Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

SÁCH CÔNG VỤ BÀI NĂM MƯƠI BA




SỰ LAN RỘNG TẠI TIỂU Á VÀ ÂU CHÂU QUA CHỨC VỤ

CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHAO-LÔ

(19)

Kinh Thánh: Công. 20:13-38
Trong bài này, chúng ta sẽ bắt đầu xem xét 20:13-38. Trong phần này của
Sách Công Vụ, Phao-lô đi đến Mi-lết và nhóm họp tại đó với các trưởng lão của
Hội Thánh tại Ê-phê- sô.
Câu 16 chép: “Vì Phao-lô đã định ý vượt qua Ê-phê- sô, để khỏi mất thì giờ tại

A-si, nên người vội vã hầu cho nếu có thể được thì có mặt tại Giê-ru- sa-lem kịp
ngày Ngũ Tuần”. Có lẽ Phao-lô muốn có mặt tại Giê-ru- sa-lem vào ngày Ngũ
Tuần để gặp nhiều người từ nhiều nước khác nhau đến Giê-ru- sa-lem vào ngày ấy
(ss. 2:1, 5).


RAO RA TRỌN CHỈ ĐỊNH CỦA ĐÚC CHÚA TRỜI

Từ Mi-lết, Phao-lô “sai người qua Ê-phê- sô, mời các trưởng lão Hội Thánh
đến” (c. 17). Khi họ đến, ông nói: “Anh em đã biết từ ngày đầu tôi đặt chân đến A-
si, hằng ăn ở với anh em thể nào, hầu việc Đức Chúa Trời cách khiêm nhường mọi
bề, đầy nước mắt, lắm thử thách bởi mưu hại của người Do-thái; thể nào hễ điều gì
có ích lợi thì tôi chẳng tránh trút mà nói ra cho anh em, từng dạy anh em, hoặc
giữa công chúng, hoặc từ nhà nầy sang nhà kia” (cc. 18-20). Trong câu 20, Phao-lô
nói ông không tránh trút tuyên bố với các thánh đồ tại Ê-phê- sô bất cứ điều gì ích
lợi, và trong câu 27, ông không tránh trút mà nói ra trọn chỉ định của Đức Chúa
Trời. Những câu này chỉ về bá năm ông dạy dỗ tại Ê-phê- sô, và chờ thấy phạm vi
dạy dỗ của ông.
Theo câu 20, Phao-lô dạy dỗ các thánh đồ tại Ê-phê- sô giữa công chúng và từ
nhà này sang nhà kia. Điều này cho thấy vào thời Phao-lô, có những buổi nhóm tư
gia. Không những Phao-lô dạy dỗ công khai tại những nơi nhóm họp rộng lớn mà
còn dạy dỗ từ nhà này sang nhà kia. Điều này cho thấy các Hội Thánh có những
buổi nhóm nhỏ ở nhà cũng như những buổi nhóm lớn ở nơi công cộng.
LÀM CHỨNG VỀ SỰ ĂN NĂN VÀ ĐỨC TIN

Trong 20:21, Phao-lô nói tiếp: “Làm chứng cho cả người Do-thái lẫn người
Hi-lạp về sự ăn năn đối với Đức Chúa Trời, và đức tin đến Chúa chúng ta là Jesus
Christ”. Một lần nữa, từ “làm chứng” được dùng. Làm chứng đòi hỏi phải có kinh
nghiệm thấy, tham dự, và vui hưởng. Điều này khác với dạy dỗ suông. Việc Phao-
lô dùng từ này ở đây cho thấy chính ông đã kinh nghiệm sự ăn năn đối với Đức
Chúa Trời và đức tin nơi Chúa Jesus. Vì vậy, ông có thể làm chứng về những gì
ông đã kinh nghiệm. Ông không rao giảng và dạy dỗ suông mà làm chứng về
những gì mình đã trải qua theo kinh nghiệm về sự ăn năn và đức tin của mình.
LINH BỊ RÀNG BUỘC ĐI ĐẾN GIÊ-RU- SA-LEM

Trong câu 22, Phao-lô nói tiếp: “Và nầy, hiện nay tôi đi đến Giê-ru- sa-lem,
linh tôi bị ràng buộc chẳng biết điều chi sẽ xảy đến cho tôi tại đó”. Chúng ta đã
thấy rằng ban đầu Phao-lô dự định từ A-chai thuộc Hi-lạp ông đi ngang qua Sy-ri
để đến Giê- ru-sa- lem (19:21; lCô. 16:3-7). Do người Do-thái âm mưu làm hại nên
ông thay đổi lộ trình đi về phía bắc đến Ma-xê- đô-ni và từ đó ông trở về Giê-ru- sa-
lem. Phao-lô biết những âm mưu của người Do-thái và chịu khổ vì những âm mưu
đó (c. 19). Có lẽ đó là lý do ông bị ràng buộc trong linh để đi đến Giê-ru- sa-lem.
Linh trong câu 22 chỉ về linh tái sinh của Phao-lô, trong linh ấy ông hầu việc Đức
Chúa Trời. Trong linh, tức linh liên kết với Chúa là Linh (1Cô. 6:17), Phao-lô cảm
nhận trước điều gì đó sẽ xảy đến với ông tại Giê-ru- sa-lem, và Thánh Linh làm
chứng điều này với ông (c. 23).
Phao-lô biết rằng hoạn nạn đang chờ đợi. Ông nhận biết điều đó trong linh.

Người Do-thái khắp khu vực quanh Địa Trung Hải đang âm mưu bắt ông. Không
chỉ những người [Do Thái] ở tại Giê-ru- sa-lem mà cả những người [Do Thái] ở Á
Châu, Ma-xê- đô-ni, và A-chai cũng quyết tâm bắt ông. Có thể họ hợp tác và đồng
mưu với nhau. Cuối cùng, trong chuyến thăm viếng Giê-ru- sa-lem lần cuối, Phao-
lô đã bị vài người Do-thái từ Tiểu Á đến Giê-ru- sa-lem bắt giữ.
Dầu nhận biết âm mưu của người Do-thái, nhưng theo một ý nghĩa rất thật,
Phao-lô không thể đi nơi nào khác. Nếu ông đến Tiểu Á, có người Do-thái tại đó.
Nếu ông đến Ma-xê- đô-ni và A-chai, có người Do-thái tại đó. Nếu trở về Giu-dê,
người Do-thái ở đó càng nhiều hơn. Vậy thì làm thế nào ông khỏi bị trói? Ông
phải đi đâu? Chúng ta cần hiểu hoàn cảnh của Phao-lô.
Không phải vì làm điều gi đó sai mà Phao-lô đã khuấy, động sự chống đối của
người Do-thái, nhưng vì trung tín với gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời mà họ
chống đối ông; sự vâng phục của ông đối với khải tượng thiên thượng đã khơi lên
sự chống đối. Chỉ vì Phao-lô trung tín với khải tượng nhận được từ Chúa về gia tể
Tân Ước của Đức Chúa Trời mà người ta chống đối ông bất cứ nơi nào ông đến.
Không phải Gia-cơ, cũng không phải Phi-e- rơ đối diện với sự chống đối như
Phao-lô đã đối diện. Gia-cơ thỏa hiệp, còn Phi-e- rơ thì có phần yếu đuối. Thật ra,
vì chức vụ của Phi-e- rơ bắt đầu trước chức vụ của Phao-lô, lẽ ra ông mới là người
khuấy động sự chống đối của người Do-thái. Tuy nhiên, điều đó không xảy ra với
Phi-e- rơ. Chắc chắn Phi-e- rơ đã chịu khổ. Nhưng sự chịu khổ của ông đến từ
người ngoài, trong khi hoạn nạn của Phao-lô đến từ cả người trong nội bộ lẫn
người ngoài.
Nếu đọc Ga-la- ti chương 2 cách cẩn thận, chúng ta sẽ thấy thậm chí Gia-cơ và
Phi-e- rơ đều là nguyên nhân gây cho Phao-lô phải chịu khổ. Khi viết Thư cho
người Ga-la- ti, Phao-lô thật thẳng thắn. Ông bảo họ rằng thậm chí ông đã thẳng
thắn quở trách Phi-e- rơ. Nếu Phi-e- rơ trung tín, ông đã không bị quở trách. Nếu
Phi-e- rơ trung tín, hẳn ông đã chia sẻ nhiều nỗi khổ với Phao-lô.
Khi nói điều này, tôi không làm giảm giá trị của Phi-e- rơ. Rất khó chống lại
bầu không khí Do-thái Giáo nặng nề tại Giê-ru- sa-lem lúc bấy giờ. Như chúng ta
sẽ thấy, khi Phao-lô đến Giê-ru- sa-lem lần cuối, ngay cả ông cũng bị bầu không
khí ấy đánh bại. Mặc dầu dã viết các Sách Ga-la- ti và La-mã, ông vẫn đồng ý ủng
hộ những người cớ lời thề nguyện và đồng ý đến Đền Thờ để chịu thanh tẩy.
Bầu không khí tại Giê-ru- sa-lem nặng nề và mạnh mẽ đến nỗi không ai chịu
nổi. Cả Phi-e- rơ lẫn Gia-cơ đều bị đánh bại. Phi-e- rơ bị đánh bại do không làm gì
cả trước tình hình ấy, và Gia-cơ bị đánh bại do thỏa hiệp với tình hình ấy. Như
chúng ta sẽ thấy trong Công Vụ chương 21, Gia-cơ nói mạnh mẽ với Phao-lô rằng
tại Giê-ru- sa-lem có hàng ngàn người Do-thái đã tin và đều nhiệt thành về Kinh
Luật (21:20). Điều này cho thấy những tín đồ ấy chịu ảnh hưởng Do-thái Giáo
nặng nề, pha trộn gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời với thời kỳ phân phát Cựu
Ước. Nếu xem xét vấn đề này, chúng ta sẽ nhận thấy Phao-lô ở trong một tình
huống rất khó xử.

XIỀNG XÍCH VÀ HOẠN NẠN ĐANG CHỜ ÔNG

Hãy suy gẫm 20:22 một lần nữa cùng với câu 23: “Và này, hiện nay tôi đi đến
Giê-ru- sa-lem, linh tôi bị ràng buộc chẳng biết điều chi sẽ xảy đến cho tôi tại đó,
duy biết rằng trong mỗi thành, Thánh Linh mách cho tôi rõ dây xích và hoạn nạn
đương đợi tôi”. Phao-lô không biết ông sẽ gặp điều gì tại Giê-ru- sa-lem, nhưng
ông biết một điều, Thánh Linh đã nghiêm trọng làm chứng với ông rằng xiềng
xích và hoạn nạn đang chờ ông. Lời làm chứng của Thánh Linh chỉ là lời tiên tri,
lời nói trước, chứ không phải một mạng lệnh. Vì vậy, ông không nên nhận lời này
như một mạng lệnh, mà nên nhận như một lời cảnh báo. Mặc dầu Phao-lô không
biết chính xác điều gì chờ đợi ông tại Giê-ru- sa-lem, nhưng qua lời cảnh báo của
Thánh Linh, ông biết xiềng xích và hoạn nạn đang chờ đợi mình.
Trong câu 24, Phao-lô nói tiếp: “Nhưng tôi chẳng kể mạng sống tôi ra gì,
chẳng coi nó là quí cho tôi, duy muốn làm xong cuộc chạy của tôi và chức dịch tôi
đã lãnh nơi Chúa Jesus, để long trọng làm chứng về Phúc Âm ân điển của Đức
Chúa Trời”. Lời Phao-lô ở đây liên hệ đến chuyển động Tân ước của Chúa trong
việc làm cho Đấng Christ Phục Sinh dược lan rộng qua Phúc Âm.
Trong 20:24, từ Hi-lạp dược dịch là “sự sống” cũng có nghĩa là hồn. Lời
Phao-lô trong câu này ngụ ý ông cảm nhận mình sẽ tuân đạo.
PHẠM VI DẠY DỖ CỦA PHAO-LÔ

Câu 25 chép tiếp: “Bây giờ tôi biết rằng hết thảy anh em, là những kẻ mà tôi
từng qua lại rao giảng Vương Quốc Đức Chúa Trời cho, sẽ chẳng ai còn thấy mặt
tôi nữa”. Câu này cho thấy tại Ê-phê- sô, Phao-lô công bố Vương Quốc của Đức
Chúa Trời. Chúng ta đã thấy Vương Quốc của Đức Chúa Trời là chủ đề chính của
những gì các sứ đồ rao giảng trong Công Vụ (1:3; 8:12; 14:22; 19:8; 28:23, 31).
Đó không phải là vương quốc vật chất mắt người thấy đựợc mà là Vương Quốc
của sự sống thần thượng.
Trong 20:25, Phao-lô nói với các trưởng lão của Hội Thánh tại Ê-phê- sô rằng
họ sẽ không còn thấy mặt ông nữa. Điều này cho thấy Phao-lô biết trước rằng ông
sẽ tuân đạo.
Công Vụ 20:26-27 chép: “Nên hôm nay, tôi làm chứng cho anh em rằng tôi
trong sạch về huyết của mọi người. Vì tôi không tránh trút mà rao giảng cho anh
em cả chỉ định của Đức Chúa Trời”. Theo nguyên văn, từ Hi-lạp dịch là “hôm
nay” có nghĩa là “vào ngày của hôm nay”, là cách diễn đạt rất mạnh. Lời Phao-lô
trong câu 27 về việc không rùn lại, không tránh trút nhưng rao giảng mọi chỉ định
của Đức Chúa Trời cho thấy ông thực hiện công tác lớn lao tại Ê-phê- sô. Ở đây,
chúng ta có dấu chỉ cho biết phạm vi Phao-lô dạy dỗ các thánh đồ yêu dấu tại Ê-
phê-sô.

THÁNH LINH ĐẶT CÁC GIÁM MỤC GIỮA BẦY

Lời Phao-lô trong 20:28 rất quan trọng: “Anh em hãy giữ lấy mình và luôn cả
bầy mà Thánh Linh đã lập anh em làm giám mục, để chăn Hội Thánh của Đức
Chúa Trời mà Ngài đã mua bằng chính huyết Ngài”. Cũng như trong lPhi-e- rơ 5:2,
từ Hi-lạp dành cho “bầy” theo nghĩa đen là “bầy nhỏ”. Bầy này nhỏ về số lượng
(Lu. 12:32) so với thế gian. Đó là một loại rau dể cung ứng sự sống, không phải là

một cây lớn cho chim trời làm chỗ ở (Mat. 13:31-32 và phần ghi chú), không phải
tôn giáo to lớn như Cơ-đốc giáo giới.
Trong 20:28, Phao-lô nói với các trưởng lão tại Hội Thánh Ê-phê- sô rằng
Thánh Linh đã đặt họ giữa bầy như những giám mục. Các sứ đồ đã chỉ định các
trưởng lão tại mỗi Hội Thánh (14:23). Nhưng ở đây Phao-lô, người đứng đầu,
người đã thực hiện sự chỉ định, nói rằng Thánh Linh làm điều đó. Điều này cho
thấy Thánh Linh hiệp một với các sứ đồ trong việc chỉ định các trưởng lão, và các
sứ đồ đã làm điều đó theo sự dẫn dắt của Thánh Linh.
Qua lời Phao-lô nói về Thánh Linh đặt các giám mục giữa bầy, chúng ta thấy
sự hiện hữu của các Hội Thánh hoàn toàn do Thánh Linh, không do các sứ đồ.
Mặc dầu các sứ đồ đã chỉ định các trưởng lão, nhưng ở đây Phao-lô nói đó là công
tác của Thánh Linh. Điều này bày tỏ rằng Hội Thánh hiện hữu chỉ bởi công tác của
Thánh Linh. Nói cách khác, công tác của các sứ đồ liên quan đến các Hội Thánh
nên tuyệt đối là công tác của Thánh Linh. Vì Thánh Linh lập các trưởng lão, nên
Thánh Linh là Đấng thành lập các Hội Thánh.
Các giám mục trong câu 28 là các trưởng lão trong câu 17. Điều này chứng tỏ
giám mục và trưởng lão là đồng nghĩa, chỉ về cùng một người. Lập một người
trông nom thành một giám mục của một giáo khu để cai trị các trưởng lão thuộc
những địa phương khác nhau trong giáo khu ấy là một sai lầm lớn. Đó là điều
Ignatius dã dạy dỗ. Sự dạy dỗ sai lầm của ông tạo cơ sở cho phẩm trật và đem đến
hệ thống phẩm trật.
Từ “giám mục” trong tiếng Hi-lạp là episkopos, ra từ epi, nghĩa là ở trên, và
skopos, nghĩa là người quan sát; như vậy, từ ấy có nghĩa là giám mục (giám mục,
theo tiếng La-tin episkopus). Giám mục (1Ti. 3:2) trong một Hội Thánh địa
phương chính là trưởng lão. Hai tên gọi này chỉ về cùng một con người; trưởng lão
nói lên người trưởng thành; giám mục chỉ về chức năng của trưởng lão. Vào thế kỷ
II, Ignatius dạy rằng giám mục cao hơn trưởng lão. Hệ thống phẩm trật bao gồm
giám mục, tổng giám mục, hồng y giáo chủ và giáo hoàng ra từ sự dạy dỗ sai lầm
ấy. Sự dạy dỗ ấy cũng là nguồn của hệ thống giám mục của giáo quyền. Cả thứ
bậc lẫn hệ thống đều là gớm ghiếc theo cách nhìn của Đức Chúa Trời.

CHĂN BẦY

Trong Công Vụ 20:28, Phao-lô nói về việc các trưởng lão chăn bầy. Trách
nhiệm chính của các trưởng lão với tư cách là giám mục không phải là chủ trị bầy
mà là chăn bầy, chăm sóc bầy cách âu yếm bao hàm tất cả, và bầy là Hội Thánh
của Đức Chúa Trời. Thánh Linh không đặt các trưởng lão trong Hội Thánh để làm
người cai trị, mà để làm người chăn. Chăn bầy của Đức Chúa Trời đòi hỏi phải
chịu khổ cho bầy như Đấng Christ đã chịu khổ (Côl. 1:24). Ai chịu khổ để chăn
bầy sẽ được thưởng mão miện vinh hiển không hề tàn (lPhi. 5:4).
Theo lPhi-e- rơ 5:1-3, các trưởng lão không được chủ trị bầy; tức là họ không
thi hành quyền chủ trị trên những người bị cai trị (Mat. 20:25). Giữa vòng tín dồ,
ngoài Đấng Christ ra, không nên có chúa nào khác; tất cả nên làm tôi tớ, thậm chí
làm nô lệ (Mat. 20:26-27; 23:10-11). Các trưởng lão trong Hội Thánh chỉ có thể có

quyền lãnh đạo (không phải quyền làm chúa) là sự lãnh đạo mà tín đồ nên tôn
trọng và vâng theo (lTê. 5:12; lTi. 5:17).

GIÁ TRỊ CỦA HỘI THÁNH
LÀ BÁU VẬT ĐỐI VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI

Trong Công Vụ 20:28, Phao-lô nói rằng Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã
được mua “bằng chính huyết Ngài”. Điều này bày tỏ tình yêu quí báu của Đức
Chúa Trời dành cho Hội Thánh, và tính quí báu, giá trị vô cùng lớn lao của Hội
Thánh theo cách nhìn của Đức Chúa Trời. Ở đây, vị sứ đồ không đề cập đến sự
sống thần thượng và bản chất của Hội Thánh như trong Ê-phê- sô 5:23-32, mà nói
đến giá trị của Hội Thánh là báu vật mà Ngài chiếm được bằng chính huyết báu
của Ngài. Phao-lô mong rằng các trưởng lão với tư cách là những giám mục cũng
sẽ quí trọng Hội Thánh như Đức Chúa Trời quí trọng Hội Thánh.
Cả Thánh Linh lẫn chính huyết của Đức Chúa Trời đều là sự cung ứng thần
thượng cho Hội Thánh mà Ngài quí báu. Thánh Linh chỉ về Thân Vị của Đức
Chúa Trời, và huyết của chính Ngài chỉ về công tác của Ngài. Công tác cứu chuộc
của Đức Chúa Trời chiếm được Hội Thánh; bây giờ Thân Vị của Đức Chúa Trời,
tức Linh Ban Sự sống Bao Hàm Tất Cả (1Cô. 15:45), chăm sóc Hội Thánh qua
những người trông nom.