SỰ LAN RỘNG Ở GIÊ-RU-SA-LEM,
GIU-ĐÊ VÀ SA-MA-RI
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHI-E-RƠ
(6)
Kinh thánh: Công 2: 14-47
SỰ NHÂN RỘNG ĐẤNG CHRIST
VÀ NẾP SỐNG HỘI THÁNH
Trong 2:22-36, Phi-e-rơ làm chứng về Con Người Jesus trong công tác, sự chết, phục sinh, và thăng thiên của Ngài. Trong câu 36, Phi-e-rơ tuyên bố: “ Vậy, cả nhà I-xra-ên khá biết chắc rằng, Jesus nầy mà các ông đã đóng đinh trên thập tự giá, thì Đức Chúa Trời đã lập lên làm Chúa và Christ”. Jesus đã được lập thành Chúa để sở hữu tất cả, và Ngài được lập làm Christ để thực hiện sứ mạng của đức Chúa Trời. Là Đức Chúa Trời , Chúa Jesus đã là Chúa rồi, và trong thần tính, Ngài không cần được lập làm Chúa. Tuy nhiên trong sự thăng thiên, là con người, Ngài được Đức Chúa Trời lập làm Chúa của tất cả. Đức Chúa Trời lập Jesus là
m Chúa của tất cả để sở hữu tất cả, kể cả chúng ta.
Chúa Jesus cũng là Christ, thậm chí từ cõi đời đời. Hơn nữa, Ngài được sinh ra là Đấng Christ (Lu. 2:11). Tuy nhiên trongrsự thăng thiên, Ngài chính thức được lập làm Christ của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa là trong sự thăng thiên của Ngài, Đức Chúa Trời chính thức tấn phong Ngài vào chức vụ là Đấng Christ. Đức Chúa Trời đã chỉ định Ngài rồi, nhưng trong sự thăng thiên, Đức Chúa Trời vẫn tấn phong Ngài vào chức vụ là Đấng Christ để thực hiện sứ mạng của.Đức Chúa Trời. Nguyện tất cả chúng ta được ấn tương về sự kiện trong 2:36 “Chúa” nói đến sự sở hữu, và “Christ” nói đến sứ mạng.
Ký thuật trong 2:14-47 nhấn mạnh đến lời Phi-e-rơ nói về Đấng Christ. Phi-e-rơ nói về Đấng Christ và thậm chí nói Đấng Christ ra. Đó là trường hợp đầu tiên tín đồ nói về Đấng Christ. Khi nói như vậy, Phi-e-rơ giới thiệu với chúng ta Con Người Jesus và làm chứng về Ngài với chúng ta. Cụ thể là Phi-e-rơ nói về Chúa Jesus trong công tác, sự chết, phục sinh, và thăng thiên của Ngài.
Trong lời Phi-e-rơ nói về Đấng Christ trong các chương từ 2 đến 5 trong Sách Công Vụ, Phi-e-rơ không nhắc đến Ngài là Con Đức Chúa Trời. Ở đây, Phi-e-rơ không nhấn mạnh sự-kiện Jesus là Con Đức Chúa Trời. Nhưng trong các chương này ông nhấn mạnh Chúa Jesus là một con người. Lý do ông nhấn mạnh như vậy là vì người Do-thái đã đóng đinh Đấng Christ như một con người, cho rằng Ngài chỉ là một con người bị khinh miệt, một người Na-xa-rét, một người thuộc đẳng cấp thấp hèn. Vì vậy, Phi-e-rơ nói rằng Đấng mà người Do-thái xem là một người Na- xa-rét thấp hèn đã được Đức Chúa Trời chấp thuận trong mọi việc Ngài làm.
Như chúng ta sẽ thấy, lời Phi-e-rơ nói về Đấng Christ tạo nên sự nhân rộng Đấng Christ. Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, sự nhân rộng này bao gồm ba ngàn hồn người được cứu. Một sự nhân rộng như vậy là kết quả, là hiệu quả của lời Phi-e-rơ nói về Đấng Christ. Từ điều này, chúng ta thấy nói về Đấng Christ chắc chắn dẫn đến nhân rộng của Đấng Christ trong những người tin Ngài. Hơn nữa, là sự nhân rộng của Đấng Christ, tín đồ trở nên Hội Thánh. Vì vậy trong chương 2, chúng ta thấy việc nói về Đấng Christ sinh ra Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem. Trong chương này, chúng ta có cả sự nhân rộng của Đấng Christ lẫn nếp sống Hội Thánh.
HƯỚNG DẪN VÀ NÀI KHUYÊN
NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC LINH CẢM ĐỘNG
NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC LINH CẢM ĐỘNG
về Sự Ăn Năn
Sau khi Phi-e-rơ nói về Chúa Jesus trong công tác, sự chết, phục sinh, và thăng thiên của Ngài, ông đã hướng dẫn và nài khuyên những người được Linh cảm động ăn năn, chịu báp-têm, và được cứu (cc. 37-41). Công Vụ 2:37-38 chép: “Chúng nghe vậy, lòng như kim châm, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: ‘Hỡi anh em, chúng tôi phải làm chi?’ Phi-e-rơ bảo rằng: ‘Hãy ăn năn, ai nấy phải nhơn danh Jesus Christ chịu báp-têm để tội mình được tha, rồi sẽ nhận lãnh sự ban tứ là Thánh Linh”’, ở đây, trước hết, Phi-e-rơ bảo người ta ăn năn. Ăn năn là thay đổi tâm trí dẫn đến hối tiếc, làm thay đổi mục đích. Theo nghĩa đen, từ Hi-lạp cho ăn năn nghĩa là có lối suy nghĩ khác trước, tức là có sự thay đổi tâm trí. Ăn năn là thay đổi tâm trí với lòng hôi tiếc về quá khứ và hướng đến tương lai. về phương diện tiêu cực, ăn năn trước mặt Đức phúa Trời không những là ăn năn về các tội phạm và những sai phạm, mà cũng ăn năn về thế giới và sự bại hoại của nó đã chiếm đoạt và làm bại hoại những người Đức Chúa Trời đã tạo dựng cho chính Ngài, và ăn năn về cuộc đời của mình đã chối bỏ Đức Chúa Trời trong quá khứ. về mặt tích cực, ăn năn là hướng về Đức Chúa Trời trong mọi phương diện và trong mọi việc để hoàn thành mục đích của Ngài khi tạo dựng con người. Vì vậy, đó là sự ăn năn hướng về Đức Chúa Trời (20:21).
Về Báp-têm Trên Danh Jesus Christ
Phi-e-rơ cũng hướng dẫn những người được Linh cảm động để chịu báp-têm trên danh Jesus Christ. Báp-têm người khác là dìm họ xuống nước, chôn họ trong nước, tượng trưng cho sự chết. Mạng lệnh người ăn năn phải chịu báp-têm, cho thấy một người như vậy chỉ đáng chôn. Vì vậy, báp-têm tượng trưng cho sự kết liễu người cũ để khởi đầu mới được thực tại hóa trong sự phục sinh bởi Đấng Christ là Đấng Ban Sự sống. Báp-têm trong Kinh Thánh ngụ ý sự chết và sự phục sinh. Chịu báp-têm trong nước là được đặt vào trong sự chết và chôn. Được lên khỏi nước nghĩa là được phục sinh từ sự chết.
Trong Ma-thi-ơ 28:19, Đấng Christ Phục Sinh truyền cho các môn đồ đi và môn đồ hóa muôn dân, báp-têm họ vào trong danh Cha và Con và Thánh Linh. Mục đích của báp-têm là đem người ăn năn ra khỏi tình trạng cũ vào trong tình trạng mới bằng cách kết liễu sự sống cũ của họ và làm cho họ nảy mầm với sự sông mới của Đấng Christ. Sau khi hoàn tất chức vụ trên đất, Chúa Jesus trải qua tiến trình chết và phục sinh, trở nên Linh Ban Sự Sống, Ngài truyền bảo các môn đồ báp-têm những người được môn đồ hóa vào trong Đức Chúa Trời Tam-Nhất. Báp-têm này có hai phương diện: phương diện thấy được bằng nước và phương diện không thấy được bằng Thánh Linh (Công. 2:38-41; 10:44- 48). Phương diện thấy được là sự bày tỏ ra, là chứng cớ của phương diện không thấy được, trong khi phương diện không thấy được là thực tại của phương diện thấy được. Không có phương diện không thấy được bởi Linh thì phương diện thấy được bởi nước là vô ích; và không có phương diện thấy được bởi nước thì phương diện không thấy được bởi Linh là trừu tượng và không thực tiễn. Vì vậy, cả hai phương diện đều cần thiết.
Không bao lâu sau khi Chúa Jesus truyền cho các môn đồ thực hiện báp-têm này, Ngài báp-têm họ và cả Hội Thánh vào trong Thánh Linh (lCô. 12:13) vào ngày Lễ Ngũ Tuần (Công. 1:5; 2:4) và trong nhà Cọt-nây (11:15-17). Sau đó, dựa trên điều này, các môn đồ báp-têm những người mới hối cải, không những bằng nước, hữu hình, mà cũng vào trong sự chết của Đấng Christ, vô hình (La. 6:3-4), vào trong chính Đấng Christ (Ga. 3:27), vào trong Đức Chúa Trời Tam-Nhất (Mat. 28:19), và vào trong Thân Thể Đấng Christ (lCô. 12:13). Nước, tượng trưng cho sự chết và chôn của Đấng Christ, có thể được xem như là ngôi mộ để kết liễu lịch sử của những người chịu báp-têm. Vì sự chết của Đấng Christ được bao hàm trong Đấng Christ và vì Đấng Christ là hiện thân của Đức Chúa Trời Tam—Nhất, Đấng là một với Thân Thể Đấng Christ, nên báp-têm tín đồ mới vào trong sự chết của Đấng Christ, vào trong chính Đấng Christ, vào trong Đức Chúa Trời Tam-Nhất, và vào trong Thân Thể của Đấng Christ, là làm chỉ một điều: về phương diện tiêu cực, kết liễu sự sống cũ của họ, và về phương diện tích cực, làm cho họ nảy mầm với sự sống mới, sự sống đời đời của Đức Chúa Trời Tam-Nhất cho Thân Thể Đấng Christ. Vì vậy, báp-têm được Chúa Jesus chỉ định là báp- têm người khác ra khỏi sự sống của họ vào trong sự sống Thân Thể.
Trong Mác 16:16, Chúa Jesus phán với các môn đồ rằng: “Ai tin và chịu báp-têm thì được cứu”. Tin là nhận Chúa (Gi. 1:12) không những để được tha tội (Công. 10:43) nhưng cũng để được tái sinh (IPhi. 1:21, 23), để người tin có thể trở nên con cái Đức Chúa Trời (Gi. 1:12-13) và các Chi Thể của Đấng Christ (Êph. 5:30) trong sự liên hiệp hữu cơ với Đức Chúa Trời Tàm-Nhất (Mat. 28:19). Chịu báp-têm là xác quyết điều này bằng cách được chôn để kết liễu sáng tạo cũ qua sự chết của Đấng Christ và bằng cách được làm cho sống lại để trở nên sáng tạo mới của Đức Chúa Trời qua sự phục sinh của Đấng Christ. Một báp-têm như vậy thì cao hơn nhiều so với báp-têm ăn năn của Giăng (Mác 1:4; Công. 19:3-5). Tin và chịu báp-têm là hai phần của một bước đầy đủ để nhận lãnh sự cứu rỗi trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Chịu báp-têm mà không tin thì chỉ là nghi thức trống rỗng; tin mà không chịu báp-têm là chỉ được cứu ở bề trong nhưng không có sự xác quyết bên ngoài về sự cứu rỗi bên trong ấy. Hài điều này phải đi đôi với nhau. Hơn nữa, báp-têm bằng nước cần được báp- têm bằng Thánh Linh đi kèm, thậm chí như con cái I-kra-ên chịu báp-têm dưới biển (nước) và trong mây (Linh -1CÔ. 10:2; 12:13).
Trong Công Vụ 2:38, Phi-e-rơ nói về việc chịu báp-têm “trên danh Jesus Christ”. Danh nói đến thân vị. Ở đây Phi-e-rơ bảo mọi người chịu báp têm trên danh Chúa.
Tân Ước dùng ba giới từ khác nhau để mô tả mối (Ịuan hệ của báp-têm đôi với Chúa. Giới từ đầu tiên trong các giới từ này là en, nghĩa là “trong” (Công. 10:48). Chịu báp-têm trong đanh Jesus Christ là chịu báp-têm trong lãnh vực của danh Jesus Christ, mà thực tại của báp-têm là ở trong đó. Giới từ thứ hai là eis, nghĩa là “vào trong” (Mat. 28:19; Công. 8:16; 19:5; La. 6:3; Ga. 3:27). Chịu báp-têm vào trong danh của Cha, của Con và của Thánh Linh, hay vào trong danh của Jesus Christ, là chịu báp-têm vào trong sự liên hiệp thuộc linh với Đấng Christ Bao Hàm Tất Cả, Đấng là hiện thân của Đức Chúa Trời Tam-Nhất. Chịu báp-têm vào trong danh Chúa Jesus là chịu báp-têm vào trong Thân Vị của Chúa, được đồng hóa với Đấng Christ bị đóng đinh, phục sinh và thăng thiên, dược đặt vào trong sự liên hiệp hữu cơ với Chúa hằng sống. Giới từ thứ ba được dùng để mô tả mối quan hệ của báp-têm với Chúa là epi, nghĩa là “ở trên hay trên”, được dùng trong Công Vụ 2:38. Chịu báp-têm trên danh Jesus Chrìst là chịu báp-têm trên nền tảng của những gì danh ấy tượng trưng cho. Danh ấy tượng trưng cho tất cả những gì Thân Vị Jesus Christ là và tất cả những gì Ngài đã hoàn thành, cả hai điều ấy tạo nên niềm tin (đức tin) của gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Chính trên nền tảng này mà tín đồ trong Đấng Christ chịu báp-têm.
Tha Thứ Các Tội Phạm
Theo Công Vụ 2:38, báp-têm trên danh Jesus Christ là để tha các tội phạm. Việc tha thứ các tội phạm dựạ trên sự cứu chuộc của Đấng Christ là điều đã được hoàn thành qua sự chết của Ngài (10:43; Êph. 1:7; lCô. 15:3). Đó là ơn phước đầu tiên và cơ bản trong sự cứu rỗi trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Dựa trên đó, phước hạnh của sự cứu rỗi trọn vẹn của Đức Chúa Trời tuôn ra và hoàn thành trong việc nhận lãnh ân tứ của Thánh Linh.
Nhận Lãnh Ân Tứ Thánh Linh
Trong 2:38, Phi-e-rơ bảo mọi người ăn năn, chịu báp-têm để được tha thứ các tội phạm, và họ sẽ nhận được ân tứ là Thánh Linh. Ân tứ là Thánh Linh không phải là ân tứ do Linh ban phát như được đề cập trong La-mã 12:6, lCô-rin-tô 12:4, và lPhi-e-rơ 4:10, mà ân tứ đó là chính Thánh Linh, do Đức Chúa Trời ban cho tín đồ trong Đấng Christ như ân tứ duy nhất sinh ra tất cả các ân tứ được đề cập trong La-mã chương 3 2, lCô-rin-tô chương 12, và lPhi-e-rơ chương 4.
Thánh Linh trong Công Vụ 2:38 là Linh Bao Hàm Tất Cả của Đức Chúa Trời Tam-Nhất đã-trải-qua-tiến-trình trong gia tể Tân Ước của Ngài, cả về phương diện thể yếu vì sự sông lẫn phương diện gia tể vì quyền năng, được ban cho tín đồ vào lúc họ tin Đấng Christ (Êph. 1:13; Ga. 3:2) như phước hạnh bao hàm tất cả của Phúc Âm trọn vẹn của Đức Chúa Trời (Ga. 3:14), để họ có thể vui hưởng mọi phong phú của Đức Chúa Trời Tam-Nhất (2CÔ. 13:14).
Các sứ đồ rao giảng và cung ứng Đấng Christ. Nhưng khi người nghe ăn năn và tin Ngài, họ nhận được Linh kỳ diệu của Đức Chúa Trời Tam-Nhất. Điều này ngụ ý Linh này chính là Đấng Christ Phục Sinh và Thăng Thiên. Việc nhận lãnh Linh ở đây vừa về phương diện thể yếu, vừa về phương diện gia tể, theo ý nghĩa tổng quát và bao hàm tất cả, khác với việc nhận lãnh Linh trong Công Vụ 8:15-17 và 19:2-6, là sự nhận lãnh đặc biệt Linh giáng trên tín đồ về mặt gia tể.
Lời Hứa Dành Cho Người Do-thái Và Dân Ngoại
Trong 2:39, Phi-e-rơ nói tiếp: “Vì lời hứa nầy thuộc về các ông, con cái các ông, và thuộc về hết thảy mọi người ở xa, tức là bao nhiêu người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gọi”. Trong câu này, “các ông” chỉ về người Do-thái, và “lời hứa” nói đến Thánh Linh. Những người ở xa là dân Ngoại được bao hàm trong cụm từ “mọi xác thịt” (c. 17). Những người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta kêu gọi cho chính Ngài là những người được Đức Chúa Trời chọn lựa và tiền định trong cõi đời đời (Êph. 1:4-5) và được Ngài kêu gọi trong thời đại Tân Ước (La. 1:7; 1CÔ. 1:2).
Được Cứu Khỏi Dòng Dõi Cong Quẹo Này
Công Vụ 2 :40 chép: “Phi-e-rơ lại lấy nhiều lời khác nữa mà làm chứng và khuyên lơn họ rằng: ‘Khá tự cứu mình khỏi dòng dõi cong quẹo này!’ “ ở đây chúng ta được biết Phi-e-rơ làm chứng và nài khuyên. Để có thể làm chứng, cần phải kinh nghiệm tận mắt, tham dự vào, và vui hưởng. Điều này khác với dạy dỗ suông.
Phi-e-rơ nài khuyên người ta: “Hãy tự cứu mình khỏi dòng dõi cong quẹo này!” ở đây “hãy” ở thể chủ động và “cứu” ở thể bị động; như vậy, chúng ta có thể nói “hãy tự cứu” ở thể “chủ-động- bị-động”. Điều đó được Đức Chúa Trời thực hiện, nhưng con người cần chủ động nhận lãnh điều Đức Chúa Trời dự định thực hiện. Vào thời điểm Lễ Ngũ Tuần, mọi sự liên quan đến sự cứu rỗi trọn vẹn của Đức Chúa Trời đã được chuẩn bị, và Thánh Linh đã được đổ ra là sự áp dụng và phước hạnh đầy đủ của sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, sẵn sàng để con người tiếp nhận. Trong vấn đề này, Đức. Chúa Trời đang chờ đợi con người, và con người cần khởi xướng. Mặc dầu không thể tự cứu mình, nhưng chúng ta phải sẵn sàng để được Đức Chúa Trời cứu. Đức Chúa Trời vui lòng và sẵn sàng cứu chúng ta; tuy nhiên, chúng ta cần được cứu; tức là chúng ta cần chủ động nhận lãnh sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
Trong 2:40, Phi-e-rơ nài khuyên người ta phải được cứu khỏi thế hệ cong quẹo này. Trong phần kết luận bài giảng này, Phi-e- rơ không nói: “Hãy tự cứu mình khỏi sự định tội của Đức Chúa Trời”, hoặc “hãy tự cứu mình khỏi hình phạt đời đời”. Thay vào đó, ông nói: “Hãy tự cứu mình khỏi dòng dõi cong quẹo này!” Dòng dõi cong quẹo này chỉ về người Do-thái lầm lạc trong thời đại này, là những người khước từ Đấng Christ của Đức Chúa Trời (c. 36) và bị Đức Chúa Trời kể là thời đại gian ác hiện tại (Ga. Ị:4). Người Do-thái lầm lạc nào muôn được cứu khỏi thời đại gian ác hiện tại thì cần phải ăn năn thật về sự cong quẹo của họ đối với Đức Chúa Trời và thật sự quay về với Đức Chúa Trời. Điều này cho thấy rằng họ cần quay lại với Đức Chúa Trời không những khỏi các tội phạm mà còn khỏi dòng dõi của họ, tức xã hội Do-thái, kể cả Do-thái Giáo. Kết quả của sự cứu rỗi ấy không phải là lối vào thiên đàng, mà là lối vào một dòng dõi mới -Hội Thánh. Do đó, những người được cứu sẽ được phân rẽ khỏi xã hội Do-thái mà vào trong Hội Thánh. Được cứu như vậy ngụ ý được cứu khỏi sự định tội của Đức Chúa Trời và hình phạt đời đời cho mục đích đời đời của Đức Chúa Trời và sự đẹp lòng Ngài (Êph. 3:11; 1:9).
Công Vụ 2:41 chép: “Vậy, những kẻ nhậri lời đó đều chịu báp- têm; trong ngày ấy thêm lên được độ ba ngàn hồn”. Những người ấy đã chịu báp-têm bằng nước (10:47-48). Trong câu này “hồn” ngụ ý những người được Đức Chúa Trời tạo dựng (Sáng. 2:7).
Theo 2:41, khoảng 3000 hồn tiếp nhận lời của Phi-e-rơ và chịu báp-têm. Chắc chắn đó là một đáp ứng tốt đẹp đối với lời Phi-e-rơ nói về Đấng Christ. Tuy nhiên, những người tiếp nhận lời và chịu báp-têm chỉ là một phần nhỏ trong số những người ở tại Giê-ru-sa-lem vào lúc ấy. Trong số nhiều ngàn người Do-thái ở tại thành phố này, chỉ có 3000 người được cứu vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Điều này cho thấy dân Do-thái vẫn còn rất cứng cỏi. Nhiều người Do-thái sống tại Giê-ru-sa-lem, và rất đông người đã đến thành phố này để dự Lễ Ngũ Tuần. Vì vậy, so ra số người được cứu vào ngày Lễ Ngũ Tuần không phải là nhiều. Qua đó, chúng ta thấy tình trạng cứng cỏi của thế hệ cong quẹo ấy. Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi Phi-e-rơ nói: “Hãy tự cứu mình khỏi dòng dõi cong quẹo này!”