Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 66



SỰ VUI HUỞNG VÀ PHƯỚC HẠNH CỦA
NHNG NGƯỜI ĐƯỢC ĐỨC CHÚA TRỜI CỨU CHUỘC
TRONG CÕI ĐỜI ĐỜI
Các con số căn bản trong Giê-ru-sa-lem Mới là số mười hai và số một. Số một là con số duy nhất. Có một Đức Chúa Trời, một thành phố, một ngai, một con đường, một dòng sông và một cây sự sống. Vì vậy, số một là con số căn bản của Hội thánh và số căn bản của tòa nhà của Đức Chúa Trời trong gia tể của Ngài. Đây không phải là quan niệm của tôi mà là quan niệm của Phao-lô trong Ê-phê-sô 4:3-6, ở đó ông đề cập đến một Thân thể, một Linh, một hi vọng, một Chúa, một đức tin, một báp-têm và một Đức Chúa Trời và Cha. Chúng ta chỉ có một Đức Chúa Trời, một ngai, một sự quản trị, một uy quyền, một dòng chảy, một con đường và một cây. Nếu thấy vấn đề này, chúng ta sẽ mãi mãi được gìn giữ trong sự hiệp một này.
Sự hiệp một này ra từ Đức Chúa Trời duy nhất, tức Đấng là nguồn của mọi sự. Ngai, dòng sông, con đường và cây đều ra từ Ngài. Ngài là cội nguồn duy nhất của mọi sự để tạo ra, nâng đỡ, duy trì và giữ gìn tòa nhà duy nhất này của một Đức Chúa Trời.

Tình trạng của Cơ Đốc giáo ngày nay rất khác với tình trạng này. Cơ Đốc giáo đầy rối loạn và chia rẽ. Trong Cơ Đốc giáo ngày nay có hàng ngàn sự chia rẽ. Không ai biết có bao nhiêu sự chia rẽ đã xảy ra trong các nhóm gọi là nhóm tự do.
Hầu như mọi người trong các nhóm tự do đều tự xưng là gì đó. Chúng ta cảm tạ Chúa biết bao vì Ngài đã mở mắt và chỉ cho chúng ta thấy con đường duy nhất của Ngài! Chúng ta không có gì khác hơn là Đức Chúa Trời duy nhất trên ngai duy nhất với dòng chảy duy nhất và sự cung ứng sự sống duy nhất. Vì vậy, chúng ta có một chứng cớ, và ở trong một Hội thánh.
Hội thánh được cấu tạo bằng cả thần tính lẫn nhân tính; đây là một thực thể tập thể bao gồm cả Đức Chúa Tri lẫn con người. Thực thể này vừa là nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời vừa là chỗ ở của chúng ta vì bây giờ chúng ta cứ ở trong Đức Chúa Tri và Đức Chúa Trời cứ ở trong chúng ta. Nếp sống Hội thánh ngày nay là mô hình thu nhỏ của Giê-ru-sa-lem Mới trong tri mới đất mới. Trong Hội thánh, chúng ta có thể làm chứng rằng chúng ta thực sự là một. Chúng ta là một trong Đức Chúa Tri, một trong uy quyền của Ngài, một trong sự biểu lộ của Ngài, một trong dòng chảy, một trong sự sống và một trong cây. Trong sự hiệp một này, chúng ta cứ ở trong Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời cứ ở trong chúng ta, và do đó chúng ta trở nên chứng cớ của Ngài.
I. THÀNH THÁNH
Trong bài này, chúng ta sẽ đề cập đến sự vui hưởng và phước hạnh của những người được Đức Chúa Trời cứu chuộc trong cõi đời đi. Điều trọng yếu đầu tiên trong sự vui hưởng của chúng ta trong cõi đi đời sẽ là thành thánh (22:14, 19). Khải Thị 22:19 chép: “Nếu ai bớt lời gì của sách tiên tri nầy, thì Đức Chúa Trời cũng sẽ cất phần họ về cây sự sống và thành thánh đã chép trong sách nầy.” Câu này cho thấy rằng có phần trong thành thánh là rất hệ trọng đối vói chúng ta.
Thành thánh mà chúng ta dự phần và vui hưởng là Đức Chúa Trời hòa quyện với tất cả các thánh đồ của Ngài. Trong thực thể duy nhất này, tức thành thánh, chúng ta không những sẽ vui hưởng Đức Chúa Trời mà còn vui hưởng Đức Chúa Trời trong tất cả các thánh đồ. Chúng ta sẽ vui hưởng Đức Chúa Trời trong nhau, và vui hưởng nhau trong Đức Chúa Trời. Tôi sẽ vui hưởng anh em trong Đức Chúa Trời, và anh em sẽ vui hưởng tôi trong Đức Chúa Trời. Dù sự vui hưởng này có phần huyền nhiệm nhưng chúng ta đã nếm trước điều này trong nếp sống Hội thánh ngày nay, tại đây chúng ta vui hưởng Đức Chúa Trời trong nhau và vui hưởng nhau trong Đức Chúa Tri. Đây thật là một nếp sống cộng đồng thần thượng, thuộc trời!
Con người được Đức Chúa Trời tạo dựng với ước muốn sống nếp sống cộng đồng. Để thực hiện ước muốn này, người ta dự những hộp đêm và tiệc tùng. Tuy nhiên, hộp đêm và tiệc tùng không thể đáp ứng nhu cầu này. Dù khát khao có được một đời sống cộng đồng đúng đắn, nhưng họ bị các câu lạc bộ và tiệc tùng của thế giới đầu độc. Thay vì uống nước đúng đắn để giải khát thì họ lại bị đầu độc. Chỉ có một loại tiệc có tính chất thuần khiết, vui vẻ, nuôi dưỡng, khai sáng, thỏa mãn và gây dựng đó là Hội thánh. Trong nếp sống Hội thánh, hằng ngày chúng ta dự tiệc thuộc trời. Bữa tiệc này thánh khiết, thần thượng và thuộc linh. Đây là bữa tiệc cửa Đức Chúa Trời hòa quyện với con người. Dự bữa tiệc này vui thỏa biết bao!
Qua kinh nghiệm gần 50 năm trong nếp sống Hội thánh, tôi đã hiểu đưc bản tính của những người trẻ. Những người trẻ rất sắc sảo và ưa đòi hỏi, và họ có thể đâm thấu vào lòng của cha mẹ mình hay các trưởng lão trong Hội thánh. Tất cả các trưởng lão đều là đích nhắm cho những mũi tên của người trẻ. Tôi thường nói với vài người trẻ sắc sảo ấy rằng: “Nếu Hội thánh và các trưởng lão không vừa ý các em thì sao các em không đến nơi khác, lên núi chẳng hạn, mà sống một mình? Khi ấy các em sẽ không còn bị Hội thánh và các trưởng lão làm khó chịu nữa.” Họ trả lời rằng vì vui hưởng sự tương giao trong nếp sống Hội thánh nên họ sẽ không bao giờ lìa bỏ Hội thánh.
Uớc muốn của chúng ta có được một nếp sống cộng đồng không thể hoàn toàn được thỏa mãn bởi đời sống hôn nhân hay đời sống gia đình của mình. Anh em có thể có nhiều anh em, chị em, anh chị em họ, cháu gái, cháu trai và bà con họ hàng khác, nhưng họ không thể làm thỏa mãn ước muốn ở bên trong của anh em về một nếp sống cộng đồng. Ước muốn này, ước muốn có đưc nếp sống Hội thánh và cũng là ước muốn do Đức Chúa Trời tạo ra, chỉ có thể được thỏa mãn trong Hội thánh.
Cơ Đốc nhân chúng ta giống như chiên họp bầy. Cách đây nhiều năm, tôi từng quan sát những bầy chiên tại Scotland. Tôi lưu ý thấy rằng chiên thích họp bầy. Chúng đi lại chung với nhau, ăn uống chung với nhau, và nằm nghỉ chung với nhau. Chúng luôn luôn ở bên nhau thành một bầy. Cơ Đốc nhân chúng ta cũng có một ước muốn như vậy, ước muốn vì nếp sống Hội thánh.
Chúng ta vui hưởng Đức Chúa Trời trong nếp sống Hội thánh biết bao! Một số người có thể nói: “Đức Chúa Trời ở khắp mọi nơi, và ở đâu tôi cũng có thể vui hưởng Ngài được. Tôi có thể vui hưởng Ngài ở nhà hay trên đường phố. Tôi không cần nếp sống Hội thánh đề vui hưởng Ngài.” Chúng tôi có thể làm chứng rằng việc vui hưởng Đức Chúa Trời ngoài Hội thánh thì không thể sánh với việc vui hưởng Đức Chúa Trời trong Hội thánh. Phải, anh em có thể vui hưởng Đức Chúa Trời ở bất cứ nơi nào, nhưng không như chúng ta vui hưởng Ngài trong Hội thánh. Trong nếp sống Hội thánh, chúng ta cuồng nhiệt vui hưởng Chúa. Nếp sống Hội thánh là sự sống của Đức Chúa Trời hòa quyện vói con người. Trong sự sống hòa quyện tuyệt diệu này, hằng ngày chúng ta vui hưởng Đức Chúa Trời trong tất cả các thánh đồ yêu dấu, và vui hưởng các thánh đồ yêu dấu trong Đức Chúa Trời. Sự vui hưởng này là phương diện thứ nhất trong phần hưng đời đời của chúng ta trong thành thánh. Vui hưởng thành phố này, tức một kết cấu bao gồm Đức Chúa Trời hòa quyện với tất cả các thánh đồ, chính là phần hưởng đời đời của chúng ta. Trong thành thánh này, Đức Chúa Trời và Chiên con sẽ là nơi ở để chúng ta nghỉ ngơi (21:3). Trong thành thánh, chúng ta cũng vui hưởng Đức Chúa Tri và Chiên con là đền thờ để chúng ta phụng sự và thờ phượng Đức Chúa Trời (21:22).
II. CÂY SỰ SỐNG
Điều thứ hai trong sự vui hưởng của chúng ta trong cõi đời đời là cây sự sống (22:14, 19). Cây sự sống không gì khác hơn là chính Đấng Christ, tức Con Đức Chúa Trời, Chiên con cứu chuộc, làm sự cung ứng sự sống của chúng ta. Cây này thật phong phú, tươi tốt và khoẻ khoắn. Chúng ta đã được cứu chuộc để có thể có quyền đến vi cây sự sống.
Khải Thị 22:14 chép: “Phước cho kẻ giặt áo mình, hầu được phép đến nơi cây sự sống, và bởi các cửa mà vào trong thành!” Câu này có thể được xem là một lời hứa về việc vui hưởng cây sự sống, tức Christ với tất cả sự phong phú của sự sống; và phần thứ hai của câu 17 có thể được xem là lời kêu gọi nhận lấy nước sự sống, tức Linh ban-sự-sống. Vì vậy, sách Khải Thị kết thúc bằng một lời hứa và một li kêu gọi mà cả hai đều là ăn Christ bao-hàm-tất-cả và uống Ngài là Linh ban-sự-sống.
Sau khi được tạo dựng, con người được đặt trước cây sự sống (Sáng. 2:8-9), biểu thị rằng con người có đặc quyền dự phần cây ấy. Nhưng do con người sa ngã nên cây sự sống bị đóng lại đối với con người bởi vinh hiển, sự thánh biệt và công chính của Đức Chúa Trời (Sáng. 3:24). Qua sự cứu chuộc của Đấng Christ là điều đã thỏa đáp tất cả những đòi hỏi về vinh hiển, sự thánh biệt và công chính của Đức Chúa Trời, con đường đến với cây sự sống lại được mở ra cho người tin (Hê. 10:19-20). Vậy nên, người tin nào giặt áo mình trong huyết cứu chuộc của Đấng Christ đều có quyền vui hưởng cây sự sống là phần hưởng đời đời của mình trong thành thánh, tức Pa-ra-đi của Đức Chúa Tri trong cõi đời đời (2:7).
Trong câu này, áo tượng trưng cho hành vi của tín đồ. Giặt áo là giữ gìn phẩm hạnh của chúng ta sạch sẽ bởi sự rửa sạch của huyết Chiên con (7:14; 1 Giăng 1:7). Điều này cho chúng ta quyền tham dự vào cây sự sống và bước vào thành. Bước qua cổng vào thành là bước vào Giê-ru-sa-lem Mới như một lĩnh vực phước hạnh đời đời của Đức Chúa Trời bởi sự tái sinh qua Đấng Christ đắc-thắng-sự-chết và truyền-đạt-sự-sống. Cả cây sự sống lẫn thành đều sẽ làm sự vui hưởng của chúng ta trong cõi đời đời.
III. NƯỚC SỰ SỐNG
Một phương diện khác trong sự vui hưởng và ơn phước của những người đưc Đức Chúa Trời cứu chuộc trong cõi đời đời chính là nước sự sống (22:17; 21:6). Nước sự sống là Linh ban-sự-sống như là nước uống đời đời của chúng ta. Chúng ta vừa cần ăn vừa cần uống. Ăn mà không có gì để uống thì không mấy dễ chịu. Ha-lê-lu-gia, trong cõi đời đời, chúng ta sẽ có thức ăn là cây sự sống và thức uống là Linh ban-s-sống! Xin nhớ rằng Linh ban-sự-sống thật ra là chính Đức Chúa Trời Tam Nhất tuôn chảy chính Ngài ra đề lầm thức uống của chúng ta.
Vì nhiều Cơ Đốc nhân có quan niệm sai lầm bởi giáo lí truyền thống, nên họ nghĩ rằng Linh tách biệt với Con và Cha. Đối với họ, Linh chỉ là Linh. Nhưng Giăng 15:26 chép: “Song khi Đấng An ủi đến, là Đấng mà Ta sẽ sai đến với các anh từ Cha, tức là Linh thực tại từ Cha mà ra; Đấng ấy sẽ làm chứng về Ta.” Ý nghĩa của giới từ Hi Lạp được dịch là “từ” chính là “từ và với.” Linh thực tại được Con sai đến không những từ Cha, mà còn cùng với Cha. Vì vậy, Đấng An ủi đến từ Cha và đến cùng với Cha. Cha là nguồn. Khi Linh từ nguồn đến, Ngài không rời khỏi nguồn, mà cùng đến vi nguồn. Linh đến từ Cha, và Cha cùng đến với Linh. Linh được Con sai đến và cùng đến với Cha, đã làm chứng về Con. Vì vậy, lời làm chứng của Ngài về Con là vấn đề liên quan đến Đức Chúa Tri Tam Nhất.
Vấn đề này tuy khó giải thích, nhưng dễ hiểu nếu chúng ta xem xét kinh nghiệm của mình. Khi kêu: “Ô Chúa Jesus”, chúng ta nhận đưc Linh. Nhưng khi Linh đến, chúng ta có cảm nhận sâu xa là Cha và Con cũng đến. Điều này cho thấy ở đây Linh chính là Linh bao-hàm-tất-cả. Khi vào trong chúng ta, Ngài cùng đến với Con và Cha. Vì vậy, thức uống đi đời của chúng ta, tức Linh ban-sự-sống, không gì khác hơn là Đức Chúa Trời Tam Nhất. Đây thật là một sự vui hưởng tuyệt diệu! Nếu quá chú ý đến hiểu biết giáo , chúng ta sẽ hụt mất sự vui hưởng này. Nhưng nếu quan tâm đến kinh nghiệm thật trong linh, chúng ta sẽ nói: “Bây giờ tôi mới hiểu rằng thức uống mà tôi vui hưởng chính là Đức Chúa Tri Tam Nhất tuôn chảy vào trong bản thể tôi.”
Thức uống đời đời này trong như pha lê (22:1). Trong Linh ban-sự-sống không có gì vẩn đục. Khi chúng ta uống Linh đời đời này, mọi sự đều trở nên trong suốt như pha lê.
IV. NGAI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ CỦA CHIÊN CON
Trong cõi đời đời, chúng ta cũng sẽ vui hưởng ngai của Đức Chúa Trời và ca Chiên con (22:3). Khó mà xác định ngai của Đức Chúa Trời trong Khải Thị chương 21 và 22 là ngai uy quyền hay là ngai ân điển. Trong Hê-bơ-rơ chương 4, ngai là ngai ân điển, nhưng trong Khải Thị chương 4, ngai chủ yếu là ngai uy quyền. Cuối Kinh Thánh, ngai vừa là ngai uy quyền vừa là ngai ân điển. Chúng ta biết được điều này qua bức tranh trong chương 22. Tại đó, ngai của Đức Chúa Trời và Chiên con chắc chắn là vì sự quản trị thần thượng của Đức Chúa Trời. Vì vậy, đó là ngai uy quyền. Tuy nhiên, ra từ ngai không phải là uy quyền, mà là sông nước sự sống với cây sự sống là sự cung ứng sự sống. Đây không phải là uy quyền, mà là ân điển.
Chúng ta đừng bao giờ tách biệt uy quyền khỏi ân điển hay ân điển khỏi uy quyền. Ân điển và uy quyền là một. Nếu có ân điển thì chúng ta ở dưới uy quyền, và nếu ở dưới uy quyền thì chắc chắn chúng ta đang tham dự vào ân điển. Là Cơ Đốc nhân đích thực, dù chúng ta cn cai trị nhưng chúng ta không nên cai trị bằng uy quyn. Trái lại, chúng ta nên cai trị qua dòng chảy sự sống. Các trưởng lão không nên vận dụng quyền trưởng lão bằng uy quyền. Quyền trưởng lão đại diện cho quyền làm đầu phải được thi hành qua dòng chảy sự sống. Dù ngai là ngai uy quyền, tức ngai của quyền làm đầu, nhưng ra từ ngai tuôn chảy sông nước sự sống. Khi nhìn đến ngai, anh em thấy uy quyền và quyền lầm đầu. Nhưng khi nhìn đến dòng sông, anh em thấy nước sự sống và cây sự sống. Điều này cho thấy rằng quyền làm đầu đúng đắn không phải là vận dụng uy quyền trên người khác, mà là tuôn chảy sự sống vào trong họ. Chúng ta đang cai trị, nhưng không cai trị bằng uy quyền; chúng ta cai trị qua dòng chảy sự sống bên trong.
Ngày nay, Chúa Jesus không chỉ cai trị bằng uy quyền. Ngài đang cai trị trong Hội thánh, giữa các Hội thánh, trên tất cả các Hội thánh qua dòng chảy sự sống của Ngài là ân điển. Càng dự phần sự sống của Ngài, chúng ta càng có uy quyền. Những người mà anh em tôn trọng trong nếp sống Hội thánh là những người trưởng thành trong sự sống. Tuy nhiên, người nào tự cho mình là uy quyền sẽ không được tôn trọng. Sâu ở trong linh mình, các thánh đồ không tôn trọng quyền trưởng lão như vậy. Sự sống chính là s biểu lộ của uy quyn. Thay vì tự cho là uy quyền, chúng ta cần sống ra Christ. Chính Đấng Christ mà chúng ta sống ra sẽ là uy quyền của chúng ta trên người khác. Chúng ta sẽ vui hưởng loại uy quyền này cho đến đời đời. Ngai là nguồn cung ứng sự sống với uy quyền thần thượng sẽ là sự vui hưởng đời đời của chúng ta.
V. KHÔNG CÒN NGUYỀN RỦA NỮA
Trong cõi đời đời “chẳng còn nguyền rủa nữa.” Thay vì bị nguyền rủa, ngai của Đức Chúa Trời và Chiên con sẽ là phần hưởng đời đời của chúng ta. Sự nguyền rủa xuất hiện qua sự sa ngã của A-đam (Sáng. 3:17) và được giải quyết bi sự cứu chuộc ca Đấng Christ (Ga. 3:13). Vì trong trời mới đất mới sẽ không còn sự sa ngã, nên ở đó cũng sẽ không còn nguyền ra nào nữa.
Không bao nhiêu Cơ Đốc nhân hiểu tất cả những gì được bao gồm trong sự nguyền rủa. Những điều như lòng căm thù, lời chỉ trích và lời nói tầm phào được bao gồm trong sự nguyền rủa. Nếu có người nào trong Hội thánh tại Anaheim còn nói tầm phào thì điều đó có nghĩa là Hội thánh vẫn ở dưới sự nguyền rủa nhỏ, tinh vi. Nếu các anh chị em chỉ trích nhau thì đó cũng là một dấu hiệu cho thấy Hội thánh đang ở dưới sự nguyền ra. Hơn nữa, nếu một số thánh đồ yếu đuối đến mức ở trong tình trạng chết chóc thì đó cũng là dấu hiệu của sự nguyền rủa. Không còn nguyền rủa có nghĩa là không còn bất cứ lời nói tầm phào, lòng hận thù, lời chỉ trích, sự yếu đuối hay sự chết chóc nào nữa. Khi không còn nguyền rủa thì mọi sự đều suôn sẻ, dễ chịu, mạnh mẽ và sống động.
Tôi không thích có mặt ở nhà nào mà vợ chồng cãi nhau. Mỗi khi tình cờ nghe sự tranh cãi như vậy thì tôi lánh xa vì không muốn tham dự vào sự nguyền rủa. Tôi không muốn nhìn thấy sự nguyền rủa, chạm đến sự nguyền rủa, hay ở dưới sự nguyền rủa. Nếu chứng kiến cảnh cãi vả như vậy thì tôi khó quên được ấn tượng mà cảnh ấy tạo ra cho tôi. Mỗi khi nhìn thấy anh chị em ấy tôi sẽ nhớ lại cảnh cãi nhau của họ. Nhiều lần, khi đến nhà của anh chị em nào đó, tôi tình cờ nghe họ cãi nhau. Ngay lập tức tôi quay đi và không trở lại cho đến khi tình hình lắng dịu. Sau đó tôi gõ cửa và được họ vui vẻ chào hỏi “Ngợi khen Chúa! A-men!” Điều này thật kì diệu. Chắc chắn tôi vui hưởng việc ở cùng cặp vợ chồng đang ngợi khen Chúa ấy. Tôi muốn những lời ngợi khen của họ gây ấn tượng nơi tôi mãi mãi.
Anh em có bao giờ nhận thức bao nhiêu điều được bao gồm trong sự nguyền rủa không? Anh em có bao giờ nghĩ rằng “chẳng còn nguyền rủa nữa” là bao gồm không còn lời qua tiếng lại không? Khi không còn nguyền rủa thì mọi sự đều suôn sẻ, dễ chịu, sống động, sáng sủa, thuần khiết và hoàn hảo. Khi ở trong Giê-ru-sa-lem Mới, chúng ta sẽ dự phần trong phước hạnh lớn lao này. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều mong có thể nói rằng trong nếp sống Hội thánh ngày nay không còn sự nguyền rủa nào nữa. Nguyện đây là tình trạng trong tất cả các Hội thánh địa phương.
VI. PHỤNG SỰ ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ CHIÊN CON
Khải Thị 22:3 cũng chép rằng: “Các tôi tớ Ngài sẽ phụng sự Ngài.” Phụng sự Đức Chúa Trời và Chiên con cũng sẽ là phước hạnh cho những người được Đức Chúa Tri cứu chuộc trong cõi đời đời. Đại từ “Ngài” trong câu này ch về Đức Chúa Trời và Chiên con; Đức Chúa Trời và Chiên con là một trong cõi đời đời. “Ngài” trong câu tiếp theo cũng vậy.
Dù những người được Đức Chúa Trời cứu chuộc sẽ phụng sự Đức Chúa Trời và Chiên con trong cõi đời đời, nhưng họ sẽ không phụng sự Ngài với tư cách là thầy tế lễ. Nói cách nghiêm túc, trong trời mới đất mới sẽ không còn thầy tế lễ. Ở đó sẽ có sự phụng sự nhưng không có chức tế lễ. Sự phụng sự tế lễ luôn luôn bao gồm phương diện cứu chuộc. Vì trong trời mới đất mới sẽ không còn nan đề tội nữa nên công tác cứu chuộc sẽ không còn cần thiết. Vì vậy, ở đó sẽ không còn phụng sự tế lễ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn là đầy tớ của Đức Chúa Trời và của Chiên con, và chúng ta sẽ phụng sự Ngài cho đến đời đời.
VII. NHÌN THẤY MẶT ĐỨC CHỨA TRỜI
Câu 4 chép: “Họ được thấy mặt Ngài.” Đây cũng là một phước hạnh cho những người được Đức Chúa Trời cứu chuộc trong cõi đời đời. “Ngài” trong câu này chỉ về cả Đức Chúa Trời lẫn Chiên con. Nhìn thấy mặt Ngài có nghĩa là nhìn thấy mặt của Đức Chúa Trời và Chiên con.
VIII. CÓ DANH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ CHIÊN CON
TRÊN TRÁN HỌ
Những người được Đức Chúa Trời cứu chuộc sẽ có danh của Đức Chúa Trời và Chiên con trên trán mình (c. 4). Đây là một phước hạnh nữa cho những người được cứu chuộc của Đức Chúa Trời trong cõi đời đời. Chúng ta sẽ không có hai danh, mà chỉ có một danh, danh của Đức Chúa Trời và Chiên con. Điều này tương tự như trong Ma-thi-ơ 28:19 là câu đề cập đến việc báp-têm vào trong danh của Cha, Con và Thánh Linh. Trong cõi đời đòi, cả Đức Chúa Trời lẫn Chiên con đều sẽ có một danh. Vì chúng ta thuộc về Ngài, nên danh ấy sẽ được viết trên trán chúng ta mãi mãi. Chúng ta không những sẽ thuộc về Ngài mà còn là một với Ngài.
XI. ĐỨC CHÚA TRỜI CHIẾU SÁNG HỌ
Câu 5 chép: “Đêm không còn có nữa; họ không cần ánh sáng đèn hay ánh sáng mặt trời, vì Chúa là Đức Chúa Trời sẽ sáng toả họ, và họ sẽ làm vua cho đến đi đời vô cùng”. Được Chúa là Đức Chúa Trời chiếu sáng là một phước hạnh khác cho những người được cứu chuộc của Đức Chúa Trời trong cõi đời đời. Chúng ta sẽ không cần đèn, tức ánh sáng nhân tạo, cũng không cần mặt trời, tức vì sáng được Đức Chúa Trời tạo ra. Chính Đức Chúa Trời sẽ chiếu sáng trên chúng ta, và chúng ta sẽ sống dưới sự chiếu sáng của Ngài.
X. CAI TRỊ MÃI MÃI
Câu 5 còn chép rằng: “Và họ sẽ cai trị mãi mãi.” Cai trị mãi mãi sẽ là phước hạnh cuối cùng cho những người được cứu chuộc của Đức Chúa Trời trong cõi đời đời. Đó là những phước hạnh mà chứng ta sẽ vui hưởng cho đến đời đời trong trời mới đất mới.