Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

SỰ XỨC DẦU LIÊN QUAN ĐẾN CHỨC VỤ--



-
Lu-ca 4:18; Công vụ 10:38; 1 Giăng 2:27; Lev. 14: 14-17; 8: 22-30;Thi. 133
Tất cả các chức vụ đều theo sau sự xức dầu. A-rôn đã không thực hiện chức vụ tế lễ của mình cho đến khi được xức dầu, và Đa-vít đã không tham gia vào chức vụ làm vua của mình cho đến khi ông ta được xức dầu. Sau khi được xức dầu, chức vụ tiên tri của Ê-li-sê bắt đầu. Ngay cả chức vụ công khai của Chúa chúng ta cũng bắt đầu sau khi Đức Thánh Linh giáng xuống.

Chúng ta thường liên kết việc xức dầu với quyền năng và chúng ta có lý khi làm như vậy ở một mức độ nhất định, nhưng chúng ta cũng có khả năng bỏ lỡ ý nghĩa của việc xức dầu vì chính sự liên kết đó. Quyền năng của Đức Thánh Linh trong chức vụ là kết quả, không phải là đích điểm của sự xức dầu. Đích điểm của nó là sự thánh hóa, nghĩa là được biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời. Sự xức dầu là điều kiện đầu tiên của chức vụ. Chỉ những người "được biệt riêng cho Chúa" mới đủ điều kiện để phục vụ Ngài (Xuất. 13:12). Trừ khi Chúa đã nói: "người này là của Ta", không thể có chức vụ nào đối với Chúa. Khi Chúa Giêsu được xức dầu ở song Giô đanh, trước khi Ngài bước vào chức vụ của mình, một tiếng nói từ trời nói: "Đây là Con của Ta, Người yêu dấu".


Sự thừa nhận thần thượng của Đấng Christ đã đến trước, chức vụ của Ngài theo sau. Không ai có thể phủ nhận rằng chức vụ của Ngài có quyền năng, và chúng ta đã đúng khi nói rằng quyền năng đi kèm với việc xức dầu; tuy nhiên, việc xức dầu không phải là vấn đề quyền năng, đó là vấn đề chủ quyền thần thượng. Việc xức dầu tuyên bố rằng người được xức dầu nằm dưới quyền của Đức Chúa Trời. Đó là sự công nhận của Đức Chúa Trời rằng người đó đã được Ngài chọn. Về phía thần thượng, việc xức dầu biểu thị một sự biệt riêng của Đức Chúa Trời cho chính Ngài. Về phía con người, nó ngụ ý chức vụ và có quyền năng cặp theo. Quyền năng đi kèm theo sự xức dầu; nó không phải là mục đính chính. Đích điểm chính là sự biệt riêng của một cá nhân cho Chúa. Quyền năng theo sau vì Chúa nhận trách nhiệm trao quyền năng cho tất cả các chức vụ mà Ngài đã chuẩn nhận.

Đối với người tuyên giảng lời Chúa, việc xức dầu không có nghĩa là quyền năng, nó có nghĩa là sự hiện diện của Thánh Linh. "Không phải bởi sức mạnh hay quyền năng, mà bởi Thần Linh của Ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy" (Xa 4: 6). Những gì ghi nhận trong cuộc sống của một người được xức dầu là sự hiện diện của Thánh Linh; những gì ghi nhận trong cuộc sống của người khác là sự hiện diện của quyền năng. Việc xức dầu dạy chúng ta, và nó không dạy chúng ta thông qua lý trí mà qua sự hiện diện của nó. Sự hiện diện hay vắng mặt của việc xức dầu luôn chỉ tỏ tiến trình của chúng ta.

Trong việc làm sạch người phong hủi và trong sự dâng mình của A-rôn, máu đã được bôi lên tai, tay và chân; Sau đó, dầu được đưa vào các bộ phận được bôi máu đó. Ở những nơi khác trong Kinh thánh, máu nói về sự cứu chuộc và chỉ dành cho Đức Chúa Trời. Đó là điều khách quan, nhưng nó chủ quan liên quan đến việc làm sạch người phong hủi và sự dâng mình của A-rôn. Nó nói về hoạt động chủ quan của sự chết. Máu bôi trên A-rôn ngụ ý rằng A-rôn đã chết.

Máu bôi trên tai, tay và chân chỉ ra rằng các thầy tế lễ của Chúa nên để cho thập tự giá xử lí với tất cả những gì họ nghe, với tất cả công việc của chúng, và với tất cả bước đi của họ. Việc xức dầu không đến trên xác thịt chưa được đóng đinh; nó chỉ đến nơi nào có thập giá. Khi Đức Chúa Trời muốn ai đó phục vụ Ngài, Ngài không tìm kiếm sự nhạy bén của tâm trí hay ấm áp của trái tim; Ngài tìm kiếm các dấu thập tự giá trên tai, tay và chân của ai đó.
Chức vụ của Chúa chúng ta được ghi lại trong Lu-ca 4, là đã có báp têm của Ngài đến trước. Vùng nước của sông Giô đanh, nơi Ngài được báp-têm nói về cái chết. Theo đó, Thánh Linh giáng xuống. Đây là Tân Ước tương đương với máu và dầu trong Cựu Ước. Không có chức vụ nào mà không có sự xức dầu, nhưng không có sự xức dầu nào mà không có thập tự giá.