Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

NHỮNG SỰ PHONG PHÚ CHƯA ĐÒI HỎI CỦA CHÚNG TA


Những phước hạnh thuộc linh đó trong các nơi thiên thượng mà thuộc về chúng ta trong Christ có thể được chia thành ba hạng loại.
Hạng loại thứ nhất mà đến ngay trên chúng ta khi chúng ta tin nơi sự cứu rỗi, như sự tha thứ, sự xưng nghĩa, sự tái sinh, quyền làm con đối với Đức Chúa Trời và sự báp têm vào trong Thân thể của Christ. Trong Christ, chúng ta sở hữu những điều này thậm chí trước khi chúng ta biết rằng chúng thuộc về chúng ta, kiến thức như vậy đến cùng chúng ta về sau xuyên qua sự nghiên cứu Kinh Thánh.

Hạng loại thứ hai là các sự phong phú đó mà thuộc về chúng ta do sự thừa kế, nhưng điều này chúng ta thực sự không thể vui hưởng được mãi đến khi Chúa của chúng ta hồi lai. Nhưng điều này bao hàm sự hoàn hảo tối hậu về trí năng và luân lý, sự vinh hóa thân thể của chúng ta, sự phục hồi hoàn bị của hình ảnh thần thượng trong các nhân phẩm của chúng ta và sự thu nhận vào chính hiện diện của Đức Chúa Trời để vĩnh hằng kinh nghiệm khải tượng tối đại hạnh phúc. Các kho tàng này chắc chắn là thuộc về chúng ta như chúng ta đã chiếm hữu bây giờ rồi vậy, nhưng điều vô ích cho chúng ta là cầu nguyện về chúng đang khi chúng ta còn hành trình ở dưới đây. Đức Chúa Trời đã làm điều đó trở nên rất sáng tỏ là chúng được dành cho thời kỳ hiển hiện của các con của Đức Chúa Trời (La mã 8:18-25).
Hạng loại thứ ba của phước hạnh bao gồm các kho tàng thuộc linh mà nhờ sự chuộc tội của huyết thuộc về chúng ta, nhưng chúng sẽ không đến cùng chúng ta trừ khi chúng ta có một nỗ lực quyết tâm để chiếm hữu chúng. Những điều này là sự giải phóng khỏi các tội lỗi của xác thịt, sự đắc thắng trên bản ngã, sự tuôn đổ liên tục của Đức Thánh Linh xuyên qua nhân phẩm của chúng ta, sự kết quả trong phụng sự cơ đốc, sự ý thức về hiện diện của Đức Chúa Trời, trưởng tiến trong ân điển, một cảm thức gia tăng về sự hiệp nhất với Đức Chúa Trời và một linh thờ phượng không gãy đổ. Những điều này không tự động đến cùng chúng ta hay chúng ta cũng không phải chờ đợi chúng vào ngày tái lâm của Christ. Chúng đối với chúng ta như điều đất hứa đã đối với Ysơraên, được bước vào khi niềm tin và sự can đảm của chúng ta vượt lên.
Để làm cho những điều này được sáng tỏ, tôi xin đề ra bốn mệnh đề có liên hệ đến gia tài vui vẻ này mà Đức Chúa Trời đã đặt trước mặt chúng ta:
1) Anh em không nhận được gì cả trừ khi anh em theo đuổi nó.
Đức Chúa Trời sẽ không ép buộc bất cứ điều gì trên anh em. Như Giô Suê đã chiến đấu để tiến bước trên đường ông vào chiếm hữu Đất Hứa, anh em cũng phải chiến đấu hướng về sự toàn hảo, bắt gặp và đánh bại bất cứ điều gì kẻ thù đặt để trên đường hòng thách thức quyền chiếm hữu của anh em. Miếng đất sẽ không đến cùng anh em. Anh em phải đến cùng miếng đất và tiếp tục bước vào nó bằng đường lối tự từ bỏ và thoát ly khỏi thế giới. John of the Cross nói “những ai di hành trên đường hướng này sẽ gặp nhiều cơ hội vui mừng và thống khổ, hi vọng và buồn rầu, một số điều đó là kết quả của linh toàn hảo, các điều khác thuộc về sự bất toàn”.
2) Anh em có thể có nhiều y như anh em quyết chí có được.
“Mỗi chỗ mà bàn chân trần của ngươi đạp đến, ta đã ban cho ngươi”. Đức Chúa Trời đã phán cùng Giô Suê như vậy và nguyên tắc này chạy suốt qua toàn bộ Kinh Thánh. Lịch sử Ysơraên đã ghi chi chít các câu chuyện về những người mà đã bước tới cách can đảm để đòi hỏi các sở hữu của họ, thí dụ như Ca lép, sau khi chinh phục Canaan, đã đến cùng Giô suê, đã đòi hỏi ngọn núi mà Môise đã hứa ông, và ông đã chiếm lấy nó. Lại nữa, khi các con gái của Xê lô phát đứng trước mặt Môise và đã yêu cầu “xin hãy ban cho chúng tôi... một sở hữu ở giữa vòng các anh em của cha tôi”,  lời yêu cầu của họ đã được thỏa mãn. Các phụ nữ này đã nhận được cơ nghiệp của họ, không bởi sự khoan dung của Môise, nhưng bởi mệnh lệnh của Đức Chúa Trời mà lời hứa của Ngài có liên hệ đến. Khi các sự yêu cầu của chúng ta tôn kính Đức Chúa Trời như vậy, chúng ta có thể cầu xin cách rộng rãi theo như chúng ta muốn. Các sự đòi hỏi càng liều lĩnh càng đem lại vinh quang cho Đức Chúa Trời.
3) Anh em sẽ có được ít đang khi anh em được thỏa mãn với điều ít đó.
Đức Chúa Trời ban phát cách tự do cho mọi người, nhưng điều phi lý là nghĩ rằng sự tự do của Đức Chúa Trời sẽ làm cho một người được kính kiến nhiều hơn anh ta muốn được. Thí dụ, người mà thỏa mãn sống một đời sống thất bại sẽ không bao giờ bị ép buộc phải tiếp lấy sự đắc thắng. Con người mà bằng lòng theo Christ xa xa sẽ không bao giờ biết sự kỳ diệu sáng chói của sự gần gũi của Ngài. Người mà bằng lòng định cư cho một đời sống hoang vu, kém vui vẻ, không bao giờ kinh nghiệm sự vui vẻ của Đức Thánh Linh hay sự thỏa mãn sâu xa của sinh hoạt kết quả.
Đó là điều thất vọng cho những ai lo lắng và chắc chắn là một sự đau buồn cho Đức Linh, khi nhìn thấy biết bao nhiêu cơ đốc nhân đã bằng lòng định cư cho điều tốt nhất. Về mặt cá nhân, trải nhiều năm, tôi đã mang một gánh nặng buồn rầu đang khi tôi di động giữa vòng các Cơ đốc nhân Tin Lành mà ở đâu đó trong quá khứ mình, họ đã sắp xếp để tìm ra một sự thỏa mãn đê tiện với các niềm ao ước thánh khiết hơn của lòng họ và đã định cư như một loại Cơ đốc giáo hâm hẩm và tầm thường, hoàn toàn không xứng đáng với chính họ và với Chúa mà họ đòi hỏi phụng sự. Những người như vậy tìm thấy ở khắp mọi nơi.
4) Bây giờ anh em có nhiều như anh em mong muốn.
Mọi người gần gũi với Đức Chúa Trời như anh ta mong muốn, anh ta thánh khiết và đầy Đức Linh như anh ta mong muốn. Chúa phán “phước cho những kẻ đói và khát sự công nghĩa, vì họ sẽ được đầy dẫy”. Nếu bất cứ nơi nào trên trái đất, có một ai đã đói khát và đã không được đầy dẫy, lời của Christ sẽ rơi xuống đất.
Song le chúng ta phải phân biệt giữa mong muốn và ước ao. Mong muốn có nghĩa là phát vọng hết lòng. Chắc chắn có nhiểu người ao ước họ được thánh khiết hay đắc thắng hay vui vẻ nhưng không sẵn sàng đáp ứng các điều kiện của Đức Chúa Trời để chiếm lấy./.
A.W.Tozer