thiên trong câu 9 đến câu 11, chúng ta có sự chuẩn bị của các môn đồ (cc. 12-26). Các môn đồ kiên trì cầu nguyện (cc. 12-14) và sau đó chọn Ma-thia (cc. 15-26).
Trước khi Chúa lên trời để thực hiện sự truyền bá của Ngài trong sự thăng thiên, Ngài làm một điều gì đó sâu xa hơn để chuẩn bị các môn đồ. Mặc dầu đã ở với Ngài ba năm rưỡi, họ vẫn chưa được chuẩn bị cách đầy đủ. Qua đó thấy rằng chúng ta không thể thực hiện công tác hoàn hảo các thánh đồ trong sự khôi phục của Chúa cách nhanh chóng được.
Chúng ta có thể nói ba năm rưỡi Chúa Jesus ở với các môn đồ gần như tương đương với giáo dục bậc đại học, thường kéo dài bốn năm. Có lẽ anh em thắc mắc về nửa năm cuối của “khóa đại học” dành cho các môn đồ của Chúa. Nửa năm cuối ấy diễn ra sau khi Ngài phục sinh.
Trải qua nhiều thế kỷ, người ta đã nhận ra rằng để được giáo dục đúng đắn, một người cần trải qua nhà trẻ, tiểu học, trung học Cơ sở, trung học phổ thông, và bốn năm đại học. Tất cả những năm từ nhà trẻ đến trung học phổ thông là để chuẩn bị cho những năm đại học. Chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc này vào Kinh Thánh, và thấy trong Kinh Thánh có những cấp bậc giáo dục thuộc linh khác nhau. Trong Cựu ước, chúng ta đi từ “nhà trẻ” trong Sáng Thế Ký đến “trung học phổ thông” trong Thi Thiên và Các Tiên Tri. Ở giữa, chúng ta có “bậc tiểu học” bắt đầu trong Xuất Ai-cập Ký và “trung học cơ sở” trong các Sách Lịch Sử. Đến Tân ước, chúng ta có thể nói các Sách Phúc Âm ở cấp “đại học” và Các Thư Tín ở cấp “sau đại học”.
Chúa Jesus dành ba năm rưỡi ở với các môn đồ dể “giáo dục” họ ở “bậc dại học”. Mặc dầu Phi-e-rơ, Anh-rê, Gia-cơ và Giăng là những người đánh cá, nhưng sự kêu gọi của Chúa nâng cấp họ, làm cho họ thành “các sinh viên đại học”. Tuy nhiên Ga-ma-li-ên vẫn thuộc “bậc trung học” Cựu Ước. Với tư cách vừa là “giáo sư” vừa là “hiệu trưởng”, Chúa Jesus trước hết dành ba năm rưỡi cho “các sinh viên” của Ngài. Phần thì giờ còn lại để “giáo dục” họ được hoàn tất khi Ngài phục sinh. Điều này có nghĩa là Chúa có thể thực hiện được ba năm rưỡi giáo dục với các môn đồ khi Ngài ở trong xác thịt. Sau đó trong sự phục sinh, Ngài hoàn tất việc huấn luyện họ.
Chúng Ta cần Được Soi Sáng Từ Thiên Thượng
Chúng ta cần đọc đi đọc lại Kinh Thánh. Điều này có nghĩa là chúng ta cần biết Lời thành văn và được đầy dẫy Lời thành văn. Sau đó, chúng ta cần cầu nguyện: “Chúa ơi, xin chỉ cho con điều Ngài muôn phán trong tất cả các Sách trong Tân Ước”. Nếu cầu nguyện như vậy, ánh sáng sẽ dần dần đến trên anh em.
Để hiểu chính xác từ ngữ trong Tân Ước, thì học tiếng Hi-lạp thật ích lợi. Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng để biết Kinh Thánh, có kiến thức uyên bác về tiếng Hi-lạp là đủ. Một số người có thể có kiến thức hoàn hảo về mỗi một từ trong bản Tân Ước tiếng Hi-lạp, nhưng vẫn đui mù về mặt thuộc linh và không biết gì về những điều được khải thị trong Tân Ước. Đầu hiểu biết tiếng Hi- lạp, chúng ta vẫn cần được soi sáng thiên thượng để nhìn thấy khải thị thần thượng trong Tân Ước.
Ngày nay chúng ta đang chiến đấu chống lại sự đui mù thuộc linh. Nhiều người có bằng tiến sĩ tiếng Hi-lạp, nhưng hoàn toàn đui mù về mặt thuộc linh. Họ biết Tân Ước tiếng Hi-lạp theo cách của một học giả, nhưng không biết điều Chúa muốn nói trong Tân Ước. Dầu có bao nhiêu bằng cấp hoặc học thức uyên bác đến đâu chăng nữa, chúng ta vẫn cần hạ mình xuống và nói: “Chúa ơi, con không biết gì cả. Con không là gì cả. Xin bày tỏ cho con khải thị của Ngài”. Nếu cầu nguyện như vậy, khải thị của Chúa sẽ đến vói anh em.
Trường Hợp Của Phi-e-rơ
Trong các Sách Phúc Âm, Chúa Jesus ở với các môn đồ ba năm rưỡi. Trong những năm ấy, Ngài rất kiên nhẫn với họ. Chúng ta có thể nói Chúa đang “đàn khúc nhạc thiên thượng” cho các môn đồ; nhưng họ không thể thưởng thức khúc nhạc ấy. Chúng ta thấy điều này đặc biệt trong trường hợp của Phi-e-rơ.
Đầy lòng kiên nhẫn và thương xót, Chúa Jesus đã làm những gì Ngài có thể làm với Phi-e-rơ. Trong Ma-thi-ơ chương 16, Phi-e- rơ nhận được khải thị thiên thượng và tuyên bố: “Ngài là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống” (c. 16). Chúa trả lời và nói với ông rằng: “Si-môn, con Giô-na ơi, ngươi có phước đó, vì chẳng phải thịt và huyết bày tỏ điều ấy cho ngươi đâu, bèn là Cha Ta ở trên trời vậy” (c. 17). Sau khi Chúa phán về Hội Thánh và Vương Quốc, Ngài tiếp tục “khởi tỏ cho môn đồ rằng Ngài cần phải đi đến Giê-ru-sa-lem, chịu khổ nhiều nỗi bởi các trưởng lão, các thầy tế lễ cả, cùng các văn sĩ, và bị giết, rồi đến ngày thứ ba được
Sống lại” (c. 21). Nhưng Phi-e-rơ bắt đầu trách Ngài rằng: “Chúa ơi, Đức Chúa Trời nào nỡ vậy! Sự đó hẳn chẳng xảy đến cho Chúa đâu” (c. 22). Khi ấy Chúa quay lại phán với Phi-e-rơ rằng: “Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau Ta! Ngươi làm cớ vấp phạm cho Ta; vì tâm ý ngươi chẳng chăm về việc Đức Chúa Trời, song chăm về việc loài người” (c. 23).
Có lẽ chúng ta cảm thấy thông cảm với Phi-e-rơ khi đọc những gì được ghi lại trong Ma-thi-ơ chương 16. Mặc dầu Phi-e-rơ đáng trách, nhưng Chúa Jesus không bỏ mặc ông. Phi-e-rơ không phải là “người bỏ học” trường “đại học của Chúa” nửa chừng. Là hiệu trưởng của đại học ấy, Chúa Jesus kiên nhẫn giữ Phi-e-rơ lại với Ngài.
Chúa Jesus kiên nhẫn thậm chí khi Phi-e-rơ chối Ngài. Vào đêm Chúa Jesus bị phản, Phi-e-rơ nói với Ngài rằng: “Dầu hết thảy đều vấp phạm vì cớ Thầy, thì tôi chẳng hề vấp phạm đâu” (Mat. 26:33). Chúa nói với ông: “Quả thật, Ta nói cùng ngươi, chính đêm nay trước khi gà gáy, ngươi sẽ chối Ta ba lần” (c, 34). Sau đó, Phi-e-rơ thật sự chối Chúa ba lần. Tuy nhiên Chúa không thất vọng, vì kinh nghiệm của Phi-e-rơ là một phần của “khóa học đại học”.
Cuối cùng, Phi-e-rơ hiểu được âm nhạc thiên thượng mà Chúa Jesus “đàn”, ông nhận được sự hiểu biết ấy không phải trong ba năm rưỡi ở với Chúa, nhưng sau khi Chúa biến hóa từ xác thịt trở thành Linh. Khi ở trong xác thịt, Ngài hoàn toàn không thành công trong việc giáo dục Phi-e-rơ, vì Ngài không thể vào trong ông. Dĩ nhiên Ngài có cách sửa đổi và điều chỉnh ông, nhưng không cách nào tái sinh, tái tạo và cư ngụ trong ông. Nói cách khác, Chúa Jesus trong xác thịt không cách nào truyền bá chính Ngài cho Phi-e-rơ và các môn đồ khác. Để Chúa truyền bá chính Ngài là để Ngài truyền chính Ngài là sự sống vào trong người khác.
Đấng Christ Phục Sinh
Thở Chính Ngài Vào Trong Các Môn Đồ
Thở Chính Ngài Vào Trong Các Môn Đồ
Đang khi đưa các môn đồ qua “bậc đại học”, Chúa Jesus biết Ngài cần vào trong họ. Dĩ nhiên, một khi ở trong xác thịt, Ngài không thể ở trong các môn đồ. Vì vậy, trong Phúc Âm Giăng, Ngài bày tỏ với họ rằng Ngài chết và phục sinh là điều ích lợi cho họ. Trong sự phục sinh, Ngài có thể vào trong các môn đồ như sự sống và ở lại trong họ như thân vị của họ và nhờ đó truyền bá chính Ngài.
Sau khi phục sinh, Chúa Jesus trở lại với các môn đồ với tư cách là Linh Ban Sự Sống và thở chính Ngài vào trong họ (Gi. 20:22). Thay vì dạy các môn đồ hay thuyết giảng cho họ, Ngài thở chính Ngài vào trong họ. Đó là bắt đầu cho khóa cuối của bốn năm “đại học”. Chúa thở chính Ngài vào trong các môn đồ là truyền bá chính Ngài là sự sống vào trong họ.
Hiện Ra Cho Các Môn Đồ Suốt 40 Ngày
Sau khi thở chính Ngài vào trong các môn đồ, Ngài ở với họ về mặt gia tể 40 ngày, về điều này, Công Vụ 1:3 chép: “Sau khi chịu khổ hại, Ngài lấy nhiều bằng cớ tự tỏ cho họ biết Mình sống, trải 40 ngày từng hiện ra với họ, phán bảo những điều về nước Đức Chúa Trời”. Chúa bày tỏ cho các môn đồ thấy Ngài còn sống là vì mục đích huấn luyện họ thực hành và vui hưởng sự hiện diện vô hình của Ngài. Trong Phúc Âm Giăng, không một lời nào hay dấu hiệu nào cho thấy Chúa lìa môn đồ sau khi thở chính Ngài vào trong họ. Thật ra, Ngài ở với họ mặc dầu họ không nhận biết hiện diện của Ngài. Việc Chúa hiện ra thêm cho họ là sự hiển lộ của Ngài. Trước khi Ngài chết, sự hiện diện của Chúa là hữu hình trong xác thịt. Sau khi Ngài phục sinh, sự hiện diện của Ngài là vô hình trong Linh. Sự hiển lộ hay hiện ra của Ngài sau khi phục sinh là để huấn luyện các môn đồ nhận biết, vui hưởng, và thực hành hiện diện vô hình của Ngài, là điều sẵn có hơn, vượt trội hơn, quí báu hơn, phong phú hơn, và thực hữu hơn hiện diện hữu hình của Ngài. Hiện diện vô hình của Ngài đơn giản là Linh trong sự phục sinh, tức Đấng mà Ngài đã thỏ' vào trong các môn đồ và là Đấng ở với họ luôn luôn.
Sau khi thở chính Ngài vào trong các môn đồ, Chúa không bao giờ lìa khỏi họ về mặt thể yếu. Tuy nhiên, về mặt gia tể, Ngài sẽ hiện ra và sau đó biến mất. Chúa hiện ra và biến mất về mặt gia tể để huấn luyện môn đồ, để hoàn tất nửa năm sau cùng của việc giáo dục họ. về điều này, chúng ta không nên nói Ngài đi và đến nhưng nên nói Ngài hiện ra và biến mất.
Suốt thời gian 40 ngày, Chúa Jesus hiện ra cho các môn đồ. Trong Kinh Thánh, 40 ngày là thời gian thử thách và trắc nghiệm. Qua Cựu Ước, chúng ta biết 40 ngày là thời gian thử nghiệm và chịu khổ (Phục. 9:9, 18; lVua. 19:8). Khi Chúa Jesus được Linh đưa vào đồng vắng để bị Ma Quỉ cám dỗ, Ngài kiêng ăn 40 ngày và 40 đêm (Mat. 4:1-2). Cũng vậy, con cái I-xra-ên chịu Đức Chúa Trời thử nghiệm, giáo huấn trong đồng vắng suốt 40 năm. Vì vậy, 40 là con số thử nghiệm, chứng minh, thử thách, và giáo huấn. Trong Công Vụ chương 1, Chúa hiện ra và biến mất trong 40 ngày để thử nghiệm và huấn luyện môn đồ của Ngài
Từ khi thở chính Ngài là Linh vào trong các môn đồ vào ngày phục sinh, Đấng Christ Phục Sinh cư ngụ trong họ. Việc Ngài hiện ra được đề cập trong Công Vụ 1:3 không có nghĩa là Ngài từng lìa khỏi các môn đồ, nhưng đơn giản có nghĩa là Ngài làm cho hiện diện của Ngài trở nên hữu hình với họ, huấn luyện họ liên tục nhận biết và vui hưởng hiện diện vô hình của Ngài.
Các môn đồ đã trở nên quen thuộc với hiện diện hữu hình của Đấng Christ. Suốt ba năm rưỡi, Ngài đã ở với họ cách hữu hình trong xác thịt. Họ nhìn thấy Ngài, đụng chạm Ngài và ăn với Ngài. Một người giữa vòng họ thậm chí còn nghiêng mình trên ngực Ngài (Gi. 13:23). Thình lình hiện diện hữu hình của Chúa bị cất đi. Sau đó Chúa trở lại với các môn đồ để thở chính Ngài vào trong họ. Từ thời điểm ấy về sau, hiện diện của Chúa giữa các môn đồ trở nên vô hình. Đó không còn là hiện diện thuộc thể mà là hiện diện thuộc linh.
Mặc dầu hiện diện thuộc linh của Chúa là vô hình, nhưng hiện diện ấy thực hữu hơn và sống động hơn hiện diện hữu hình của Ngài. Hiện diện hữu hình của Chúa liên quan đến yếu tố không gian và thời gian. Nhưng hiện diện vô hình của Ngài, không có yếu tố không gian, cũng không có yếu tố thời gian. Hiện diện vô hình của Ngài ở khắp mọi nơi. Dầu chúng ta ở bất cứ nơi nào, hiện diện vô hình của Chúa vẫn ở với chúng ta. Thật ra, hiện diện vô hình của Ngài không chỉ ở với chúng ta mà còn ở trong chúng ta. Khi Chúa ở với các môn đồ trong xác thịt, Ngài hiện diện với họ theo cách bề ngoài và hữu hình. Nhưng sau khi Ngài là Linh Ban Sự Sông, thở chính mình vào trong họ, hiện diện của Ngài mang tính bề trong, vô hình.
Vì các môn đồ không quen với hiện diện vô hình của Chúa, nên Ngài ở với họ suốt 40 ngày về phương diện gia tể, hiện ra và biến mất. Bằng cách này, Ngài huấn luyện họ thực hành và vui hưởng hiện diện vô hình của Ngài.