Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018
SÁCH CÔNG VỤ BÀI BA MƯƠI LĂM
SỰ LAN RỘNG TẠI TIỂU Á VÀ ÂU CHÂU
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHAO-LÔ
(1)
Kinh Thánh: Công. 12:25-13:12
Trong Sách Công Vụ, phần đề cập đến sự lan rộng (2:1-28:31) có hai phần
chính: sự lan rộng tại Giê-ru- sa-lem, Giu-đê, và Sa-ma- ri qua chức vụ thuộc đoàn
công tác của Phi-e- rơ (2:1-12:24) và sự lan rộng tại Tiểu Á và Âu Châu qua chức
vụ thuộc đoàn công tác của Phao-lô (12:25-28:31). Trong bài này, trước hết chúng
ta sẽ xem xét sự khởi đầu trong 12:25, và sau đó, xem xét phân đoạn 13:1-12.
SỰ KHỞI ĐẦU
Công Vụ 12:25 chép: “Ba-na- ba và Sau-lơ làm xong chức dịch mình rồi, bèn
từ Giê-ru- sa-lem trở về, dẫn theo Giăng, cũng gọi là Mác”. Công Vụ 12:1-24 là
phần trong ngoặc, ghi lại sự bắt bớ của Phi-e- rơ. Công Vụ 12:25 tiếp nối 11:30, và
11:22-30 thuật lại việc Phao-lô hoàn toàn bước vào chức vụ sứ đồ. Chúng ta đã
thấy Phao-lô được Chúa cứu cách trực tiếp (9:3-6) và được đưa vào tình trạng
đồng nhất với Thân Thể Đấng Christ qua A-na- nia (9:10-19). Sau đó, ông được
giới thiệu vào sự tương giao thực tiễn với các môn đồ tại Giê-ru- sa-lem qua Ba-na-
ba (9:26-28). Về sau nữa, cũng qua Ba-na- ba, ông bắt đầu bước vào chuyển động
của Chúa, làm lan tràn Phúc Âm của Vương Quốc Ngài cho thế giới Ngoại Bang
(11:25-26; 13:1-3). Từ 11:19-12:25 là phần tường thuật giai đoạn chuyển tiếp giữa
chức vụ sứ đồ của Phi-e- rơ cho người Do-thái trong các chương 2-11 và chức vụ
sứ đồ của Phao-lô cho dân Ngoại trong các chương 13-28 (xem Ga. 2:7-8).
BƯỚC NGOẶC MỚI
TRONG CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHÚA
Trong 13:1-12, chúng ta thấy chuyển động của Chúa giữa vòng một số người
có ân tứ của Ngài. Ở đây chúng ta không có một khởi đầu mới mà có bước ngoặc
mới trong chuyển động của Chúa. Bước khởi đầu đã xảy ra tại Giê-ru- sa-lem rồi
và dòng chảy tuôn đổ từ đó đến An-ti- ốt. Bây giờ tại An-ti- ốt có một bước ngoặc
mới.
Giê-ru- sa-lem là trung tâm của tôn giáo Do-thái. Tuy nhiên, An-ti- ốt là trung
tâm cho thế giới Ngoại Bang. Là một trung tâm như vậy, An-ti- ốt có tính chiến
lược. Vì vậy, thành phố này được Chúa lựa chọn cho bước ngoặc mới trong
chuyển động của Ngài trên đất, tức chuyển động đến thế giới Ngoại Bang.
CÁC TIÊN TRI VÀ GIÁO SƯ TẠI AN-TI- ỐT
Công Vụ 13:1 chép: “Vả, Hội Thánh tại An-ti- ốt có mấy tiên tri và giáo sư,
tức là Ba-na- ba, Si-mê- ôn gọi là Ni-giê, Lu-si- út quê ở Sy-ren, Ma-na- hen là người
đồng dưỡng với vua chư hầu Hê-rốt, cùng Sau-lơ”. Tiên tri là người nói cho Đức
Chúa Trời và nói ra Đức Chúa Trời bởi khải thị của Đức Chúa Trời. Đôi khi họ
nói ra lời tiên đoán được cảm thúc (11:27-28). Giáo sư là người dạy lẽ thật theo sự
dạy dỗ của các sứ đồ (2:42) và sự khải thị của các tiên tri. Cả tiên tri lẫn giáo sư
vừa có tính phổ thông vừa có tính địa phương (Êph. 4:11).
Khi dòng chảy bắt đầu với 120 người tại Giê-ru- sa-lem thì chỉ bao gồm
những người Do-thái tiêu biểu. Nhưng theo lời ghi lại trong 13:1, các tiên tri và
giáo sư trong Hội Thánh tại An-ti- ốt đến từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Ba-na- ba
là người Lê-vi, gốc người Chíp-rơ (4:36). Ni-giê có nghĩa là đen, ngụ ý một người
da đen, có lẽ xuất thân từ Phi Châu. Lu-si- út quê ở Sy-ren là người Sy-ren ở Bắc
Phi. Có lẽ Lu-si- út là người Do-thái nếu là Lu-si- út trong La-mã 16:21, là bà con
của Phao-lô. Ma-na- hen là em nuôi của Hê-rốt và có liên hệ về mặt chính quyền
với người La-mã. Vì thế, Ma-na- hen ắt hẳn phải bị Âu hóa. Hê-rốt trong 13:1 là
người đã giết Giăng Báp-tít (Lu. 9:7-9). Theo sự hành động tể trị của Chúa, người
em nuôi của kẻ giết Giăng Báp-tít đã trở nên một trong những thành viên có chức
năng dẫn dắt trong Hội Thánh. Sau cùng, 13:1 đề cập đến Sau-lơ, một người Do-
thái sinh tại Tạt- sơ, được Ga-ma- li-ên dạy dỗ theo Luật Môi-se (22:3).
Năm tiên tri và giáo sư được ghi lại ở đây bao gồm cả người Do-thái lẫn dân
Ngoại với xuất thân, học vấn, và địa vị khác nhau. Điều này cho thấy Hội Thánh
bao hàm mọi chủng tộc và mọi tầng lớp bất kể xuất thân của họ, và các ân tứ cùng
chức năng thuộc linh được ban cho các Chi Thể của Thân Thể Đấng Christ không
dựa trên địa vị thiên nhiên của họ.
Ở đây trong 13:1, Chúa lập nên một khuôn mẫu. Từ An-ti- ốt, chuyển động
của Chúa chuyển sang thế giới Ngoại Bang, trong thế giới Ngoại Bang có nhiều
loại người khác nhau thuộc những nền văn hóa, chủng tộc, và địa vị khác nhau. Vì
vậy, ngay từ đầu của sự chuyển hướng này, khuôn mẫu được lập ra để cho thấy
các Hội Thánh bao hàm mọi chủng tộc và mọi tầng lớp.
Giữa vòng Cơ-đốc nhân ngày nay, các ban bệ và ủy ban được chỉ định để gây
quĩ hỗ trợ cho những hoạt động nào đó. Hơn nữa, có nhiều tổ chức. Nhưng trong
Sách Công Vụ chương 13, thực trạng khác hẳn. Tại đây chúng ta không thấy ban
bệ, ủy ban, việc gây quĩ hay tổ chức nào.
VIỆC SẢN SINH CÁC TIÊN TRI VÀ GIÁO SƯ
Theo Công Vụ 13:1, có các tiên tri và giáo sư trong Hội Thánh tại An-ti- ốt.
Chúng ta cần tìm xem những tiên tri và giáo sư này được sản sinh như thế nào.
Không có chủng viện hay phong chức. Vậy thì làm thế nào Ba-na- ba, Ni-giê, Lu-
si-út, Ma-na- Hê- nóc, và Sau-lơ xuất hiện như những tiên tri và giáo sư?
Dần Dần Được Tỏ Ra
Trong Ê-phê- sô 4:11, Phao-lô nói rằng Đấng Christ, tức Đầu của Thân Thể,
ban bốn loại ân tứ cho Thân Thể: sứ đồ, tiên tri, người giảng Phúc Âm, người chăn
và giáo sư. Những ân tứ ấy do Đầu dấy lên và ban cho Thân Thể. Họ không được
sản sinh theo cách của loài người là giáo dục, lựa chọn hay phong chức. Nhưng
trái lại, giữa vòng những thánh đồ yêu mến Chúa và tìm kiếm Ngài, một số người
dần dần lộ ra là người rao giảng Phúc Âm, tiên tri, hay giáo sư. Họ được sản sinh
qua sự biểu lộ sự sống và đời sống Cơ-đốc của họ. Chẳng hạn trong chương 7, Ê-
tiên tỏ ra là một giáo sư lớn, và trong chương 8, Phi-líp tỏ ra là một người giảng
Phúc Âm. Kế đến trong chương 9, ban đầu Phao-lô tỏ ra là một người giảng Phúc
Âm rồi sau đó là một giáo sư. Tuy nhiên, khi ở trong Hội Thánh tại An-ti- ốt, ông
không thực hiện công tác giảng Phúc Âm mà thực hiện công tác giáo sư. Công Vụ
11:26 nói rằng ông và Ba-na- ba “nhóm với Hội Thánh và dạy dỗ rất nhiều”. Điều
này cho thấy cả Ba-na- ba và Sau-lơ đều là giáo sư. Có lẽ ba người được kể tên
trong 13:1 - Ni-giê, Lu-si- út, và Ma-na- hen là các tiên tri. Dĩ nhiên, Phao-lô cũng
có ân tứ rao giảng, nhưng tại An-ti- ốt, ông thực hiện chức năng của một giáo sư.
Năm người được đề cập trong 13:1 không được sản sinh là người ân tứ theo
cách loài người. Trái lại, họ được sản sinh do được tỏ ra dần dần giữa vòng thánh
đồ. Cuối cùng, các thánh đồ thừa nhận những người ấy có những ân tứ nào đó. Kế
đến, bởi những ân tứ ấy, họ trở thành những người ân tứ.
Đường Lối Hữu Cơ Của Thân Thể
Trong sự khôi phục của Chúa ngày nay, chúng ta nên đi theo khuôn mẫu
trong Công Vụ chương 13, chứ không theo cách loài người, để tạo ra những người
rao giảng, không chấp nhận phương cách thuộc con người là lựa chọn hay tổ chức.
Thay vào đó, chúng ta ngửa trông Chúa để Ngài sản sinh một điều gì đó từ Thân
Thể của Ngài. Đường lối chúng ta chọn không có tính cách tổ chức, mà có tính
cách hữu cơ. Nếu một vài anh chị em hầu việc Chúa trọn thì giờ, họ không nên
thực hiện điều đó theo đường lối tổ chức mà nên theo đường lối hữu cơ của Thân
Thể.
Gần đây, hàng trăm thánh đồ ở Đài Bắc dâng mình hầu việc Chúa trọn thì giờ.
Chúng tôi nói với những thánh đồ ấy rằng chúng ta không theo đường lối tổ chức.
Đường lối của chúng ta trong sự khôi phục của Chúa là hữu cơ; đó là đường lối sự
sông. Điều quan trọng là làm thế nào các thánh đồ lớn lên trong Chúa, và làm thế
nào sự sống thần thượng phát triển trong họ để sinh ra khả năng hoạt động. Đó là
đường lối hữu cơ dựa trên sự lớn lên và phát triển của sự sông thần thượng ở trong
chúng ta. Tất cả chúng ta đều cần thấy điều này.
Không Theo Phương Pháp Gây Quĩ Của Loài Người
Lìa bỏ đường lối hữu cơ này để đi con đường tổ chức là suy thoái. Làm như
vậy là lại rơi vào thực hành của Cơ-đốc Giáo truyền thống. Vì vậy, chúng ta nên
lìa bỏ phương cách tổ chức ấy, phương cách con người kiểm soát, và những
phương pháp gây quĩ. Việc thực hiện chức vụ của Chúa không liên quan gì đến tổ
chức và những phương pháp quản lý tài chánh của loài người.
Cách đây không lâu, ở Đài Bắc, tôi nói với các thánh đồ dâng mình hầu việc
Chúa trọn thì giờ rằng đừng bàn thảo về vấn đề tài chánh hay gây quĩ. Vào năm
1949, khi các đồng công dưới sự lãnh đạo của anh Nghê quyết định sai tôi lìa khỏi
Hoa Lục, tôi không được cấp tiền bạc và không biết phải đi đâu. Cuối cùng theo sự
dẫn dắt của Chúa, tôi đến Đài Loan, tôi đến đó mà không được giúp đỡ nào qua
phương tiện của con người.
Tình trạng cũng như vậy khi tôi đến Mỹ. Khi đến đất nước này, không ai hỗ
trợ tôi về mặt tài chánh. Thật ra một số anh em ở Mỹ nghĩ rằng các thánh đồ ở
Viễn Đông tài trợ cho tôi, còn những anh em ở Viễn Đông nghĩ rằng các thánh đồ
tại Mỹ tài trợ cho tôi. Bằng chứng cho việc tôi không được hỗ trợ bằng phương
tiện loài người là người anh em giúp tôi chuẩn bị thuế lợi tức năm 1964 nói với tôi
rằng trong cả năm, Hội Thánh tại Los Angeles giúp tôi tổng cộng 600 mỹ kim. Có
lẽ anh em tự hỏi làm sao tôi sống được. Tôi chỉ có thể làm chứng cách đơn sơ rằng
tôi đã sống. Tôi sống bằng cách nào? Tôi sống theo cách của chim sẻ và hoa huệ.
Điều tôi muốn nói khi chia sẻ điều này là trong khi hầu việc Chúa trọn thì giờ,
chúng ta không nên lo lắng về tài chánh. Chúa sẽ không để chúng ta chết đói.
Trong Công Vụ chương 13, không có sự thảo luận về việc gây quĩ hay về việc
trả lương cho Ba-na- ba và Phao-lô. Ba-na- ba không nói: “Anh Phao-lô ơi, hãy yên
tâm, tôi sẽ lo cho những chi phí trong cuộc sống hằng ngày của anh”. Tương tự
như vậy, Phao-lô không nói: “Các anh đặt tay trên tôi, nhưng còn phí tổn của
chuyến đi thì thế nào? Anh em sai tôi đi nhưng ai sẽ cung cấp cho tôi? Anh em sẽ
gửi tiền đến cho tôi bằng cách nào?” Đường lối trong Công Vụ chương 13 chắc
chắn khác với thực hành của các nhóm Cơ-đốc nhân ngày nay rất nhiều.
Cho phép tôi làm chứng về công tác xuất bản tại đất nước này. Vào năm
1963, chúng tôi bắt đầu xuất bản một tờ báo nhỏ The Stream. Chúng tôi bắt đầu
công tác này chỉ với 200 mỹ kim. Suốt 21 năm qua, công tác xuất bản này đã phát
triển lớn lao. Chúa đã dùng chức vụ in ấn này và nhiều người vui hưởng các tài
liệu được xuất bản. Ngày nay, công tác này có ba văn phòng-một tại Anaheim,
một tại Irving và một tại Đài Bắc, nhiều thánh đồ làm việc trọn thì giờ cho chức vụ
xuất bản này. Mọi điều này là hành động của Chúa; công tác này được thực hiện
không do tổ chức hay cổ động gây quĩ.
Nếu Chúa dẫn dắt anh em hầu việc Chúa trọn thì giờ, hãy dạn dĩ đi con đường
của Ngài. Đừng nói về tiền bạc hay tổ chức, và đừng nghĩ đến địa vị, cấp bậc, hay
chức tước. Hãy quên mọi điều ấy đi và tin chắc rằng Chúa sẽ giải quyết mọi sự.
CẦN CÓ NHỮNG NGƯỜI
LÀM VIỆC TRỌN THÌ GIỜ
Vì chuyển động của Chúa trong việc thực hiện sự khôi phục của Ngài ngày
nay, nên cần có nhiều người làm việc trọn thì giờ. Điều này đặc biệt đúng tại Mỹ.
Tại đất nước này, có gần một trăm Hội Thánh, nhưng chúng ta không có đủ những
người làm việc trọn thì giờ để đáp ứng nhu cầu. Chuyển động của Chúa đã bị giới
hạn nghiêm trọng do thiếu hụt này. Chúng ta thật sự cần những người làm việc
trọn thì giờ.
Làm thế nào sản sinh những người làm việc trọn thì giờ cần thiết ấy? Chắc
chắn không phải bằng phương cách tuyển chọn của loài người. Nhưng họ được sản
sinh bởi các thánh đồ lớn lên trong sự sống, và sau đó, họ là ai sẽ dần dần được lộ
ra. Khi ấy, những ai được Chúa dẫn dắt hầu việc Ngài trọn thì giờ sẽ bước theo sự
dẫn dắt của Ngài bởi đức tin. Những người theo Chúa như vậy sẽ không lo lắng về
các chi phí trong cuộc sống của mình. Họ chỉ đơn sơ giao điều này cho Chúa. Hơn
nữa, họ không nên quan tâm đến địa vị, cấp bậc, hay chức tước. Họ chỉ nên quan
tâm đến chuyển động của Chúa, và ao ước ở trong chuyển động của Ngài.
Là người đã hầu việc Chúa trọn thì giờ hơn 50 năm, tôi có thể làm chứng rằng
một người hầu việc Chúa không nên quan tâm đến tài chánh hay địa vị. Từ lúc bỏ
việc vào năm 1933 để hầu việc Chúa, tôi có thể làm chứng rằng tôi không bao giờ
quan tâm đến địa vị, cấp bậc, hay chức tước. Qua nhiều năm, tôi chỉ biết một điều-
lao khổ ngày và đêm. Tôi không quan tâm mình là ai và không màng đến địa vị,
cấp bậc hay chức tước. Tôi muốn người khác đơn giản gọi tôi là “anh Lý”. Tên gọi
như vậy là đủ rồi. Tôi chỉ là một anh em lao khổ. Mong muốn của chúng tôi là noi
theo Phao-lô để lao khổ cho điều Chúa quan tâm và chăm sóc các Hội Thánh.
Tôi hi vọng rằng những ai đọc bài này sẽ cầu nguyện cho nhu cầu về những
người làm việc trọn thì giờ. Chúa có dẫn dắt anh em hầu việc Ngài trọn thì giờ
không? Có lẽ Ngài sẽ dẫn dắt anh em theo cách ấy.
Nhu cầu về những người làm việc trọn thì giờ rất lớn không những tại Mỹ mà
còn ở châu Mỹ La-tinh và Âu Châu nữa. Nhiều đất nước tại Trung Mỹ và Nam Mỹ
đã mở ra cho sự khôi phục của Chúa. Có nhiều Hội Thánh tại Mexico và Brazil;
cũng có nhiều Hội Thánh tại Guatemala, Colombia, Argentina, Chile, Peru,
Bolivia, Uruguay và Paraguay. Mặc dầu có nhiều Hội Thánh như vậy tại châu Mỹ
La-tinh, nhưng lại có rất ít những người công tác trọn thì giờ. Chắc chắn cần nhiều
thánh đồ sẵn lòng phụng sự Chúa trọn thì giờ, tin cậy Ngài đáp ứng nhu cầu. Cũng
cần có những người công tác trọn thì giờ tại Âu Châu.
Tất cả chúng ta cần đem vấn đề này đến với Chúa. Đừng quyết định cách hời
hợt. Nhưng hãy cầu nguyện, mở lòng ra cho Chúa và tìm kiếm ý muốn của Ngài.
Nguyện Chúa đáp ứng nhu cầu về những người công tác trọn thì giờ để làm lan
rộng sự khôi phục của Ngài trên đất ngày nay.