Chắc chắn nhu cầu lớn lao hơn hết của nhân phẩm con người là kinh nghiệm chính mình Đức Chúa Trời. Điều này vì cớ Đức Chúa Trời là Ai và con người là ai và là gì?
Đức Chúa Trời là thể yếu của sự sống thông minh và tự thức và con người đã được sáng tạo trong hình ảnh của Ngài. Đức Chúa Trời là tình yêu, và con người đã được tạo nên cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời và con người hiện hữu cho nhau và không ai được thỏa mãn nếu không có bên kia. Dù Đức Chúa Trời là tự túc, Ngài đã mong muốn theo quyền tối thượng của Ngài là phải có sự thông công với một hữu thể mà Ngài đã dựng nên, kém tôn trọng hơn chính Ngài, và ngài nắm lấy mọi phương tiện để bảo trì mối thông công này thoát khỏi sự ép buộc, mà sẽ là một sự xâm phạm đến ý muốn tự do của con người. Nếu Đức Chúa Trời đã không để ý đến ý muốn của chúng ta, Ngài có thể tự gượng ép chính mình Ngài trên chúng ta và do đó Ngài sẽ làm cho chúng ta thấp kém con người một ít và kém hơn hữu thể Ngài đã định tạo nên cho chính mình Ngài một ít.
Hình ảnh đầu tiên đó về Đức Chúa Trời và con người vào lúc sáng tạo bày tỏ rằng cả hai đã ở trong mối thông công chặt chẽ và thật tình. A đam lắng nghe đang khi Đức Chúa Trời giải thích thế nào sự thông công phải có với ông tại tư gia Ê đen của ông và đề ra một ít luật lệ dễ dàng cho đời sống ông trên trái đất. Toàn thể khung cảnh đều có tính cách yên nghĩ, cởi mở và hoàn toàn diễm lệ. Nhưng mối thông công đã không tồn tại. Chính hình ảnh của A đam đối với Đức Chúa Trời, đó là quyền tự do lựa chọn, đã cho phép ông, dù nó đã không cưỡng bách ông, tạo ra một sự lựa chọn nghịch lại ý chỉ của Đức Chúa Trời. Nên tội lỗi đã bước vào và sự tương giao diệu kỳ đã bị gãy đổ.
Nhìn theo quan điểm của loài người chúng ta, sự cứu chuộc phải xếp hạng đầu nhất giữa tất cả các tác động của Đức Chúa Trời. Không có sự hoàn thành nào khác của Thần Cách đã cần đến một tri thức rộng lớn và chính xác như vậy, một sự toàn hảo khôn ngoan như vậy hay sự đầy đủ về quyền năng luân lý như vậy. Để đưa con người vào mối thông công với chính Ngài, Đức Chúa Trời phải xử lý cách có kiến hiệu với toàn thể sự việc về công lý và công nghĩa; Ngài phải trừ bỏ tội lỗi, hòa giải một kẻ thù và làm cho một kẻ phản loạn nên thuần phục cách tự nguyện. Và điều này Ngài phải làm mà không hòa giải sự thánh khiết của Ngài hay ép buộc dòng dõi mà Ngài sẽ cứu rỗi.
Làm thế nào hai ý muốn đối nghịch lẫn nhau, và cả hai đều tự do, lại đã có thể hòa hợp được, nó đã là nan đề của Đức Chúa Trời và chỉ thuộc về Ngài thôi; cùng với sự khôn ngoan và quyền năng vô hạn. Ngài đã giải quyết điều đó xuyên qua công tác cứu chuộc của Jêsus Christ, Chúa chúng ta. Vì cớ Christ là Đức Chúa Trời và con người, Ngài có thể đại diện cách đúng đắn cho mỗi một bên trước mặt bên kia. Ngài là Trọng Tài (Gióp 9:33), Đấng có thể đứng giữa con người mất tình nghĩa và một Đức Chúa Trời bị xúc phạm và đặt tay Ngài trên cả hai. “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và một Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức con người Christ Jêsus” (Iti 2:5).
Tất cả các điều này là một phần quen thuộc của thần đạo học Tin Lành mà có thể an nhiên giả định rằng đại đa số độc giả đều đã biết rồi. Họ biết điều đó theo lý thuyết, nhưng phương tiện kinh nghiệm về chân lý thì không thật quen biết. Đích thực một số lượng lớn lao các tín đồ cơ đốc được giả định là thuần chánh, không biết gì cả về mối thông công cá nhân với Đức Chúa Trời, và đây là một trong những khâu bạc nhược hơn hết của Cơ đốc giáo hiện hữu.
Tri thức thực nghiệm về Đức Chúa Trời là sự sống vĩnh cửu (Giăng 17:3), và tri thức gia tăng thì có kết quả từ một sự sống rộng lớn hơn và đầy đủ hơn. Tri thức bề trong này về Đức Chúa Trời là một báu vật thật phong phú mà mọi kho tàng khác đều không ra gì, khi so sánh với nó. Chúng ta có thể kể mọi sự là vô giá trị và hi sinh chúng cách tự do nếu nhờ đó chúng ta có thể chiếm được một tri thức hoàn hảo hơn về Đức Chúa Trời xuyên qua Jêsus Christ, Chúa chúng ta. Đây là lời chứng của Phao lô (Phil 3:7-14) và nó đã là chứng cớ của mọi tâm hồn cơ đốc vĩ đại, tức những con người đã theo Christ, kể từ ngày của Phao lô đến hôm nay.
Biết Đức Chúa Trời là cần thiết hầu chúng ta trở nên giống như Đức Chúa Trời vài mức độ nào đó, vì những điều hoàn toàn không tương tự không thể đồng ý và các hữu thể không giống nhau hoàn toàn không bao giờ có thể thông công nhau được. Vì vậy điều cần yếu là chúng ta sử dụng mọi phương tiện của ân điển để đem tâm hồn chúng ta vào trong sự hòa hợp với thuộc tánh của Đức Chúa Trời.
Molinos nói “anh phải biết rằng tâm hồn anh là trung tâm, chỗ cư ngụ và vương quốc của Đức Chúa Trời. Vì vậy, đến cuối cùng Vua tối thượng có thể an nghỉ trên ngai đó, anh phải chịu nhiều đau đớn để gìn giữ tâm hồn anh thanh khiết, yên tĩnh, trống không và bình an; thanh khiết khỏi tội ác và các khuyết điểm; yên tĩnh khỏi các nỗi sợ hãi; trống không khỏi mọi tình cảm, mọi khát vọng và mọi tư tưởng; và bình an trong sự cám dỗ và hoạn nạn. Rồi anh phải luôn giữ lòng anh trong sự bình an hầu anh có thể giữ đền thờ đó của Đức Chúa Trời được thanh khiết, và với một chủ tâm và thuần khiết, anh phải hoạt động, cầu nguyện vâng phục và chịu khổ, không một chút bối rối, dù bất cứ điều gì Chúa hài lòng đưa đến cho anh”.
Vui hưởng tri thức trưởng tiến này về Đức Chúa Trời sẽ yêu cầu chúng ta vượt quá các mục tiêu mà giới Tin Lành hiện đại đã đề ra cách rất sơ suất. Chúng ta phải ghì chặt lòng chúng ta nơi Đức Chúa Trời và hạ quyết tâm trồi lên trên chuẩn mực chết và trung bình của Cơ đốc giáo hiện hành.
Nếu chúng ta làm điều này, chắc chắn Satan sẽ cám dỗ chúng ta bằng cách cáo tội chúng ta là kiêu ngạo thuộc linh và bạn bè chúng ta sẽ cảnh cáo chúng ta coi chừng tình trạng “Thánh khiết hơn ngươi” (xem Êsai 65:1-5). Nhưng như đất hứa đã chiếm lấy bằng sự tấn công, đối kháng lại sự chống cự có chủ ý của kẻ thù, nên chúng ta phải chiếm đoạt các đỉnh cao thuộc linh mới mẻ trên các sự phản đối chua chát và mãnh liệt của Satan.
Đang khi chúng ta di hành xa thêm vào trong sự tri thức của Christ, chúng ta mở ra các lãnh vực mới mẻ của chúng ta cho sự tấn kích, nhưng điều đó là gì? Hãy nhớ rằng sự tự mãn thuộc linh còn ghê gớm hơn bất cứ điều gì Ma quỉ có thể đua đến nghịch với chúng ta trong sự tranh đấu hướng thượng. Nếu chúng ta ngồi yên tĩnh để trốn thoát sự cám dỗ, khi ấy chúng ta bị cám dỗ tồi tệ hơn trước và không chiếm được điều gì từ đó cả.
“Các ngươi kiều ngụ trong núi này đã lâu... Kìa Ta phó xứ này cho các ngươi! Hãy đi vào và chiếm hữu miếng đất” (Phục 1:6-8).