Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

SÁCH CÔNG VỤ BÀI BỐN MƯƠI MỐT



SỰ LAN RỘNG TẠI TIỂU Á VÀ ÂU CHÂU  QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHAO-LÔ
(7)
Kinh Thánh: Công. 15:1-34
Sách Công Vụ chương 15 rất quan trọng liên quan đến sự ban phát của Đức Chúa Trời, gia tể của Đức Chúa Trời. Khi xem xét chương này, chúng ta sẽ không chú ý đến những điểm phụ, như nhiều người khác đã làm, mà tập trung vào những điểm quan trọng về các vấn đề mang tính thời kỳ phân phát.
Công Vụ 15:1-33 ghi lại điều rắc rối đã xảy ra liên quan đến sự cắt bì. Trong các câu 1-21, chúng ta có lời tường thuật về một hội đồng của các sứ đồ và trưởng lão được tổ chức tại Giê-ru-sa- lem. Kế đến, trong các câu 22-33, chúng ta có lời mô tả về giải pháp. Trong bài này, chúng ta sẽ bắt đầu xem xét 15:1-33.
TÀ GIÁO VỀ SỰ CẮT BÌ
Công Vụ 15:1 chép: “Có mấy người từ Giu-đê xuống, dạy các anh em rằng: Nếu anh em chẳng chịu cắt bì theo lệ Môi-se, thì không thể được cứu”. Những người từ Giu-đê xuống cương quyết đạt mục đích áp đặt ảnh hưởng của Do-thái Giáo trên tín đồ dân Ngoại.
Lòi tuyên bố cho rằng nếu một người không chịu cắt bì theo lệ Môi-se, người ấy không được cứu là lời phá hủy đức tin vào gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, và đó thật sự là một tà giáo. Vì vậy, “mấy người”, mà đã dạy các anh em Cơ-đốc tà giáo ấy, có lẽ là những người Phao-lô xem là anh em giả trong Ga-la-ti 2:4.

Sự cắt bì là qui định bề ngoài mà người Do-thái kế thừa từ tổ phụ, bắt đầu từ Áp-ra-ham (Sáng. 17:9-14). Qui định này làm cho người Do-thái trở nên khác biệt và phân rẽ với dân Ngoại. Sự cắt bì trở nên một nghi thức truyền thống chết chóc, chỉ là một dấu hiệu trên xác thịt, không có ý nghĩa thuộc linh nào cả và trở nên một trở ngại lớn cho sự lan rộng Phúc Âm của Đức Chúa Trời theo gia tể Tân Ước của Ngài (Ga. 2:3-4; 6:12-13; Phi. 3:2).
Cắt bì, giữ ngày Sa-bát và lối ăn uống đặc thù là ba qui định mạnh nhất theo luật Môi-se làm cho người Do-thái trở nên khác biệt và phân rẽ với dân Ngoại, là những người họ cho là ô uế. Tất cả những qui định phù hợp với Kinh Thánh của thời kỳ phân phát Cựu Ước đã trở nên chướng ngại vật cản trở sự lan rộng Phúc Âm đến dân Ngoại theo thời kỳ phân phát Tân Ước của Đức Chúa Trời (Côl. 2:16). Chịu cắt bì trong gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời là làm cho Đấng Christ trở nên vô ích đối với tín đồ (Ga. 5:2).
Công Vụ 15:1 nói về tục lệ Môi-se. Giữ phong tục của Môi-se, tức là thực hành những qui định bên ngoài của Kinh Luật, không những vô hiệu hóa ân điển của Đức Chúa Trời và làm cho sự chết của Đấng Christ trở nên vô hiệu (Ga. 2:21) mà còn đem tín đồ mà Đấng Christ đã giải phóng trở lại với ách nô lệ của Kinh Luật (Ga. 5:1; 2:4).
PHAO-LÔ VÀ BA-NA-BA CHIẾN ĐẤU CHO ĐỨC TIN
Sự dạy dỗ cho rằng một người phải chịu cắt bì để được cứu là sự dạy dỗ phá hủy sự cứu chuộc của Đấng Christ, ân điển của Đức Chúa Trời và toàn bộ gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Vì vậy, Phao-lô và Ba-na-ba không dung nhượng tà thuyết này, họ “có sự phân tranh biện luận khá lớn” (Công. 15:2) với những người từ Giu-đê đến và dạy dỗ điều đó cho các anh em Cơ-đốc. Trong câu 2, Phao-lô và Ba-na-ba chiến đấu cho đức tin (Giu. 3) chống lại một trong những tà thuyết lớn nhất để lẽ thật của Phúc Âm vẫn ở với tín đồ (Ga. 2:5).
GIÊ-RU-SA-LEM, NGUỒN GỐC NAN ĐỀ
Thật ra nan đề về sự dạy dỗ tà thuyết này lẽ ra phải được Phi- e-rơ và Gia-cơ giải quyết tại Giê-ru-sa-lem. Lẽ ra tà thuyết ấy không bao giờ được đến An-ti-ốt. Trước khi các giáo sư tà giáo đến An-ti-ốt, chắc hẳn họ đã làm cho sự dạy dỗ ấy lan tràn tại Giê-ru-sa-lem. Nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Phi-e-rơ và Gia-cơ đã làm gì để đối phó với tà giáo ấy.
Trách Nhiệm Của Phi-e-rơ Và Gia-cơ
Nguồn gốc nan đề được mô tả trong Công Vụ chương 15 là Giê-ru-sa-lem. Nhóm sứ đồ và trưởng lão đầu tiên tại Giê-ru-sa- lem lẽ ra phải lo giải quyết dạy dỗ tà thuyết ấy trước khi nó có cơ hội lan tràn đến các Hội Thánh dân Ngoại. Sự kiện điều đó không được xử lý tại Giê-ru-sa-lem cho thấy Phi-e-rơ và Gia-cơ có những thiếu hụt nào đó. Họ phải chịu trách nhiệm về tình hình ấy. Khi tà thuyết này lan tràn đến An-ti-ốt để Phao-lô và Ba-na-ba giải quyết thì đã quá muộn. Họ bắt buộc phải lên Giê- ru-sa-lem để bàn đến nguồn gốc của nan đề.
Khi đọc Sách Công Vụ, có lẽ chúng ta không có quan niệm đúng đắn về Phi-e-rơ và Gia-cơ. Có lẽ chúng ta nghĩ về Phi-e-rơ và Gia-cơ quá cao. Có lẽ chúng ta nâng Phi-e-rơ lên quá cao, và cho Gia-cơ là rất tin kính và ngoan đạo. Nếu có quan niệm như vậy về Phi-e-rơ và Gia-cơ, chúng ta sẽ không có cái nhìn đúng đắn về tình hình được ghi lại trong chương 15. Nói cách khác, vì quan niệm và hiểu biết không chính xác, chúng ta không có nhận thức đúng đắn về trọng tâm của nan đề trong Công Vụ chương 15. Thật ra, trọng tâm của nan đề không ở nơi những người Do-thái tà giáo đi xuống An-ti-ốt mà ở nơi Phi-e-rơ và Gia- cơ. Nói như vậy là công bằng.
Phi-e-rơ có mặt trong Công Vụ chương 1 khi Chúa Jesus chuẩn bị thêm cho các sứ đồ trong chức vụ của họ. Lời Ngài phán với họ sau đây là một phần của sự chuẩn bị ấy: “Nhưng khi Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lãnh quyền năng, rồi làm chứng nhân cho Ta tại Giê-ru-sa-lem, cả Giu-đê, Sa-ma-ri, và cho đến cùng trái đất” (1:8). Ở đây, Chúa chỉ định họ làm chứng nhân cho Ngài không những cho những người ở tại Giê- ru-sa-lem và Giu-đê, và những người có dòng máu lai tạp ở Sa- ma-ri, mà còn cho những người ở nơi xa xôi nhất của trái đất, chỉ về tất cả những miền đất dân Ngoại. Lời Chúa rất sáng tỏ. Giả như Gia-cơ là em ruột của Chúa Jesus không có mặt khi Chúa nói ra lòi này, chắc chắn ông vẫn quen thuộc với lời này. Lu-ca, tác giả Sách Công Vụ còn biết lời ấy. Chắc chắn Gia-cơ biết lời này trước Lu-ca. Phi-e-rơ và Gia-cơ lẽ ra phải tiếp nhận Lời Chúa về vấn đề làm chứng nhân cho những nơi xa xôi nhất của trái đất để làm nền tảng xử lý sự dạy dỗ tà giáo cho rằng dân Ngoại phải chịu cắt bì để được cứu. Vì Chúa đã nói lời ấy, nên không cần phải bàn thảo hay tranh luận. Phi-e-rơ và Gia-cơ lẽ ra nên thực hiện một công tác triệt để nhằm loại bỏ tà thuyết ấy, diệt tận gốc ngay tại Giê-ru-sa-lem.
Nếu biết lẽ công bằng và nhận thức đúng đắn khi đọc chương 15, chúng ta sẽ nhận biết nan đề ấy phát sinh do Phi-e-rơ và Gia-cơ thiếu quan tâm đúng mức. Họ không làm tròn bổn phận của mình. Hậu quả là tà thuyết ấy tồn tại ở Giê-ru-sa-lem, thịnh hành tại đó. Nếu tà thuyết ấy không thắng thế ở Giê-ru-sa-lem thì làm thế nào sự dạy dỗ ấy lan đến An-ti-ốt. Ngày xưa, việc liên lạc với một thành phố xa xôi thì rất chậm. Vì vậy, điều gì đó lan truyền từ Giê-ru-sa-lem đến An-ti-ốt là cả một vấn đề.
Không Canh Giữ Lẽ Thật
Những người Do-thái ấy nhiệt thành đến nỗi bất chấp khó khăn trong việc di chuyển. Họ xuống An-ti-ốt nhằm mục đích truyền bá tà thuyết ấy. Họ dạn dĩ dạy dỗ dân chúng: “Nếu anh em chẳng chịu cắt bì theo lệ Môi-se, thì không thể được cứu” (15:1). Như chúng tôi đã nêu, dạy dỗ như vậy là phá hủy toàn bộ Tân Ước. Sự dạy dỗ này vô hiệu hóa sự chết cứu chuộc của Đấng Christ, sự phục sinh, thăng thiên của Ngài, và mọi điều Ngài dạy dỗ.
Rất khó hiểu tại sao Phi-e-rơ và Gia-cơ lại có thể dung nhượng một tà thuyết như vậy tại Giê-ru-sa-lem. Nếu đọc Ga-la-ti chương 2 cùng với Công Vụ chương 15 sẽ giúp chúng ta hiểu tình hình lúc ấy. Phi-e-rơ và Gia-cơ đáng phải chịu trách nhiệm về nan đề ấy vì họ không canh giữ lẽ thật và không chiến đấu cho lẽ thật đúng mức. Vì sự thiếu hụt này nên nan đề tà giáo đã tồn tại ở Giê-ru-sa-lem và lan tràn đến các Hội Thánh dân Ngoại.
LÊN GẶP CÁC SỨ ĐỒ VÀ TRƯỞNG LÃO
TẠI GIÊ-RU-SA-LEM
Theo Công Vụ 15:2: “Phao-lô và Ba-na-ba có sự phân tranh biện luận khá lớn” với những người Do-thái giáo ấy. Chúng ta đừng nghĩ rằng Phao-lô mạnh mẽ thái quá khi bất đồng ý kiến và tranh luận, cần phải tranh luận trong tình huống đó. Làm thế nào Phao-lô đồng ý với tà thuyết cho rằng dân Ngoại không thể được cứu trừ khi chịu cắt bì?: ông phải tranh luận với những người dạy dỗ tà thuyết ấy.
Vì bất đồng ý kiến với các giáo sư tà giáo, nên Phao-lô, Ba-na- ba, và một vài người khác được chỉ định “lên Giê-ru-sa-lem, đến cùng các sứ đồ và trưởng lão để hỏi về vấn đề này” (15:2). Theo câu 26, Phao-lô và Ba-na-ba được kể là những người ‘liều mạng sống mình vì danh Chúa chúng ta là Jesus Christ”. Hội Thánh tại An-ti-ốt quyết định sai họ đến Giê-ru-sa-lem.
Không phải vì Giê-ru-sa-lem là cơ quan đầu não trong chuyển động của Chúa, cũng không vì Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem là Hội Thánh đứng đầu điều khiển các Hội Thánh khác, mà Phao- lô, Ba-na-ba, và một số người khác phải đến gặp các sứ đồ và trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem. Lý do là vì tà thuyết về sự cắt bì bắt nguồn từ Giê-ru-sa-lem. Để giải quyết nan đề này và nhổ tận gốc sự rắc rối ấy, họ cần phải đến tận gốc. Theo gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, không có cơ quan đầu não cho sự chuyển động của Ngài trên đất và không có Hội Thánh đứng đầu, như Hội Thánh tại La-mã, điều khiển các Hội Thánh khác. Cơ quan đầu não của chuyển động Tân Ước trong gia tể Tân Ước của Ngài ở trên các từng trời (Khải. 4:2-3; 5:1), và Đấng cai trị trên các Hội Thánh chính là Đấng Christ là Đầu của Hội Thánh (Côl. 1:18; Khải. 2:1).
Công Vụ 15:3-4 chép: “Vậy, Hội Thánh đưa họ lên đường rồi, thì họ trải qua cả Phê-ni-xi lẫn Sa-ma-ri, thuật lại sự dân Ngoại trở lại cùng Chúa, làm cho cả anh em đều vui mừng quá đỗi. Vừa tới Giê-ru-sa-lem, được Hội Thánh, các sứ đồ và trưởng lão tiếp rước, rồi thuật lại mọi điều Đức Chúa Trời đã đồng công với mình”. Việc Phao-lô, Ba-na-ba, và những người kia đi lên Giê-ru- sa-lem là chuyển động của Hội Thánh, chứ không phải chuyển động với tư cách cá nhân của họ. Họ không hành động cách riêng lẻ tách rời với Hội Thánh, nhưng hợp tác trong và với Hội Thánh. Đó là chuyển động của Thân Thể Đấng Christ.
Công Vụ 15:5 chép: “Nhưng có mấy kẻ thuộc phe Pha-ri-si đã tin, đứng dậy nói rằng: Cần phải làm cắt bì cho họ, và dặn bảo họ hãy giữ luật pháp Môi-se”. Người Pha-ri-si là phe tôn giáo nghiêm khắc nhất của Do-thái Giáo (26:5), được hình thành khoảng năm 200 T.C. Họ hãnh diện về đời sống thánh khiết hơn người, về sự tận hiến cho Đức Chúa Trời, và về tri thức Kinh Thánh. Như chúng tôi đã chỉ ra, sự dạy dỗ của người Pha-ri-si trong 15:5 đã vô hiệu hóa gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời.
Giả sử anh em là một trưởng lão trong Hội Thánh tại Giê-ru- sa-lem vào thời Công Vụ chương 15. Anh em sẽ làm gì với những người dạy dỗ rằng tín đồ trong Đấng Christ phải chịu cắt bì và giữ Luật Môi-se? Anh em có đứng lên và nói rằng không được phép dạy dỗ những tà thuyết như vậy trong Hội Thánh không? Đó là điều lẽ ra các trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem phải làm.
Trưởng lão có ảnh hưởng lớn nhất trong Hội Thánh tại Giê- ru-sa-lem là Gia-cơ. Có một lời gợi ý về điều này trong 12:17, ở đó Phi-e-rơ nói: “Hãy tỏ việc này cho Gia-cơ và các anh em biết”. Câu này cho thấy Gia-cơ là một người lãnh đạo giữa vòng các sứ đồ và trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem. Hơn nữa trong Ga-la-ti 2:12, Phao-lô nói về một số người đến từ Gia-cơ. Thay vì nói họ từ Giê- ru-sa-lem đến, Phao-lô nói họ từ Gia-cơ đến. Điều này cho thấy Gia-cơ rất nổi bật tại Giê-ru-sa-lem, là một trưởng lão dẫn đầu.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TRƯỞNG LÃO
VỀ TÀ GIÁO
Đến đây tôi muốn hỏi những trưởng lão trong các Hội Thánh ngày nay. Giả sử có vài người vào Hội Thánh và giảng dạy rằng tín đồ ngày nay phải chịu cắt bì và giữ Kinh Luật Môi-se. Anh em sẽ làm gì? Anh em sẽ nói cách đúng đắn rằng: “Chúng tôi yêu cầu anh không được nói trong các buổi nhóm của Hội Thánh và không được làm lan tràn sự dạy dỗ ấy giữa vòng các thánh đồ. Anh đang dạy tà thuyết. Nếu anh tiếp tục làm lan rộng tà thuyết ấy, chúng tôi sẽ không cho phép anh ở lại trong Hội Thánh”.
Bảo tín đồ phải chịu cắt bì và giữ Luật Môi-se là vô hiệu hóa gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Điều đó cũng vô hiệu hóa sự chết của Đấng Christ, làm cho cả Đấng Christ lẫn sự chết của Ngài trở nên vô hiệu. Đây chính xác là điều Phao-lô nói về sự dạy dỗ như thế trong Ga-la-ti 2:21. Trong câu này, Phao-lô bảo rằng ông không vô hiệu hóa ân điển của Đức Chúa Trời.
Bất cứ ai dạy tà thuyết rằng tín đồ phải chịu cắt bì và giữ Luật Môi-se cần được dạy bảo phải thay đổi sự hiểu biết của họ. Nếu không, Hội Thánh không thể tiếp nhận họ. Hội Thánh chỉ có thể tiếp nhận những người tin Cứu Chúa của chúng ta là Jesus Christ, sự chết cứu chuộc, phục sinh và thăng thiên của Ngài, và gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Luật Môi-se đã chấm dứt về phương diện thời kỳ phân phát.
Công Vụ 15:6 chép: “Các sứ đồ và các trưởng lão hiệp lại để xem xét về việc đó”. Câu này đề cập đến các sứ đồ và trưởng lão. Các sứ đồ mang tính hoàn vũ, còn các trưởng lão mang tính địa phương.
Tại sao Phao-lô và Ba-na-ba được phái từ An-ti-ốt đến Giê-ru- sa-lem trong khi nan đề mà họ đối điện lại ở An-ti-ốt? Họ đến Giê-ru-sa-lem vì nguồn gốc của nan đề nằm ở đó. Chúng ta có thể nói “dòng chảy” nan đề đã đến An-ti-ốt, nhưng nguồn thì ở tại Giê-ru-sa-lem. Nếu xử lý dòng chảy mà không xử lý nguồn gốc nan đề thì họ không đúng đắn. Mặc dầu dòng chảy đã được xử lý nhưng nguồn gốc vẫn có thể tồn tại. Vì vậy, họ đến Giê-ru-sa-lem để xử lý tận gốc; họ không đến đó vì Hội Thánh tại An-ti-ốt xem Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem là Hội Thánh đứng đầu.
KHÔNG CÓ HỆ THỐNG CẤP BẬC NHƯNG CÓ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA THÁNH LINH
Tương tự như vậy, Phao-lô và Ba-na-ba không xem Phi-e-rơ và Gia-cơ là những viên chức cao cấp. Nếu có trường hợp như thế thì hệ thống cấp bậc chắc hẳn đã tồn tại. Nhưng không có hệ thông cấp bậc nào và cụ thể Phi-e-rơ không phải là “giáo hoàng” như Công Giáo đã tuyên bố cách sai lạc.
Ở đây trong Công Vụ chương 15, chúng ta có hội đồng duy nhất được các sứ đồ của Hội Thánh hoàn vũ và các trưởng lão của Hội Thánh địa phương tại Giê-ru-sa-lem tổ chức. Các sứ đồ và trưởng lão đều là những người dẫn dắt trong chuyển động Tân Ước của Chúa trên đất. Không có chủ tịch. Hội đồng này ở dưới sự chỉ đạo của Thánh Linh (c. 28), tức Đấng Christ Thể Linh, Đầu của Hội Thánh (Côi. 1:18) và Chúa của tất cả (Công. 10:36). Công Vụ 15:7 chép: “Khi đã biện luận nhiều rồi”. Điều này cho thấy mọi người trong hội đồng đều có quyền tự do phát biểu. Họ đi đến quyết định dựa trên lời làm chứng của Phi-e-rơ (cc. 7-11), những sự kiện Phao-lô và Ba-na-ba thuật lại (c. 12), và lời kết luận của Gia-cơ, là người đứng đầu giữa vòng các sứ đồ và trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem (12:7; 21:18; Ga. 1:19; 2:9) vì ảnh hưởng ông có trên các tín đồ do sự tin kính của mình.
GHI LẠI SỰ TƯƠNG GIAO
Một số người nghĩ rằng sự hội họp trong Công Vụ chương 15 là ban hội đồng đầu tiên của Hội Thánh. Nghĩ như vậy là sai. Ở đây chúng ta không có ban hội đồng, nhưng có sự nhóm họp để tương giao với Thánh Linh là Đấng làm chủ toạ. Về sau có lời chép: “Thánh Linh và chúng tôi đều lấy làm tốt...” (c. 28). Không có bỏ phiếu, cũng không có chế độ chuyên quyền hay dân chủ. Chế độ chụyên quyền và dân chủ không được tồn tại trong nếp sống Hội Thánh. Thay vào đó, trong nếp sống Hội Thánh chỉ nên có sự tương giao trong Linh. Công Vụ chương 15 ghi lại loại tương giao này.